Hướng dẫn làm trắc nghiệm toán toán 8

Năm 2017 bộ giáo dục và đào tạo đã thay đổi hình thức thi tự luận môn Toán sang trắc nghiệm. Chính vì thế các em học sinh, đặc biệt là học sinh cuối cấp 3 cần nhiều lưu ý và thay đổi khi làm bài tập để chuẩn bị tốt cho kỳ thi trung học phổ thông quốc gia. Bài viết sau đây là những chia sẻ và kinh nghiệm của giáo viên hướng dẫn cách làm bài thi trắc nghiệm môn Toán hy vọng sẽ phần nào hỗ trợ cho các em.

Hướng dẫn làm trắc nghiệm toán toán 8

Giáo viên Toán chia sẻ chiến lược học và thi Toán trắc nghiệm

Tầm quan trọng của môn Toán: Toán học là môn học chính trong hệ thống các môn họa tại các cấp của các em học sinh. Đặc biệt kiến thức môn Toán tại cuối cấp 3 các em phải nắm vững để chuẩn bị cho kì thi tốt nghiệp phổ thông và đại học. Hiện nay với phương án thi tốt nghiệp phổ thông với trắc nghiệm môn Toán. Điều này gây sự bất ngờ đối với cả học sinh và giáo viên. Vì vậy tất cả học sinh cần làm quan dần và có cách học tập khoa học phù hợp với hình thức thi trắc nghiệm môn Toán.

Ôn thi môn Toán hiệu quả: Theo cấu trúc ra bài thi trắc nghiệm môn toán của bộ giáo dục thì kiến thức cơ bản chiếm 60% của bài thi. Chính vì thế các em cần học tốt các kiến thức trong sách giáo khoa trước khi mở rộng kiến thức nâng cao. Khi học trong sách cần kết hợp bám sát các nội dung ra đề thi của Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo. Ngoài ra cần biết bản thân thiếu sót phần kiến thức nào để bổ sung kịp thời.

Trong thời gian ôn thi cho kì thi không nên chạy theo các lớp luyện thi cấp tốc quá nhiều. Bởi nó sẽ gây mất sức khỏe và không hiệu quả cho việc tiếp thu kiến thức. Trong thời gian này tốt nhất là học sinh nên tự ôn thi tại nhà. Mỗi bạn học sinh nên biết cách phân bổ thời gian học khoa học và hợp lý. Học cần kết hợp với nghỉ ngơi và thư giãn đầu óc. Tránh trường hợp nhiều bạn thức thâu đêm để ôn luyện ảnh hưởng xấu đến sức khỏe trước kỳ thi quan trọng.

Đọc kỹ đề thi: Khi được giám thị phát đề thi các em cần kiểm tra đề thi một lượt xem có sai sót hay bị mờ các câu hỏi không. Đề thi được sắp xếp từ dễ đến khó vì vậy các em cần bình tĩnh đọc kỹ đề và cứ làm lần lượt từ dễ đến khó. Tuy nhiên nếu câu hỏi nào không thể đưa ra đáp án, phân vân các em nên chuyển sang làm câu khác. Lưu ý nên đánh dấu lại các câu bỏ qua để sau đó quay lại làm khi có thời gian.

Cách làm bài về hình học: Đọc kĩ đề, lọc ra các dữ liệu chính, và đọc yêu cầu cảu đề ra. Với hình học các em cần tưởng tượng ra các mô hình và vẽ hình ra nếu cần để có thể giải dễ hơn. Chú ý nên dùng bút chì vẽ, kí hiệu tóm tắt trên hình để tiết kiệm thời gian.

Với toán đại số: Khi đọc xong đề ra cần nhớ và viết ra các công thức toán liên quan đến câu hỏi. Tìm cách giải nhanh để tìm ra đáp án cuối cùng. Ngoài ra với đại số các em nên biết cách tận dụng để giải các bài toán bằng máy tính bỏ túi. Nếu tận dụng tốt các em sẽ hoàn thành được 1/3 bài tập đồng thời tiết kiệm được khá nhiều thời gian và cho kết quả chính xác.

Cách phân bổ thời gian: Để có kết quả bài thi Toán tốt thì thời gian rất quan trọng. Các em cần biết cách bố trí thời gian hiệu quả và nhanh nhất. Đối với các câu dễ: Các em cần cố gắng làm nhanh từ 1 đến 2 phút (trung bình 1,8 phút/câu). Tuy nhiên phải làm chắc, nhanh nhưng không ẩu, nháp ra giấy nếu cần thiết. Đối với câu hỏi khó: Cần dành nhiều thời gian hơn, kết hợp các phương pháp giải để tìm ra câu trả lời. Các em nên biết cách sử dụng máy tính nhằm tính toán nhanh nhất.

