Hướng dẫn cài netop school win 10

Nếu ai đã sử dụng các phòng LAB máy tính dùng thiết bị mạng AVNET bạn sẽ thấy các tính năng tuyệt vời của việc dạy học thực hành tin học, ngoại ngữ. Có một phần mềm làm được hết các chức năng trên mà không phải mua nhiều thiết bị đó là NetOp School.

Phần mềm do hãng Danware viết. Bạn chỉ cần phòng máy tính nối mạng Windows 98, Windows 2000 hoặc Windows XP, máy chủ dùng Windows 2000 loại nào cũng được, tốc độ đường truyền của mạng 100 Mbps. Cuối cùng bạn chỉ cần cài đặt phần mềm NetOp School [bản dùng thử]. So với giá thiết bị toàn bộ phòng Computer LAB dùng mạng AVNET thì bạn mua bạn quyền của phần mềm này còn rẻ hơn nhiều.

1. Cách cài đặt: - Khởi động toàn bộ máy trạm và máy chủ, các máy trạm login vào User Administrator hoặc quyền tương đương. Mật khẩu của user này phải trùng với mật khẩu của user login vào máy chủ trong khi cài đặt phần mềm.

- Tại máy chủ chạy file Setup.exe cài đặt phần Teacher, khi hoàn thành cài đặt cho máy chủ, kế tiếp chương trình thông báo Netop Student Deloyment – Class selection bắt đầu phần cài đặt cho máy trạm.

Chúng ta khai báo các thông số như Workgroup của phòng máy [nên khai báo tất cả các máy trong phòng cùng một Workgroup], kết nối qua giao thức TCP/IP, hoặc IPX/SPX tùy chọn.

Chương trình sẽ tự đồng tìm ra các máy trạm và cài đặt phần Netop Student xuống máy trạm. Sau khi hoàn thành khởi động lại phòng máy và chạy chương trình Netop School trên máy chủ bạn sẽ thấy danh sách các máy trạm trong màn hình.

- Trường hợp máy chủ không nhận ra máy trạm trong danh sách, bạn có thể cài đặt phần Netop Student tại máy trạm. Các máy trạm phải có cùng một số License key.

2. Sử dụng:

- Chuyển màn hình máy chủ xuống máy trạm: Chọn toàn bộ các máy có trong danh sách, hoặc một số máy tùy ý. Bấm vào nút Give Demo, toàn bộ màn hình máy trạm sẽ nhìn thấy màn hình máy chủ.

Có hai lựa chọn cho chế độ này:

- Chỉ xem mà không sử dụng được.

- Có thể chuyển đổi giữa cửa sổ Demo của máy chủ và màn hình máy trạm.

- Điều khiển một máy trạm: chọn tên của máy trạm trong danh sách và bấm vào nút Remote Control, màn hình máy trạm sẽ hiện lên một cửa sổ trên máy chủ ở màn hình này có hai chế độ: 1 cho phép máy trạm thao tác; 2 không cho phép thao tác bằng cách khóa bàn phím và mouse. Có thể điều khiển nhiều máy trạm trên nhiều cửa sổ khác nhau của máy chủ.

- Xem màn hình toàn bộ phòng máy: bấm vào nút Mosaic View [xem toàn bộ màn hình với kích thước thu nhỏ]. Nếu bấm vào nút Monitor Students thì 15 giây một màn hình máy trạm xuất hiện trên máy chủ [thời gian này có thể thay đổi được trong phần Options của chương trình].

3. Các tính năng khác:

- Run Program: Chạy các chương trình dưới máy trạm, chúng ta mô tả đường dẫn chính xác của file cần chạy ở máy trạm và bấm Run. Lập tức các máy trạm cùng chạy một chương trình.

- Distribute files: Chuyển file từ máy giáo viên xuống các máy trạm.

- Collect files: Thu file từ máy trạm về máy chủ. Ứng dụng chức năng này thu bài thi trên máy trạm rất nhanh.

- Execute Command: Có thể Shutdown, Reset, Logoff các máy trạm.

- Attention: Gởi một cảnh báo đến máy trạm.

- Chat: Chat với các máy trạm.

- Audio Chat: Dùng Micro nói trực tiếp xuống các máy trạm nghe qua head phone.

