Hướng dẫn làm đơn dề nghị giảm lãi suất viettin

thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm khóa luận thì với đề tài Luận Văn: Thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng Công thương Đống Đa VietinBank dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.

2.1.1.Giới thiệu về Ngân hàng Công thương Đống Đa

Ngân hàng Công thương Đống Đa được thành lập năm 1957, là một trong những chi nhánh của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Địa điểm ban đầu của Ngân hàng ở phố Trần Hưng Đạo, sau chuyển sang phố Khâm Thiên và hiện nay tại 187 phố Tây Sơn. Năm 1987 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định thành lập hệ thống ngân hàng thương mại quốc doanh, Ngân hàng Công thương Đống Đa trở thành một chi nhánh của chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, từ năm 1987 trở về trước, Ngân hàng Công thương Đống Đa chỉ là một đơn vị hạch toán trực thuộc Ngân hàng Nhà nước. Khi được tách ra thành ngân hàng thương mại từ năm 1987 đến năm 1990 Ngân hàng chỉ hạch toán theo sổ của Ngân hàng Công thương Việt Nam và chỉ sau năm 1990 Ngân hàng được tách ra hạch toán tại đơn vị. Nói như vậy, nhưng thực chất tính độc lập của Ngân hàng Công thương Đống Đa chỉ là tương đối, nó chỉ độc lập từng phần vì vẫn nằm trong sự điều hành của hệ thống và vì Nhà nước chỉ cấp vốn cho Ngân hàng Công thương Việt Nam chứ không hề cấp vốn riêng lẻ cho từng chi nhánh nên Ngân hàng Công thương vẫn phải phụ thuộc vào Ngân hàng Công thương Việt Nam. Luận văn: Thực trạng công tác thẩm định tài chính tại VietinBank

Sau khi có hệ thống Ngân hàng hàng hai cấp, từ tháng 8/1987 trở lại đây Ngân hàng là nhiệm vụ chủ yếu là kinh doanh tiền tệ, trước thời kì đó Ngân hàng thực hiện hai nhiệm vụ song song vừa quản lí vừa kinh doanh.

Qua hơn 10 năm thành lập và đổi mới, thoát ra từ cơ chế cũ Ngân hàng phải đương đầu với nền kinh tế thị trường hết sức sôi động và cạnh tranh nghiệt ngã với trên 60 ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng trong và chi nhánh Ngân hàng nước ngoài hoạt động trên cùng lãnh thổ Hà Nội. Trong giai đoạn chuyển đổi này, kinh tế đất nước còn chưa ổn định lạm phát còn ở mức cao, chế độ tiền lương còn gắn trách nhiệm nặng nề với Ngân hàng, hầu hết các doanh nghiệp trên địa bàn còn bỡ ngỡ chưa bắt kịp với nền kinh tế thị trường dẫn đến suy sụp thậm chí phá sản. Về phía Ngân hàng cán bộ công nhân viên còn chưa quen với công nghệ Ngân hàng hiện đại, tác phong làm việc của thời bao cấp vẫn rất khó thay đổi. Không nằm ngoài quy luật chung, bước đầu chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Đống Đa không tránh khỏi những khó khăn trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ tiền tệ, Ngân hàng theo cơ chế mới. Không chụi bó tay với bất cứ khó khăn nào, bằng ý chí vươn lên từ nội lực của 283 cán bộ công nhân viên, có sự chỉ đạo chặt chẽ của Ngân hàng Công thương Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước thành phố, từng bước Ngân hàng Công thương Đống Đa đã lập lại thế chủ động hoà nhập vào cơ chế thị trường nâng cao năng lực cạnh tranh, không những đứng vững mà ngày càng phát triển ổn định trong nền kinh tế thị trường.

Cùng với tốc độ phát triển của nền kinh tế thị trường, chi nhánh kịp thời đào tạo và đào tạo lại kiến thức kinh doanh dịch vụ tiền tệ – Ngân hàng trong tình hình mới, gắn với đổi mới công nghệ, từng bước hiện đại hoá Ngân hàng. Với tư tưởng chỉ đạo “bằng trí tuệ và bằng tâm đức của nghề buôn tiền”để thực hiện mục tiêu kinh doanh mà chi nhánh đã đề ra nhiều năm nay là “kinh tế phát triển, an toàn vốn, tôn trọng pháp luật, lợi nhuận hợp lí”với phương châm “tiếp tục đổi mới, nâng cao trách nhiệm, phục vụ tốt khách hàng”.

Hiện nay Ngân hàng có trụ sở chính tại 187 Tây Sơn quận Đống Đa Hà Nội, 14 quỹ tiết kiệm và hai phòng giao dịch Cát Linh, Kim Liên. Luận văn: Thực trạng công tác thẩm định tài chính tại VietinBank

Về tổ chức cơ cấu của Ngân hàng được thể hiện qua sơ đồ sau:

Đến nay Ngân hàng Công thương đã khẳng định được vị trí vai trò của mình đối với nền kinh tế thủ đô, đứng vũng và phát triển trong cơ chế đổi mới mở rộng mạng lưới giao dịch, đa dạng hoá các mặt kinh doanh dịch vụ tiền tệ Ngân hàng, thường xuyên tăng cường các nguồn vốn và sử dụng vốn, thay đổi cơ chế đầu tưu phát triển kinh tế, hàng hoá nhiều thành phần, tăng cường các nguồn và sử dụng vốn, thay đổi cơ cấu đầu tư phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, tăng cường vật chất kĩ thuật để từng bước đổi mới công nghệ Ngân hàng góp phần vào quá trình công nghiệp hoá – hiện đại hoá kinh tế đất nước.

Hoạt động kinh doanh của chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa liên tục phát triển trong nhiều năm cho đến nay, đóng góp cho ngân sách càng lớn. Đời sống cán bộ công nhân viên được cải thiện, uy tín của Ngân hàng ngày càng được nhiều khách hàng biết đến và mến mộ. Sự tăng trưởng phát triển kinh doanh dịch vụ Ngân hàng Công thương Đống Đa thể hiện 1 số mặt chủ yếu sau.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ \===>>> Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Tài Chính Ngân Hàng

2.1.2 Tình hình huy động vốn

Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn kinh doanh đối với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, ban giám đốc đã bố trí cán bộ có năng lực và chuyên môn vào những vị trí quan trọng, liên tục đổi mới phương cách làm việc, đổi mới tác phong phục vụ, đảm bảo chữ tín đối với khách hàng, mở rộng mạng lưới giao dịch, đa dạng hoá các hình thức huy động, tạo điều kiện thu hút vốn nhàn rỗi từ các tổ chức kinh tế và dân cư.

Bảng 1: Tình hình huy động vốn của Ngân hàng Công thương Đống Đa

Trong điều kiện chung của nền kinh tế vẫn tiếp tục tăng trưởng chậm nền kinh tế chưa thoát khỏi tình trạng thiểu phát. Những biện pháp kích cầu của chính phủ từ năm 2022 đã có dấu hiệu khả quan, nhưng vẫn còn ở mức độ thấp cho nên dân cư vẫn tiếp tục gửi tiền vào Ngân hàng làm cho tổng nguồn vốn tăng lên một cách đáng kể, năm 2022 so với năm 2021 đã tăng lên là 420.5 tỉ đồng, trong đó nguồn vốn do tiền gửi tiết kiệm tăng 20 tỉ đồng, các tổ chức kinh tế tăng 405 tỉ.

Khi tổng cầu giảm do đầu tư giảm, chi tiêu cả dân chúng làm cho lượng tiền nhàn rỗi trong dân cư tăng lên, cho nên họ đã gửi vào Ngân hàng dưới hình thức tiền tiết kiệm có kì hạn để có tể chi tiêu trong tương lai. Cho nên tại Ngân hàng Công thương Đông Đa năm 2023 tiền tiết kiệm chiếm 65% tổng nguồn tăng 20 tỉ so với năm 2022 bằng 101.69%. Tuy nhiên kì phiếu Ngân hàng vẫn giảm tuy với lượng nhỏ [-4,5] để lí giải điều đó trước hết phải tìm hiểu về kì phiếu Ngân hàng. Kì phiếu Ngân hàng là một công cụ tài chính dùng để huy động các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu thiếu vốn vay tại Ngân hàng, nghĩa là nguồn vốn không đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn hiện tại. Như Bảng 1 cho thấy nguồn vốn huy động bằng kì phiếu Ngân hàng năm 2022 giảm 50,5 tỉ so với năm 2021và năm 2023 vốn huy động bằng kì phiếu Ngân hàng là không có như vậy giảm 4,5 tỉ so với năm 2022 là do doanh nghiệp không có nhu cầu vay vốn nhiều. Song tiền gửi của các tổ chức kinh tế lại tăng 405 tỉ so với năm 2022 là do nền kinh tế đã có mức tăng trưởng khả quan, nhu cầu đầu tư đẫ bắt đầu tăng, các hoạt động kinh tế diễn ra sôi động hơn so với năm 2022 cho nên tiền trên các tài khoản vãng lai của các tổ chức kinh tế tăng hơn so với những năm trước.

2.1.3.Tình hình cho vay Luận văn: Thực trạng công tác thẩm định tài chính tại VietinBank

Cho vay trong hoạt động của Ngân hàng là một quá trình tạo lợi nhuận cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Với chức năng đi vay để cho vay nên các Ngân hàng nói chung cũng như Ngân hàng Công thương Đống Đa nói riêng phải tìm mọi cách để thu hút khách hàng như: đầu tư, phát triển các yếu tố nhằm nâng cao chất lượng của công tác tín dụng, đảm bảo kinh doanh có hiệu qủa và an toàn vốn. Kết quả là chi nhánh đã thực sự giúp các đơn vị nhất là các doanh nhgiệp Nhà nước duy trì và phát triển sản xuất kinh doanh, luôn quan tâm dến đầu tư trung và dài hạn, tạo môi trường giúp các doanh nghiệp đổi mới trang thiết bị, công nghệ hiện đại, nâng cao nhất lượng và hạ giá thành sản phẩm giúp doanh nghiệp thắng trong cạnh tranh.

Những món vay thực hiện nghiêm túc thể lệ, chế độ quy trình nghiệp vụ dảm bảo 100% các món vay đều được kiểm tra trước và sau khi phát tiền vay, không tạo khe hở cho khách hàng lợi dụng để chiếm đoạt tài sản hoặc sử dụng sai mục đích. Chi nhánh đã tiến hành đánh giá phân loại khách hàng, lựa chọn các doanh nghiệp là ăn có hiệu quả, sản xuất kinh doanh đúng hướng, có tín nhiệm trong cho vay và trả nợ Ngân hàng để tạo đội ngũ khách hàng tin cậy và lâu dài. Để hạn chế nợ quá hạn phát sinh, tránh các rủi ro gây tổn thất tài sản, chi nhánh đã phối hợp với chính quyền địa phương nơi con nợ trú ẩn, với cơ quan bảo vệ pháp luật từ cấp cơ sơ đến thành phố dể xử lí đối với khách hàng không có khả năng thanh toán nợ vay do thua lỗ, phá sản hoặc khách hàng có hành vi lừa đảo chiếm đoạt vốn Ngân hàng. Vì vậy, trong bối cảnh nền kinh tế hiện tại, năm 2023 Ngân hàng Công thương Đống Đa đều vượt mức tăng trưởng so với năm 2022 cụ thể là chỉ tiêu dư nợ đạt 1001 tỉ vượt 19% kế hoạch và bằng 140,7% so với năm 2022, chỉ tiêu lợi nhuận vượt 20% kế hoạch và bằng 114,68% so với năm 2022. Được thể hiện qua bảng sau:

Doanh số cho vay tại Ngân hàng Công thương Đống Đa tăng đều đặn trong những năm gần đây nhưng đến năm 2022 thì doanh số cho vay đã giảm so với năm 2021 là 730 tỉ. Đay là tình trạng chung của các chi nhánh Ngân hàng Công thương tại Hà Nội. Song với năm 2023 doanh số cho vay đã tăng lên so với năm 2022 là 290 tỉ, mặc dù con số tăng này cũng chưa đạt được bằng năm 2021. Luận văn: Thực trạng công tác thẩm định tài chính tại VietinBank

Mức dư nợ cuối năm 2023 là 950 tỉ đồng trong đó cho vay trung dài hạn là 400 tỉ chiếm 42,1, trong khi đó năm 2022 chỉ chiếm 18%. Tình hình này là do tổng dự nợ tăng lên 250 tỉ, cả dư nợ ngắn hạn và dài hạn đều tăng lên một cách đáng kể, nhưng dư nợ dài hạn tăng nhiều hơn so với năm 2022. Nếu xem xét về những con số này thì đây là tín hiệu đáng mừng đối với nghiệp vụ cho vay trung dài hạn tại Ngân hàng Công thương Đống Đa. Nhưng hãy nhìn lại doanh số thu nợ, nếu như doanh số cho vay năm 2023 đã tăng lên so với năm 2022 như đã nói trên thì doanh số thu nợ lại giảm mạnh. Mặc dù chỉ là những con số nhưng cũng là vấn đề để chúng ta đặt ra câu hỏi ở đây và cũng là điều mà đáng quan tâm.

