Hướng dẫn giáo án vẽ đồ dùng đồ chơi của bé

Lĩnh vực hoạt động thẩm mỹ: VẼ ĐỒ CHƠI CỦA BÉ I. Mục đích, yêu cầu : a] Kiến thức: - Trẻ biết vẽ các đồ chơi của mình b] Kỹ năn...

Lĩnh vực hoạt động thẩm mỹ:

VẼ ĐỒ CHƠI CỦA BÉ

I. Mục đích, yêu cầu:

a] Kiến thức:

- Trẻ biết vẽ các đồ chơi của mình

b] Kỹ năng:

- Trẻ biết cầm bút đúng và ngồi đúng tư thế.

- Kích thích khả năng sáng tạo của trẻ.

c] Thái độ:

- Trẻ hứng thú với tiết học

II. Chuẩn bị:

a. Môi trường học tập: cho trẻ ngồi thành từng nhóm để vẽ

b. Đồ dùng:

+ Đồ dùng của cô: Tranh vẽ gợi ý của cô

+ Đồ dùng của trẻ: giấy A4­, bút chì, bút sáp màu

- Đồ dùng quan sát: Tranh vẽ gợi ý của cô

- Đồ dùng tranh trí tạo môi trường: Tranh ảnh chủ điểm bản thân

c. Nội dung:

+ Nội dung chính: Vẽ đồ chơi của bé

+ Nội dung kết hợp:

- Thơ: Xòe tay

- Âm nhạc: Cái mũi

- Toán: đếm số lượng

d. Phối hợp với phụ huynh:

- Trao đổi với phụ huynh cho trẻ tập vẽ đồ chơi của mình

III. Tổ chức hoạt động:

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

* Cô giới thiệu hội thi: Ai khéo tay

- Cô giới thiệu 2 đội chơi và người dẫn chương trình.

- Hội thi gồm có 3 phần:

* Phần thi 1: Quan sát và trả lời.

- Cách chơi: Trẻ quan sát và trả lời các câu hỏi qua tranh gợi ý. Đội nào trả lời đúng là thắng cuộc

- Câu hỏi:

+ Bức tranh của cô có những gì?

+ Có mấy loại đồ chơi? Đó là những loại nào?

+ Cô gợi hỏi, trẻ định vẽ đồ chơi gì và vẽ như thế nào?

+ Cô hỏi trẻ về cách ngồi, cách cầm bút?

- Cô nhắc lại

- Khen và tặng quà cho 2 đội.

* Phần thi 2: Trổ tài

- Luật chơi: Đội nào có những bức tranh đẹp là thắng cuộc.

- Cách chơi: 2 đội dùng bút chì vẽ chân dung của bạn mà cháu thích nhất. Sau đó, tô màu cho bức tranh.

- Cô quan sát, hướng dẫn trẻ vẽ.

- Cô nhận xét và khen trẻ, tặng quà cho 2 đội chơi.

* Phần thi 3: Triển lãm tranh

- Luật chơi: Đội nào có những bức tranh đẹp là thắng cuộc.

- Cách chơi: 2 đội đem tranh lên trưng bày

- Cho 2 đội nhận xét bài của bạn.

- Cô nhận xét các bức tranh của trẻ vẽ.

- Khen trẻ, tặng quà cho trẻ.

* Cô và trẻ cùng kiểm tra kết quả đạt được của 3 đội thi, cô khen và tặng quà cho 2 đội thi

- Hội thi kết thúc.

- Trẻ nghe

- 2 đội vẫy tay chào

- Trẻ nghe

- Trẻ nghe

- Có nhiều đồ chơi ạ.

- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời

- Trẻ nghe

- 2 đội lên nhận quà

- Trẻ nghe

- Trẻ vẽ

- trẻ nhận quà

- Trẻ nghe

- Trẻ treo tranh trên giá

- Gọi 2 - 3 trẻ nhận xét

- Trẻ giới thiệu sản phẩm của mình

- Trẻ nhận quà

- Trẻ đếm kết quả

- Trẻ về chỗ

3. Chơi, hoạt động ở các góc:

          Như thứ 2 đã soạn

4. Hoạt động ngoài trời :

Giáo án tạo hình
Vẽ và tô màu một số đồ chơi bé thích

1. Mục đích:

* Kiến thức:

- Trẻ biết sử dụng các kĩ năng đã học để vẽ một số đồ chơi, tô màu, đếm số đồ chơi vẽ được.

* Kỹ năng: - Trẻ biết cách cầm bút, ngồi đúng tư thế, vẽ các nét cong tròn, nét thẳng tạo thành những đồ dùng, đồ chơi - Rèn cho trẻ về bố cục hợp lí...

* Thái độ: -Giáo dục trẻ yêu trường lớp, thích đến trường và có ý thức làm đẹp trường lớp.

- Tranh mẫu của cô, giá treo tranh, thước chỉ.

- Vở tạo hình, bút chì, bút sáp cho trẻ.

3. Tiến hành tổ chức hoạt động:

* Hoạt động 1: Hát và trò chuyện về chủ đề.

