Hướng dẫn làm hệ thống tưới phun mưa

Phương pháp tưới phun mưa đã và đang mang đến rất nhiều lợi ích cho người sử dụng, tuy nhiên để lắp đặt 1 hệ thống tưới phun mưa hoàn chỉnh thì không phải là điều dễ dàng mà đòi hỏi phải có những am hiểu nhất định về chúng.

Nghe có vẻ như khó và phức tạp đúng không? Vậy thật sự cách lắp đặt hệ thống tưới phun mưa như thế nào? Nếu bạn muốn có một cái nhìn cụ thể hơn thì hãy tìm hiểu bài viết sau đây của chúng tôi. Hi vọng chúng sẽ cung cấp thêm được cho bạn nhiều kiến thức bổ ích.

Thiết lặp hệ thống tưới phun mưa giúp giảm 50% thời gian chăm sóc cây

Các bước để thiết kế hệ thống tưới phun mưa hoàn chỉnh

Bước 1: Lập một bản phác thảo kế hoạch và hệ thống

– Cần chọn thiết bị tưới tốt nhất để phục vụ cho từng loại cây trồng khác nhau.

– Xác định tốc độ dòng chảy cần thiết có thể cung cấp đủ nước cho khu vườn tưới.

– Lắp đặt hệ thống tưới tự động, chạy từ một đến hai giờ tại một ngày, hai hoặc ba lần một tuần.

– Đo diện tích khu vườn nhà bạn và lập một bảng phác thảo đơn giản.

– Chọn lựa thiết bị tưới dựa trên cấu tạo đất và lưu lượng dòng chảy.

– Đánh dấu kế hoạch trên đường ống với mục đích về sau đấu nối dễ dàng và chính xác hơn.

Bước 2: Chuẩn bị vật liệu cho hệ thống tưới phun mưa

– Bộ timer hẹn giờ.

– Thiết bị ngăn dòng chảy ngược, tức là ngăn chặn nước bẩn chảy ngược từ vườn vào dòng nước sạch sử dụng của hộ gia đình.

– Bộ màn lọc: Lọc rong rêu từ nguồn nước, hạn chế tình trạng béc tưới bị tắt nghẽn.

– Thiết bị điều chỉnh áp lực: Duy trì tốc độ dòng chảy luôn ở mức ổn định: từ 25-30 psi là chuẩn.

– Các loại đầu béc tưới phun mưa phù hợp.

– Ống dẫn nguồn nước chính 16mm và ống trung chuyển 4mm.

Bộ thiết bị cơ bản để lắp đặt hệ thống tưới

Bước 3: Lắp thiết bị đầu nguồn

– Lắp đặt thiết bị hẹn giờ, thiết bị ngăn dòng chảy ngược, bộ lọc rong rêu, van điều áp và bộ chuyển đổi.

Lắp đặt thiết bị đầu nguồn timer hẹn giờ và máy bơm cho hệ thống tưới

Bước 4: Bố trí đường ống PE16mm

– Nối 1 đầu ống vào thiết bị nguồn, đầu còn lại di chuyển qua những vị trí cần lắp theo sơ đồ ban đầu.

– Nên ngâm ống vào nước ấm hoặc phơi nắng khoảng 30 phút. Sử dụng thêm phụ kiện chữ T để phân thành các nhánh và khuỷu tay dễ uốn gấp 90 độ.

Bước 5: Nối ống trung chuyển vào đường ống chính

– Tạo lỗ trống trên đường ống ở những nơi bạn muốn đặt một đường ống trung chuyển. Đẩy và xoay cho đến khi mũi của dụng cụ ấn sâu tạo ra một lỗ thông. Sau đó gắn ống trung chuyển vào các vị trí mục tiêu.

– Sau khi lắp đặt xong, mở nước cho dòng chảy với tốc độ cao chạy qua, cuốn đi hết bụi bẩn và sau cùng là gắn các loại đầu tưới, béc tưới, vòi phun cụ thể cho từng loại cây trồng.

Bố trị đường ống chính và phụ cho hệ thống tưới

Bước 6: Bảo trì, vận hành hệ thống tưới

– Vệ sinh bộ lọc mỗi tháng một lần [nếu bạn sử dụng nguồn nước giếng, khoan, gần vị trí bùn lầy thì nên làm vệ sinh mỗi tháng 3 lần].

– Kiểm tra các vòi tưới thường xuyên để đảm bảo chúng không bị tắt nghẽn.

– Thường xuyên kiểm tra các đầu nối, nơi tiếp xúc giữa ống 4mm và ống 16mm, xem nước có bị rò rỉ không.

Bạn cần lưu ý gì về cách lắp đặt hệ thống tưới phun mưa?