Về tình hình sử dụng vốn của Ngân hàng Công thương Đống Đa theo thời gian cho thấy, nhũng năm trở về trước cho vay ngắn hạn chiếm một tỉ trọng lớn năm 2020 là 85,71%, năm 2021 là 88,27%, năm 2022 là 82% nhưng đến năm 2023 tỉ trọng cho vay ngắn hạn chỉ chiếm 57,89% dịch chuyển lại gần với cho vay dài hạn. Những con số này là kết quả đáng mừng đối với kết quả đạt được của Ngân hàng Công thương Đống Đa trong những năm qua. Nó càng khẳng định vị trí của mình trong nền kinh tế thị trường.

Trên cơ sở phân tích số liệu, ta thấy các khoản cho vay của Ngân hàng Công thương Đống Đa đại bộ phận chung là cho vay ngắn hạn cho vay dài hạn là ít trừ năm 2023 vừa qua. Nguyên nhân thực trạng này là ở hai phía: Ngân hàng [cung] và doanh nghiệp [cầu]. Về phía doanh nghiệp, nhu cầu sử dụng vốn vay của doanh nghiệp xét theo mục đích thì xu hướng vay để bổ sung vốn lưu động là phổ biến. Nghĩa là, doanh nghiệp vay chủ yếu để mua vật tư sản xuất hàng hoá để kinh doanh và trả các chi phí phát sinh trong quá trình mua bán. Về phía Ngân hàng, rõ ràng là Ngân hàng Công thương Đống Đa cũng khuyến khích và hướng các doanh nghiệp sử dụng theo hướng có khả năng thu hồi và hoàn trả nhanh nhất. Điều đó lại bắt nguồn từ thực trạng nguồn vốn của Ngân hàng phần lớn cũng là nguồn ngắn hạn. Vì vậy để đảm bảo thanh toán đúng hạn cho người gửi tiền. Ngân hàng cần phải kịp thời các món vay đúng hạn.

Tuy nhiên so, với nhu cầu vay vốn trung dài hạn của các doanh nghiệp tại các Ngân hàng thì doanh số cho vay trung dài hạn chỉ chiếm 25% nhu cầu. Do đặc điểm quận Đống Đa là một quận tập trung đông nhất các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp với khu vực kinh tế tư nhân cũng rất phát triển. Ngân hàng Công thương là một Ngân hàng kinh doanh có hiệu quả lại rât chú trọng đến công tác thu hút khách hàng nên có rất nhiều khách hàng đến vay. Trong đó, số lượng khách có nhu cầu vay vốn trung dài hạn ngày càng tăng. Năm 2020, số đơn xin vay vốn trung dài hạn gửi đến Ngân hàng là 198 dự án với nhu cầu vay vốn là 320,8 tỉ nhưng Ngân hàng chỉ duyệt cho vay 44 món với tổng số cho vay là 70 tỉ VND trong đó có nhiều món vay bằng ngoại tệ và nhiều công trình đầu tư từ hai tỉ trở lên như: dây chuyền sản xuất thanh đồng dẹt nhập từ Đài Loan của công ty cơ điện Trần Phú, máy móc thiết bị làm đường cho các công ty thuộc công ty xây dựng giao thông, dây chuyền kết cấu thép của công ty cơ khí Hà Nội … Luận văn: Thực trạng công tác thẩm định tài chính tại VietinBank

Trong năm 2021, nhu cầu xin vay vốn trung dài hạn là 373 tỷ VND tăng 4,18% so với năm 2020 trong đó có dự án xin vay vốn lên tới 10 tỉ đồng [cho công ty xây dựng giao thông 875 thuộc công ty xây dựng giao thông 8 để mua máy móc thiết bị phục vụ thi công các công trình giao thông].

Trong năm 2022, nhu cầu xin vay vốn trung dài hạn là 210 tỉ đồng, giảm 43,7%so với năm 2021.

Nhưng đến năm 2023 vừa qua thì đơn xin vay và tỉ trọng cho vay lại tăng một cách đáng kể.

Tình hình trên xảy ra trong khi nguồn vốn của Ngân hàng Công thương Đống Đa vẫn tăng lên một cách đáng kể mà doanh số cho vay lại giảm đi với tốc độ nhanh hon tốc độ tăng của nguồn vốn huy động [21,65% so với 39,46%]. Thực trạng trên là do một số nguyên nhân sau:

Thứ nhất Điều này một phần là do Phòng giao dịch Thanh Xuân được tách ra và trực thuộc NHCT Thanh Xuân bắt đầu tháng 4/2022. Vì vậy, số lượng khách hàng đén giao dịch tại NHCT Đống Đa đã phần nào giảm xuống [xem bảng dưới đây]. Song năm qua năm 2023 NHCT Đống Đa đã thu hút thêm được 25 khách hàng mới có quan hệ tín dụng vơí dư nợ tăng thêm 300 tỷ, trong đó 2 phòng giao dịch đã làm tốt công tác tiếp thị góp phần tăng thêm số lượng khách hàng mới.

Bảng 2: Khách hàng có quan hệ tín dụng với Ngân hàng

Thứ hai: Nhiều dự án vay vốn không đảm bảo đủ các điều kiện vay vốn đã dược quy định ơ diều 7 thể lệ tín dụng trung và dài hạn do NHCT Việt Nam ban hành. Tỷ lệ dự án không được vay vốn do không đảm bảo đủ các điều kiện vay vốn là không nhỏ. Có 3 điều kiện mà các doanh nghiệp thường không thoả mãn được là không đảm bảo vốn tự có bằng 30%tổng số vốn đầu tư của dự án, thiếu tài sản thế chấp và tổ chức hạch toán kế toán không đúng pháp lệnh kế toán thống kê.

Về vốn tự có của doanh nghiệp, Ngân hàng cũng đã có sự linh động trong diều kiện này.Một số dự án vay vốn trung dài hạn có mức vốn tự có đầu tư cho dự án thấp hơn 30%tổng vốn đầu tư nhưng có tính khả thi và hiệu quả kinh tế cao, Ngân hàng vẫn xét cho vay. Tuy nhiên, nhiều dự án nhất là nhu vực kinh tế tư nhân, cá thể có mức vốn tự có dưới 20%, thậm chí có dự án chỉ đạt 10% không đạt quy định và không thể cho vay được. Luận văn: Thực trạng công tác thẩm định tài chính tại VietinBank

Về tài sản thế chấp, có thể nói ở đây là điều kiện mà đa số các doanh nghiệp không đảm bảo được. Thống kê của Ngân hàng cho thấy một con số đáng kinh ngạc: hơn 80% tài sản của các thể nhân và pháp nhân và 100% tài sản của các doanh nghiệp Nà nước là không có chứng nhận sở hữu. Hiện nay trên 80% hồ sơ vay vốn của khu vực tư nhân bị Ngân hàng từ chối là do không có tài sản thế chấp đảm bảo. Đây là vấn đề chủ yếu dẫn đến việc không cho vay vốn trung – dài hạn của Ngân hàng.

Về tổ chức hạch toán kế toán, tình trạng các doanh nghiệp nhất là công ty TNHH, công ty cổ phần, các hộ tư nhân chưa chấp hành nghiêm chỉnh pháp lệnh kế toán thống kê là rất phổ biến. Nhiều doanh nghiệp không có sổ sách kế toán hoặc có nhưng ghi chép lộn xộn. Trình độ người làm công tác kế toán của công ty TNHH thấp.

Thứ ba: Đứng trước việc thẩm định dự án đầu tư của mỗi doanh nghiệp, đa số các cán bộ tín dụng đều lo ngại bởi trình độ lập dự án của các doanh nghiệp đến nay chưa đạt yêu cầu. Các số liệu ít căn cứ vào thực tế mà nhiều khi căn cứ vào số liệu đã lạc hậu hoặc không có thực tế. Những yếu tố biến đổi tài chính hoặc tiền tệ chưa được tính toán cụ thể trong khâu quyết toán tổng giá trị công trình đầu tư vì thế cho dù doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả thực sự thì đầu tư vào các dự án như vậy cũng mạo hiểm. Do đó, nhiều dự án có giấy tờ số liệu nhưng không khớp thực tế đã bị Ngân hàng từ chối không cho vay.

Bên cạnh thực trạng cho vay như trên, ta còn thấy một điều là trong thời gian qua, Ngân hàng đã mở rộng tín dụng cho vay trung – dài hạn, nhưng thực tế chỉ mở rộng tín dụng trung hạn. Thực ra đây không phải là thực trạng riêng của Ngân hàng Công thương Đống Đa mà còn là tình trạng chung của cả hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. Vấn đề ở đây là do trình độ của các doanh nghiệp nước ta chưa đủ khả năng lập những dự án có tính chiến lược kinh doanh lớn và lâu dài. Hơn nữa vấn dề thẩm định dự án đầu tư dài hạn còn gặp nhiều khó khăn. Nhưng riêng năm 2023 trong công tác cho vay trung dài hạn đã mở ra cho Ngân hàng Công thương Đống Đa những dự án cần số vốn đầu tư lớn, cho vay dài hạn dẫ gắn với nhiều dự án hơn.

Về cơ cấu cho vay trung dài hạn trong thời gian qua, tỷ trọng dư nợ theo thành phần kinh tế trong cho vay trung dài hạn của NHCT Đống Đa không có những thay đổi lớn. Cho vay theo các thành phần kinh tế chủ yếu là kinh tế quốc doanh năm 2021 là 75%, sang năm 2022 tăng 90,18%và năm 2023 là 88,65%. Luận văn: Thực trạng công tác thẩm định tài chính tại VietinBank

Như vậy, tỷ trọng cho vay kinh tế quốc doanh có xu hướng tăng tương đối trong khi tỷ trọng này đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh có xu hướng giảm tương đối. Năm 2021, tỷ trọng doanh số cho vay giữa 2 khu vực này chênh lệch nhau rất ít thì sang năm 2022, năm 2023 tỷ trọng này có phần chênh lệch hẳn về phía kinh tế quốc doanh.

Từ việc phân tích số liệu trên ta thấy mặc dù NHCT Đống Đa luôn khuyến khích mọi thành phần kinh tế vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh nhưng khu vực kinh tế quốc doanh vẫn chiếm phần lớn vốn vay của Ngân hàng và doanh số cho vay đối với khu vực này đều tăng qua các năm. Điều này chứng tỏ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh làm ăn kém hiệu quả hơn so với nền kinh tế quốc doanh hoặc không có đủ điều kiện để vay vốn Ngân hàng.

