Hướng dẫn lập dự phòng nợ phải thu khó đòi năm 2024

Trong công việc làm ăn kinh doanh không tránh khỏi tình trạng một số đối tác không trả nợ, hoặc trả nợ không đúng hạn dẫn đến những khoản nợ khó đòi. Vậy nợ phải thu khó đòi là gì? Cách xử lý dự phòng nợ phải thu khó đòi này như thế nào để đúng theo quy định của pháp luật hiện hành. Hãy cùng NPLaw tham khảo thêm qua bài viết dưới đây.

I. Dự phòng nợ phải thu khó đòi là gì?

Các khoản nợ phải thu quá hạn thanh toán từ một năm trở lên đã có thể lập dự phòng nợ phải thu khó đòi hay chưa?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 6 Thông tư 48/2019/TT-BTC có quy định về điều kiện để được lập dự phòng nợ phải thu khó đòi như sau:

  • Dự phòng nợ phải thu khó đòi

1. Đối tượng lập dự phòng là các khoản nợ phải thu [bao gồm cả các khoản doanh nghiệp đang cho vay và khoản trái phiếu chưa đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán mà doanh nghiệp đang sở hữu] đã quá hạn thanh toán và các khoản nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng có khả năng doanh nghiệp không thu hồi được đúng hạn, đồng thời đảm bảo điều kiện sau:

  1. Phải có chứng từ gốc chứng minh số tiền đối tượng nợ chưa trả, bao gồm:
  • Một trong số các chứng từ gốc sau: Hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, cam kết nợ;
  • Bản thanh lý hợp đồng [nếu có];
  • Đối chiếu công nợ; trường hợp không có đối chiếu công nợ thì phải có văn bản đề nghị đối chiếu xác nhận công nợ hoặc văn bản đòi nợ do doanh nghiệp đã gửi [có dấu bưu điện hoặc xác nhận của đơn vị chuyển phát];
  • Bảng kê công nợ;
  • Các chứng từ khác có liên quan [nếu có].
  1. Có đủ căn cứ xác định là khoản nợ phải thu khó đòi:
  • Nợ phải thu đã quá thời hạn thanh toán từ 06 tháng trở lên [tính theo thời hạn trả nợ gốc ban đầu theo hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ hoặc các cam kết nợ khác, không tính đến thời gian gia hạn trả nợ giữa các bên], doanh nghiệp đã gửi đối chiếu xác nhận nợ hoặc đôn đốc thanh toán nhưng vẫn chưa thu hồi được nợ..jpg]
  • Nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng doanh nghiệp thu thập được các bằng chứng xác định đối tượng nợ có khả năng không trả được nợ đúng hạn theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều này.
  • Riêng đối với các khoản nợ mua của doanh nghiệp mua bán nợ [có đăng ký ngành nghề và hoạt động mua bán nợ theo đúng quy định của pháp luật], thời gian quá hạn được tính kể từ ngày chuyển giao quyền chủ nợ giữa các bên [trên cơ sở biên bản hoặc thông báo bàn giao quyền chủ nợ] hoặc theo cam kết gần nhất [nếu có] giữa doanh nghiệp đối tượng nợ và doanh nghiệp mua bán nợ.

Theo quy định trên nếu chỉ tính riêng về thời gian quá hạn để được lập dự phòng thì các khoản thu quá hạn từ 06 tháng trở lên [tính theo thời hạn trả nợ gốc ban đầu theo hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ hoặc các cam kết nợ khác, không tính đến thời gian gia hạn trả nợ giữa các bên] thì đã có thể lập dự phòng nợ phải thu khó đòi.

II. Quy định dự phòng nợ phải thu khó đòi

Tại Điều 2 Thông tư 48/2019/TT-BTC có quy định như sau:

3. Dự phòng nợ phải thu khó đòi: là dự phòng phần giá trị tổn thất của các khoản nợ phải thu đã quá hạn thanh toán và khoản nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng có khả năng không thu hồi được đúng hạn.

4. Dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng: là dự phòng chi phí cho những sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng đã bán, đã cung cấp hoặc đã bàn giao cho người mua nhưng doanh nghiệp vẫn có nghĩa vụ phải tiếp tục sửa chữa, hoàn thiện theo hợp đồng hoặc theo cam kết với khách hàng..png]Theo đó dự phòng nợ phải thu khó đòi là dự phòng phần giá trị tổn thất của các khoản nợ phải thu đã quá hạn thanh toán và khoản nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng có khả năng không thu hồi được đúng hạn.

