Hợp đồng mua bán hàng hóa đơn giản năm 2024

Hợp đồng mua bán hàng hóa là một trong những dạng hợp đồng phổ biến nhất áp dụng đối với những giao dịch mua bán hàng hóa thuộc mọi đối tượng khác nhau đều có thể xác lập dạng hợp đồng này để đảm bảo tính pháp lý, tránh các tranh chấp có thể phát sinh về sau. Tất cả những thông tin bạn cần biết về loại hợp đồng này đều được công ty luật GVLAWYERS tổng hợp trong bài viết “Soạn thảo mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa 2020” dưới đây.

Mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa mới nhất năm 2020

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

———-o0o———–

HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ Số: /2020/HĐMB

  • Căn cứ luật thương mại năm 2005
  • Căn cứ bộ luật dân sự năm 2015.
  • Căn cứ nhu cầu và khả năng của hai bên.

Hôm nay, ngày tháng năm 2020., tại Chúng tôi gồm có: BÊN MUA:……………………………………………………………………………………………………………………………… Địa chỉ:…………………………………………………………………………………………………………………………………… Mã số doanh nghiệp:………………………………………………………………………………………………………………. Đại diện bởi:…………………………………..Chức vụ:……………………………………………………………………………. Mã số thuế:…………………………………………………………………………………………………………………………… Tài khoản số:………………………………………………………………………………………………………………………….. Ngân hàng:………………………………………………………………………………………………………………………………. [Sau đây gọi tắt là Bên A] BÊN BÁN:……………………………………………………………………………………………………………………………….. Địa chỉ:…………………………………………………………………………………………………………………………………….. Mã số doanh nghiệp:………………………………………………………………………………………………………………… Đại diện bởi:………………………………………………………………Chức vụ:…………………………………………………. Mã số thuế:…………………………………………………………………………………………………………………………… Tài khoản số:………………………………………………………………………………………………………………………….. Ngân hàng:………………………………………………………………………………………………………………………………. [Sau đây gọi tắt là Bên B] Hai bên A và B thống nhất thoả thuận nội dung Hợp đồng như sau: ĐIỀU 1: ĐỐI TƯỢNG VÀ GIÁ CẢ

Số thứ tự Tên hàng hóa Đơn vị Số lượng Đơn giá Thành tiền Ghi chú 1. 2. Tổng cộng

ĐIỀU 2: THỜI HẠN HỢP ĐỒNG Thời hạn Hợp đồng là: 12 tháng kể từ ngày 11/03/2020 đến hết ngày 11/03/2021 . ĐIỀU 3: THỜI HẠN VÀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN 3.1 Tổng số tiền Bên Mua phải Thanh toán cho Bên Bán chưa bao gồm 10% VAT là:…………..đồng/ lô hàng 3.2 Thời hạn thanh toán: Mỗi một lô hàng khi Bên B xuất ra Bên A sẽ thanh toán như sau

Số thứ tự Tên hàng Đơn vị Số lượng Thời gian Địa điểm Ghi chú 1 2

3.3 Phương thức thanh toán: Thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản. Khi Bên A thanh toán tiền hàng theo các lần thanh toán, Bên B có nghĩa vụ ghi hoá đơn, chứng từ chứng nhận việc đã thanh toán của Bên A theo quy định của pháp luật. ĐIỀU 4: THỜI ĐIỂM VÀ ĐỊA ĐIỂM CHUYỂN GIAO TÀI SẢN: Bên bán chuyển giao tài sản cho Bên mua tại … [Thỏa thuận địa điểm giao hành rất quan trọng trong việc miễn nghĩa vụ của bên bán] trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ký kết hợp đồng; ĐIỀU 5: NGHĨA VỤ CỦA BÊN BÁN

  • Bên Bán có nghĩa vụ giao hàng cho Bên mua tại …
  • Bên Bán chịu trách nhiệm về số lượng, chất lượng đối với toàn bộ các sản phẩm do Bên Bán cung cấp cho tới khi hàng đến …
  • Bên Bán có nghĩa vụ cung cấp mọi chỉ dẫn cần thiết đối với việc bảo quản, sử dụng hàng hoá theo quy định của Hợp đồng này cho Bên mua.

XEM THÊM: Biên bản giao nhận hàng hóa ĐIỀU 6: NGHĨA VỤ CỦA BÊN MUA

  • Thanh toán theo quy định tại Điều 3 Hợp đồng này.
  • Chịu chi phí bốc dỡ từ xe xuống khi Bên Bán vận chuyển hàng hoá đến địa điểm giao nhận tại Điều 4.
  • Bên mua có nghĩa vụ thanh toán toàn bộ chi phí vận chuyển từ kho xưởng của mình đến 6.2 Tổ chức tiếp nhận nhanh, an toàn, dứt điểm cho từng lô hàng.