Xét về cơ cấu, dư nợ khu vực kinh tế quốc doanh có xu hướng tăng trong khi đó dư nợ khu vực khu vực kinh tế ngoài quốc doanh lại có xu hướng giảm. Năm 2021, dư nợ kinh tế quốc doanh tăng thêm 345 tỷ, gấp 2,1 lần năm 2020. Sang năm 2022, dư nợ này giảm 90 tỷ, giảm gần 13,64% so cùng kì năm trước. Nhưng sang năm 2023 dư nợ quốc doanh tăng so với năm 2022 là 240 tỷ và mặc dù chưa đạt được bằng con số năm 2021 giảm 60 tỷ [tương đương với 28,57%] so với năm 2020 và giảm thêm 20 tỷ vào năm 2022 tức là giảm khoảng 13,33% so với năm 2021. Nhưng năm 2023 lại tăng thêm được 20 tỷ [tương đương với 23,1%] so với cùng kì năm 2022.

Như vậy, nếu xét tình hình sử dụng vốn tại NHCT Đống Đa theo thành phần kinh tế ta thấy nổi trội lên một đặc điểm là: Hoạt động cho vay của Ngân hàng có xu hướng tập trung chủ yếu vào khu vực kinh tế quốc doanh biểu hiện ỏ dư nợ và doanh số cho vay của khu vực này đều chiếm tỷ trọng cao và đều gia tăng qua các năm. Điều này lại được lí giải bởi 2 nguyên nhân:

Thứ nhất: Như đã nói ở trên khu vực kinh tế ngoài quốc doanh làm ăn kém hiệu quả hoặc không đủ điều kiện vay vốn nên vay ít trong khi khu vực quốc doanh làm ăn có hiệu quả nên vay vốn nhiều hơn.

Thứ hai là: Do quy định về thể lệ tín dụng của các ngân hàng thương mại quốc doanh đối với các doanh nghiệp quốc doanh là cho vay trên cơ sở tín chấp. Rõ ràng nó đã khuyến khích các DNNN tìm đến với Ngân hàng quốc doanh. Trong khi đó NHCT Đống Đa lại rất có uy tín và hấp dẫn với các doanh nghiệp quốc doanh trong địa bàn mình hoạt động.

Nếu xét cho vay theo ngành kinh tế thì tổng dư nợ vay trung – dài hạn của hai ngành công nghiệp và thương mại vẫn chiếm từ 70-80% tổng dư nợ cho vay trung dài hạn của Ngân hàng. Tuy nhiên, cũng có những thay đổi đáng mừng, đó là sự thay đổi ở chiều hướng gia tăng dư nợ các ngành công nghiệp, giao thông, thương nghiệp là những ngành đang được khuyến khích và có chiều hướng phát triển tốt. Trong khi đó xu hướng cho vay trung dài hạn đối với khu vực xây dựng giảm chứng tỏ Ngân hàng không quá sa đà vào đầu tư bất động sản [các công trình, các toà nhà, văn phòng khách sạn…].

Một tình trạng đáng lo ngại là tình trạng nợ quá hạn tăng nhanh cả về số tương đối và số tuyệt đối:

Bảng 3: Nợ quá hạn trung và dài hạn của Ngân hàng Công thương Đống Đa Luận văn: Thực trạng công tác thẩm định tài chính tại VietinBank

Qua bảng 3 cho ta thấy số nợ quá hạn năm 2021 là 2,1 tỷ và năm 2022 không có nợ quá hạn, nhưng năm 2023 nợ quá hạn lại cao với con số là 4 tỷ. Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ trung dài hạn cũng tăng trong cuối những năm 90 nhưng năm 2023 tỷ lệ nợ quá hạn mặc dù là 4 tỷ nhưng do dư nợ trung dài hạn tăng mạnh nên tỷ lệ nợ quá hạn giảm đáng kể.

Trước thực trạng như trên đã phân tích là làm sao cho vay tối đa theo nhu cầu của khách hàng nhưng vẫn đảm bảo được lợi nhuận. Các món vay mới đều được thực hiện theo các thể lệ và chế độ như “quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng”của NHCT Việt Nam [hay còn gọi là quy chế 284 ra tháng 10/2023] hướng dẫn thực hiện cho vay đối với khách hàng của NHCT Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đầu tư phát triển và đời sống.

Bước sang năm 2023 Ngân hàng đã tỏ rõ năng lực của mình trong việc thẩm định các dự án đầu tư trung dài hạn nói riêng và cho vay tung dài hạn nói chung. Nợ quá hạn tăng hàng năm trung bình 0,6 tỷ. Nhưng sang năm 2022 Ngân hàng không còn nợ quá hạn trong cho vay trung và dài hạn. Qua đó ta thấy rằng việc thẩm các dự án đầu tư tại NHCT Đống Đa được thực hiện rất có hiệu quả trong những năm gần đây khắc phục được những rủi ro của nghiệp vụ cho vay trung dài hạn. Chính nhờ những thành công trong công tác cho vay, cho nên tình hình cho vay có giảm nhưng Ngân hàng vẫn duy trì sự phát triển lợi nhuận hàng năm.

Bảng 4: Thu nhập của Ngân hàng

Bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận sự tăng trưởng mạnh của nguồn vốn, chất lượng tín dụng được đặc biệt chú trọng ở tất cả các chi nhánh trong hệ thống. Tỷ lệ nợ quá hạn năm 2022 là không có, sang năm 2023 tỷ lệ này là 1% tính trên tổng dư nợ ch vay trung dài hạn, hầu hết các mặt hoạt động kinh doanh khác được đẩy mạnh, các mặt công tác chỉ đạo điều hành trong hệ thống đều được củng cố. Hoạt động của NHCT Đống Đa cũng còn một số tồn tại, khó khăn: tốc độ tăng dư nợ tín dụng chậm lại còn hơi lớn nhưng chưa có biện pháo giải quyết hữu hiệu, hiệu quả sinh lời vốn chủ sở hữu cũng như phải thu giảm mạnh vào năm 2022, 2023, suy giảm về thị phần thanh toán. Các hoạt động liên doanh, liên kết chưa đem lại hiệu quả, vốn bị đọng và rủi ro cao. Nguyên nhân khách quan: tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại, khả năng hấp thụ vốn giảm sút, khủng hoảng kinh tế khu vực, lãi suất ch vay giảm … Đồng thời nguyên nhân xuất phát từ bản thân Ngân hàng: công tác quản lí giám sát chưa chặt chẽ, giảm sút chất lượng trong kinh doanh. Vấn đề cấp bách cần đặt ra ở đây là phải xem xét đầu nút của sợi dây bắt đầu từ đâu. Cũng như ban lãnh đạo cán bộ công nhân viên, trong thời gian thực tập ở đây qua thực trạng của Ngân hàng [những điểm mạnh, điểm yếu], em cho rằng sự thành công ngày càng đi lên hay sự thất bại ngày càng đi xuống của Ngân hàng là việc xem xét kĩ lưỡng những dự án đầu tư nói riêng, khả năng sử dụng vốn của Ngân hàng nói chung là một điều rất quan trọng.

2.2.Thực trạng chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng Công thương Đống Đa Luận văn: Thực trạng công tác thẩm định tài chính tại VietinBank

2.2.1 Tình hình chung

Chuyển sang cơ chế vay trả tín dụng, nhằm mục đích thu trả tín dụng của cấp phát đầu tư từ Ngân sách Nhà nước, coi trọng hiệu quả của vốn đầu tư và đảm bảo khả năng thu hồi vốn, Ngân hàng đã tăng cường công tác thẩm định để rút ra các kết luận chính xác về tính hiệu quả của dự án đầu tư, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó đưa ra quyết định hoặc từ chối cho vay một cách đúng đắn và buộc người vay phải cam kết với Ngân hàng về việc hoàn trả vốn vay trong một thời gian xác định, các nguồn tích luỹ tiền tệ, khấu hao cơ bản, lợi nhuận công ty [lợi nhuận của dự án] và các khoản phải thu khác.

Căn cứ vào các quyết định khi thẩm định trong thời gian qua mà nhiều dự án, công trình đầu tư khi đã được các bộ, các ngành, các cơ quan cấp trên xét duyệt và phê chuẩn nhưng cũng không được Ngân hàng cho vay. Thông qua thẩm định tín dụng, Ngân hàng phần nào đã nâng cao tính tự chủ, linh hoạt trong hoạt động của mình, từng bước hoà nhập vào nền kinh tế thị trường. Là một chi nhánh của Ngân hàng Công thương Việt Nam, trong thời gian qua NHCT Đống Đa đã thực hiện kinh doanh theo cơ chế mới, góp phần vào công cuộc công nghiệp hoá – hiện đại hoá thủ đô.

Các dự án đầu tư thuộc diện quản lí và xem xét của NHCT Đống Đa chủ yếu là trang bị lại kĩ thuật, mở rộng và cải tạo, nên thời hạn đầu tư ngắn, thường chỉ từ 3 đến 5 năm. Hình thức này giúp ch Ngân hàng có khả năng thu hồi vốn nhanh, tính chính xác của dự án đầu tư cao hơn và khả năng rủi ro xảy ra có thể thấp hơn. Theo cách này, tốc độ cho vay trung ngắn hạn tại Ngân hàng tăng trưởng khá nhanh trong các năm qua. Tuy nhiên,vì đây chỉ là những dự án cải tạo và trang bị lại kĩ thuật nên quy mô đầu tư không lớn, điều này cũng có tác động đến quy trình, nội dung và chỉ tiêu thẩm định của Ngân hàng. Quá trình thực hiện công việc này sẽ bị đơn giản đi nhiều, sơ sài, chưa nêu bật hết các nội dung, chỉ tiêu kinh tế cần thiết theo văn bản “hướng dẫn thẩm định dự án đầu tư “của NHCT Việt Nam. Trong quá trình này có 2 nội dung cơ bản:

Xem xét tình hình tài chính của doanh nghiệp. Luận văn: Thực trạng công tác thẩm định tài chính tại VietinBank

Phân tích đánh giá các mặt của dự án.

Mặc dù vậy, tất cả cá dự án vay vốn đều được Ngân hàng thẩm định lại trong mức phán quyết. Nếu vượt quá mức phán quyết [trên 2 tỷ đối với vốn vay ngắn hạn và trên 15 tỷ đối với vốn vay dài hạn] thì ban lãnh đạo NHCT Đống Đa sẽ lập tờ trình lên NHCT Việt Nam. NHCT Việt Nam sẽ xem xét và ra quyết định gửi xuống ban giám đốc NHCT Đống Đa và tại NHCT Đống Đa sẽ lập hợp đồng tín dụng với khách hàng về món vay.

Hiện nay, việc phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của từng năm dựa trên các báo cáo quyết toán năm do doanh nghiệp lập và gửi Ngân hàng. Việc phân tích tính khả thi của dự án chủ yếu dựa trên các số liệu tính toán của luận chứng kinh tế kĩ thuật, kết hợp với việc đánh giá chính xác các thông tin đó của cán bộ tín dụng. Tiếp theo cán bộ thẩm định phải làm một tờ trình thẩm định với phần nhận xét về doanh nghiệp cũng như dự án và nói rõ ý kiến của mình sau đó trình cấp trên xét duyệt.

Theo quy trình thì các dự án vay vốn từ 5 tỷ đồng với món vay dài hạn và tổng dư nợ đối với một doanh nghiệp là 20 tỷ đồng thì Ngân hàng có quyền quyết định còn vượt quá số tiền trên thì phải có sự xem xét, quyết định của NHCT Việt Nam.