  • Giải đáp thắc mắc của khách hàng về nợ phải thu khó đòi

Hỏi: Đơn vị sự nghiệp công lập có thu đang áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư 107/2017/TT-BTC, ngày 10/10/2017 trong quá trình hoạt động có phát sinh các khoản thu khó đòi. Vậy xin hỏi đơn vị có được trích quỹ nợ phải thu khó đòi không? [Thông tư 107 không có tài khoản hạch toán]. Nếu được trích thì quy định ở đâu, hạch toán thế nào? Việc xóa nợ các khoản thu khó đòi quy định ở đâu? Đơn vị có áp dụng được việc xóa nợ theo Thông tư 228/2009/TT-BTC không?

Trả lời:

1. Cơ chế tài chính hiện nay, áp dụng cho đơn vị sự nghiệp công lập không có quy định về việc trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi. Theo đó chế độ kế toán hành chính sự nghiệp ban hành theo Thông tư 107/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính không hướng dẫn tài khoản hạch toán trong trường hợp này.

2. Trường hợp đơn vị phát sinh khoản thu khó đòi mà xét thấy không có khả năng thu hồi thì có văn bản báo cáo cơ quan có thẩm quyền [đơn vị cấp trên trực tiếp hoặc cơ quan tài chính đồng cấp] xin ý kiến về việc xử lý khoản thu khó đòi này. Căn cứ vào phương án xử lý đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, kế toán hạch toán theo quy định.

3. Thông tư 228/2009/TT-BTC, ngày 07/12/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính, dự phòng nợ phải thu khó đòi và dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp tại doanh nghiệp. Vì vậy, đơn vị sự nghiệp công lập không là đối tượng áp dụng Thông tư này.

III. Điều kiện để lập dự phòng nợ phải thu khó đòi đối với các khoản nợ phải thu

Căn cứ theo khoản 1 Điều 6 Thông tư 48/2019/TT-BTC có quy định đối tượng lập dự phòng là các khoản nợ phải thu [bao gồm cả các khoản doanh nghiệp đang cho vay và khoản trái phiếu chưa đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán mà doanh nghiệp đang sở hữu] đã quá hạn thanh toán và các khoản nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng có khả năng doanh nghiệp không thu hồi được đúng hạn. Đồng thời đảm bảo điều kiện sau:

  • Phải có chứng từ gốc chứng minh số tiền đối tượng nợ chưa trả, bao gồm:
    • Một trong số các chứng từ gốc sau: Hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, cam kết nợ;
    • Bản thanh lý hợp đồng [nếu có];
    • Đối chiếu công nợ; trường hợp không có đối chiếu công nợ thì phải có văn bản đề nghị đối chiếu xác nhận công nợ hoặc văn bản đòi nợ do doanh nghiệp đã gửi [có dấu bưu điện hoặc xác nhận của đơn vị chuyển phát];
    • Bảng kê công nợ;
    • Các chứng từ khác có liên quan [nếu có].
  • Có đủ căn cứ xác định là khoản nợ phải thu khó đòi:
    • Nợ phải thu đã quá thời hạn thanh toán từ 06 tháng trở lên [tính theo thời hạn trả nợ gốc ban đầu theo hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ hoặc các cam kết nợ khác, không tính đến thời gian gia hạn trả nợ giữa các bên], doanh nghiệp đã gửi đối chiếu xác nhận nợ hoặc đôn đốc thanh toán nhưng vẫn chưa thu hồi được nợ.
    • Nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng doanh nghiệp thu thập được các bằng chứng xác định đối tượng nợ có khả năng không trả được nợ đúng hạn theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều này..png]
    • Riêng đối với các khoản nợ mua của doanh nghiệp mua bán nợ [có đăng ký ngành nghề và hoạt động mua bán nợ theo đúng quy định của pháp luật], thời gian quá hạn được tính kể từ ngày chuyển giao quyền chủ nợ giữa các bên [trên cơ sở biên bản hoặc thông báo bàn giao quyền chủ nợ] hoặc theo cam kết gần nhất [nếu có] giữa doanh nghiệp đối tượng nợ và doanh nghiệp mua bán nợ.

IV. Giải đáp thắc mắc về dự phòng nợ phải thu khó đòi

1. Doanh nghiệp có lập được khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi khi hồ sơ không có đối chiếu công nợ hay không?