So với các phần mềm Capture màn hình khác, phần mềm này truyền màn hình không bị giật và tương đối nhẹ. Những phòng máy chưa có điều kiện trang bị Projector hoặc AVNET, chỉ cần bộ micro và head phone, mạng 100 Mpbs và cài đặt phần mềm này là có thể đáp ứng đủ nhu cầu dạy học thực hành.

Đây là trình tự cài đặt ngược [Student > Teacher] với trình tự hãng đề xuất [Teacher > Student]. Cách triển khai ngược này có ưu điểm là đảm bảo các máy tính Student được cài đặt và kiểm tra chắc chắn 100% trước khi tích hợp vào lớp học, tránh được nhiều rắc rối sau này.

[Hướng dẫn của hãng tuy ngắn gọn nhưng chưa đề cập các tình huống phát sinh trong thực tế, hay phát sinh lỗi kết nối giữa máy tính của Teacher - Student nên không thích hợp đối với các bạn mới cài đặt sử dụng phần mềm này lần đầu].

Sau đây mình sẽ trình bày chi tiết.

  1. Chuẩn bị trước khi cài đặt

- Thu thập thông tin cần thiết cho quá trình cài đặt của các máy tính trong lớp học, các thông tin cần thu thập gồm:

  • Computer Name: để sau này add vào classroom
  • IP address: kiểm tra sự trùng lặp IP address của các máy tính
  • Phiên bản hệ điều hành: để biết cách lấy bộ cài, kích hoạt tính năng “File and Printer sharing” của mạng Ethernet
  • Admin user & Password: để được quyền cài đặt phần mềm, thay đổi hệ thống
  • Lấy thông tin Computer Name và hệ điều hành: Control Panel --> System

  • Kiểm tra trạng thái kết nối dây mạng

  • Kiểm tra tính năng “File and printer sharing” và kích hoạt [nếu cần]: Control Panel > Network and Sharing Center > Advance sharing settings

- Yêu cầu:

  • Điền các thông tin thu thập bên trên vào mẫu sơ đồ phòng học bên dưới để biết vị trí của các máy tính bị lỗi khi cần [Nếu đơn vị triển khai và trường học sử dụng phần mềm khác nhau thì đơn vị triển khai nên yêu cầu IT admin của trường học điền giúp thông tin này trước khi đến triển khai để chủ động chuẩn bị].
  • Mẫu sơ đồ phòng học như sau:

Dãy 1 Dãy 2 … Dãy m Bàn 1.1:

  • Computer Name:……………
  • Windows:………………………
  • User name: ……………………
  • Password: ……………………..
  • LAN LED: ………………………. Bàn 2.1:
  • Computer Name:……………
  • Windows:………………………
  • User name: ……………………
  • Password: ……………………..
  • LAN LED: ………………………. … Bàn m.1:
  • Computer Name:……………
  • Windows:………………………
  • User name: ……………………
  • Password: ……………………..
  • LAN LED: ………………………. Bàn 1.2:
  • Computer Name:……………
  • Windows:………………………
  • User name: ……………………
  • Password: ……………………..
  • LAN LED: ………………………. Bàn 2.1:
  • Computer Name:……………
  • Windows:………………………
  • User name: ……………………
  • Password: ……………………..
  • LAN LED: ………………………. … Bàn m.1:
  • Computer Name:……………
  • Windows:………………………
  • User name: ……………………
  • Password: ……………………..
  • LAN LED: ………………………. … … … … Bàn 1.n:
  • Computer Name:……………
  • Windows:………………………
  • User name: ……………………
  • Password: ……………………..
  • LAN LED: ………………………. Bàn 2.1:
  • Computer Name:……………
  • Windows:………………………
  • User name: ……………………
  • Password: ……………………..
  • LAN LED: ………………………. … Bàn m.n:
  • Computer Name:……………
  • Windows:………………………
  • User name: ……………………
  • Password: ……………………..
  • LAN LED: ……………………….
  • Thiết lập IP address cho các máy tính trong phòng học:
    • Đề nghị: Nên phân bổ IP hoặc Domain cụ thể cho từng máy tính, không nên dùng chế độ Dynamic IP
  • Kiểm tra kết nối mạng:
    • Yêu cầu: kết nối bằng dây mạng, không dùng wifi kết nối mạng đối với máy tính sử dụng phần mềm Netop Vision Pro
    • Lý do: Kết nối wifi tốc độ thấp, không ổn định ảnh hưởng đến quá trình truyền tệp cũng như màn hình giữa máy tính giáo viên – học sinh. Do đó, sẽ ảnh hưởng đến việc giảng dạy sau này của giáo viên. Tham khảo so sánh giữa mạng dây Ethernet và wifi: //vnreview.vn/tu-van-may-tinh/-/view_content/content/2178301/tai-sao-mang-day-ethernet-lai-tot-hon-wifi]
  • Kiểm tra số lượng máy tính trong phòng học:
    • Yêu cầu: Số lượng máy tính trong phòng học ≤ số lượng cổng [port] trên thiết bị chuyển mạch [Router hoặc Switch]. Ví dụ: Thiết bị chuyển mạch có 32 cổng, nhưng trong phòng học có tới 33 máy tính thì tất yếu sẽ không đủ số cổng kết nối cho tất cả máy tính.
    • Khuyến nghị: Nên dùng các thiết bị chuyển mạch có tốc độ càng cao hoặc số cổng lớn hơn số máy tính trong phòng học thì càng tốt.
  • Kiểm tra số tầng thiết bị chuyển mạch [Router hoặc Switch]
    • Yêu cầu: Các thiết bị không được kết nối với nhau qua quá 4 tầng thiết bị chuyển mạch [Router hoặc Switch].
    • Đề nghị: Chỉ nên dùng 1 tầng thiết bị chuyển mạch để kết nối là tốt nhất.
  • USB [chỉ dự phòng để sử dụng khi lỗi kết nối mạng]
    • Số lượng: ≥2 chiếc
    • Lý do: lưu trự bộ cài phần mềm Netop Vision Pro và thực hiện cài đồng thời 2 máy một lúc để tiết kiệm thời gian.
  • Download bộ cài phần mềm Netop Vision Pro:
    • Link tải về: //www.netop.com/edu/register.htm