Một số lỗi làm bài thi các em cần tránh: Theo các giáo viên hướng dẫn làm bài thi trắc nghiệm môn Toán . Thông thường các em dễ gặp phải các lỗi khi làm bài như sau: Đọc không kỹ đề; Nhầm lẫn các khái niệm, tính chất dẫn đến áp dụng sai công thức, phương pháp giải; Không đặt điều kiện hoặc thiếu điều kiện cho bài toán.; Xét không hết trường hợp của bài toán gây mất điểm đáng tiếc; Bấm máy tính sai; Phân bổ thời gian không hợp lý; Tô đáp án nhầm hoặc bỏ sót (có em không tô hết 50 ấp án vì lý do còn mấy câu không làm được nên không tô. Các em nên tô ngẫu nhiên, không nên bỏ sót. Ngoài ra một số em bị mắc lỗi đáng tiếc là tô mờ, tô nhầm câu trả lời).

Kiểm tra kỹ trước khi nộp bài: Sau khi làm bài xong không nên vội vàng nộp bài trước. Các em dành thời gian ít nhất 5 phút để kiểm tra lại toàn bộ bài thi. Nên kiểm tra các thông tin cá nhân, cách tô đáp án… Các em chỉ nên nộp bài thi khi giám thị yêu cầu.

Trên đây là một số thông tin của giáo viên hướng dẫn làm bài thi trắc nghiệm môn Toán. Hy vọng các em sẽ có thêm kinh nghiệm để hoàn thành tốt bài thi của mình trong kỳ thi Đại Học sắp tới.

Với bài tập trắc nghiệm Giải bài toán bằng cách lập phương trình lớp 8 có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm Trắc nghiệm Giải bài toán bằng cách lập phương trình

Bài tập trắc nghiệm Giải bài toán bằng cách lập phương trình lớp 8 (có đáp án)

Bài 1: Số thứ nhất gấp 6 lần số thứ hai. Nếu gọi số thứ nhất là x thì số thứ hai là:

Lời giải

Vì số thứ nhất gấp 6 lần số thứ hai nên số thứ hai bằng 1/6 lần số thứ nhất.

Vậy số thứ nhất là x thì số thứ hai là x/6

Đáp án cần chọn là: B

Quảng cáo

Bài 2: Xe tải thứ nhất chở x tấn hàng, xe thứ hai chở gấp đôi xe thứ nhất. Số tấn hàng của xe thứ hai chở được tính theo x là:

Lời giải

Vì xe thứ hai chở gấp đôi xe thứ nhất nên số tấn hàng của xe thứ hai là 2x (tấn).

Đáp án cần chọn là: A

Bài 3: Xe thứ hai đi chậm hơn xe thứ nhất 15km/h. Nếu gọi vận tốc xe thứ hai là x (km/h) thì vận tốc xe thứ nhất là:

  1. x – 15 (km/h)
  1. 15x (km/h)
  1. x + 15(km/h)
  1. 15 : x (km/h)

Lời giải

Vì xe thứ hai đi chậm hơn xe thứ nhất 15km/h nên vận tốc xe thứ nhất nhiều hơn vận tốc xe thứ hai là 15km/h

Do đó nếu vậ tốc xe thứ hai là x (km/h) thì vận tốc xe thứ nhất là x + 15 (km/h)

Đáp án cần chọn là: C

Bài 4: Xe máy và ô tô cùng đi trên một con đường, biết vận tốc của xe máy là x (km/h) và mỗi giờ ô tô lại đi nhanh hơn xe máy 20km. Công thức tính vận tốc ô tô là:

  1. x – 20 (km/h)
  1. 20x (km/h)
  1. 20 – x (km/h)
  1. 20 + x (km/h)

Lời giải

Mỗi giờ ô tô lại đi nhanh hơn xe máy 20km nghĩa là vận tốc ô tô lớn hơn vận tốc xe máy 20km/h.

Khi dó vận tốc ô tô là x + 20 (km/h)

Đáp án cần chọn là: D

Bài 5: Hai xe khởi hành cùng một lúc, xe thứ nhất đến sớm hơn xe thứ hai 3 giờ. Nếu gọi thời gian đi của xe thứ nhất là x giờ thì thời gian của xe thứ hai là:

  1. (x – 3) giờ
  1. 3x giờ
  1. (3 – x) giờ
  1. (x + 3) giờ

Lời giải

Vì hai xe khởi hành cùng một lúc, xe thứ nhất đến sớm hơn xe thứ hai 3 giờ nên thời gian xe thứ hai đi nhiều hơn xe thứ nhất 3 giờ.

Nếu thời gian đi của xe thứ nhất là x giờ thì thời gian đi của xe thứ hai là x + 3 giờ.