Cách bố trí vòi phun

Hệ thống tưới có hoạt động hiệu quả, năng suất hay không, ngoài việc phải lựa chọn được hình thức tưới hợp lý và béc tưới tốt còn phải phụ thuộc rất nhiều vào việc tính toán, thiết kế các vòi phun của hệ thống phun mưa.

Trong thực tế thường sử dụng 3 cách lắp đặt hệ thống tưới phun mưa:

– Hình vuông: Vòi phun được đặt tại các đỉnh của hình vuông.

– Hình tam giác: Vòi phun được đặt ở các đỉnh của hình tam giác.

– Hình chữ nhật: Vòi phun được đặt tại các đỉnh của hình chữ nhật.

R: Bán kính phun mưa.

a: Khoảng cách giữa 2 vòi phun.

b: Khoảng cách giữa 2 đường ống nhánh.

Đảm bảo độ đồng đều khi tưới

Độ đồng đều của các tia phun mưa chịu ảnh hưởng của các yếu tố: kiểu, loại vòi phun, áp lực, đường kính vòi phun… Cách bố trí vòi phun, độ cao và hướng đặt vòi, hướng gió… cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự phân bố của hạt mưa.

Lắp đặt đường ống dẫn nước

Đường ống dẫn nước của hệ thống tưới phun mưa bao gồm: đường ống dẫn chính, đường ống dẫn phụ, đường ống nhánh … Các ống dẫn trước khi lắp đặt cần kiểm tra không bẹp, nứt, vỡ là đảm bảo yêu cầu.

Đặt bơm

Máy bơm đặt ở gần nguồn nước, ở địa điểm thuận tiện [trung tâm hoặc ở gần nhất của vùng cần tưới, thuận tiện cho việc lắp đặt và chăm sóc, bảo vệ…] và nên lắp ở vị trí nằm ngang. Khi lắp các vòi phun cần chú ý chọn vị trí ống có tình ổn định cao và ít đoạn cong nhất. Đảm bảo diện tích cần tưới có hiệu quả nhất. Khi bố trí đường ống sao cho không ảnh hưởng đến các khâu canh tác khác như cày bừa, chăm sóc, thu hoạch…].

Liên hệ với Maka ngay hôm nay để được hỗ trợ và lắp đặt hệ thống tưới phun mưa cho khu vườn nhà mình bạn nhé!

Xem thêm các sản phẩm khác tại đây

Có thể bạn quan tâm: //hethongtuoitudong.vn/du-tuoi-tu-dong-cho-khu-vuon-anh-quang-quan-9/

  • Tất cả các sản phẩm của Maka được nhập khẩu từ các thương hiệu nổi tiếng như: Claber [Ý], Mỹ…
  • Sản phẩm được bảo hành trong 12 tháng.
  • Giao hàng tận nơi.
  • Thanh toán khi nhận hàng.

hệ thống tưới phun mưa cây mía

Hệ thống tưới phun mưa là một hệ thống bao gồm bơm cấp nước, đường ống dẫn nước chính, van cấp nước cho tùng khu vực, Ống dẫn nước nhánh, béc tưới phun mưa. Thiết kế hệ thống phun mưa là dựa trên các thông số khảo sát nguồn nước. Độ cao đồng mức, độ dốc của diện tích khu đất cần tưới. Tính toán hệ thống tưới phun mưa dựa trên nguyên lý tính toán trên cơ sở thủy lực đường ống. Đường kính ống chính, ống nhánh, vận tốc nước chảy trong ống, áp lực nước trong ống. Tính chiều dài đường ống, số lượng các béc phun, ống dẫn đến gốc. Đồng thời lập bảng chi phí lắp đặt hệ thống tưới phun mưa. Số lượng các loại vật tư, tính toán chí ít mua vật tư, tiền công xây lắp.

Mô hình hệ thống tưới phun mưa

Mô hình hệ thống tưới phun mưa

Để thiết kế hệ thống tưới phun mưa và lắp đặt hệ thống tưới phun mưa ta cần quan tâm đến các vấn đề sau:

  • Hình dạng vùng tưới như thế nào?
  • Diện tích vùng tưới lớn nhỏ ra sao?
  • Loại cây trồng gì?
  • Cách trồng như thế nào? Trồng hàng, luống hay trồng gieo tỉa đều trên đất?
  • Tính toán số cây cần cung cấp nước? Nếu trồng hàng, trồng luống.
  • Tính lượng nước cho cây trồng trên m2 [lít/m2]? Đối với cây trồng gieo hạt.
  • Nhu cầu nước của loại cây trồng [lít/ngày/cây]?
  • Địa hình khu tưới như thế nào?

Để xác định hình dáng, diện tích vùng tưới nhằm phát thảo sơ đồ hệ thống tưới phun mưa. Không có cách nào khác hơn là phải đo đạc. Trong trường hợp diện tích nhỏ, có thể dùng máy định vị cầm tay hoặc dùng thước dây để đo. sau khi đo xong ghi ra kích thước trên bản vẽ đơn vị tính là mét.

