Cách đi giày cao gót không bị kêu

Bất kì một đôi giày cao gót nào sau một thời gian sử dụng cũng đều xuất hiện hiện tượng kêu to khi chúng ta đi vào một số khu vực. Để giúp các cô nàng thường xuyên mang giày cao gót một cách thoải mái, không kêu to, Mochardo xin bật mí với các nàng bí quyết đi giày cao gót không kêu ngay dưới đây. Thử áp dụng ngay xem hiệu quả thế nào nàng nhé. 

1.  Tiếp xúc gót chân trước

Nhiều người không để ý đến cách đi nên thường dùng cả bàn chân để tiếp đất. Đây là cách đi khiến đôi giày cao gót đẹp thường kêu cọc cạch nhất là khi đi trên nền gạch khiến người xung quanh chú ý và bạn cảm thấy ngại ngùng. Do đó, bạn lưu ý cách đơn giản nhất là sử dụng gót chân tiếp đất trước rồi đến mũi bàn chân sau sẽ giúp êm hơn, không tạo cảm giác nặng nề. Bạn sẽ cảm thấy rất thoải mái như đi một đôi giày bệt.

2.  Nghiêng người ra sau

Nghiêng ngời ra phía sau cũng là biện pháp tốt giúp bạn tránh được những tiếng kêu từ giày cao gót. Tuy nhiên, cách này cũng không phải dễ làm bởi bạn phải cố gắng sao cho khi nghiêng người ra phía sau vẫn thật tự nhiên và có thể dễ dàng sải bước với đôi giày cao gót đẹp.

3. Hình dung đi trên đường thẳng

Thường, nhiều bạn đi giày cao gót có xu hướng nhìn vào bước chân của mình. Nhưng đây là cách làm không hiệu quả nếu như bạn muốn giày không kêu to. Vì thế, cách tốt nhất là bạn nên hình dung mình đang đi trên một đường thẳng để tạo một dáng đi chuẩn và đẹp nhất.

4. Chọn size vừa chân

Đa số người đi giày cao gót thường có xu hướng bị đẩy về phía trước. Bạn cần phải lựa chọn một đôi giày vừa vặn với đôi chân. Giày quá chật hay quá rộng sẽ khiến bạn bước đi thật rón rén và kém tự nhiên. Tuy nhiên, một lưu ý  đáng quan tâm là dù giày cao gót hàng hiệu hay hàng bình thường bạn cũng có thể chọn size lớn hơn một chút cỡ chân của bạn để tránh bị sưng các đầu ngón chân do bị chèn khi trôi về đầu mũi giày. Cụ thể:

- Giày cao từ 5 - 7cm: Chọn size lớn hơn ½ cỡ chân.
- Giày cao từ 7 - 12cm: Chọn size giày lớn hơn 1 cỡ chân.
- Giày cao từ 12cm trở lên:  Chọn size giày lớn hơn 1,5 cỡ chân.

5. Cong nhẹ bàn chân

Khi đang bước đi bạn nên cong nhẹ bàn chân để tạo áp lực bên trong giày. Điều này sẽ giúp đôi chân của bạn khít với giày hơn và giúp bước đi chắc chắn, tự tin hơn.

6.  Đi nhẹ, từ tốn

Ngoại trừ có việc gấp gáp cần giải quyết nhanh thì bạn cũng nên lưu ý, khi mang giày cao gốt cần bước đi nhẹ nhàng, thư thái tạo nên phong thái tự tin, quyến rũ. Hơn nữa, giày cao gót sẽ khiến cho sải chân của bạn ngắn hơn bình thường, vì thế bạn sẽ phải bước đi từng bước thật nhỏ và tăng số lượng bước chân lên.

Hi vọng bài viết đã giúp ích cho bạn phần nào trong việc giảm tiếng ồn khi đi giày cao gót. 

HỆ THỐNG CỬA HÀNG 

Rạch Giá: 208 Nguyễn Trung Trực, TP.Rạch Giá, Kiên Giang
Cần Thơ: 148B Mậu Thân, Quận Ninh Kiều ,Cần Thơ
Biên Hòa : 288 Phạm Văn Thuận, P.Thống Nhất, TP. Biên Hòa, Đồng Nai [ Đối diện Vincom Biên Hòa ]
Cao Lãnh: 28 Nguyễn Huệ, P.2, TP. Cao Lãnh, Đồng Tháp

Khi tiếng giày kêu cót két của bạn phát ra, chắc chắn sẽ làm cho chính bạn và những người đi cạnh cảm thấy khó chịu. Tiếng kêu cót két đôi khi là do lỗi của nhà sản xuất, giày bị mòn theo thời gian hoặc độ ẩm bên trong giày. Có rất nhiều cách làm gót giày không kêu tại nhà cho bạn để khắc phục tình trạng này, bạn hãy cùng thực hiện theo nhé!

Bài viết gồm:

  • Cách làm giày cao gót không kêu bằng miếng keo dán
  • Cách làm gót giày không kêu nhờ keo Silicone
  • Cách rắc bột khi giày phát ra tiếng kêu
  • Cách làm gót giày không kêu nhờ Saddle soap
  • Kem bảo dưỡng da giày làm giày không kêu
  • Thay miếng đệm gót giày
  • Giày không hư nhưng vẫn phát ra âm thanh?
  • Lời kết

Cách làm giày cao gót không kêu bằng miếng keo dán

Dán keo vào gót giày khi bị lung lay dẫn đến phát ra tiếng kêu cót két, đây cũng chính là giải pháp đơn giản cho bạn khi thực hiện. Nếu phát hiện ra gót giày lung lay, bạn chỉ cần bôi một ít keo siêu dính [Super Glue] hoặc keo cao su [Rubber Cement] để dán chặt, ấn gót giày trong vài giây đến khi gót đã dính chặt.