Đáp án cần chọn là: D

Quảng cáo

Bài 6: Một ca nô và một tàu thủy khởi hành cùng một lúc trên một con sông. Biết tàu thủy đến chậm hơn ca nô 3 giờ. Nếu gọi thời gian đi của tàu thủy là x thì thời gian đi của ca nô là:

  1. x – 3
  1. 3x
  1. 3 – x
  1. x + 3

Lời giải

Tàu thủy đến chậm hơn ca nô 3 giờ hay thời gian đi của tàu thủy nhiều hơn ca nô là 3 giờ, nghĩa là ca nô đi với thời gian ít hơn tàu thủy 3 giờ.

Thời gian đi của tàu thủy là x – 3 (h)

Đáp án cần chọn là: A

Bài 7: Chu vi một mảnh vườn hình chữ nhật là 45m. Biết chiều dài hơn chiều rộng 5m. Nếu gọi chiều rộng mảnh vườn là x (x > 0; m) thì phương trình của bài toán là

  1. (2x + 5).2 = 45
  1. x + 3
  1. 3 – x
  1. 3x

Lời giải

Gọi chiều rộng mảnh vườn là x (x > 0; m)

Vì chiều dài hơn chiều rộng 5m nên chiều dài mảnh vườn là x + 5 (m)

Vì chu vi mảnh vườn hình chữ nhật là 45m nên ta có phương trình:

(x + x + 5).2 = 45 ⇔ 2(2x + 5) = 45

Đáp án cần chọn là: A

Bài 8: Một hình chữ nhật có chiều dài là x (cm), chiều dài hơn chiều rộng 3(cm). Diện tích hình chữ nhật là 4 (cm2). Phương trình ẩn x là:

  1. 3x = 4
  1. (x + 3).3 = 4
  1. x(x + 3) = 4
  1. x(x – 3) = 4

Lời giải

Vì chiều dài hơn chiều rộng 3 cm nên chiều rộng là x – 3 (cm)

Vì diện tích hình chữ nhật là 4 (cm2) nên ta có phương trình: x(x – 3) = 4

Đáp án cần chọn là: D

Quảng cáo

Bài 9: Một người đi xe máy từ A đến B, với vận tốc 30 km/h. Lúc về người đó đi với vận tốc 24 km/h. Do đó thời gian về lâu hơn thời gian đi là 30 phút. Hãy chọn câu đúng. Nếu gọi quãng đường AB là x (km, x > 0) thì phương trình của bài toán là:

Lời giải

Với quãng đường AB là x (km), thời gian người đó đi hết quãng đường lúc đi là: (h); thời gian người đó đi quãng đường AB lúc về là: (h).

Theo đề bài ta có phương trình

Đáp án cần chọn là: C

Bài 10: Một người đi xe máy từ A đến B, với vận tốc 30 km/h. Lúc về người đó đi với vận tốc 24 km/h. Do đó thời gian về lâu hơn thời gian đi là 30 phút. Hãy chọn câu đúng. Nếu gọi thời gian lúc đi là x (giờ, x > 0) thì phương trình của bài toán là:

Lời giải

Đổi 30 phút = (h).

Với thời gian lúc đi là x (giờ), quãng đường AB dài là: 30x (km)

Thời gian người đó đi quãng đường AB lúc về là: (h).

Theo đề bài ta có phương trình:

Đáp án cần chọn là: A

Bài 11: Một xưởng dệt theo kế hoạch mỗi ngày phải dệt 30 áo. Trong thực tế mỗi ngày xưởng dệt được 40 áo nên đã hoàn thành trước thời hạn 3 ngày, ngoài ra còn làm thêm đươc 20 chiếc áo nữa. Hãy chọn câu đúng. Nếu gọi thời gian xưởng làm theo kế hoạch là x (ngày, x > 30). Thì phương trình của bài toán là:

  1. 40x = 30(x – 3) – 20
  1. 40x = 30(x – 3) + 20
  1. 30x = 40(x – 3) + 20
  1. 30x = 40(x – 3) – 20

Lời giải

Gọi thời gian xưởng làm theo kế hoạch là x (ngày, x > 30)

Tổng số áo theo kế hoạch là 30x (áo)

Vì đội hoàn thành trước thời hạn 3 ngày nên thời gian làm theo thực tế là x – 3 ngày

Vì theo thực tế đội làm thêm được 20 sản phẩm nên ta có phương trình

40(x – 3) = 30x + 20 ⇔ 40(x – 3) – 20 = 30x.

Đáp án cần chọn là: D

Bài 12: Một xưởng dệt theo kế hoạch mỗi ngày phải dệt 30 áo. Trong thực tế mỗi ngày xưởng dệt được 40 áo nên đã hoàn thành trước thời hạn 3 ngày, ngoài ra còn làm thêm đươc 20 chiếc áo nữa. Hãy chọn câu đúng. Nếu số sản phẩm xưởng cần làm theo kế hoạch là x (sản phẩm, x > 0, x Є N) thì phương trình của bài toán là:

Lời giải

Gọi số sản phẩm xưởng cần làm theo kế hoạch là x (sản phẩm, x > 0, x Є N).