Thiết kế hệ thống tưới phun mưa – lắp đặt hệ thống tưới phun mưa – Mô hình hệ thống tưới phun mưa

Xác định nhu cầu cần tưới nước của cây. Dựa vào phương pháp trồng cây theo dạng nào? Trồng cây theo hàng luống hay gieo hạt trên diện tích rộng. Trên cơ sở này ta chọn mô hình hệ thống tưới phun mưa cho phù hợp.

1.] Phát thảo trên giấy sơ đồ hệ thống tưới phun mưa:

Đối với loại cây thấp, trồng theo hàng. Đồng thời cần tưới nước trên lá và thấm xuống dưới đất. Hoặc tưới ngay tại gốc. Ta có cách tính toán hệ thống tưới phun mưa như sau:

Sơ đồ hệ thống tưới phun mưa:

Có 2 dạng phun mưa – Phun mưa xoay 360 độ và phun mưa xòe.

Sơ đồ hệ thống tưới phun mưa – Hình 1

Sơ đồ hệ thống tưới phun mưa

Đối loại cây trồng cao có tán rộng như cà phê ta dùng súng phun mưa xoay tròn với bàn kính từ 15m đến 20m

Súng phun mưa có bán kính lớn
Súng bắn phun mưa cây cà phê – Thiết kế hệ thống tưới phun mưa

Đối loại cây trồng thấp có tán vừa như dùng béc phun mưa xoay tròn với bàn kính từ 5m đến 10m

Béc tưới phun mưa Nelson
Bán kính tưới béc tưới phun mưa Nelson 5-10m – Mô hình hệ thống tưới phun mưa
Béc tưới phun mưa Nelson R2000
Ảnh tưới Béc tưới phun mưa Nelson trên 10m – Mô hình hệ thống tưới phun mưa

Chẳng hạn: Dựa vào sơ đồ hệ thống tưới phun mưa hình 1 ta lắp đặt hệ thống tưới phun mưa như sau: Đặt các ống nhánh song song có khoảng cách bằng bán kính vòi x 1.5. Vòi cách vòi bằng bán kính tưới vòi.

Đối với loại cây thấp gieo hạt. Ta lắp đặt hệ thống tưới phun mưa theo mô hình hình 1. Khoảng cách vòi tưới bằng khoảng cách bán kính.

Béc tưới phun mưa Azud

Ta tính nhu cầu dùng nước của cây trên 1 m2 là bao nhiêu lít. từ đó chọn thông số béc tưới phun mưa cho phù hợp. lưu lượng tưới/giờ.

Ta thiết kế hệ thống tưới phun mưa có ống dẫn nước chính và ống dẫn nước phụ theo “NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG HỆ THỐNG TƯỚI PHUM MƯA” hình 1

Ta chọn khoảng cách béc tưới phun mưa theo sơ đồ sau:

Thiết kế hệ thống tưới phun mưa – Chọn sơ đồ hệ thống tưới phun mưa theo các dạng sau

Sơ đồ hệ thống tưới- hun mưa dạng tam giác và hình vuông

2.]Tính toán  mô hình hệ thống tưới phun mưa cho tổng lưu lượng nước cần trong 1 ngày cho cả diện tích đất trồng.

Đối với loại cây thấp, trồng theo hàng: cần biết cây cần: lít/ngày/cây. Đối với loại cây thấp gieo hạt: cần biết cây cần lít/ngày/m2. Từ đây ta tính được lưu lượng nước tưới cho cây:

  • Đối với loại cây thấp, trồng theo hàng: số lượng cây x lít/ngày/cây.
  • Đối với loại cây thấp gieo hạt: Diện tích đất x lít/ngày/m2.

Tính toán lưu lượng toàn khu và xác định lưu lượng bơm có thể cung cấp trong 1 giờ.

  • Khi có tổng lưu lượng nước cho cây ta chọn công suất bơm tưới [Q – m3/h].
  • Ta xem lưu lượng bơm nước cung cấp 1 giờ là bao nhiêu  [q – m3/h].
  • Lấy Tổng lưu lượng : lưu lượng bơm nước -> Q/q = số khu vựa cần tưới.
  • Thường mỗi lần mở bơm thì không thể tưới hết cả diện tích đất trồng.
  • Nên mỗi khu vực ta bắt 1 van đầu nguồn nhánh.
  • Ta lấy lưu lượng bơm chia cho lưu lượng vòi thì ra số vòi cần mở.

Bước kế tiếp ta chọn đường ống chính và ống nhánh phụ dựa trên tính toán thủy lực đường ống. Phần này ta có 1 bài riêng về tính toán chọn bơm cho hệ thống tưới cảnh quan.

Xem video béc tưới phun mưa Nelson:

Thiết kế hệ thống tưới tự động

Video liên quan

Chủ Đề