  • Thực hiện chia sẻ folder chứa bộ cài phần mềm:
    • Lý do: thực hiện bước này là để không phải mất công cắm rút và chờ đợi ngắt kết nối USB
    • Tham khảo: //quantrimang.com/cach-chia-se-mot-thu-muc-folder-qua-mang-lan-tren-windows-10-124224

  • Kiểm tra lại:
    • Truy cập vào máy tính khác > Chạy Run command bằng cách ấn tổ hợp phím “Windows + R” > gõ: \\

  • Yêu cầu:
    • Nếu nhìn thấy Folder vừa chia sẻ tức là thành công
    • Nếu không nhìn thấy thì nên copy bộ cài ra USB để cài
  1. Cài đặt trên máy tính của học sinh [Student module]

- Trước khi cài đặt nên kiểm tra tình trạng kết nối mạng, LAN Led, bật chức năng “Turn on File and printer sharing” và phiên bản cũ của phần mềm Netop Vision Pro. Nếu máy tính đã cài Netop Vision Pro, phải gỡ bỏ [uninstall] phần mềm trước khi cài đặt mới.

- Mở thư mục chia sẻ bộ cài từ Run command từ máy tính của học sinh

  • Ấn tổ hợp phím “Windows + R” --> gõ: \\

[Lưu ý: nếu bạn cài bằng USB thì chỉ cần cắm USB vào máy tính và mở thư mục có chứa bộ cài.]

- Chạy bộ cài:

- Nếu bạn login bằng user thường, hệ thống sẽ yêu cầu xác thực quyền admin. Hãy nhập user name và password của account có quyền admin vào hộp thoại xuất hiện đó. Nếu bạn đã đăng nhập bằng quyền admin thì chỉ cần chọn “Yes” trong hộp thoại dưới đây:

- Chọn “Run installer” và nhấn “Next”

- Nhấp chọn “I accept the term in the license agreement” và nhấn “Next”

- Chọn “Vision Student module” và nhấn “Next”

- Chọn “Start Vision before Windows starts. The student cannot exit Vision” và nhấn nút “Install”

- Chờ đợi hệ thống cài đặt hoàn thành và khởi động lại máy tính là xong.

- Kiểm tra lại biểu tượng Netop Vison Pro “Student module” trên thanh task bar ở góc dưới, bên phải màn hình.

  • Nếu biểu tượng có màu xanh, chứng tỏ cài đặt thành công.
  • Nếu biểu tượng có màu xám chứng tỏ cài đặt bị lỗi.

