Hướng dẫn cài đặt vps Informational

Trong bài viết dưới dây PAVietNam sẽ hướng dẫn quý khách kết nối với VPS Server của mình sau khi nhận được thông tin tài khoản từ hệ thống của PAVietNam.

Để kết nối với VPS Windows như sau:

Sử dụng công cụ Remote Desktop được tích sẵn trong hệ điều hành Windows.

Trước khi đi vào bài viết hướng dẫn sử dụng phần mềm Remote Desktop, PAVietNam sẽ hướng dẫn quý khách kiểm tra sơ bộ trạng thái của VPS trước khi thực hiện .Đi vào bài viết hướng dẫn sử dụng phần mềm Remote Desktop, PAVietNam sẽ hướng dẫn quý khách kiểm tra sơ bộ trạng thái của VPS trước khi thực hiện Remote.

Có hai điều kiện cần để có thể Remote tới VPS Server là :

+ Kết nối từ máy Remote đến VPS phải thông, chúng ta có thể kiểm tra như sau:

Vào Start -> Run -> CMD > Sử dụng lệnh ping để kiểm tra, nếu kết quả trả về như trong hình là thành công.

+ Chức năng Remote Desktop trên VPS phải được bật, hay nói cách khác Port mặc định 3389 của dịch vụ Remote Desktop phải được mở, kiểm tra như sau:

Vào Start -> Run -> CMD -> Sử dụng lệnh telnet . Ví dụ telnet 112.213.91.33 3389, nếu kết quả trả về như hình dưới là thành công

Việc kiểm tra trên chỉ mang tính sơ bộ, bởi còn nhiều yếu tố khác dẫn tới việc không thể kết nối tới VPS mặc cho việc kiểm tra hai điều kiện trên đều thành công. Khi không thể connect quý khách vui lòng gửi email về kythuat@pavietnam.vn kèm theo thông tin tài khoản quản trị để được hỗ trợ nhanh chóng.

Phần 1] Hướng dẫn sử dụng công cụ Remote Desktop

Bước 1: Để mở phần mềm Remote Desktop Connection quý khách có thể thực hiện các cách sau:

+ Start -> Run -> CMD -> mstsc -> OK

+ Start -> Run -> All Programs -> Accessories -> Remote Desktop Connection.

Sau khi mở phần mềm sẽ có giao diện như hình dưới

Bước 2: Trong mục Computer nhập địa chỉ IP của VPS ở đây là 112.213.91.33 và chọn Connect. Sau đó sẽ có thông báo như hình dưới

Bước 3: Tại cửa sổ Windows Security quý khách nhập password cho tài khoản VPS ở đây là admin, ngoài ra quý khách cũng có thể đăng nhập với tài khoản khác tại mục Use Another Account. Sau khi nhập password click chọn OK sẽ có thông báo như hình dưới

B4: Click chọn Yes, việc Remote thành công sẽ được kết quả như hình bên dưới

Phần 2] Sử dụng chức năng Local Resources để kết nối ổ đĩa tại máy Remote với VPS.Server

Bước 1: Tại giao diện phần mềm Remote Desktop Connection click chọn Show Options như hình dưới

Bước 2 : Tại tab Local Resources trong phần Local devices and resources chọn More

Bước 3: Tại hộp thoại này ta có thể chọn ổ đĩa để kết nối tới VPS trong phiên làm việc Remote. Ở đây PaVietNam chọn ổ OS [C:]

Bước 4: Thực hiện việc Remote như ở trên và ta sẽ có kết quả như hình dưới. Với việc sử dụng tính năng này, chúng ta có thể dễ dàng chuyển dữ liệu qua lại giữa VPS và máy Remote.

Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn quý khách tìm hiểu và sử dụng các chức năng cơ bản được tích hợp trong giao diện quản lý Cloud.

Tóm Tắt Bài Viết

1. Đăng nhập vào trang quản lý dịch vụ quý khách đã mua của BKNS:

  • Vào mục Your Active Products/Services [Dịch vụ đang hoạt động].
  • Chọn dịch vụ cloud quý khách đang sử dụng của BKNS. Ví dụ ở đây là Cloud-VM02

2: Sau khi chọn dịch vụ Cloud quý khách đang sử dụng của BKNS, giao diện quản lý dịch vụ Cloud sẽ mở ra:

  • Tại mục 1 – Action [Hành động]: Quý khách chú ý đến mục change password, ở đây quý khách có thể thay mật khẩu mới đăng nhập Cloud. Quý khách nhập mật khẩu mới và xác nhận lại mật khẩu mới đã nhập.
  • Sau khi thực hiện bước change password này quý khách lưu ý reboot lại VPS nhé.

  • Tại mục 2 – Additional Tools [Công cụ bổ sung]: Quý khách có thể sử dụng các công cụ như cài đặt lại hệ điều hành [reinstall], kiểm tra các bản backup [backups], kiểm tra các biểu đồ thể hiện mức độ sử dụng của cloud [graphs], kiểm tra lịch sử những tác vụ đã thực hiện [task history], thiết lập tường lửa [firewall]. Ở phần tiếp theo sẽ giải thích rõ hơn chức năng của từng công cụ.
  • Tại mục 3: Chứa đầy đủ thông tin dịch vụ về gói Cloud bao gồm: trạng thái dịch vụ, thời hạn sử dụng, thanh toán…

3. Các mục Actions và Additional Tools được tích hợp trong panel điều khiển dưới dạng các biểu tưởng để quý khách dễ thao tác hơn.

  • Tại mục actions: Quý khách hoàn toàn có thể thực hiện các thao tác bật [start], tắt cứng [stop], tắt mềm [shutdown], kiểm tra màn hình VNC của server [noVNC console] đối với Cloud đang sử dụng.
  • Khi thao tác kiểm tra màn hình VNC của server bằng noVNC console, quý khách có thể thao tác trực tiếp trên VPS mà không thông qua các phương thức gián tiếp như Remote Control Desktop [Windows] và SSH [Linux]. Phương thức này đặc biệt hữu ích giúp quý khách kiểm tra VPS trong trường hợp bị mất kết nối mạng.

  • Tại mục Additional Tools: Quý khách có thể thực hiện cài đặt lại hệ điều hành [reinstall], kiểm tra các bản backup [backups], kiểm tra các biểu đồ thể hiện mức độ sử dụng của cloud [graphs], kiểm tra lịch sử những tác vụ đã thực hiện [task history], thiết lập tường lửa [firewall].

4. Tiếp theo sẽ là thông tin kết nối và hoạt động của cloud:

Mục Information chứa các thông tin: Trạng thái hoạt động của cloud [status], hostname của cloud, thời gian cloud hoạt động [uptime], tài nguyên CPU đã sử dụng, tài nguyên Ram đã sử dụng, tốc độ đường truyền [Network Rate].

Chủ Đề