Thời gian dự kiến xong là: (ngày)

Vì theo thực tế đội làm được thêm 20 sản phẩm nên số sản phẩm thực tế làm được là: x + 20 (sản phẩm)

Thời gian thực tế là: (ngày)

Vì đội hoàn thành trước thời hạn 3 ngày nên ta có phương trình

Đáp án cần chọn là: B

Quảng cáo

Bài 13: Một người đi xe máy từ A đến B với vận tốc 25 km/h. Lúc về người đó đi với vận tốc 30 km/h nên thời gian về ít hơn thời gian đi là 20 phút. Tính quãng đường AB?

  1. 40 km
  1. 70 km
  1. 50 km
  1. 60 km

Lời giải

Gọi quãng đường AB dài x ( x > 0, km)

Vì thời gian về ít hơn thời gian đi là 20 phút (= 1/3 h) nên ta có phương trình

Vậy quãng đường AB dài 50km

Đáp án cần chọn là: C

Bài 14: Một người đi xe máy từ A đến B, với vận tốc 30km/h. Lúc về người đó đi với vận tốc 24 km/h. Do đó thời gian về lâu hơn thời gian đi là 30 phút. Thời gian lúc đi là:

  1. 1 giờ
  1. 2 giờ
  1. 1,5 giờ
  1. 2,5 giờ

Lời giải

Đổi 30 phút = (h).

Gọi thời gian lúc đi là x (giờ), quãng đường AB dài là: 30x (km)

Thời gian người đó đi quãng đường AB lúc về là: (h)

Đáp án cần chọn là: B

Bài 15: Một ca nô xuôi dòng từ A đến B hết 1h20 phút và ngược dòng hết 2h. Biết vận tốc dòng nước là 3km/h. Tính vận tốc riêng của ca nô?

  1. 16km/h
  1. 18km/h
  1. 20km/h
  1. 15km/h

Lời giải

Gọi vận tốc riêng của ca nô là x (x > 3) km/h

Vận tốc khi xuôi dòng là x + 3 (km/h)

Vận tốc khi ngược dòng là x – 3 (km/h)

Đổi 1 giờ 20 phút = 4/3 giờ. Vì ca nô xuôi dòng và ngược dòng trên khúc sông AB nên ta có phương trình

Vậy vận tốc riêng của ca nô là 15 (km/h)

Đáp án cần chọn là: D

Bài 16: Một ca nô xuôi dòng từ A đến B hết 1h24 phút và ngược dòng hết 2h. Biết vận tốc dòng nước là 3km/h. Tính vận tốc riêng của ca nô?

  1. 16km/h
  1. 18km/h
  1. 17km/h
  1. 15km/h

Lời giải

Gọi vận tốc riêng của ca nô là x (x > 3) km/h

Vận tốc khi xuôi dòng là x + 3 (km/h)

Vận tốc khi ngược dòng là x – 3 (km/h)

Đổi 1 giờ 20 phút = 7/5 giờ. Vì ca nô xuôi dòng và ngược dòng trên khúc sông AB nên ta có phương trình

Vậy vận tốc riêng của ca nô là 17 (km/h)

Đáp án cần chọn là: C

Bài 17: Một hình chữ nhật có chu vi 372 m nếu tăng chiều dài 21m và tăng chiều rộng 10m thì diện tích tăng 2862m2. Chiều dài của hình chữ nhật là:

  1. 132m
  1. 124m
  1. 228m
  1. 114m

Lời giải

Nửa chu vi của hình chữ nhật là: 372 : 2 = 186 (m)

Gọi chiều dài hình chữ nhật là x(m), (0 < x < 186)

⇒ Chiều rộng hình chữ nhật là: 186 – x (m)

Diện tích hình chữ nhật là: x(186 – x) = 186x – x2 (m2)

Tăng chiều dài lên 21m thì chiều dài mới là: x + 21 (m)

Tăng chiều rộng lên 10m thì chiều rộng là: 186 – x + 10 = 196 – x (m).

Diện tích hình chữ nhật mới là: (x +21)(196 – x) = 175x – x2 + 4116 (m2)

Theo đề bài ta có phương trình: 186x – x2 + 2862 = 175x – x2 + 4116

⇔ 11x = 1254 ⇔ x = 114 (TM)

Vậy chiều dài hình chữ nhật là 114m.