- Cô cho cả lớp hát bài “Trường MN Thị Trấn” và hỏi trẻ:

+ Các cháu vừa hát bài gì? Các cháu có thích trường chúng ta thật đẹp không?

+ Vậy cô sẽ hướng dẫn các cháu vẽ những đồ dùng đồ chơi ốc trong lớp nhé

* Hoạt động 2: Cô giới thiệu tranh  cho trẻ.

- Cô giới thiệu tranh và cùng trẻ nhận xét bức tranh vẽ về các đồ dùng đồ chơi có trong lớp

- Cô gợi hỏi trẻ: Các con thấy những chiếc ô tô được vẽ bằng những nét gì? [Đó là những nét thẳng, cong tròn để tạo thành bánh xe].

- Cô vẽ từng nét thẳng để tạo thành  chiếc ô tô cho trẻ xem, hỏi trẻ:

+ Cô đã vẽ được cái gì đây?

+ Muốn vẽ được chiếc ô tô cô phải vẽ như thế nào?

- Cho trẻ cùng cô dùng tay vẽ mô tả nét thẳng ở trên không,

+ Cô hỏi về cách vẽ của quả bóng tương tự ô tô

- Cô tô màu cho trẻ xem, hỏi trẻ khi tô màu phải tô như thế nào?...

- Cô tổ chức cuộc thi “Bé tập làm hoạ sĩ” vẽ tranh về những quả bóng thật đẹp.

* Hoạt động 3: Trẻ thực hiện. và nhận xét sản phẩm.

- Cả lớp đọc thơ “Bé tới trường” cô phát đồ dùng tới từng trẻ.

- Trong quá trình trẻ thực hiện cô bao quát, gợi hỏi cách vẽ và hướng dẫn thêm cho những trẻ còn chậm.

* Hoạt động 4: Nhận xét sản phẩm.

- Cô mời trẻ đưa sản phẩm của mình lên trưng bày để tổ chức cuộc triển lãm [treo sản phẩm của trẻ lên giá ]. - Mời một số trẻ lên chọn sản phẩm mình thích, nhận xét, vì sao cháu thích? …- Mời 1 số trẻ lêm tự giới thiệu về sản phẩm của mình:

+ Vẽ được mấy quả bóng? Những quả bóng có màu gì? ...

* Kết thúc: Cô mời tất cả trẻ lên đứng quanh sản phẩm của mình hát bài “Trường MNTT”.

Thứ 5 ngày 26 tháng 09 năm 2013

KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

Hoạt động có chủ đích: LQVT: Ôn số 1, số 2; So sánh chiều dài.

1. Mục đích:

* Kiến thức: Trẻ biết nhóm đồ vật có số lượng 1, 2. nhận biết số 1, số 2. Luyện tập so sánh chiều dài.

* Kỹ năng: Rèn cho trẻ kĩ năng đếm, so sánh 2 nhóm đối tượng, tạo nhóm có 1, 2 đối tượng. Rèn kĩ năng so sánh chiều dài 2 đối tượng; kĩ năng quan sát và ghi nhớ có chủ định.

* Thái độ: Trẻ có ý thức học tập tốt, hứng thú.

2. Chuẩn bị:

- Đồ dùng của cô: + Các thẻ số 1, 2, 3. Hai băng giấy màu giống nhau.

+ Một số đồ chơi có số lượng 1, 2 để xung quanh lớp.

- Đồ dùng của trẻ: Mỗi trẻ 1 tờ tranh có in đồ vật có số lượng khác nhau và các chữ số 1, 2.

+ Bút chì, vở toán. Mỗi trẻ 2 băng giấy màu xanh, 1 băng giấy màu đỏ [dài = 2 băng giấy màu xanh], 1 băng giấy màu vàng ngắn hơn.

+ Mỗi trẻ 3 sợi dây len có chiều dài không bằng nhau.

3. Tiến trình tổ chức hoạt động :

* Hoạt động 1: Gây hứng thú.

- Cô cất cho trẻ hát bài “Trường MN Thị Trấn”, trò chuyện với trẻ về trường MN.

* Hoạt động 2: ÔN số lượng 1, 2.

- Cho trẻ tìm dồ chơi, đồ dùng trong lớp có số lượng 1, 2 [cả lớp kiểm tra].

* Hoạt động 3: Luyện so sánh chiều dài – nhận biết chữ số 1, 2.

* Cô phát rổ tới từng trẻ.

- Cho trẻ tìm 2 băng giấy có màu giống nhau? Đó là màu gì?

- So sánh 2 băng giấy như thế nào với nhau? Vì sao cháu biết?

- Cho trẻ lấy băng giấy màu xanh, băng giấy màu vàng và so sánh?

- Tương tự cho trẻ tìm và so sánh các sợi dây.

- Cho trẻ tìm những đồ dùng, đồ chơi có số lượng là 1.

- Các đồ dùng… đó có cùng số lượng = mấy? Cô đưa chữ số 1 ra giới thiệu, cho trẻ đọc.