Lưu ý: Việc này sẽ không hiệu quả đối với giày có chất liệu chống thấm Urethane. Bạn nên đem đôi giày cao gót đắt tiền đến tiệm sửa giày để tránh rủi ro hư tổn nhé!

Cách làm gót giày không kêu nhờ keo Silicone

Việc dán keo Silicone [Silicone caulk] vào đế giày hở để xử lý tình trạng giày phát ra tiếng kêu cũng rất hiệu quả. Bạn chỉ cần mua một tuýp keo Silicone có đầu bóp keo hoặc sản phẩm Silicone đặc biệt để sửa giày. Đặt đầu nhọn của tuýp keo vào phần hở giữa giày và đế giày rồi từ từ bóp keo vào đến khi lấp đầy khe hở. Kẹp chặt giày và đế giày với dây thun, vật nặng hoặc kẹp cỡ to chuyên dụng [Hardware clamps] rồi để khô qua một đêm. Sáng hôm sau hãy trải nghiệm hay hiệu quả của keo silicone nhé.

Cách rắc bột khi giày phát ra tiếng kêu

Giày của bạn bị kêu ở đâu nào? Hãy để bột lo tất nhé. Khi đã biết bộ phận nào gây ra tiếng kêu cót két, bạn sẽ rắc phấn rôm, bột ngô hoặc bột nổi lên bộ phận đó. Bột sẽ hút độ ẩm gây tiếng ồn và giảm tiếng ồn do sự ma sát của hai bộ phận trong giày. Sau đây là một số vùng phổ biến thường gặp vấn đề và cách khắc phục:

  • Nếu tiếng cót két phát ra từ bên trong giày, bạn sẽ kéo miếng lót giày lên và rắc bột dọc theo đường viền trong giày. 
  • Nếu miếng lót giày của bạn không thể lấy ra thì bạn sẽ bôi bột vào mép của đế giày.
  • Rắc bột vào lưỡi giày bên dưới dây giày nếu lưỡi giày gây ra tiếng cót két.
  • Nếu đế giày kêu thì có thể là do đệm không khí. Bôi bột vào đế giày ở chỗ đường viền hoặc lỗ thoát khí.

Cách làm gót giày không kêu nhờ Saddle soap

Việc sử dụng Saddle soap là một vấn đề gây tranh cãi của những người sở hữu giày da xịn. Một số người cho rằng sản phẩm này làm khô da, còn số khác cho biết sản phẩm này không gây hư hại. Nếu bạn không ngại rủi ro thì hãy bôi một ít Saddle soap lên khu vực có vấn đề và đánh bóng bằng khăn khô. Việc này đặc biệt hiệu quả khi khắc phục lưỡi giày gây tiếng cót két.

Lưu ý: Bạn không dùng Saddle soap trên chất liệu da lộn đâu nhé!

Kem bảo dưỡng da giày làm giày không kêu

Ngoài những cách kể trên bạn còn có thể bôi sản phẩm bảo dưỡng da [Leather conditioner] lên giày. Nếu mang giày da, bạn sẽ bôi sản phẩm bảo dưỡng da lên giày và sau đó đánh bóng bằng khăn khô. Bạn nên nhớ mua sản phẩm bảo dưỡng da lộn cho chất liệu da lộn thay vì chọn sản phẩm thông thường.

Thay miếng đệm gót giày

Có nhiều người không để ý là sau gót giày của chúng ta luôn có một miếng đệm giúp giảm âm thanh đáng kể khi gót giày va chạm với nền hay sàn. Sau khi sử dụng một thời gian thì miếng đệm đó sẽ mòn đi và không còn có tác dụng giảm kêu cho giày cao gót nữa.

Việc đơn giản nhất chính là chạy ngay ra các tiệm bán hoặc sửa giày gần nhất để nhờ nhân viên thay cho. Chi phí khá rẻ, thời gian làm cũng nhanh. Một số đôi giày khi mua về, nhà sản xuất có cấp cho 1 cặp đệm miễn phí, trước khi đi mua bạn hãy kiểm tra lại hộp xem có hay không để đỡ mất công đi mua hay đi thay nhé.

Giày không hư nhưng vẫn phát ra âm thanh?

Không phải cứ phát ra âm thanh là chứng tỏ giày bạn đang gặp vấn đề ở đâu đó đâu nhé. Vẫn có khả năng là do cách đi của chúng ta đấy. Đi giày cao gót cũng cần có bí quyết nhé.

Đầu tiên bạn tiếp xúc gót chân trước, sau đó nghiêng người ra sau và hình dung như mình đang đi trên một đường thẳng. Cách đi cẩn thận, nhẹ nhàng. Khi di chuyển nhớ cong nhẹ bàn thân để tránh gây ra các tiếng cọc cọc. Chúc bạn thành công và có những bước đi thật uyển chuyển trên đôi giày cao gót của mình nhé.

Đối với những đôi giày bị gãy gót, hư đáy hay do một lượng khí bị kẹt ở đáy đều có thể tạo những âm thanh ngượng tai. Hãy thử ngay những cách mà mình vừa bày ở trên nhé. Đừng phung phí đôi giày thân yêu của bản thân trong khi vẫn còn có thể tận dụng tiềm năng của chúng để phối ngẫu “hoàn hảo” với các phong cách thời trang khác nhau các bạn nhé. Hy vọng các cách làm gót giày không kêu mà chúng tôi vừa chia sẻ trên đây có thể giúp ích cho các bạn trong việc chăm sóc những đôi giày thân yêu.

Chủ Đề