Đáp án cần chọn là: D

Bài 18: Một mảnh vườn hình chữ nhật có chu vi 56m. Nếu tăng chiều dài 4m và giảm chiều rộng 2m thì diện tích tăng 8m2. Chiều dài của hình chữ nhật là:

  1. 16m
  1. 18m
  1. 15m
  1. 32m

Lời giải

Nửa chu vi của hình chữ nhật là: 56 : 2 = 28 (m)

Gọi chiều dài hình chữ nhật là x(m), (0 < x < 28)

⇒ Chiều rộng hình chữ nhật là: 28 – x (m)

Diện tích hình chữ nhật là: x(28 – x) = 28x – x2 (m2)

Tăng chiều dài lên 21m thì chiều dài mới là: x + 4 (m)

Giản chiều rộng 2m thì chiều rộng mới là: 28 – x – 2 = 26 – x (m).

Diện tích hình chữ nhật mới là: (x +4)(26 – x) = 104 + 22x – x2 (m2)

Theo đề bài ta có phương trình: 28x – x2 + 8 = 104 + 22x – x2

⇔ 6x = 96 ⇔ x = 16 (TM)

Vậy chiều dài hình chữ nhật là 16m.

Đáp án cần chọn là: A

Bài 19: Năm nay tuổi mẹ gấp 3 lần tuổi Phương. Phương tính rằng 13 năm nữa thì tuổi mẹ chỉ còn gấp 2 lần tuổi Phương. Hỏi năm nay Phương bao nhiêu tuổi?

  1. 13 tuổi
  1. 14 tuổi
  1. 15 tuổi
  1. 16 tuổi

Lời giải

Gọi x là tuổi của Phương năm nay. Điều kiện: x nguyên dương.

Tuổi của mẹ năm nay là 3x tuổi.

13 năm nữa tuổi của Phương là: x + 13 (tuổi)

13 năm nữa tuổi của mẹ Phương là: 3x + 13 (tuổi)

13 năm nữa thì tuổi mẹ chỉ còn gấp 2 lần tuổi Phương nên ta có phương trình:

3x + 13 = 2(x + 13) ⇔ 3x + 13 = 2x + 26 ⇔ x = 13 (tm)

Vậy Phương năm nay 13 tuổi

Đáp án cần chọn là: A

Bài 20: Hình chữ nhật có đường chéo 10cm. Chiều rộng kém chiều dài 2cm. Diện tích hình chữ nhật là:

  1. 24cm2
  1. 36cm2
  1. 48cm2
  1. 64cm2

Lời giải

Giả sử hình chữ nhật ABCD có chiều dài AB = x (cm), (x > 2)

Chiều rộng BC là: x – 2 (cm)

Độ dài đường chéo AC = 10cm, theo định lí Pitago ta có:

x2 + (x – 2)2= 102

⇔ x2 + x2 – 4x + 4 = 100

⇔ 2x2 – 4x – 96 = 0

⇔ (x – 8)(x + 6) = 0

Do đó chiều dài hình chữ nhật là: 8(cm) và chiều rộng là 8.6 = 48 (cm2)

Đáp án cần chọn là: C

Bài 21: Một ô tô phải đi quãng đường AB dài 60km trong một thời gian nhất định. Xe đi nửa đầu quãng đường với vận tốc hơn dự định 10km/h và đi với nửa sau kém hơn dự định 6 km/h, Biết ô tô đến đúng dự định. Tính thời gian dự định đi quãng đường AB?

  1. 3 giờ
  1. 6 giờ
  1. 5 giờ
  1. 4 giờ

Lời giải

Gọi vận tốc theo dự định của ô tô là x (x > 6) (km/h)

Thời gian theo dự định của ô tô là (h)

Nửa đầu quãng đường ô tô đi với vận tốc là x + 10 (km/h)

Thời gian đi nửa đầu quãng đường là (h)

Nửa sau quãng đường, ô tô đi với vận tốc là x − 6 (km/h)

Thời gian ô tô đi nửa sau quãng đường là (h)

Vì ô tô đến nơi đúng dự định nên ta có phương trình

Vậy thời gian dự định đi quãng đường AB là 20:30 = 4 giờ.

Đáp án cần chọn là: D

Bài 22: Một người đi xe máy từ A đến B với vận tốc 40km/h. Đi được 15 phút, người đó gặp một ô tô từ B đến với vận tốc 50km/h. Ô tô đến A nghỉ 15 phút rồi trở về B và gặp người đi xe máy cách B là 20km. Quãng đường AB dài là:

  1. 120km
  1. 150km
  1. 160km
  1. 180km

Lời giải

Đổi 15 phút = 1/4 giờ.

Gọi C và D là nơi ô tô gặp xe máy lần thứ nhất và thứ hai.

Gọi quãng đường CD là: x(km).

Quãng đường AC dài 40.1/4 = 10(km).

Thời gian người đi xe máy từ C đến D là: giờ.

