Hướng dẫn cách làm tắc kè ngâm rượu

Tắc kè đá như chúng ta đã biết trong một số sách đông y có ghi rõ: Tắc kè đá hay còn gọi là Cốt toái bổ là một loại thảo dược có vị đắng, chát, tính ấm, không độc, có tác dụng bổ thận, giảm đau, tiêu sưng chữa đau xương, đau mình mẩy, tụ máu, bong gân, thận hư, ù tai.

Là thảo dược đặc biệt quý, có tên trong sách đỏ Việt Nam từ 20 năm trước. Đây là loài thảo dược kỳ quái, trông như con thằn lằn bám trên đá, nên được người vùng cao gọi là Thằn lằn đá.

Hôm nay đến với cửa hàng dongamruou chúng tôi xin hướng dẫn bà con cách làm tắc kè đá ngâm rượu đơn giản tại nhà.

Tiến hành cách làm rượu tắc kè đá

Ở đây chúng ta chọn củ rễ của cây tắc kè đá để ngâm với rượu. Trên thị trường hiện nay có 2 cách để ngâm đó là cách ngâm tươi và cách ngâm khô. Cách nào cũng tốt cả vì vậy tôi sẽ hướng dẫn bà con và các bạn cả 2 cách ngâm.

Cách ngâm tắc kè đá tươi

Cách này không hề khó

  • B1. Rửa sạch dùng dao cạo sạch lông bên ngoài củ
  • B2. Rửa lại một lần nữa với nước xong để ráo
  • B3. Các bạn có thể bổ đôi hoặc để nguyên miếng vào bình ngâm rồi đổ rượu vào theo tỉ lệ 1kg củ tắc kè đá với 4 lít rượu theo đúng tỉ lệ
  • B4. Đậy kín lắp ngâm trong thời gian trên 60 ngày là sử dụng được

Cách ngâm khô

Cách này hơi cầu kỳ một chút tuy nhiên lại rất thơm

  • B1. Các bước 1 -2 giống như cách làm ở trên
  • B2. Dùng dao thái thành các lát mỏng có độ dày 1,5-2cm rồi đem đi phơi khô khoảng 5-6 nắng
  • B3. Sau khi khô chuẩn bị chảo đem sao qua với lửa [ tức là cho lên chảo rồi sao qua với lửa ]
  • B4. Sau khi sao xong để nguội rồi cho vào bình ngâm theo tỉ lệ 1 lạng tắc kè đá khô với 2 lít rượu cứ thế mà ngâm
  • B5. Đậy kín lắp ngâm trong khoảng 30 ngày là sử dụng được

* Lưu ý: Ngoài ra người ta hay sử dụng tắc kè đá ngâm kết hợp hơn là ngâm độc vị hoặc có thể sử dụng loại khô để đun sắc nước uống Ngày dùng 6-12 g, sắc với 400 ml nước còn 100 ml, uống làm hai lần trong ngày. Dùng riêng hoặc phối hợp với rễ, thân, lá cây lưu ký nô, tên khoa học là Hypericum sampsonii Hance] với liều lượng bằng nhau, cùng sắc uống.

Dùng uống trong hay đắp ở ngoài: Liều dùng hàng ngày là 6 đến 12g. Dùng ngoài không có liểu lượng. Có thể dùng dưới hình thức thuốc sắc hay ngâm rượu, hoặc giã đắp lên vết thương.

Trong các sách đông y có nói rất nhiều về công dụng của loại này tôi sẽ tóm tắt lại những ý chính và những công dụng chính của nó khi ta đem ngâm rượu.

SKĐS - Tắc kè được Đông y xếp vào loại thuốc bổ dương. Tắc kè có vị mặn, tính ấm, quy vào các kinh phế và thận, có công năng bổ thận, tráng dương, ích tinh tủy, dùng trong các trường hợp ù tai do thận khí kém, liệt dương, di tinh, tiết tinh sớm, nói chung là các hoạt động sinh dục kém...

Tắc kè được Đông y xếp vào loại thuốc bổ dương. Tắc kè có vị mặn, tính ấm, quy vào các kinh phế và thận, có công năng bổ thận, tráng dương, ích tinh tủy, dùng trong các trường hợp ù tai do thận khí kém, liệt dương, di tinh, tiết tinh sớm, nói chung là các hoạt động sinh dục kém...; bổ phế khí, dùng trong các bệnh hen suyễn lâu ngày, viêm phổi, ho lao, ho ra máu, suy nhược thần kinh... Xin giới thiệu bài rượu thuốc tốt cho nam giới yếu kém trong chuyện phòng the.