Tình hình chung của công tác thẩm định của NHCT Đống Đa trong thời gian qua đã nêu bật được những mặt mạnh. Tuy nhiên, trong công tác thẩm định này còn nhiều điều bất cập, đòi hỏi Ngân hàng phải tiếp tục đổi mới để theo kịp với sự phát triển chung của nền kinh tế trong nước và trên toàn thế giới. Để thấy rõ tình hình thẩm định dự án vay vố trung dài hạn của chi nhánh NHCT Đống Đa ta sẽ đi sâu tìm hiểu, xem xét một ví dụ cụ thể về dự án cho vay mà Ngân hàng đã tiến hành.

Thẩm định dự án vay vốn đầu tư mua tàu vận chuyển container KEDAH.

A/ Thẩm định khách hàng vay vốn

I/Năng lực pháp lí Luận văn: Thực trạng công tác thẩm định tài chính tại VietinBank

  • Tổng công ty Hàng hải Việt Nam là doanh nghiệp Nhà nước, được thành lập theo quyết định số 250/TTg ngày 29/4/1995 của Thủ tướng Chính phủ theo mô hình thí điểm thành lập các tập đoàn kinh tế mạnh.
  • Điều lệ và tổ chức hoạt động của công ty do chính phủ phê chuẩn tại nghị định số 79/CP ngày 22/11/1995.
  • Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số 11042 ngày 6/12/1995 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp.
  • Quyết định bổ nhiệm Tổng giám đốc số 115/TTg ngày 22/02/1995 của thủ tướng chính phủ.
  • Quyết định bổ nhiệm trưởng phòng Tài chính – Kế toán số 324/QĐ-TCTL ngày 27/04/2023 của Tổng giám đốc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam.

Tổng công ty Hàng hải Việt Nam có chức năng và nhiệm vụ chính sau:

  • Thực hiện nhiệm vụ kinh doanh về vận tải biển, khai thác cảng, sửa chữa tàu biển, đại lý môi giới, cung ứng dịch vụ Hàng hải và các ngành nghề king doanh khác có liên quan đến Hàng hải theo quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành Hàng hải của Nhà nước, xuất nhập khẩu phương tiện, vật tư, thiết bị chuyên ngành Hàng hải, cung ứng lao động Hàng hải cho các tổ chức kinh doanh Hàng hải trong nước và ngoài nước; hợp tác, liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế trong nước và ngoài nước về Hàng hải phù hợp với pháp luật, chính sách của Nhà nước.
  • Nhận và sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn do Nhà nước giao, bao gồm cả phần vốn đầu tư vào doanh nghiệp khác; nhận và sử dụng tài nguyên, đất đai và các nguồn lực khác do Nhà nước giao để thực hiện nhiệm vụ kinh doanh và những nhiệm vụ khác được giao.
  • Tổ chức, quản lý công tác nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ và công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công nhân trong Tổng công ty.

II/Lịch sử phát triển, khả năng quản lý, khả năng tài chính của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam.

Lịch sử phát triển và tình hình hoạt động sản suất kinh doanh:

Tổng công ty Hàng hải Việt Nam chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/ 1996 trên cơ sở tập hợp một số Doanh nghiệp Vận tải biển, bốc bếp, Dịch vụ Hàng hải Việt Nam và Bộ Giao Thông Vận tải quản lý. Hiện nay, tổn công ty có 21 Doanh Nghiệp Nhà nước hạch toán độc lập, 12 công ty cổ phần, 2 chi nhánh. Cụ thể:

Các doanh nghiệp vận tải: Luận văn: Thực trạng công tác thẩm định tài chính tại VietinBank

  1. Công ty Vận tải biển Việt Nam – vosco
  2. Công ty Vận tải và thuê tàu biển Việt Nam – Vitranschrt
  3. Công ty Vận tải biển III – vinaship
  4. Công ty Vận tải dầu khí Việt Nam – falcon
  5. Công ty Vận tải thuỷ bắc – Norwat
  6. XNLH Vận tải biển pha sông – Vseritrans

Các doanh nghiệp khai thác cảng:

  1. Cảng Hải Phòng –Hai Phong Port
  2. Cảng Sài Gòn – Sai Gon Port
  3. Cảng Quảng Ninh – Quang Ninh Port
  4. Cảng Đà Nẵng – Da Nang Port
  5. Cảng Cần Thơ – Can Tho Port

Các doanh nghiệp dịch vụ:

  1. Công ty phát triển Hàng hải – Vimadeco
  2. Công ty Conterner phía Bắc – Vicoship Hai phong
  3. Công ty cung ứng và dịch vụ Hàng hải I – Maseerco
  4. Công ty vận tải và cung ứng xăng dầu đường biển – Mapersco
  5. Công ty tin học và công nghệ Hàng hải – Meteco
  6. Công ty xuất nhập khẩu Vật tư đường biển – Marinne Supply
  7. Công ty tư vấn Hàng hải – Marine Consult
  8. Đại lí Hàng hải Việt Nam – Vosa
  9. Công ty hợp tác lao động với nước ngoài phía Nam- InlacoSG
  10. Công ty dịch vụ công nghiệp Hàng hải – Inserco
  11. Công ty Hàng hải Sài Gòn – SMC

Chi nhánh Tổng công ty:

  1. Chi nhánh tại thành phố Hải Phòng – Vinalines HP
  2. Chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh – Vinalines HCMC

Các doanh nghiệp liên doanh

  1. Công ty liên doanh Vận tải biển Việt – Pháp – Germartrars
  2. Công ty liên doanh khai thác container Việt Nam – Vinabridge
  3. Công ty vận tải quốc tế Nhật – Việt – Vijaco
  4. Công ty TNHH Vận tải hàng công nghệ cao – Transvina
  5. Công ty Phili – Orient Lines Vietnam
  6. Công ty liên doanh Đại lí vận tải – Cosfi

Các doanh nghiệp cổ phần hoá: Luận văn: Thực trạng công tác thẩm định tài chính tại VietinBank

  • 1.Công ty cổ phần Đại lý vận tải
  • 2.Công ty cổ phần Đại ly liên hiệp vận chuyển – Germadept
  • 3.Công ty cổ phần vận chuyển container Quốc tế – Infanco
  • 4.Công ty cổ phần hợp tác lao động với nước ngoài – Inlaco HP
  • 5.Công ty cổ phần container phía Nam – Vicoship Sai Gon
  • 6.công ty cổ phần du lịch thương mại và vận tải – Transo
  • 7.Công ty cổ phần container miền Trung – Cenvico
  • 8.Công ty cổ phần cảng container Đồng Nai – ICD Dong Nai
  • 9. công ty cổ phần Vận tải biển Hải Âu- Seagull
  • 10.Công ty cổ phần Hàng hải Hà Nội – Marina Ha Noi
  • 11.Công ty cổ phần XNK cung ứng vật tư Hàng hải – Marimex
  • 12. Công ty cổ phần Thương mại – Tổng hợp cảng Hải Phòng

Tổng số vốn của Tổng công ty Hàng hải VN đến 30/09/2023:

Nguồn vốn chủ sở hữu: 2.084.345 tr. đồng

Nguồn vốn kinh doanh: 1.822.425 tr đồng

Vốn cố định:

Trong đó: +Vốn ngân sách cấp:

+Vốn tự bổ sung:

* Vốn lưu động:

Trong đó: +Vốn ngân sách cấp:

Vốn tự bổ sung:

  • 1.785.000 tr đồng
  • 642.201 tr đồng
  • 1.142.799 tr đồng
  • 37.425 tr đồng
  • 21.621 tr đồng
  • 15.804 tr đồng

Vốn đâù tư XDCB: 93.927 tr đồng

  • Kết quả kinh doanh 9 tháng năm 2023:
  • Doanh thu: 2.026.079 Tr. đồng
  • Lợi nhuận: 100.900 Tr. đồng
  • Nộp Ngân sách: 1 Tr. đồng Luận văn: Thực trạng công tác thẩm định tài chính tại VietinBank

Tình hình hoạt động kinh doanh của văn phòng Tổng công ty Riêng Văn phòng Tổng công ty, bằng hình thức thuê mua, vay mua và tự đầu tư đến nay đang trực tiếp quản lí đội tàu chuyên dụng chở Container gồm 7 chiếc. Cụ thể như sau:

  • Năm 1996 khi mới thành lập Tổng công ty thuê mua cả hãng tàu Kund I Larsen A/S 2 tàu vận tải conatiner Văn Lang và Hồng Bàng trọng tải mỗi chiếc 425 TEU. Nguyên giá 8.141.000 USD/chiếc.
  • Năm 2020 Tổng công ty vay mua của hãng Lucky Goldstar 2 tàu vận tải container Mê Linh và Vạn Xuân trọng tải mỗi chiếc 594 TEU. Nguyên giá 7.400.000USD/ chiếc.
  • Năm 2021 Tổng công ty vaycủa Ngân hàng TMCP á Châu Hà Nội mua một tàu RORO Diên Hồng sức chở 115 ô tô và 290 TEU. Nguyên giá 4.100.000 USD.
  • Năm 2022 TCT tự đầu tư tàu Phong Châu có trọng tải 1.088 TEU. Nguyên giá: 2.100.000 USD.
  • Tháng 4 năm Tổng công ty vay Ngân hàng Công thương mua tàu Phú Xuân có sức chở 1.113 TEU. Nguyên giá 4.200.000 USD

Tổng số cán bộ hiện đang công tác tại văn phòng Tổng công ty và thuyền viên là: năm 2021:276 người; năm 2022: 381 người; năm 200: 413 người. Thu nhập bình quân 3.000.000 đ/người/ tháng.

Trong 7 tàu Tổng công ty Hàng hải Việt Nam đầu tư mua sắm bằng nguồn thuê mua và vay mua đến 31/10/2023 Tổng công ty đẫ trả được 25.852.126 USD và 10.040.000.000 VND nợ gốc; 5.422.146 USD lãi vay.

Dư nợ dài hạn các tổ chức tín dụng đến ngày 31/10/2023 còn lại như sau:

  • Tổng số tiền đồng: 6.913.000 VND
  • Tổng số tiền Đo la: 13.361.950 USD Trong đó:
  • Quỹ hỗ trợ phát triển: 6.913.000.000 VND
  • LG – INTERNATIONAL CORP. [thanh toán qua Ngân hàng TMCP Hàng hải 4.016.250 USDF]
  • Ngân hàng TMCP á Châu: 3.568.200 USD
  • Ngân hàng TMCP Quân đội: 2.357.500 USD
  • Ngân hàng công thương Đống Đa: 3.420.000 USD Luận văn: Thực trạng công tác thẩm định tài chính tại VietinBank

Tổng công ty luôn đảm bảo trả gốc và lãi các khoản vay sòng phẳng [không có nợ đọng và lãi treo]. Thực hiện tốt các quy định của ngân hàng, tạo nên uy tín ngày càng lớn với các bạn hàng trong và ngoài nước.

2.Khả năng chuyên môn, kinh nghiệm người quản lí.

Cơ cấu cán bộ quản lí của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam:

  • 1 Chủ tịch Hội đồng Quản trị: Phó giáo sư, Tiến sĩ kinh tế vận tải biển.
  • 1 Tổng giám đốc: Kĩ sư kinh tế vận tải biển.
  • 1 Trưởng ban kiểm soát: Kĩ sư kinh tế vận tải biển.
  • 5 Phó Tổng giám đốc: đều có trình độ Tiến sĩ, Thạc sĩ, Kĩ sư.
  • Trưởng phó các ban: có trình độ Tiến sĩ, Thạc sĩ, Kĩ sư.