Trong thời gian đó, ô tô đi đoạn đường CA,AD và nghỉ 15 phút.

Ta có phương trình:

Quãng đường AB dài là: 10 + 130 + 20 = 160 (km)

Đáp án cần chọn là: C

Bài 23: Một tổ sản xuất theo kế hoạch mỗi ngày phải sản xuấ 50 sản phẩm. Khi thực hiện tổ đã sản xuất được 57 sản phẩm một ngày. Do đó hoàn thành trước kế hoạch 1 ngày và còn vượt mức 13 sản phẩm. Hỏi theo kế hoạch tổ sản xuất bao nhiêu sản phẩm?

  1. 550
  1. 400
  1. 600
  1. 500

Lời giải

Gọi tổng sản phẩm tổ phải sản xuất theo kế hoạch là x ( x > 0) (sản phẩm)

Thời gian theo kế hoạch là (ngày)

Theo thực tế số sản phẩm tổ đã làm là x + 13 (sản phẩm)

Vì thực tế tổ hoàn thành trước 1 ngày nên ta có phương trình

Vậy tổng sản phẩm theo kế hoạch là 500 sản phẩm

Đáp án cần chọn là: D

Bài 24: Một xưởng dệt theo kế hoạch mõi ngày phải dệt được 30 áo. Trong thực tế mỗi ngày xưởng dệt được 40 áo nên đã hoàn thành trước thời hạn 3 ngày, ngoài ra còn làm thêm được 20 chiếc cáo nữa. Số sản phẩm thực tế làm được là:

  1. 420
  1. 440
  1. 500
  1. 450

Lời giải

Gọi số sản phẩm xưởng cần làm theo kế hoạch là: x (sản phẩm, x > 0, x ∈ N).

Thời gian dự kiến xong là: (ngày)

Vì theo thực tế đội làm được thêm 20 sản phẩm nên số sản phẩm thực tế làm được là: x + 20 (sản phẩm).

Thời gian làm thực tế là: (ngày)

Vì đội hoàn thành trước thời hạn 3 ngày nên ta có phương trình:

Số sản phẩm theo dự kiến là: 420 (sản phẩm).

Số sản phẩm làm được thực tế là: 420 + 20 = 440 (sản phẩm).

Đáp án cần chọn là: B

Bài 25: Một công việc được giao cho hai người. Người thứ nhất có thể làm xong công việc một mình trong 24 giờ. Lúc đầu, người thứ nhất làm một mình và sau giờ người thứ hai cùng làm. Hai người làm chung trong giờ thì hoàn thành công việc. Hỏi nếu làm một mình thì người thứ hai cần bao lâu để hoàn thành công việc.

  1. 19 giờ
  1. 21 giờ
  1. 22 giờ
  1. 20 giờ

Lời giải

Gọi thời gian làm một mình xong việc của người thứ hai là x (giờ), điều kiện: x > .

Biểu thị công việc bằng 1 ta có:

Năng suất của người thứ nhất và người thứ hai lần lượt là (công việc/giờ).

Năng suất làm chung của hai người là (công việc/giờ)

Khối lượng công việc người thứ nhất làm một mình trong (công việc)

Khối lượng công việc của hai người làm chung trong giờ là (công việc)

Vậy nếu làm riêng người thứ hai cần làm trong 22 giờ thì xong công việc.

Đáp án cần chọn là: C

Bài 26: Hai vòi nước cùng chảy vào một bể thì bể sẽ đầy trong 3 giờ 20 phút. Người ta cho vòi thứ nhất chảy trong 3 giờ, vòi thứ hai chảy trong 2 giờ thì cả hai vòi chảy được 4/5 bể. Thời gian vòi một chảy một mình đầy bể là:

  1. 10 giờ
  1. 6 giờ
  1. 8 giờ
  1. 5 giờ

Lời giải

Đổi 3 giờ 20 phút = giờ.

Gọi thời gian vòi một chảy một mình đầy bể là x (giờ), điều kiện x >

Coi bể đầy bằng 1 ta có:

Vòi 1 chảy trong 3 giờ vòi hai chảy trong 2 giờ được:

Vậy nếu chảy một mình thì vòi 1 chảy trong 5 giờ đầy bể.

Đáp án cần chọn là: D

Bài 27: Một đội máy cày dự định cày 40 ha ruộng 1 ngày. Do dự cố gắng, đội đã cày được 52 ha mỗi ngày. Vì vậy, chẳng những đội đã hoàn thành sớm hơn 2 ngày mà còn cày vượt mức được 4 ha nữa. Tính diện tích ruộng đội phải cày theo dự định.

