Hướng dẫn bộ y tế viêm kết mạc

Bệnh viêm kết mạc cấp là tình trạng viêm cấp tính của kết mạc mắt. Nguyên nhân thường gặp nhất là do Adenovirus, bệnh có thể lây lan thành dịch. Hàng năm, cứ vào dịp hè nắng nóng ở những nơi đông dân cư [thành phố, đô thị] lại xuất hiện những đợt dịch Viêm kết mạc cấp do Adenovirus, thường gọi là dịch đau mắt đỏ.

Đặc biệt, Viêm kết mạc không được thăm khám, điều trị và sử dụng thuốc phù hợp có thể xuất hiện giả mạc và viêm giác mạc [phần lòng đen của nhãn cầu] gây ảnh hưởng đến thị lực của người bệnh.

Nguyên nhân viêm kết mạc

• Do virus: Các chủng virus là nguyên nhân phổ biến nhất và là dạng dễ lây lan nhất.

• Do vi khuẩn: Các chủng vi khuẩn thường lây nhiễm một mắt nhưng có thể xuất hiện ở cả hai. Mắt của bạn sẽ tiết ra nhiều mủ và chất nhầy.

• Do dị ứng: Các loại dị ứng gây ra chảy nước mắt, ngứa và đỏ ở cả hai mắt.

• Viêm kết mạc sơ sinh: Viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh có thể được gây ra bởi nhiều nguyên nhân như tắc lệ đạo, nhiễm trùng.

• Viêm kết mạc nhú gai khổng lồ: do có liên quan đến việc sử dụng lâu dài kính áp tròng hoặc sử dụng mi mắt nhân tạo gây tổn thương dạng nhú to ở mi mắt.

Nguồn lây bệnh

Thường lây bệnh qua tiếp xúc trực tiếp với:

• Dịch tiết từ mắt, mũi, miệng của người bệnh

• Sử dụng chung đồ cá nhân với người bệnh…

Dấu hiệu nhận biết viêm kết mạc cấp tính

Triệu chứng phụ thuộc vào nguyên nhân gây viêm, nhưng có thể chẩn đoán viêm kết mạc cấp tính qua những triệu chứng sau:

• Đỏ kết mạc hoặc mí mắt trong

• Kết mạc bị phù nề

• Chảy nước mắt nhiều hơn bình thường

• Nhử mắt: chất dịch màu vàng đặc chảy ra trên lông mi, đặc biệt là sau khi ngủ. Có thể làm cho khó mở mắt khi thức dậy.

• Ngứa mắt

• Nhạy cảm hơn với ánh sáng

• Hạch bạch huyết sưng [thường do nhiễm virus]

• Sốt cao, đau mắt hoặc giảm thị lực.

.jpg]

.jpg]

Để phòng tránh lây lan của bệnh cần

• Hạn chế dụi tay vào mắt, mũi, miệng. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và dung dịch sát khuẩn tay.

• Đeo khẩu trang khi có các triệu chứng ho, hắt hơi và khi tới nơi đông người.

• Nếu mắt chảy nhiều nước mắt, có nhiều nhử mắt mắt thì sử dụng bông gạc y tế [sử dụng 1 lần] để vệ sinh, sau đó bỏ vào thùng rác có nắp đậy để tránh tạo thành nguồn lây cho gia đình và người xung quanh, sát khuẩn tay sau khi vệ sinh mắt.

• Không sử dụng kính áp tròng khi đang bị viêm kết mạc.

• Sử dụng riêng các vật dụng cá nhân như : đồ ăn – uống, chậu – khăn rửa mặt, chăn, gối ngủ.

• Vệ sinh bàn ghế, không gian sinh hoạt, vui chơi của trẻ bằng các dung dịch sát khuẩn bề mặt.

• Hạn chế tiếp xúc ở nơi đông người.

.png]

.jpg]

Điều trị

• Khi người bệnh có các triệu chứng bệnh như đỏ mắt, chảy nước mắt, ra nhiều dử mắt cần cho đến các cơ sở khám mắt để được điều trị và xử lý biến chứng kịp thời.

Khuyến Cáo:

• Người bệnh không nên tự mua thuốc tra vì có thể gây biến chứng nguy hiểm. Đặc biệt dịch năm nay diễn biến nặng với nhiều trường hợp xuất hiện giả mạc ở kết mạc mi, người bệnh cần đến khám bác sỹ nhãn khoa, nếu có giả mạc phải bóc để giảm phản ứng viêm và giúp thuốc ngấm tốt hơn.

Chủ Đề