Qua hơn 4 năm hoạt động đội ngũ cán bộ quản lí của Tổng công ty luôn được chính phủ, các ban ngành liên quan đánh giá cao, nhiều lần được nhận bằng khen của Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải.

3.Tình sản xuất kinh doanh của văn phòng Tổng công ty qua hơn gần 4 năm [2020 tháng năm 2023].

Cụ thể theo bảng sau:

Bảng 1: Tình hình sản suất kinh doanh qua gần 4 năm 2020 – 9 tháng năm 2023

Giải thích một số chỉ tiêu trong bảng: Luận văn: Thực trạng công tác thẩm định tài chính tại VietinBank

  • Năm 2020 nguồn vốn kinh doanh toàn bộ là vốn lưu động [1.600 tr. đồng – do Ngân sách cấp].
  • Số nợ Ngân sách đến ngày 31/12/2022 đã được thanh toán trong tháng 1/2023.
  • Nguồn vốn kinh doanh năm 2021 tăng hơn so với năm 2020 do:
  • Ngân sách cấp 600 tr. đồng
  • Nhận khách sạn Hàng hải từ công ty cung ứng Dịch vụ Hàng hải I đểt i 5.549 tr. đồng
  • Nhận vốn góp liên doanh 3.352 tr. đồng.
  • Nhận vốn góp của công ty cổ phần Đại lí liên hiệp vận chuyển 1.127 tr. đồng.
  • Nguồn vốn kinh doanh năm 2022 tăng so với năm 2021 do:

Vốn tự bổ sung – Nhận KSHH đợt II 2.391 tr. đồng

  • Vốn cổ phần – đánh giá lại phần vốn của NN 14.745 tr. đồng.
  • vốn hợp tác kinh doanh với Marina Hà Nội 15.050 tr. đồng

Nguồn vốn chủ sở hữu 9 tháng đầu năm 2023 so với năm 2022 tăng 40.403 tr. đồng do:

  • Các quỹ tăng 15.531 tr đồng
  • Nguồn vốn đầu tư XDCB tăng 24.972 tr. đồng

Nhận xét

Về sản xuất kinh doanh: Năm 2022 và 9 tháng đầu năm 2023 hoạt động sản xuất kinh doanh ngành Hàng hải ngoài tác động gián tiếp của những khó khăn về khủng hoảng kinh tế tài chính Châu, thiên tai lớn… hoạt động của toàn ngành còn gặp phải những khó khăn trực tiếp khác như: Luận văn: Thực trạng công tác thẩm định tài chính tại VietinBank

Giá cước vận tải tiếp tục giảm sút do cung đã vượt quá cầu, như các mặt hàng dầu thô, hàng bao,… mức giảm bình quân từ 10- 15 %so với năm 2021.

Giá nhiên liệu tại thị trường nước ngoài tăng vọt từ 60% đến hơn 100% so với năm 2021.

Thuế VAT được áp dụng từ 01/01/2022 so với mức thuế suất cao gấp 2-3 lần so với thuế doanh thu, lợi nhuận của tất cả các hoạt động vận tải, bốc xếp, dịch vụ đều giảm.

Riêng về bốc xếp và dịch vụ do có nhiều cảng và các công ty dịch vụ mới được thành lập, để có việc làm, các đơn vị này đã liên tục giảm giá và áp dụng tỉ lệ hoa hồng cho thị trường rối loạn, cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn.

Tuy nhiên, bên cạnh những khó khăn trên, sau gần 4 năm hoạt động kinh doanh Tổng công ty Hàng hải Việt nam vẫn giữ vững nhịp độ sản xuất, kinh doanh ổn định và đạt mức tăng trưởng khá. Cụ thể:

  • Sản lượng: 9 tháng năm 2023 tăng so với năm 2020 là: 954.063 tr.tấn.
  • Doanh thu: 9 tháng năm 2023 tăng so với năm 2020 là: 100.136 tr.đồng.
  • Lợi nhuận: 9 tháng năm 2023 tăng so với năm 2020 là 511 tr. đồng.

Các chỉ tiêu kinh tế:

Nhìn chung doanh nghiệp có khả năng thanh toán tốt các khoản nợ đến hạn: số dư vốn bằng tiền bình quân từ 40- 45 tỷ. Do vậy, thanh toán chung, thanh toán ngắn hạn >1; Thanh toán nhanh > 0.5.

Tỷ suất lợi nhuận / Doanh thu năm sau lớn hơn năm trước và lớn hơn lãi vay Ngân hàng.

Hệ số tài trợ năm sau cao hơn năm trước [0,04 < 0.2 0, IRR = 9% >Lãi suất vay Ngân hàng.

  • Độ nhạy của dự án khi tăng doanh thu và biến đổi chi phí 1% giá trị NPV và IRR vẫn đạt ở mức cho phép [NPV >0; IRR > lãi suất vay Ngân hàng].
  • VII. Phương án cho vay và thu nợ.

    1.Phương án cho vay.

    Căn cứ:

    • Nghị định 99/2021/NĐ-CP ngày 28/11/98 về quản lí mua, bán tàu biển Quốc tế về Việt Nam;
    • Dự án đầu tư kinh doanh tàu KEDAH;
    • Công văn số 981/TCKT ngày 17/11/2023 V/v “Đề nghị cho vay vốn mua tàu chở container KEDAH “của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam;
    • Đơn xin vay vốn ngày 20/11/2023 của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam;

    Hợp đồng tín dụng giữa Ngân hàng Công thương Đống Đa với Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, Ngân hàng sẽ phát tiền vay theo hợp đồng mua bán tàu. Cụ thể là: trước ngày giao tàu 3 ngày [ngày giao tàu trong hợp đồng mua bán tàu] Ngân hàng sẽ chuyển số tiền 7.380.000 USD vào tài khoản “Đồng chủ sở hữu” mang tên người bán và người mua tại một Ngân hàng ở Singapore để trả tiền tàu. Ngày bắt đầu chuyển tàu đi sẽ là ngày ghi nợ số tiền 7.380.000 USD cho Tổng công ty Hàng hải Việt Nam.

    2.Phương án thu nợ. Luận văn: Thực trạng công tác thẩm định tài chính tại VietinBank

    Thời hạn trả nợ Ngân hàng: 6,5 năm = 78 tháng

    Thời gian ân hạn 6 tháng: – Chờ mua tàu 3 tháng

    • Sơn, thay thế, sưả chữa: 2 tháng
    • Chạy thử: 1 tháng

    Thời hạn cho vay: 78 tháng + 6 tháng = 84 tháng.

    Tổng số vay Ngân hàng là: 7.380.000 USD sẽ được trả trong 6 năm 6 tháng [6,5 năm]. Bình quân mỗi năm sẽ trả: 7.380.000: 6,5 = 1.135.385 USD.

    Nguồn khấu hao cơ bản [khấu hao trong 7 năm – theo Công văn số 166/2022/ QĐ-BTC của Bộ tài chính ngày 30/12/2022 cho phép mua tàu biển được khấu hao từ 7 – 15 năm].

    Giá mua – Tiền bán sắt= vụn

    Khấu hao cơ bản một năm 7.380.000 – 952=.500

    Số còn lại: 1.135.385 USD – 1.049.643 USD = 85.742 USD sẽ dùng lợi nhuận hàng năm để trả.

    Kế hoạch phân bổ trả nợ hàng năm: chi tiết theo bảng sau

    Bảng 3: Kế hoạch trả nợ gốc và lãi

    Thẩm định biện pháp bảo đảm tiền vay: Luận văn: Thực trạng công tác thẩm định tài chính tại VietinBank

    • Thực hiện cho vay dự án trên theo biện pháp cho vay không có bảo đảm bằng tài sản căn cứ vào:
    • Nghị định 178/2022/NĐ – CP ngày 29/12/2022 của Thủ tướng Chính phủ; Thông tư 06/2023/TT -NHNNI ngày 04/04/2023; Hướng dẫn thực hiện đảm bảo tiền vay 1219/CV
    • NHCT5 ngày 01/06/2023; bổ sung công văn 1219/CV- NHCT5 ngày 27/06/2023; Nghị quyết 11 của Chính phủ về một số giải pháp điều hành kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 6 tháng năm 2023.

    Tổng công ty Hàng hải Việt Nam là Tổng công ty 91 được Chính phủ thành lập. Qua các hoạt động luôn có lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước. Đóng góp đầy đủ với Nhà nước và người lao động. Không có nợ quá và lãi treo với các tổ chức tín dụng cũng như các bạn hàng trong và ngoài nước. Dự án vay mua tàu Phú Xuân tại Ngân hàng Công thương Đống Đa đã và đang phát huy hiệu quả. Doanh thu cho thuê tàu thực tế: 5.460 USD/ ngày so với giá cho thuê trong dự án mua tàu Phú Xuân là 5.000 USD/ ngày. Mặt khác, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam luôn thực hiện đúng cam kết cầm cố, thế chấp tàu Phú Xuân và duy trì số dư trên tài khoản tiền gửi từ 500.000 USD – 800.000 Usd.

    • Việc đầu tư hợp lý theo đề án phát triển đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
    • Tổng công ty Hàng hải Việt Nam có dự án đầu tư và kinh doanh tàu KEDAH đã được Bộ trưởng Bộ GTVT phê duyệt và có khả năng trả gốc và lãi vay theo hạn định.
    • Tổng công ty có công văn cam kết tàu sẽ được bảo hiểm đầy đủ tại công ty bảo hiểm, khi xảy ra tổ thất thì người hưởng thụ sẽ là Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa.

    Kết luận và ý kiến đề xuất của Ngân hàng Công thương Đống Đa

    Sau khi xem xét và thẩm định dự án “đầu tư mua tàu chở container KEDAH” Ngân hàng Công thương Đống Đa đã dưa ra một số nhận xét như sau: Luận văn: Thực trạng công tác thẩm định tài chính tại VietinBank

    • Hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp đầy đủ
    • Khi có sự cố về tàu, Tổng công ty đã có công văn cam kết mau bảo hiểm số 117/TCKT ngày 27/11/2023
    • áp dụng biện pháp cho vay không có bảo đảm bằng tài sản theo nghị định NĐ178/2022/NĐ – CP ngày 29/12/2022 của Chính Phủ và TT 06/2023/TT – NHNNI ngày 04/04/2023

    Đề nghị cho vay nới số tiền là 7.380.000 USD với thời gian cho vay là 84 tháng. Thời gian ân hạn 6 tháng. Lãi suất cho vay 6,7% / năm. Thời hạn trả nợ 78 tháng

    Tổng công ty Hàng hải Việt Nam là đơ3n vị kinh doanh có hiệu quả qua các năm 2021,2022 và 9 tháng đầu năm 2023 từ khi dặt quan hệ tín dụng tại Ngân hàng Công thương Đống Đa đơn vị đều chấp hành tốt chế độ tín dụng hiện hành. Dự án mua tàu vận chuyển container có tinh khả thi thể hiện qua các chỉ tiêu hiệu quả sử dung vốn. Biện pháp bảo đảm tiền vay áp dụng điều 20/NĐ 178/2022/ NĐ – CP/29/12/2023 và TT] 06/04/2023/TT/NHNNI

    Trên đây là một ví dụ về công tác thẩm định dự án tại Ngân hàng Công thương Đống Đa.

    2.2.2. Đánh giá và nhận xét về chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng Công thương Đống Đa Luận văn: Thực trạng công tác thẩm định tài chính tại VietinBank

    Như trên đã nói, với tư cách là một “bà đỡ”về mặt tài chính cho các dự án đầu tư sản xuất kinh doanh, việc thẩm định rất quan trọng đối với Ngân hàng, nó không những đánh giá hiệu quả của dự án mà còn bảo đảm sự an toàn cho các nguồn vốn đầu tư của Ngân hàng cho dự án. Là người bỏ vốn đầu tư, Ngân hàng luôn ý thức đầy đủ hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng tiềm ẩn trong nó nhieu rủi ro, do đó, NHCT Đống Đa rất coi trọng công tác thẩm định dự án đầu tư.