  1. 300 ha
  1. 630 ha
  1. 420 ha
  1. 360 ha

Lời giải

Gọi số ngày dự kiến đội hoàn thành cày ruộng theo kế hoạch là x (ngày, x > 0)

Đội hoàn thành diện tích ruộng theo kế hoạch là: 40x (ha)

Thời gian thực tế đội hoàn thành diện tích ruộng là: x – 2 (ngày)

Đọi hoàn thành diện tích ruộng theo thực tế là: 52(x – 2) (ha)

Vì tổ vượt mức 4ha nen ta có phương trình: 52(x – 2) = 40x + 4

⇔ 12x = 108 ⇔ x = 9 (thỏa mãn)

Vậy diện tích ruộng cần cày theo dự định là 9.40 = 360 (ha)

Đáp án cần chọn là: D

Bài 28: Một đội thợ mỏ theo kế hoạch mỗi ngày phải khai thác 50m3 than. Do siêng năng làm việc nên trên thực tế mỗi ngày đội khai thác được 57m3 than. Vì vậy không những đã xong trước thời hạn 1 ngày mà còn vượt mức 13m3 than. Theo kế hoạch, đội phải khai thác số m3 than là:

  1. 500m3
  1. 513m3
  1. 487m3
  1. 513m3

Lời giải

Gọi số ngày dự kiến đội hoàn thành khai thác theo kế hoạch là x (ngày, x > 0)

Thời gian đội hoàn thanh khai thác theo thực tế là: x – 1 (ngày)

Lượng than đội dự kiến khai thác là: 50x(m3)

Lượng than đội khai thác thực tế là 57(x – 1) (m3)

Vì đội vượt mức 13m3 nên ta có phương trình:

57(x – 1) = 50x + 13 ⇔ 7x = 70 ⇔ x = 10 (thỏa mãn)

Vậy lượng than dự định khai thác là: 10.50 = 500 (m3)

Đáp án cần chọn là: A

Bài 29: Trong tháng Giêng hai tổ công nhân may được 800 chiếc áo. Tháng Hai, tổ 1 vượt mức 15%, tổ 2 vượt mức 20% do đó cả hai tổ sản xuất được 945 cái áo. Tính xem trong tháng đầu, tổ 1 may được bao nhiêu chiếc áo?

  1. 300
  1. 500
  1. 400
  1. 600

Lời giải

Gọi số áo tổ 1 làm được trong tháng Giêng là x (x Є N*; x < 800) (áo)

Thì số áo tổ 2 làm được trong tháng Giêng là 800 – x (áo)

Vì tháng hai, tổ 1 vượt mức 15% nên số áo vượt mức là: (áo)

Và tổ 2 vượt mức 20% nên số áo vượt mức là: (áo)

Vì tháng hai, cả hai tổ sản xuất được 945 cái áo nên vượt mức với tháng Giêng 945 – 800 = 145 áo

Vậy trong tháng Giêng tổ 1 làm được 300 áo.

Đáp án cần chọn là: A

Bài 30: Trong tháng Giêng hai tổ sản xuất được 720 chi tiết máy. Tháng Hai, tổ 1 vưở mức 15%, tổ hai vượt mức 12% nên sản xuất được 819 chi tiết máy. Tính xem trong tháng giêng, tổ 2 sản xuất được bao nhiêu chi tiết máy?

  1. 360
  1. 490
  1. 420
  1. 350

Lời giải

Gọi số chi tiết máy tổ 1 làm được trong tháng Giêng là x (x Є N*; x < 720) (chi tiết máy)

Thì số chi tiết máy tổ 2 làm được trong tháng Giêng là: 720 – x (chi tiết máy)

Vì tháng Hai, tổ 1 vượt mức 15% nên số chi tiết máy vượt mức là: (chi tiết máy)

Và tổ 2 vượt mức 12% nên số chi tiết máy vượt mức là: (chi tiết máy)

Vì tháng hai, cả hai tổ sản xuất được 819 chi tiết máy nên vượt mức với tháng Giêng là: 819 – 720 = 99 (chi tiết máy).

Vậy trong tháng Giêng tổ một làm được 420 chi tiết máy

Đáp án cần chọn là: C

Bài 31: Lúc 7 giờ một người đi xe máy khởi hành từ A với vận tốc 30 km/h. Sau đó một giờ, người thứ hai cũng đi xe máy từ A đuổi theo với vận tốc 45 km/h. Hỏi đến mấy giờ người thứ hai mới đuổi kịp người thứ nhất?