ĐIỀU 7: THANH LÝ HỢP ĐỒNG Sau …………. ngày kể từ ngày hai Bên đã thực hiện đầy đủ và nghiêm chỉnh các Điều khoản trong Hợp đồng này, mà không có vướng mắc gì thì Hợp đồng coi như đã được thanh lý. XEM THÊM: Mẫu biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng ĐIỀU 8: PHẠT HỢP ĐỒNG VÀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI 8.1 Đối với Bên Bán:

  • Nếu Bên Bán không giao hàng đúng thời hạn quy định tại Hợp đồng này thì sẽ bị phạt số tiền là 0,05% Tổng giá trị Hợp đồng cho 01 ngày vi phạm.
  • Nếu Bên Bán không giao đủ hàng đúng số lượng và chất lượng theo quy định tại Hợp đồng này thì sẽ phải cung cấp tiếp hàng hoá theo đúng quy định và bị phạt số tiền là 0,05% Tổng giá trị hàng hoá bị vi phạm cho 01 ngày chậm.

8.2 Đối với bên mua:

  • Nếu Bên mua không thực hiện đúng nghĩa vụ thanh toán theo quy định tại Hợp đồng này thì sẽ bị phạt số tiền là 0,05% Tổng giá trị Hợp đồng cho 01 ngày vi phạm.
  • Nếu Bên mua không thực hiện đúng nghĩa vụ tiếp nhận hàng theo quy định của Hợp đồng này thì sẽ bị phạt số tiền là 0,05% Tổng giá trị Hợp đồng cho 01 ngày vi phạm.

ĐIỀU 9: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP Trong quá trình thực hiện Hợp đồng này nếu xảy ra bất kỳ sự bất đồng nào, Bên nảy sinh bất đồng sẽ thông báo cho bên kia bằng văn bản. Hai bên sẽ thương lượng để giải quyết các bất đồng đó. Trường hợp các bên không tự thương lượng được thì có quyền khởi kiện tranh chấp ra Tòa án nhân dân có thẩm quyền để giải quyết. XEM THÊM: Tư vấn giải quyết tranh chấp ĐIỀU 10: CÁC TRƯỜNG HỢP CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG Hợp đồng này sẽ được chấm dứt trong các trường hợp sau:

  • Hợp đồng có thể được chấm dứt do sự thỏa thuận của các Bên.
  • Khi các Bên thực hiện xong các quyền và nghĩa vụ quy định trong Hợp đồng này.
  • Khi một Bên vi phạm hợp đồng dẫn đến Hợp đồng không thể thực hiện được thì phía Bên kia có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng.

ĐIỀU 12: HIỆU LỰC THI HÀNH Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký, và chỉ được coi là kết thúc khi các Bên đã hoàn thành các nghĩa vụ của mình trong Hợp đồng. Trong trường hợp một Bên muốn sửa đổi các điều khoản trong hợp đồng thì phải thông báo cho Bên kia biết trước ít nhất là 03 ngày và cùng nhau thoả thuận lại những điểm cần thay đổi với sự đồng ý của hai Bên. Hợp đồng này được lập thành 02 bản, mỗi Bên giữ 01 bản, các bản có giá trị pháp lý như nhau.

ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B

Chức vụ Chức vụ

[Ký tên, đóng dấu] [Ký tên, đóng dấu]

Những lưu ý khi soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hóa

1. Điều khoản về việc đảm bảo chất lượng hàng hoá theo hợp đồng

Với những giao dịch đưa ra những điều kiện về chất lượng hàng hóa, các thỏa thuận này phải nêu được chi tiết và đối chiếu với các quy định pháp luật ứng với từng sản phẩm cụ thể về hợp chuẩn, hợp quy. Ngoài ra, trong mục tiêu chuẩn chất lượng, doanh nghiệp nên tạo ra một phụ lục riêng, trong đó nêu rõ từng đặc điểm hàng hóa bao gồm: tên, số hiệu, thành phần, định lượng. cấu tạo, ngày sản xuất, nơi sản xuất,…

2. Điều khoản về vấn đề thanh toán

Thông thường bên bán hàng hóa chỉ quy định đơn giản là đưa ra giá, phương thức thanh toán là chuyển khoản hay tiền mặt. Để tránh những tranh chấp không đáng có, bên bán nên quy định cụ thể từng nội dung này trong hợp đồng mua bán hàng hóa như:

  • Giá của từng loại hàng hóa, giá này đã bao gồm thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu hay các loại phí, lệ phí khác hay không…;
  • Phương thức thanh toán: loại tiền thanh toán, phí ngân hàng chuyển khoản do bên nào chịu, số tài khoản giao dịch, lãi suất trả chậm…

3. Điều khoản hủy bỏ hợp đồng do những vi phạm giao hàng

Trong trường hợp phải giao hàng nhiều lần, bên bán nên lưu ý nếu vi phạm giao hàng ở một lần nhất định, thì bên mua có thể hủy bỏ phần hợp đồng có liên quan đến lần vi phạm đó và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

  • Khi giao hàng dư số lượng, bên bán có thể gặp rủi ro khi bên mua không nhận phần dư đó, và phải mất chi phí đưa hàng về. Nếu bên mua nhận hàng thì bên bán sẽ được thanh toán phần dư ra theo giá hợp đồng.
  • Khi giao thiếu số lượng hàng hóa, bên bán phải có nghĩa vụ giao tiếp phần còn thiếu theo thời hạn do bên mua yêu cầu. Mặt khác, bên bán phải chịu rủi ro hơn nếu bên mua hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
  • Khi giao hàng không đồng bộ, bên bán sẽ phải thay thế số hàng hóa không đồng bộ cho bên mua. Trường hợp bên bán đã nhận tiền hàng, bên bán sẽ phải trả lãi đối với số tiền đã nhận trong thời gian giao hàng thay thế, và phải bồi thường nếu bên mua yêu cầu.
  • Bên cạnh đó, nếu giao hàng không đúng chủng loại hàng hóa, bên bán sẽ chịu rủi ro bên mua có thể hủy bỏ hợp đồng mua bán hàng hóa và yêu cầu bồi thường hợp đồng. Trường hợp hàng hóa gồm nhiều chủng loại, bên bán không giao đúng thỏa thuận một hoặc một số loại, thì bên mua có thể hủy bỏ phần hợp đồng này có liên quan đến loại hàng hóa đó.

XEM THÊM: Dịch vụ tư vấn về luật sở hữu trí tuệ

4. Điều khoản về chi phí vận chuyển và chi phí liên quan khác

Các bên phải nêu rõ thời điểm chuyển giao chi phí trong quá trình giao hàng như: khi giao hàng cho công ty vận chuyển đầu tiên, hoặc khi hàng hóa đã được giao cho bên mua…. Nếu trường hợp trong hợp đồng không quy định, các bên sẽ phải chịu rủi ro về việc xác định theo chi phí đã được công bố của cơ quan nhà nước, hoặc theo tiêu chuẩn ngành nghề cũng như theo tiêu chuẩn riêng phù hợp với mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng.

5. Điều khoản về hướng dẫn sử dụng của hàng hóa

Theo Bộ luật dân sự 2015 bổ sung thêm cụm từ “trong một thời gian hợp lý”, nhằm để xác định khoảng thời gian bên bán phải thực hiện trách nhiệm hướng dẫn sử dụng cho bên mua. Bên bán sẽ chịu rủi ro nếu không thực hiện vì bên mua có thể hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bên bán bồi thường thiệt hại. Đây chính là cơ sở pháp lý để hai bên thỏa thuận thêm điều khoản này vào hợp đồng để đảm bảo việc sử dụng hàng hóa của bên mua.

6. Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa

  • Điều kiện về năng lực dân sự của chủ thể giao kết hợp đồng
  • Việc giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa phải dựa trên sự tự nguyện, bình đằng không bị ép buộc, lừa dối.
  • Điều kiện về nội dung hợp đồng mua bán hàng hóa không trái quy định pháp luật, thuần phong mỹ tục, hàng hóa mua bán không thuộc trường hợp pháp luật cấm kinh doanh.

Tóm lại vấn đề “Soạn thảo mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa 2020”

Nói chung hợp đồng mua bán hàng hóa và dịch vụ có bản chất chung là hợp đồng dân sự, là sự thỏa thuận bằng lời nói hoặc bằng văn bản nhằm để xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ trong quan hệ mua bán hàng hóa và dịch vụ. Mẫu hợp đồng trên đây được cập nhập trực tiếp từ Sở Tư Pháp TP.HCM mới nhất năm 2020, có thể được sử dụng trong nhiều trường hợp khác nhau như những giao dịch cá nhân, doanh nghiệp, hộ kinh doanh,…

Chủ Đề