    Qua nghiên cứu thực tế công tác thẩm định dự án đầu tư tại NHCT Đống Đa đồng thời căn cứ vào những chính sách, cơ chế hiện hành đang được áp dụng nhìn chung ta thấy trong những năm gần đây, công tác thẩm định dự án đầu tư được NHCT Đống Đa đặc biệt coi trọng và đã đạt được những hiệu quả đáng khích lệ, bên cạnh đó còn những hạn chế cần được khắc phục và giải quyết.

    2.2.2.1 Một số thành tựu đạt được:

    Chúng ta biết rằng trên nguyên tắc tất cả các dự án xin vay đều qua bước thẩm định kĩ càng khi duyệt cho vay. Tuy nhiên, với món vay ngắn hạn lơn so với các dự án cho vay trung dài hạn. Sở dĩ như vậy là vì các dự án đầu tư trung – dài hạn có thời hạn thu hồi vốn dài, do vậy khó xác định được các yếu tố liên quan đến hiệu quả của vốn vay trong tương lai.

    Trong công tác tín dụng, nhờ có nhận thức đúng đắn và quán triệt được phương châm “Mở rộng cho vay đến đâu phải chắc chắn và có hiệu quả đến đó” nên công tác thẩm định đã được NHCT Đống Đa rất coi trọng trong xét duyệt cho vay. Quy trình thẩm định tín dụng của NHCT Đống Đa được coi là một quy trình tương đối chặt chẽ và có tính khoa học. Các bước xét duyệt một món vay có mối quan hệ chặt chẽ và có thể bổ sung cho nhau. Chính vì vậy, nếu thực hiện đầy đủ các bước của quy trình trước thông qua việc thực hiện các quy trình tiếp theo. Do đó công tác thẩm định tín dụng được tiến hành nghiêm túc nên năm 2022 đã gần như không phát sinh nợ khó đòi. Nợ quá hạn các dự án trung và dài hạn so với tổng dư nợ là 0,44%, đây là con số rất thấp so với toàn ngành, chủ yếu là nợ quá hạn trong cho vay ngắn hạn. Luận văn: Thực trạng công tác thẩm định tài chính tại VietinBank

    Các cán bộ kỹ thuật được bố trí phụ trách thích hợp với từng quy mô sản xuất của đơn vị loại hình sản xuất. Với những dự án đầu tư xin vay, cán bộ tín dụng đã đi sâu kiểm tra, xem xet mọi phương diện của dự án, từ đó tiến hành phân tích, đánh giá kỹ càng để đưa ra kết luận cuối cùng là có đầu tư hay không. Xuất phát từ đây mà cán bộ tín dụng đưa ra kỳ hạn nợ rất sát với chu kỳ sản xuất kinh doanh đồng thưòi bám sát và kiểm tra đôn đốc thu nợ đạt kết quả tốt. Các cán bộ tín dụng đã dần dần xâm nhập vào thị trường, bám sát các đơn vị kinh tế cơ sở, giúp các doanh nghiệp thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuát kinh doanh.

    Ngân hàng cũng đã chú ý đến phân tích các ngành mà các doanh nghiệp hoạt động và cạnh tranh. Vì không một cán bộ tín nào có thể hiểu tường tận về mọi ngành nghề, mọi lĩnh vực, nên tại Ngân hàng dã thực hiện chuyên môn hoá lĩnh vực chi vay và giao dịch với một phân đoạn cụ thể, mỗi một cán bộ tín dụng phụ trách một số doanh nghiệp nhất định. Chính nhờ đó, cán bộ tín dụng am hiểu về một số chỉ tiêu chung của ngành để so sánh, đối với các chỉ tiêu đó ở doanh nghiệp.

    Giai đoạn kiểm tra sau khi cho vay cũng được thực hiện chặt chẽ, với nhiều lần trực tiếp xuống cơ sở kiểm tra của cán bộ tín dụng. Trách nhiệm của khoản vay gắn liền với trách nhiệm của cán bộ tín dụng nên việc kiểm tra, kiểm soát món vay được cán bộ tín dụng thực hiện với tinh thần trách nhiệm cao.

    Khi phát hiện đơn vị sử dụng vốn sai mục đích, Ngân hàng đã kiên quyết xử lý với các hình thức sau:

    • Trưng thu ngay số vốn đã phát ra.
    • Bắt hoàn trả bằng tiền từ các nguồn thu khác.
    • Thanh lý tài sản, đồ dùng có giá trị hoặc thanh lý tài sản thế chấp.
    • Phạt không quan hệ tín dụng.

    Là một DNNN có quan hệ giao dịch rộng với nhiều donh nghiệp và cơ quan khác trong và ngoài ngành Ngân hàng nên nguồn thông tin tín dụng của Ngân hàng tương đối dồi dào. Với các nguồn thông tin này, chất lượng tín dụng cũng được nâng lên rất nhiều. Ngoài ra, Ngân hàng cũng đã chú trọng đến việc lấy thông tin trực tiếp từ khách hàng như: phỏng vấn người đi vay, điều tra trực tiếp tại cơ sở… nên chất lượng của thẩm định không ngừng được nâng cao.

    Với thời gian hoạt động dài, Ngân hàng đã tạo ra được uy tín trong quan hệ với khách hàng và với các Ngân hàng bạn, các tổ chức trong và ngoài nước. Các tổ chức đã mạnh dạn rót vốn cho các dự án thông qua Ngân hàng là người bảo lãnh.

    Trong quá trình thẩm định, cán bộ ín dụng luôn chú trọng đến việc phân tích và đánh giá mức độ tổng hợp của vốn đầu tư, thời điểm rót vốn của dự án để nguồn vốn đầu tư được sử dụng hiệu quả nhất, tiết kiệm nhất, đặc biệt là đối với các dự án cần nhiều ngoại tệ. Luận văn: Thực trạng công tác thẩm định tài chính tại VietinBank

    Năng lực của người vay vốn mà dặc biệt là khả năng quản lý và khả năng sản xuất kinh doanh cũng đã được Ngân hàng chú ý tới, các khoản tín dụng lớn thường được phê duyệt với những khách hàng có đủ năng lực và uy tín. Thẩm định tư cách khách hàng cũng được cán bộ tín dụng tương đối quan tâm.

    Công tác phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp được thực hiện đầy đủ theo định kỳ đã giúp Ngân hàng nắm được các thông tin mang tính cập nhật về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và khả năng tài chính của khách hàng để từ đó có những biện pháp theo dõi và có thể đưa ra những quyết định phù hợp.

    Khi cho vay Ngân hàng luôn chú trọng nguyên tắc vay vốn phải có vật tư hàng hoá tương đương để bảo đảm, đặc biệt để hạn ché rủi ro Ngân hàng khai thác triệt để việc thế chấp của đơn vị vay vốn. Đối với những đơn vị kinh doanh có tính chất mạo hiểm, có khả năg gặp rủi ro lớn thì Ngân hàng chỉ cho vay nếu có tài sản gửi tại Ngân hàng. Những trường hợp khách hàng thế chấp bằng tài sản cố định và giấy tờ có giá trị đều được xem xet một cách chặt chẽ và chỉ khi chứng minh được tính hợp pháp và đúng đắn của nó thì Ngân hàng mới chấp thuận. Việc định kỳ hạn nợ được Ngân hàng rất coi trọng, nó có liên quan dến việc Ngân hàng quyết định lượng vốn vay. Vì nếu định kỳ hạn nợ không đúng với chu kỳ sản xuất, thời điểm tiêu thụ sản phẩm thì sẽ dễ dàng đẫn đến việc vốn vay bị sử dụng sai mục đích hoặc chưa trả được nợ, phải gia hạn nợ. Còn nếu lượng vốn vay nhiều quá sẽ gây ra tình trạng thừa vốn hoặc vốn vay ít quá thì không đủ điều kiện tiến hành sản xuất. Nếu rơi vào trong các trường hợp trên thì rất có thể dẫn tới rủi ro cho Ngân hàng trong việc thu nợ. Nhờ nhận thức như vậy mà trong năm qua Ngân hàng đều đảm bảo đủ vốn cho các đơn vị tiến hành sản xuất kinh doanh nhưng việc định kỳ hạn nợ rất sát với chu kỳ sản xuất, chỉ có một số ít trường hợp định kỳ hạn nợ không đúng phải gia hạn nợ.

    Trên đây là những thành tựu đã đạt được trong công tác thẩm định dự án đầu tư ở Ngân hàng Công thương Đống Đa. Tuy nhiên đây không phải là tất cả những gì mà Ngân hàng mong muốn. Điều đó đồi hỏi một sự không ngừng đổi mới nâng cao hiệu quả, vai trò của công tác thẩm định dự án đầu tư, góp phần bảo đảm cho chất lượng kinh doanh của Ngân hàng ngày càng tăng lên., tiếp tục đổi mới, khắc phục những bất cập để theo kịp với sự phát triển chung của nền kinh tế trong nước và trên toàn thế giới.

    2.2.2.2 Những mặt tồn tại và khó khăn vướng mắc

    Nhằm góp phần nâng cao vai trò công tác thẩm định dự án đầu tư thì trước hết, chúng ta không chỉ nhìn thấy mặt mạnh đã đạt được mà bên cạnh đó chúng ta cũng cần phải nhìn thấy những yếu kém của mình để từ đó hạn chế khắc phục những thiếu sót. Vì thế trong mục này, chúng ta cùng nhau đưa ra một số vấn đề cần xem xét để từ đó có phương hướng giải quyêt hợp lý.

    Xét về khía cạnh tài chính: Luận văn: Thực trạng công tác thẩm định tài chính tại VietinBank

    Thẩm định phương diện tài chính, đánh giá các chỉ tiêu tài chính luôn là ưu tiên hàng đầu đối với một dự án đầu tư khi được Ngân hàng xem xét. Chính vì vậy, mà những tồn tại trong công tác thẩm định tại Ngân hàng Công thương Đống Đa cần được chỉ ra:

    Một là: Theo như lý thuyết thì “hệ số tài trợ”, “năng lực đi vay”olà những chỉ tiêu kinh tế được xem xét trước tiên khi quyết định cho vay, đầu tư trung dài hạn. Vì nó đánh giá năng lực tài chính thực tế của đơn vị trong sản xuất kinh doanh. Xét về mặt tài chính thì hệ số tài trợ nhỏ trong điều kiện lãi suất Ngân hàng thấp thì điều kiện này là rất có lợi cho Ngân hàng.Nhưng trong điều kiện, lãi suất Ngân hàng cao điều này sẽ tạo ra một gánh nặng lớn trong tổng chi phí vì chi phí vốn lúc này sẽ cao. Trong thực tế hiện nay, Ngân hàng vẫn chưa chấp nhận những dự án có hệ số tài trợ nhỏ [< 0,5] điều này theo lý thuyết là không được bởi vì, nó phản ánh năng lực tài chính của doanh nghiệp yếu kém.