  1. 7 giờ
  1. 8 giờ
  1. 10 giờ
  1. 9 giờ

Lời giải

Gọi thời gian người thứ nhất đi đến gặp nhau là x (x > 1) (giờ)

Thì thời gian người thứ hai đi đến khi gặp nhau là x – 1 (giờ)

Vì quãng đường hai người đi là bằng nhau nên ta có phương trình

30x = 45(x – 1) ⇔ 15x = 45 ⇔ x = 3 (TM)

Vậy người thứ hai đuổi kịp người thứ nhất lúc 7 + 3 = 10 giờ

Đáp án cần chọn là: C

Bài 32: Hai ô tô khởi hành cùng một lúc từ hai tỉnh A và B cách nhau 150km, đi ngược chiều và gặp nhau sau 2 giờ. Biết rằng nếu vận tốc của ô tô A tăng thêm 15 km/h thì bằng 2 lần vận tốc ô tô, vận tốc ô tô B là:

  1. 30 km/h
  1. 36 km/h
  1. 45 km/h
  1. 25 km/h

Lời giải

Gọi vận tốc xe A là x (km/h, x > 0)

Vận tốc ô tô B là (km/h)

Quãng đường xe A đi được trong 2 giờ là 2x (km)

Quãng đường xe B đi được trong 2 giờ là: (km)

Do hai xe gặp nhau sau 2 giờ và quãng đường AB dài 150km nên ta có phương trình: 2x + x + 15 = 150 ⇔ 3x = 135 ⇔ x = 45 (TM)

Vậy vận tốc xe B là: km/h

Đáp án cần chọn là: A

Bài 33: Tìm số tự nhiên có bốn chứ số, biết rằng nếu viết thêm chữ số 1 vào đằng trước ta được số A có năm chữ số, nếu viết thêm chữ số 4 vào đằng sau ta được số B có năm chữ số, trong đó B gấp 4 lần A

  1. 6789
  1. 6666
  1. 6699
  1. 9999

Lời giải

Gọi số phải tìm là là x. Điều kiện x Є N; 1000 ≤ x ≤ 9999

Viết thêm chữ số 1 vào đằng trước ta được

Viết thêm chữ số 4 vào đằng sau ta được

Theo đề bài B = 4A nên có phương trình

10x + 4 = 4(10000 + x)

Giải phương tình 10x + 4 = 40000 + 4x

⇔ 10x – 4x = 40000 – 4

⇔ 6x = 39996

⇔ x = 6666

Giá trị x = 6666 thỏa mãn các điều kiện nêu trên. Số phải tìm là 6666.

Đáp án cần chọn là: B

Bài 34: Tổng của chữ số hàng đơn vị và hai lần chữu số hàng chục của một số có hai chữ số là 10. Nếu đổi chỗ hai chữ số này cho nhau thì ta thu được số mới nhỏ hơn số cũ là 18 đơn vị. Tổng các chữ số đã cho là:

  1. 9
  1. 8
  1. 6
  1. 10

Lời giải

Gọi số đã cho là (a, b Є {0; 1; 2; …; 9}, a ≠ 0

Tổng chữ số hàng đơn vị và hai lần chữ số hàng chục là: 10 nên b + 2a = 10 hay b = 10 – 2a

Nếu đổi chỗ hai chữ số cho nhau ta đươc số

Số mới nhỏ hơn số cũ 18 đơn vị nên ta có:

Thay b = 10 – 2a vào phương trình trên ta được:

9a – 9(10 – 2a) = 18

⇔ 9a – 90 + 18a = 18

⇔ 27a = 1008 ⇔ a = 4

Suy ra b = 10 – 2.4 nên a + b = 6

Đáp án cần chọn là: C

Xem thêm các bài tập trắc nghiệm Toán lớp 8 có đáp án chi tiết hay khác:

  • Trắc nghiệm Mở đầu về phương trình
  • Trắc nghiệm Phương trình bậc nhất một ẩn và cách giải
  • Trắc nghiệm Phương trình tích
  • Trắc nghiệm Phương trình chứa ẩn ở mẫu
  • Bài tập ôn tập Chương 3 Đại số 8

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Toán lớp 8 hay khác:

  • Giải bài tập Toán 8
  • Giải sách bài tập Toán 8
  • Top 75 Đề thi Toán 8 có đáp án
  • Hướng dẫn làm trắc nghiệm toán toán 8
    Gói luyện thi online hơn 1 triệu câu hỏi đầy đủ các lớp, các môn, có đáp án chi tiết. Chỉ từ 200k!

Săn SALE shopee tháng 12:

  • Đồ dùng học tập giá rẻ
  • Sữa dưỡng thể Vaseline chỉ hơn 40k/chai
  • Tsubaki 199k/3 chai
  • L'Oreal mua 1 tặng 3

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 8

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Hướng dẫn làm trắc nghiệm toán toán 8

Hướng dẫn làm trắc nghiệm toán toán 8

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Lý thuyết & 700 Bài tập Toán lớp 8 có lời giải chi tiết có đầy đủ Lý thuyết và các dạng bài có lời giải chi tiết được biên soạn bám sát nội dung chương trình sgk Đại số 8 và Hình học 8.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.