  1. Cài đặt trên máy tính của giáo viên [Teacher module]

- Trước khi cài đặt nên kiểm tra tình trạng kết nối mạng, LAN Led, bật chức năng “Turn on File and printer sharing” và phiên bản cũ của phần mềm Netop Vision Pro. Nếu máy tính đã cài Netop Vision Pro, phải gỡ bỏ [uninstall] phần mềm trước khi cài đặt mới

- Mở thư mục chia sẻ bộ cài từ Run command từ máy tính của học sinh

  • Ấn tổ hợp phím “Windows + R” --> gõ: \\

[Lưu ý: nếu bạn cài bằng USB thì chỉ cần cắm USB vào máy tính và mở thư mục có chứa bộ cài.]

- Nếu bạn login bằng user thường, hệ thống sẽ yêu cầu xác thực quyền admin. Hãy nhập user name và password của account có quyền admin vào hộp thoại xuất hiện đó. Nếu bạn đã đăng nhập bằng quyền admin thì chỉ cần chọn “Yes” trong hộp thoại dưới đây:

- Chọn “Run installer” và nhấn “Next”

- Nhấp chọn “I accept the term in the license agreement” và nhấn “Next”

- Chọn “Vision Teacher module” và nhấn “Next”

- Nhập license key [nếu có], hoặc bỏ qua bước này nếu bạn không có license key, đang dùng bản trial.

- Nhập password để mở phần mềm Netop Vision Pro mỗi khi khởi động phần mềm và nhấn “Install”

  • Bạn có thể bỏ qua bước tạo password khởi động phần mềm này nếu không muốn

- Chờ đợi hệ thống cài đặt hoàn thành và khởi động lại máy tính là xong.

  1. Tạo lớp học [Classroom]

- Yêu cầu: Kiểm tra lại tất cả các máy tính của học sinh để đảm bảo rằng chúng đã được cài đặt phần mềm module tương ứng và đã được khởi động đầy đủ.

- Trường hợp 1: Khi khởi động lần đầu tiên Netop Vision Pro trên máy tính của giáo viên

  • Xuất hiện hộp thoại yêu cầu tạo lớp học xuất hiện, nhấp chọn “Yes”

  • Hộp thoại “Vision Classroom Wizard” xuất hiện. Chọn “Next” và thực hiện chọn các máy tính để thêm vào lớp học trong giao diện dưới đây:

  • Nhấp nút “Add” và nhấn “OK” là xong

- Trường hợp 2: Bỏ qua lần khởi động đầu tiên Netop Vision Pro trên máy tính của giáo viên

  • Nhấp “File” menu --> Classroom Manager

  • Hộp thoại “Manage Vision Classrooms” xuất hiện, nhấp chọn “Edit Classroom”

  • Hộp thoại “Classroom Properties” xuất hiện, chọn tab “Student computers” và chọn nút “Edit Global Classroom”

  • Thực hiện chọn các máy tính để thêm vào lớp học:
  • Nhấp nút “Add” và nhấn “OK” là xong
  1. Kiểm tra và gỡ lỗi cài đặt

- Trên máy tính của giáo viên, nhấp vào “Home” menu để chuyển sang màn hình giám sát lớp học để kiểm tra tình trạng cài đặt đã đúng chưa?

- Nếu tất cả các máy tính học sinh đều hiện đúng màn hình thực tế của mình thì chứng tỏ bạn đã cài đặt đúng.

- Nếu một trong các máy tính của học sinh có màn hình màu đen như hình bên dưới thì:

  • Cần kiểm tra lại xem máy tính có bật không [shutdown], đang ở trạng thái ngủ [sleep] hay không? Nếu đúng thì khởi động [turn-on] hoặc wake-up lại các máy tính này và xem lại màn hình giám sát sau khoảng 1 đến 2 phút có hiện đúng màn hình thực tế của máy tính đó hay không?
  • Nếu máy tính đã bật, phần mềm đã cài mà biểu tượng Netop vision pro “Student module” ở trên máy tính học sinh màu xám thì phải gỡ phần mềm và cài đặt lại máy tính này.

Trên đây là kinh nghiệm triển khai phần mềm Netop Vision Pro mà mình đúc rút ra được và chia sẻ cùng các bạn.

Chủ Đề