    Hai là: một dự án đầu tư của doanh nghiệp lập ra nhằm tạo ra lợi nhuận cho mình, tạo lợ ích cho xã hội. Nhưng để dự án có tính khả thi doanh nghiệp phải có nguồn vốn đối ứng lớn ít nhất là 30% tổng số vốn đầu tư. Điều này nhằm đảm bảo khả năng an toàn các dự án, tăng trách nhiệm của doanh nghiệp đối với dự án, sẽ tăng hiệu quả và giảm rủi ro cho các dự án. Đây là một yêu cầu bắt buộc đối với các dự án trình Ngân hàng nhất là các dự án lớn mang tính sản xuất kinh doanh. Nhưng trong công tác thẩm định tại Ngân hàng cho thấy Ngân hàng đã tbỏ qua điều này ví dụ như dự án đã trình bày tại mục 2.2.1 khi tổng vốn đầu tư của dự án cần là 8.300.000 USD, nhưng doanh nghiệp đã vay Ngân hàng tới 7.380.000 USD bằng 88,9% tổng số vốn. Và Ngân hàng chỉ chú ý đến chỉ số về lợi nhuận tăng hàng năm. Cho nên khi quyết định đầu tư Ngân hàng chỉ chú ý đến nguồn trả nợ.

    Ba là: trong quá trình thẩm định dự án đầu tư Ngân hàng chưa hiểu đúng bản chất của thẩn định tài chính. Do đó, Ngân hàng đã quá tập trung vào việc xem xét khả năng trả nợ hàng năm của dự án qua việc tính toán nguồn trả nợ bằng khấu hao + lợi nhuận ròng và dừng lại ở đó. Ngân hàng rất ít quan tâm đến hiệu quả tài chính cuối cùng của toàn bộ dự án đầu tư. Điều này là chưa chính xác theo đúng mục tiêu của thẩm định tài chính thì cả dự án có hiệu quả tài chính chắc chắn có khả năng trả nợ và khi đó vấn đề chỉ còn là thời gian trả nợ. Xuất phát từ quan điểm như vậy, Ngân hàng đã lựa chọn các dự án đầu tư không dựa nhiều vào các hiệu quả NPV, IRR mà dựa trên khả năng trả nợ hàng năm về mối quan hệ nào khác là không đúng. Nếu theo phương châm này một dự án thường có thời gian khấu hao và thời gian trả nợ là nhác nhau, ví dụ 10 năm và 5 năm. Khi hàng năm các doanh nghiệp phải lấy tất cả các nguồn khấu hao + chi phí lãi vay trong 5 năm đầu trả nợ cho Ngân hàng không đủ nhưng 5 năm tiếp theo không phải trả doanh nghiệp có thể có một tổng lợi nhuận lớn xét về tổng thể các chỉ số NPV, IRR vẫn cho phép dự án thực hiện. Như vậy, Ngân hàng sẽ không cho vay và làm cho dự án không thực hiện được [điều này đã được khắc phục ở ví dụ đã trình bày trên nhưng vẫn xảy ra ở một số dự án]. Có ý kiến cho rằng chỉ nên tính từ nguồn khấu hao TSCĐ của dự án. Thời gian qua Ngân hàng tính cả hai nhóm khấu hao + lợi nhuận để lại hàng năm với tỷ lệ khá lớn nên đến khi trả nợ nhiều doanh nghiệp không trả được. Luận văn: Thực trạng công tác thẩm định tài chính tại VietinBank

    Bốn là: Việc phân tích và đánh giá độ nhạy của dự án không được thực hiện. Cho nên quá trình đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án mới chỉ dừng lại ở việc xem xét ở trạng thái tĩnh. Không đi sâu xem xét những thay đổi có thể có của các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án trong điều kiện biến đổi của nền kinh tế, của thị trường [như biến đổi giá, lãi suất chiết khấu, lạm phát giá cả, tăng giảm vốn đầu tư…]. Chính vì vậy, chưa chỉ ra được những nhân tố chính ảnh hưởng xấu tới hoạt động của dự án để có những biện pháp hữu hiệu hỗ trợ để hạn chế các rủi ro.

    Năm là: Về việc lập và tính toán hiệu qủa kinh tế của dự án Ngân hàng đã lập được bảng thu chi dự kiến hàng năm, bảng tổng hợp hiệu quả kinh tế của dự án đầu tư. Đồng thời, có xem xét so sánh với trước khi đầu tư nhưng chưa lập được hết các năm của dự án, mới chỉ tính toán được các chỉ tiêu trong vài ba năm, chưa lập được bảng cân đối kế toán dự kiến, kế hoặch ngân quỹ. Bảng cân đối thu chi, bảng tổng hợp hiệu quả kinh tế của dự án sau đầu tư mới chỉ quan tâm đến doanh thu, chi phí, khấu hao, thuế, lợi nhuận, hệ số thu hồi vốn,. Các tính toán khác như xác định hợp lý của nhu cầu vốn lưu động, các chính sách về ngân quỹ… chưa được tính đến.

    Sáu là: trong việc xác định các chi phí hàng năm, các khoản tính mới chỉ mang tính áng chừng, hầu hết đều dựa vào số liệu trên hồ sơ của khách hàng. Trong một só dự án, một số khoản tính còn chưa được tìm hiểu thực tế. Việc tính toán đôi khi chỉ đảm bảo đủ khoản mục nhưng chưa đảm bảo chính xác hợp lý.

    Bảy là: việc tính toán, xác định “đời dự án”, thời hạn cho vay chưa phù hợp với khả năng thu hồi vốn của dự án còn gò ép dẫn đến khó khăn cho người vay trong việc cam kết trả nợ Ngân hàng

    Khi thẩm định Ngân hàng chưa thực sự quan tâm đến việc dự kiến “đời dự án”trên cơ sở nghiên cứu khả năng thu hồ vốn. Ví dụ như sự tiến bộ của KHKT công nghệ, quy hoạch phát triển kinh tế có liên quan đến dự án… Như vậy đã dẫn đến sự biến động về thời hạn cho vay hoặc quyết định cho vay không chính xác. Luận văn: Thực trạng công tác thẩm định tài chính tại VietinBank

    Công văn mới của NHNN Việt Nam ra đời ngày 31/5/2020 vè việc “Hướng dẫn thực hiện những giải pháp cấp bách của Chính phủ và Thủ tướng chỉnh phủ về tài sản thế chấp” liên quan đến công tác tín dụng Ngân hàng phần nào giảm bớt thói quen dựa vào tài sản thế chấp để duyệt các khoản cho vay, tuy nhiên đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, Ngân hàng vẫn chú trọng đến điều kiện tài sản đảm bảo món cho vay. Tài sản là một điều kiện quan trọng nhưng thực chất tác dụng của nó không phải là cao bởi vì nếu khách hàng có ý định không tốt thì dù giá trị tài sản bảo đảm có cao bao nhiêu chăng nữa thì khoản vay vẫn có mức độ rủi ro cao. Mặt khác, phát mãi tài sản là biện pháp bất đắc dĩ đối với Ngân hàng vì khi đó quan hệ giữa Ngân hàng và khách hàng coi như chấm dứt và ảnh hưởng đến tâm lý chung của khách hàng khác. Tài sản thế chấp cũng rất khó phát mãi đặc biệt trong trường hợp vật thế chấp lại là những dây chuyền sản xuất hay ở nhà. Quá chú trọng đến tài sản đảm bảo còn làm hạn chế tính năng động, sáng tạo của cán bộ tín dụng và gây ra tâm lý ỷ lại vào tài sản thế chấp mà lơi lỏng các mặt khác. Quan niệm về tín dụng có trả bị đơn giản hoá, tài sản thế chấp từ chỗ vật làm tin cuối cùng đã trở thành vật cứu cánh cho mọi quyết định cho vay.

    • Xét về khiá cạnh phi tài chính:

    Thứ nhất: Thông tin số liệu làm căn cứ tính toán thẩm định chưa đầy đủ dẫn đến khó đánh giá hoặc đánh giá sai về khách hàng hiệu quả kinh tế xã hội và tính khả thi của dự án.

    Pháp lệnh kế toán thống kê chưa được thực hiện nghiêm túc, nhất là khu vực kinh tế ngoài qức doanh. Việc hạch toán của doanh nghiệp nhiều khi không đúng thực chất và chưa có chế độ kiểm toán bắt buộc nên rất khó đánh giá thực trạng khả năng tài chính, tình hình thanh toán, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.Mặt khác, hạch toán không được cập nhật, doanh nghiệp chỉ có bảng cân đối tài khoản hoặc lập quyết toán theo

    tháng, quý, thậm chí 6 tháng một lần nên số liệu cung cấp cho Ngân hàng không kịp thời và thường sai lệch so với hiện tại. Trung tâm CIC của NHNN lấy số liệu từ các bảng cân đối kế toán, bảng thống kê tài khoản, bảng thống kê tài sản của doanh nghiệp do ngân hàng thương mại cung cấp thường bị chậm và cũng chưa được chuẩn xác.

    Ngân hàng khó có thể đối chiếu tình hình công nợ, nợ khê đọng, nợ khó đòi của đơn vị, nên Ngân hàng gặp khó khăn trong việc thẩn định tình hình tài chính của doanh nghiệp. Luận văn: Thực trạng công tác thẩm định tài chính tại VietinBank

    Việc xác định nguồn vốn của doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp tư nhân để xác định mức độ tự chủ về vốn của doanh nghiệp trong phương án đầu tư rất khó khăn và thường không chính xác.

    Biến động giá cả, vật tư hàng hoá và thị trường tác động mạnh và có yếu tố quyết định đến hiệu quả của dự án trong khi Ngân hàng nắm bắt thị trường chưa nhanh nhạy. Do đó doanh nghiệp xây dựng phương án kinh doanh trên cơ sở giá thị trường nên phương án không đủ điều kiện thông tin để thẩm định.

    Các chỉ tiêu để tính toán không phù hợp với cấu trúc của các báo cáo tài chính nên gây khó khăn cho các cán bộ tín dụng khi tính toán các chỉ tiêu này. Chẳng hạn khi phân tích tình hình dự trữ vốn lưu động và vốn cố định thì vẫn dựa vào nguồn vốn cố định và vốn lưu động, trong khi trên báo cáo tài chính chúng được gộp lại thành nguồn vốn kinh doanh. Do vậy khi tính toán các chỉ tiêu này, các cán bộ tín dụng phải hỏi lại doanh nghiệp về mức cụ thể của các loại trên.

    Bên cạnh số liệu lịch sử về doanh nghiệp thiếu chính xác số liệu nên trong các báo cáo khả thi hoặc luận chứng kinh tế kỹ thuật cũng ở tình trạng như vậy. Trong đó các con số dự kiến về cân đối thu chi, khả năng tiêu thụ thường là ước tính chưa mang tính khoa học cao, nhất là áp dụng phương pháp toán học để tính toán. Từ đó tính toán cá chỉ tiêu điểm hoà vốn, NPV, IRR và mốc các chỉ tiêu đi cùng thiếu chính xác.

    Việc tổng hợp thông tin, đánh giá xếp loại doanh nghiệp chưa có cơ quan nào chính thức thực hiện [chẳng hạn như Pháp thì NHNN làm việc này]. Mặt khác chưa có khung định hướng chung về tiêu chuẩn và phương pháp phân loại doanh nghiệp. Dẫn đến có thể xảy ra tình trạng cùng một doanh nghiệp nhưng đơn vị chủ quản đầu tư xếp hon loại A, MHTM xếp họ loại B, NHĐT & PT xếp họ loại c… Luận văn: Thực trạng công tác thẩm định tài chính tại VietinBank

    Thông tin tổng hợp từ NHNN, NHCT Việt Nam cũng như tại NHCT Đống Đa về tình hình và xu hướng phát triển các ngành kinh tế trong từng thời kỳ còn ít, chưa kịp thời nên Ngân hàng thiếu căn cứ, thông tin vĩ mô trong việc thẩm định.