- Yêu cầu trẻ lấy chữ số 1 ra và đặt vào các đồ vật có số lượng là 1.

- Cho trẻ làm tương tự như vậy với số 2.

* Hoạt động 4: Luyện tập.

- T/c 1: “Ai nhanh nào”.

+ Cách chơi: một số trẻ cầm dây [1 sợi dây hoặc 2 sợi dây], một số trẻ cầm thẻ số 1 hoặc 2. Trẻ hát bài “Mình đi học” đi chơi , khi có hiệu lệnh “tìm bạn” thì các bạn tìm nhau, bạn có thẻ số bao nhiêu thì tìm bạn có số dây tương ứng.

+ Luật chơi: Ai chậm không tìm được bạn sẽ phải nhảy lò cò. Cho trẻ chơi 3 - 4 lần.

- T/c 2: “Thi xem ai nối nhanh”.

+ Cô phát tranh, bút chì cho trẻ chơi nối nhóm đồ vật với chữ số tương ứng.

+ Cô bao quát, nhận xét quá trình làm của trẻ.

* Kết thúc: Cho trẻ về góc làm bài tập trong sách toán.

KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI

Nội dung hoạt động: - Vẽ các đồ chơi trong lớp học trên sân trường

- TCVĐ: Bạn thứ  ba.     - Chơi tự do:  Chơi với bóng, lá…

1. Mục đích: - Trẻ biết một số kỹ năng vẽ nét thẳng, nét xiên,…để tạo ra sản phẩm theo ý thích. - Trẻ ra sân không chạy nhảy, an toàn. Biết yêu quý và giữ gìn các đồ dùng, đồ chơi.

2. Chuẩn bị: - Sân trường rộng, sạch sẽ. Phấn vẽ, lá, bóng,…

3. Tiến trình tổ chức hoạt động:

* Vẽ các đồ chơi bé thích trong lớp học trên sân trường.

- Cô dặn dò trẻ ra sân không được xô đẩy nhau, không được chạy nhảy…

- Cô trò chuyện với trẻ về các đồ chơi có trong lớp, cô vẽ một vài loại đồ chơi, đồ dùng mà trẻ thích… cho trẻ xem sau đó phát phấn cho trẻ vẽ.

- Cô đi đến từng trẻ hướng dẫn và hỏi trẻ xem trẻ vẽ được những gì? Cháu phải làm gì để các loại đồ dùng đồ chơảutong lớp…không bị hư hỏng.

- Cô nhận xét, tuyên dương trẻ vẽ đẹp, khuyến khích trẻ yếu lần sau cố gắng hơn nữa.

*  TCVĐ: Bạn thứ 3.

- Cô cho trẻ nêu cách chơi, luật chơi và tổ chức cho trẻ chơi  3 - 4 lần. Cô cùng tham gia chơi và động viên trẻ chơi hứng thú.

* Chơi tự do: Cô cho trẻ chơi tự do với bóng, lá… Cô bao quát trẻ chơi an toàn.

KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHIỀU

Nội dung hoạt động: - Đóng kịch chuyện “Món quà của cô giáo”.

                                    - H­íng dÉn trÎ c¸ch röa tay d­íi vßi n­íc

1. Mục đích, yêu cầu.

- Trẻ biết thể hiện tốt vai mình đóng.

- Trẻ biết trình tự cách rửa tay và biết khi rửa phải vặn vòi nước nhỏ, không làm ướt áo

2. Chuẩn bị: Các đồ chơi có trong câu chuyện. Chậu nước, khăn lau

3. Tiến trình tổ chức hoạt động:

* Đóng kịch chuyện “Món quà của cô giáo”.

- Cô kể cho trẻ nghe một đoạn trong câu chuyện “Món quà của cô giáo”. Hỏi trẻ: Cô vừa kể câu chuyện gì? Trong câu chuyện có những nhân vật nào? Câu chuyện nói về điều gì?...

- Cô mời 1 trẻ lên kể lại câu chuyện cho cả lớp nghe [Cô gúp đỡ trẻ khi trẻ quên]

- Cô gợi hỏi trẻ về các lời thoại trong chuyện.

- Cô cho trẻ chọn vai mình thích và hướng đẫn trẻ tập đóng kịch.

- Cô là người dẫn chuyện, trẻ thể hiện vai của mình.

* Hướng dẫn trẻ cách rửa tay dưới vòi nước

- Cô hỏi trẻ rửa tay những lúc nào. Cô hướng dẫn trẻ các bước rửa tay [ 2l]. Cô cho cả lớp nhắc lại cách rửa tay. Cô mời 2 – 3 trẻ khá lên thực hiện

- Cô cho từng tổ, nhóm ra vòi nước thực hiện dưới sự giám sát của cô, cô nhắc nhở trẻ khi rửa tay phải vặn vòi nhỏ và không làm ướt áo

Đánh giá các hoạt động trong ngày. [Đón trẻ, ăn, ngủ - HĐCCĐ - HĐNT - Vui chơi].

…………………………………………………………………………...……………………...

Chủ Đề