Tại điểm a khoản 1 Điều 6 Thông tư 48/2019/TT-BTC có quy định về một số chứng từ chứng minh khi lập dự phòng nợ phải thu khó đòi như sau:

Dự phòng nợ phải thu khó đòi

1. Đối tượng lập dự phòng là các khoản nợ phải thu [bao gồm cả các khoản doanh nghiệp đang cho vay và khoản trái phiếu chưa đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán mà doanh nghiệp đang sở hữu] đã quá hạn thanh toán và các khoản nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng có khả năng doanh nghiệp không thu hồi được đúng hạn

Căn cứ theo quy định nêu trên trường hợp doanh nghiệp không có đối chiếu công nợ thì phải thay thế bằng văn bản đề nghị đối chiếu xác nhận công nợ hoặc văn bản đòi nợ do doanh nghiệp đã gửi [có dấu bưu điện hoặc xác nhận của đơn vị chuyển phát].

Trường hợp doanh nghiệp không có đối chiếu công nợ và cũng không có các văn bản thay thế nêu trên thì sẽ không được lập dự phòng nợ phải thu khó đòi.

2. Muốn lập dự phòng nợ phải thu khó đòi doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ hàng hóa cần phải có các chứng từ chứng minh gì?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 6 Thông tư 48/2019/TT-BTC có quy định như sau:

  • Theo đó trường hợp doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ hàng hóa muốn lập dự phòng nợ phải thu khó đòi thì bắt buộc phải có các chứng từ chứng minh sau:
  • Một trong số các chứng từ gốc sau: Hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, cam kết nợ;
  • Đối chiếu công nợ; trường hợp không có đối chiếu công nợ thì phải có văn bản đề nghị đối chiếu xác nhận công nợ hoặc văn bản đòi nợ do doanh nghiệp đã gửi [có dấu bưu điện hoặc xác nhận của đơn vị chuyển phát];
  • Bảng kê công nợ;

Bên cạnh đó phía doanh nghiệp cũng có thể chuẩn bị thêm bản thanh lý hợp đồng và các chứng từ khác có liên quan nếu có.

3. Doanh nghiệp trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi có được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế hay không?

Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 48/2019/TT-BTC hướng dẫn việc trích lập và xử lý các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng tại doanh nghiệp do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.

Theo đó khi doanh nghiệp trích lập khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ báo cáo năm để bù đắp tổn thất có thể xảy ra trong kỳ báo cáo năm sau.

Đồng thời đảm bảo cho doanh nghiệp phản ánh giá trị của các khoản nợ phải thu không cao hơn giá trị có thể thu hồi được tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm.

4. Tính thời gian quá hạn để lập dự phòng nợ phải thu khó đòi của Công ty Mua bán nợ Việt Nam căn cứ vào thời điểm nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 6 Thông tư 48/2019/TT-BTC quy định về điều kiện lập dự phòng nợ phải thu khó đòi

Theo đó đối với các khoản nợ mua của doanh nghiệp mua bán nợ [Cụ thể là Công ty Mua bán nợ Việt Nam] thời gian quá hạn được tính kể từ ngày chuyển giao quyền chủ nợ giữa các bên [trên cơ sở biên bản hoặc thông báo bàn giao quyền chủ nợ] hoặc theo cam kết gần nhất [nếu có] giữa doanh nghiệp đối tượng nợ và doanh nghiệp mua bán nợ.

Nếu quý khách cần một đơn vị hỗ trợ pháp lý trong việc tư vấn, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất. Ngoài việc tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến yêu cầu của quý khách hàng, chúng tôi còn trực tiếp soạn thảo hồ sơ, đại diện cho khách hàng làm việc với cơ quan nhà nước cho đến khi nhận được kết quả cuối cùng

Chúng tôi sẽ cung cấp cho quý khách hàng dịch vụ uy tín và chất lượng, tiết kiệm thời gian nhanh chóng với mức chi phí phải chăng, phù hợp với từng đối tượng khách hàng khác nhau.

NPLaw tự tin với đội ngũ chuyên viên tư vấn, luật sư có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xin cấp giấy phép sẽ mang đến cho quý khách những trải nghiệm tốt nhất khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi.

Trên dây là thông tin giải đáp vướng mắc về Dự phòng nợ phải thu khó đòi NPLaw gửi đến Quý độc giả. Nếu Quý độc giả có bất kỳ vướng mắc nào liên quan cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với NPLAW theo thông tin liên hệ sau.

Chủ Đề