Rượu tắc kè tươi

Tắc kè giết chết, bỏ hết phủ tạng, dùng bông thấm cồn 70 độ lau sạch máu, sau đó cho rượu trắng ngâm gừng tươi giã nát bóp đều vào tắc kè, để 30 phút cho hết mùi tanh, để khô se. Thường ngâm một đôi: một con đực, một con cái hoặc nhiều đôi. Cho tắc kè vào bình, đổ rượu 60 - 70 độ cho ngập tắc kè [một phần tắc kè, 5-8 phần rượu], ngâm 100 ngày, chiết lấy dịch lần một rồi ngâm tiếp lần hai bằng rượu 35 - 40 độ trong 60 ngày, lại chắt dịch ra, ngâm tiếp lần ba bằng rượu 35 - 40 độ trong 30 ngày. Hòa chung dịch ngâm của 3 lần lại để pha rượu thuốc.

Rượu tắc kè khô

Tắc kè khô đã có sẵn hoặc đã chế biến như trên, chặt bỏ phần đầu từ mắt và 4 bàn chân. Có thể để cả con hoặc chặt thành mảnh nhỏ, sao nhỏ lửa tới hơi vàng, cho mùi thơm hoặc giã giập để có bột thô [nếu giã giập, thời gian ngâm rượu sẽ nhanh hơn], đổ rượu trắng 35 - 40 độ ngâm với tỷ lệ như rượu tắc kè tươi [1 phần tắc kè, 5 - 8 phần rượu] cũng ngâm như rượu tắc kè tươi.

Tắc kè khô là vị thuốc bổ dương rất tốt cho quý ông yếu chuyện phòng the.

Song song việc ngâm rượu tắc kè có thể ngâm bình rượu thuốc gồm các vị: hà thủ ô đỏ 200g, ba kích 200g, nhục thung dung 100g, đảng sâm 200g, huyết giác 20g, đại hồi hoặc tiểu hồi 10g, trần bì 10g, đường trắng 200g, rượu trắng 35-40 độ với tỷ lệ 1 phần thuốc, 5 - 8 phần rượu. Ngâm trong 1 tháng, chắt lấy dịch thuốc, đổ rượu ngâm tiếp lần 2 trong 3 tuần, chắt lấy dịch, đổ rượu ngâm tiếp lần 3 trong 2 tuần. Hòa dịch thuốc của các lần ngâm lại. Lấy bình rượu tắc kè rót từ từ vào rượu thuốc [theo tỷ lệ 1 phần rượu tắc kè, 1 phần rượu thuốc hoặc 1 phần rượu tắc kè, 2 phần rượu thuốc], vừa rót vừa dùng đũa thủy tinh quấy đều để tránh rượu bị tủa. Sau cùng thêm đường trắng quấy đều cho tan, đổ thêm rượu cho đủ 4 lít. Cách dùng rượu tắc kè: Ngày dùng 2-3 lần, mỗi lần 30-50ml, uống trước bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ. Rượu bổ tắc kè rất tốt, tuy nhiên không nên lạm dụng.

Làm tắc kè ngâm rượu như thế nào?

Cho tắc kè vào bình, đổ rượu 60 - 70 độ cho ngập tắc kè [một phần tắc kè, 5-8 phần rượu], ngâm 100 ngày, chiết lấy dịch lần một rồi ngâm tiếp lần hai bằng rượu 35 - 40 độ trong 60 ngày, lại chắt dịch ra, ngâm tiếp lần ba bằng rượu 35 - 40 độ trong 30 ngày. Hòa chung dịch ngâm của 3 lần lại để pha rượu thuốc.

Rượu tắc kè ngâm bao lâu thì uống được?

Rượu tắc kè có thể sử dụng sau 20 – 30 ngày ngâm. Tuy nhiên, rượu ngâm càng lâu thì càng ngấm và cho mùi vị thơm ngon hơn. Do vậy các bạn có thể đợi từ 3 tháng trở lên để sử dụng rượu với mùi vị và chất lượng tốt nhất.

Tại sao phải bổ mắt tắc kè?

Về y học, tắc kè có công dụng giúp mạnh sinh lý, chữa đau nhức phong thấp [ít hơn], nhưng khi ngâm rượu cần bỏ hai con mắt, vì mắt của tắc kè có chứa độc tố nguy hiểm, và đã có người bị ngộ độc do dùng rượu ngâm không đúng. Vì vậy, cần làm sạch tắc kè, nướng sơ qua, sau đó bỏ nội tạng trước khi ngâm rượu.

Tắc kè dùng để làm gì?

Trong y học cổ truyền, tắc kè được coi là một loại dược liệu quý hiếm, có tác dụng bổ phế khí, bình suyễn, chỉ khái, bổ thận tráng dương, bổ ích tinh huyết. Tắc kè được dùng để điều trị các bệnh như hen suyễn, hư lao, ho ra máu, ù tai, đau lưng, mỏi gối, di tinh, đái nhiều và các chứng liệt dương.

Chủ Đề