    Thứ hai: Đội ngũ cán bộ còn bất cập về trình độ, kiến thức, chưa được huấn luyện tốt kỹ năng thẩm định

    Đa số cán bộ còn lúng túng khi thực hiện theo đúng bài bản. Điều dáng lưu ý là thiếu sự quan tâm tới tính chính xác của thông tin, số liệu nêu trong dự án mà chỉ “thụ động” lắp số liệu và công thức đó để tính toán. ví dụ, trong dự án nêu doanh thu kế hoạch là 2.448.000USD/ năm và chi phí là 2.064.034 USD/ năm thì cán bộ thẩm định đưa nguyên số ấy vào tính toán [coi như đã chấp nhận] mà không kiểm tra thẩm định xem doanh thu mà dự án đưa ra có chính xác hay không… Hoặc trường hợp thẩm định mức độ cần thiết của lượng máy, thiết bị sản xuất không nên để cho doanh nghiệp vay chuyển tiền đến người bán, sau đó người bán giao thiết bị bằng khoảng 60% số tiền đó, số còn lại được chuyển ngược lại cho doanh nghiệp bằng tiền để dùng làm vốn lưu động hoặc sử dụng vào những việc khác.

    Trong thời gian gần đây, NHNN VIệt Nam, NHCT việt Nam và một số tổ chức quốc tế đã tổ chức nhiều lớp đào tạo về thẩm định dự án nhưng chưa rộng khắp đến cán bộ thẩm định ở các chi nhánh, do đó, nhiều cán bộ tiếp cận dự án trực tiếp tại cơ sở chưa đủ trình độ về dự án để thẩm định và tham mưu cho lãnh đạo.

    Thứ ba là: Hệ thống các cơ quan, công ty tư vấn về thẩm định dự án, nhất là phương diện thị trường và kỹ thuật còn rất ít, chưa đủ tầm để Ngân hàng thuê xem xét một số mặt của dự án. Đây cũng là một nguyên nhân xảy ra tình trạng mua thiết bị không phù hợp với yêu cầu của dự án, hoặc cho vay vượt quá nhu cầu cần về thiết bị của người vay để người vay dùng vào việc khác như đã nêu trên. Bên cạnh đó khi thẩm dịnh về phương diện kỹ thuật Ngân hàng thường là người thụ động, còn dựa vào chủ đầu tư hay các cơ quan giám định và chỉ nắm được những thông số cơ bản như sản lượng hàng hoá sản xuất, chất lượng máy móc thiết bị [tổng quát nhất]… mà yếu tố công nghệ là yếu tố quyết định mang lại sự thành công cho dự án. Do đó Ngân hàng hoàn toàn xác định theo cảm tính khi thẩm định phương diện kỹ thuật Luận văn: Thực trạng công tác thẩm định tài chính tại VietinBank

    Thứ tư là: việc thẩm thị trường, thẩm định kỹ thuật ở một số dự án vẫn còn chưa sâu, đôi khi không chú ý đến các yếu tố về xã hội và môi trường của dự án. Điều này là do cán bộ chuyên trách về thẩm định dự án chủ yếu là tự nghiên cứu các tài liệu thẩm định chứ chưa được thăm gia các cấp về thẩm định thị trường và thẩm định về phương diện kinh tế.

    Thứ năm là: cơ chế vận hành của ta là uỷ ban nhân dân các cấp không chỉ là cấp quản lý nhà nước hành chính thuần tuý mà còn quản lý Nhà nước về cả kinh tế, sản xuất kinh doanh. Việc phân biệt hai chức năng nói trên đang là vấn đề cần được giải quyết từng bước. Nhà nước làm, xây dựng duyệt quy hoạch và chỉ đạo cụ thể các doanh nghiệp sản xuất cái gì, bao nhiêu, bán cho ai… dẫn đến nếu Ngân hàng thẩm định theo quy trình thì chậm trễ, thậm chí không đầu tư là tạo thế đối lập với chính quyền cấp tỉnh ở một mức độ nào đó về việc thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội địa phương mà việc lý giải không phải dễ dàng.

    Những hạn chế yếu kém là một tồn tại tất yếu trong mọi đối tượng, mọi hoạt động. Khi xem xét đều phải đánh giá khách quan những mặt đạt được, những đóng góp để phát huy và tìm ra những hạn chế yếu kém từ đó phân tích tìm ra nguyên nhân để có những giải pháp thích hợp để khắc phục những hạn chế.

    Những nguyên nhân thì có nhiều, tuy nhiên, có thể chia thành hai nhóm chính:

    • Nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng.
    • Nguyên nhân khách quan.

    Nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng:

    Thứ nhất là vấn đề cán bộ cụ thể là đội ngũ cán bộ trong ngân hàng.

    Đa số các bộ thiếu sự quan tâm tới chính xác của thông tin, số liệu nêu trong hồ sơ, tài liệu của đơn vị vay vốn.

    Cán bộ có trình độ về tin học còn hạn chế do đó không phát huy tính chủ động, sáng tạo trong hoạt động nghiệp vụ.

    Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thẩm định dự án còn chưa làm được, chưa có một chương trình đào tạo, phát triển tổng thể, cơ bản cho đội ngũ cán bộ thẩm định ở chi nhánh. Công tác thẩm định là một công tác vất vả đòi hỏi sự hiểu biết nhiều mặt trên nhiều lĩnh vực. Khi đưa ra một quyết định phải có một trình độ tổng hợp cao. Những cán bộ làm công tác này mới phần nào đáp ứng được yêu cầu của quá trình thẩm định, vì họ mới chuyển sang nền kinh tế sôi động và hiện đại, những dự án đầu tư ngày càng lớn và nhiều rủi ro cao. Họ chưa tiếp thu được các “công nghệ” thẩm dịnh tiên tiến.

    Thứ hai là phương pháp thẩm định hiệu quả tài chính dự án đầu tư Luận văn: Thực trạng công tác thẩm định tài chính tại VietinBank

    Giá trị thời gian của tiền chưa được xem xét một cách thực sự. Các phương pháp NPV, IRR chưa được sử dụng theo đúng nghĩa của nó, gây nhiều hạn chế cho việc nâng cao vai trò công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư.

    Thứ ba là về thông tin Thông tin số liệu làm căn cứ cho thẩm định chưa đầy đủ. Nguồn thông tin chủ yếu lấ từ đơn vị vay vốn, không kiểm tra tính chính xác, tin tưởng của nguồn số liệu. Đây là nguyên nhân cực kỳ quan trọng làm giảm vai trò của thẩm định tín dụng đầu tư.

    Mặc dù phòng thông tin điện tử đa được xác lập nhưng Ngân hàng chưa có một chương trình, kế họach, biện pháp cụ thể nào đưa ra để giải quyết vấn đề cung cấp thông cho thẩm định tín dụng vay vốn.

    THứ tư là vấn đề tổ chức: chưa phát huy được vai trò của hội đồng thẩm định trong công tác kiểm tra chất lượng thẩm định. Hội đồng thẩm định chỉ thẩm định các món vay có số vốn lớn.

    Thứ năm là công tác marketing ở trong khâu này còn hạn chế. Nhìn chung, các cán bộ tín dụng đã làm việc hết mình song bên cạnh đó vẫn còn một số cán bộ có thái độ tạo cho khách hàng đánh gia không tốt về phong cách làm việc dẫn đến hiệu quả không cao.

    Nguyên nhân bắt nguồn từ phía khách hàng

    Một số doanh nghiệp làm ăn theo lối tạm bợ chưa có định hướng kế hoạch lâu dài, không coi trọng uy tín của chính họ sãn sàng làm mọi chuyện để rút vốn của Ngân hàng. Bằng những thủ đoạn như lập dự án giả để lấy tièn sử dụng sai mục đích, đưa ra mức doanh thu quá cao để làm tăng tính khả thi của dự án… Luận văn: Thực trạng công tác thẩm định tài chính tại VietinBank

    Một số dự án vay vốn Ngân hàng chỉ là một phần, một mảng của dự án phát triển tổng thể của doanh nghiệp, có trường hợp doanh nghiệp vay vốn đầu tư một thiết bị lẻ trong dây chuyền sản xuất… Như vậy, việc tính toán hiệu quả kinh tế của dự án rất khó khăn và thường là tính doanh thu, chi phí lợi nhuận chung của cả dây chuyền, hoặc toàn doanh nghiệp.

    Một số nguyên nhân khác

    • Chưa có một chỉ têu chuẩn đối với công tác thẩm định.

    Ngành Ngân hàng tuy đã có những tiến bộ vượt bậc nhưng vẫn còn những yếu kém trong cơ chế hoạt động, điều hành, cạnh tranh, công nghệ Ngân hàng còn lạc hậu. Trình độ năng lực của cán bộ Ngân hàng thẩm định dự án chưa đạt yêu cầu, chưa đủ kinh nghiệm thẩm định dự án lớn phức tạp. Bên cạnh đó quan hệ của các ngân hàng thương mại Việt Nam chưa chặt chẽ chưa có sự phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau trong thẩm định dự án đầu tư, thẩm định dự án ở từng ngành, lĩnh vực cụ thể. Vai trò chỉ đạo trong hướng dẫn, hỗ trợ quản lý của Nhà nước về thẩm định chưa tốt. Thông tin tổng hợp từ NHNN, NHCT Việt Nam về tình hình xu hướng phát triển trong các ngành kinh tế trong từng thời kỳ còn ít, chưa kịp thời nên Ngân hàng thiếu căn cứ và thẩm định.

    Môi trường pháp lý cho hoạt động tín dụng Ngân hàng chưa đầy đủ. Việc thực hiện pháp lệnh kế toán, thống kê chưa nghiêm túc đại đa số các số liệu quyết toán và báo cáo tài chính của doanh nghiệp chưa thực hiện chế độ kiểm toán bắt buộc. Số liêu phản ánh không chính xác thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh đặc biẹt là khối kinh tế ngoài quốc doanh. Ngoài ra các cơ quan chịu trách nhiệm cấp chứng thư sỏ hữu tài sản và quản lý Nhà nước đối với bất động sản chưa thực hiện kịp thời việc cấp giấy tờ sở hữu cho các chủ đang sơ hữu, hoặc sử dụng tài sản. Do đó trong việc thế chấp và xử lý thế chấp vay vốn, Ngân hàng khó khăn phức tạp nhiều khi bị ách tắc. Hiệu quả của các cơ quan hành pháp chưa đáp ứng yêu cầu tranh chấp, tố tụng về hợp đồng kinh tế, hợp đồng dân sự, phát mãi tài sản, cầm cố bảo lãnh, chưa bảo vệ được quyền lợi chính đáng của Ngân hàng.

    Việc tổng hợp thông tin, đánh giá xếp loại doanh nghiệp hiện chưa có cơ quan nào chính thức thực hiện. Như ở Mỹ có hai tổ chức đánh giá hoạt động của doanh nghiệp, xếp loại doanh nghiệp theo các chỉ số tài chính. Họ có thể sắp xếp thứ tự theo năng lực tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả… Để có thể căn cứ vào đó mà bỏ vốn đầu tư của mình các doanh nghiệp xếp hạng cao thì mức độ rủi ro đầu tư càng nhỏ.

    Định hướng phát triển kinh tế của từng ngành, từng địa phương trong Tổng công ty chưa cụ thể, chưa khả thi hoặc chủ trương của các ngành hữu quan không thống nhất dẫn đến tình trạng khó khăn cho công tác thẩm định và quyết định cho vay ở chỗ, xét về mặt tài chính thì đạt nhưng xét về mặt kinh tế – xã hội thì không được, có thể tại doanh nghiệp hoạt đông thì thiếu sản phẩm đó nhưng trên bình diện chung thì là thừa và ngược lại ngoài ra những quy hoạch phát triển kinh tế không ổn định sẽ làm dự án ngừng hoạt động. Luận văn: Thực trạng công tác thẩm định tài chính tại VietinBank

    XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY: \===>>> Luận văn: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tại VietinBank

    Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: //hotrovietluanvan.com/ – Hoặc Gmail: hotrovietluanvan24@gmail.com

    Chủ Đề