Hướng dẫn mẫu kiểm kê tài sản mẫu c53-hd năm 2024

Đường dẫn phần mềm

Tài sản/ Báo cáo kiểm kê TSCĐ/ C53-HD: Biên bản kiểm kê TSCĐ/Biên bản đánh giá lại TSCĐ

Điều kiện lọc báo cáo

Màn hình kết quả báo cáo

Mẫu in báo cáo

Lượt xem: 4

Updated on 16 Tháng Một, 2024

Was this article helpful?

Related Articles

  • C50-HD: Biên bản giao nhận TSCĐ
  • S25-H: Thẻ tài sản cố định
  • S24-H: Sổ tài sản cố định
  • Báo cáo chi tiết tài sản cố định

Tổng đài tư vấn

Bạn vẫn còn thắc mắc chưa được giải đáp? Hãy liên hệ với chúng tôi

1. Mục đích

Giúp cán bộ QLTS có thể in được biên bản kiểm kê tài sản cố định theo đúng Thông tư 107/2017/TT-BTC

2. Hướng dẫn chi tiết

* Biên bản kiểm kê tài sản cố định

1. Vào menu Kiểm kê

2. Chọn chứng từ kiểm kê cần in biên bản kiểm kê TSCĐ

3. Chọn Báo cáo, nhấn đúp vào Biên bản kiểm kê tài sản cố định

4. Kiểm tra số liệu trên biên bản kiểm kê.

* Biên bản kiểm kê TSCĐ [Nhóm theo loại tài sản]

1. Vào menu Kiểm kê

2. Chọn chứng từ kiểm kê cần in biên bản kiểm kê TSCĐ

3. Chọn Báo cáo, nhấn đúp vào Biên bản kiểm kê TSCĐ [Nhóm theo loại tài sản]

4. Kiểm tra số liệu trên biên bản kiểm kê.

* Biên bản kiểm kê TSCĐ [Nhóm theo nguồn hình thành]

1. Vào menu Kiểm kê

2. Chọn chứng từ kiểm kê cần in biên bản kiểm kê TSCĐ

3. Chọn Báo cáo, nhấn đúp vào Biên bản kiểm kê TSCĐ [Nhóm theo nguồn hình thành]

4. Kiểm tra số liệu trên biên bản kiểm kê.

Tài sản cố định là tư liệu sản xuất chuyên dùng trong sản xuất kinh doanh, có giá trị lớn và dùng được vào nhiều chu kì sản xuất. Theo quy định của nước ta hiện nay [thông tư 45/2013/TT-BTC] các tài sản có giá trị đơn vị từ 30 triệu đồng và thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên đủ điều kiện là TSCĐ. Biên bản kiểm kê tài sản cố định nhằm xác nhận số lượng, giá trị tài sản cố định hiện có, thừa thiếu so với sổ kế toán trên cơ sở đó tăng cường quản lý tài sản cố định và làm cơ sở quy trách nhiệm vật chất, ghi sổ kế toán số chênh lệch.

Ảnh minh họa

Mẫu biên bản kiểm kê TSCĐ theo thông tư 200 [Mẫu số 05 – TSCĐ]

Mẫu biên bản kiểm kê TSCĐ theo quyết định 19 [Mẫu số: C53 – HĐ]

Cách viết:

Góc trên bên trái của Biên bản Kiểm kê TSCĐ ghi rõ tên đơn vị [hoặc đóng dấu đơn vị], bộ phận sử dụng. Việc kiểm kê tài sản cố định được thực hiện theo quy định của pháp luật và theo yêu cầu của đơn vị. Khi tiến hành kiểm kê phải lập Ban kiểm kê, trong đó kế toán theo dõi tài sản cố định là thành viên.

– Biên bản kiểm kê TSCĐ phải ghi rõ thời điểm kiểm kê: [… giờ … ngày … tháng … năm …].

– Khi tiến hành kiểm kê phải tiến hành kiểm kê theo từng đối tượng ghi tài sản cố định.

– Dòng “Theo sổ kế toán” căn cứ vào sổ kế toán TSCĐ phải ghi cả 3 chỉ tiêu: Số lượng, nguyên giá, giá trị còn lại vào cột 1,2,3.

– Dòng “Theo kiểm kê” căn cứ vào kết quả kiểm kê thực tế để ghi theo từng đối tượng TSCĐ, phải ghi cả 3 chỉ tiêu: số lượng, nguyên giá, giá trị còn lại vào cột 4,5,6.

– Dòng “Chênh lệch” ghi số chênh lệch thừa hoặc thiếu theo 3 chỉ tiêu: Số lượng, nguyên giá, giá trị còn lại vào cột 7,8,9.

– Trên Biên bản kiểm kê TSCĐ cần phải xác định và ghi rõ nguyên nhân gây ra thừa hoặc thiếu TSCĐ, có ý kiến nhận xét và kiến nghị của Ban kiểm kê. Biên bản kiểm kê TSCĐ phải có chữ ký [ghi rõ họ tên] của Trưởng ban kiểm kê, chữ ký soát xét của kế toán trưởng và Giám đốc Quỹ duyệt. Mọi khoản chênh lệch về TSCĐ của đơn vị đều phải báo cáo giám đốc Quỹ xem xét.

Chủ Đề