Hội nghị Ianta được tổ chức ở đâu

Câu hỏi:Hội nghị Ianta diễn ra trong hoàn cảnh nào?

A.Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc.

B.Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.

C.Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.

D.Chiến tranh thế giới thứ hai diễn ra ác liệt.

Lời giải

Đáp án đúng:AChiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc.

Giải thích

Hội nghị Ianta diễn ra trong hoàn cảnh: Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc.

Hội nghị Ianta diễn ra trong hoàn cảnh nào?Chắc hẳn đây sẽ là câu hỏi nhiều người đang đi tìm câu trả lời, Toploigiai xin mời các bạn tham khảo nội dung dưới đây nhé

Hội nghị Ianta diễn ra trong hoàn cảnh nào?

. Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc. Khi đó, nhiều vấn đề cấp bách cần đặt ra với các nước Đồng minh. 3 việc quan trọng cần phải giải quyết đó là:

  • Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít
  • Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh.
  • Phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận.

Chính vì thế, từ ngày 4/3 đến ngày 11/2/1945, nguyên thủ 3 nước Anh [Thủ tướng Sơcsin] Mỹ [Tổng thống Rudơven] và Liên Xô [Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Xtalin] tổ chức một cuộc họp tại Ianta. Mục đích hội nghị nhằm giải quyết những vấn đề cấp bách sau chiến tranh và lập thành một trật tự thế giới mới.

Hội nghị Ianta diễn ra ở đâu?

Hội nghị Ianta được diễn ra tại Cung điện Livadia, thành phố Yalta, miền nam Ukraina. Hội nghị diễn ra rất căng thẳng và gay go. Bởi vì đây vốn dĩ là một cuộc Hội nghị nhằm đâu tranh quyết liệt để hình thành một trật tự thế giới mới, phân chi phạm vi, thành quả của chiến tranh giữa các cường quốc đóng vai trò then chốt trong chiến tranh. Hay nói cách khách, đây là một hợp tác quân sự nhằm giải quyết những bất đồng giữa 3 cường quốc, thắng các nước phát xít và buộc Đức đầu hàng vô điều kiện. Sau đó đưa ra những chính sách đối với Đức và các nước được giải phóng.

Những quyết định Hội nghị Ianta

Sau khi thỏa thuận, đàm phán, cuối cùng 3 nước đã thống nhất:

Thứ nhất: Tiêu diệt chủ nghĩa phát xít Đức, chủ nghĩa quân phiệt Nhật. Sau khi chiến tranh ở Châu Âu kết thúc, Liên Xô sẽ tham gia chống Nhật.

Thứ 2: 3 cường quốc quyết định thành lập tổ chức Liên Hợp Quốc nhằm giữ trật tự hoàn bình và an ninh thế giới sau chiến tranh.

Và điều cuối cùng thỏa thuận việc đóng quân tại các nước để phân chia phạm vi ảnh hưởng ở Châu Âu và Châu Á, cũng như để giải phóng quân đội phát xít. Hội nghị thống nhất việc thêm Pháp để chia Đức thành 4 vùng chiếm đóng, việc đền bù chiến tranh.Qua đó, Đức phải phi phát xít hóa, phi quân sự hóa, dân chủ hóa. Bồi thường chiến tranh bằng hình thức tịch thu tài sản nước này một lần.

- Ở Châu Âu: Liên Xô sẽ chiếm đóng Đông Âu, Đông Đức và Đông Béc lin. Còn Mĩ, Pháp và Anh chiếm đóng Tây Âu, Tây Đức, Tây Beclin.

- Ở Châu Á: Hội nghị thống nhất để Liên Xô tham chiến chống Nhật 2-3 tháng sau khi chiến tranh Châu Âu kết thúc cũng như các nước khác ở Châu Á; khôi phục quyền lợi nước Nga sau khi đã mất trong chiến tranh Nga- Nhật [1904-1905]; vẫn giữ nguyên trạng Mông Cổ.

Mĩ sẽ chiếm đóng Nhật Bản, phía nam Bán đảo Triều Tiên, còn Liên Xô chiếm đóng phía Bắc. Trung Quóc trở thành quốc gia thống nhất và dân chủ.

Các vùng còn lại ở Châu Á: Nam Á, Đông Nam Á và Tây Á vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây cũ.

Như vậy, so với trật tự hệ thống Vecxai- Osinhtơn, Hội nghị Ianta giải quyết thỏa đáng hơn đối với các vấn đề quân sự, chính trị, lãnh thổ, bồi thường sau chiến tranh với các nước thắng bại. Cơ quan duy trì hòa bình, an ninh trật tự của Liên Hợp Quốc cũng tiến bộ hơn só với Hội Quốc Liên trước đây.

Sau khi Hội nghị Ianta kết thúc, những quyết định của Hội nghị đã trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới, hay còn được gọi “Trật tự hai cực Ianta”

Hệ quả của những quyết định trên:

- Đặt nền tảng cho việc thành lập tổ chức Liên Hiệp Quốc để duy trì hòa bình và an ninh thế giới sau chiến tranh .

- Sự nhất trí giữa 5 cường quốc: Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc. sẽ hạn chế sự thao túng hoàn toàn của chủ nghĩa tư bản với các tổ chức quốc tế

- Thỏa thuận việc đóng quân, giải giáp quân đội phát xít và phạm vi ảnh hưởng của chúng dẫn đến sự mở rộng ảnh hưởng của Liên Xô và Mỹ ở Châu u và Châu Á .

- Những quyết định của Hội nghị chỉ là sự thoả thuận của Liên Xô , Mỹ và Anh , nhưng ảnh hưởng đến việc giải quyết các vấn đề của thế giới sau chiến tranh .

- Một trật tự thế giới được hình thành trên khuôn khổ của những thoả thuận tại hội nghị này , được gọi là "Trật tự hai cực Ianta".

Tóm tắt mục I. Hội nghị Ianta [2-1945] và những thỏa thuận của ba cường quốc

1. Hoàn cảnh

- Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc, nhiều vấn đề quan trọng và cấp bách đặt ra với các nước Đồng minh. Đó là:

+ Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít.

+ Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh.

+ Phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận.

=> Từ ngày 4 đến 11/2/1945, Hội nghị Ianta được triệu tập, với sự tham gia của nguyên thủ ba cường quốc: Mỹ [Ph. Rudơven], Anh [U. Sớcsin], Liên Xô [Xtalin].

U. Sớcsin, Ph. Ru dơ ven, I. Xtalin [từ trái qua phải] tại Hội nghị Ianta

Video Tư liệu về Hội nghị Yalta 

2. Nội dung hội nghị

Hội nghị đã đi đến những quyết định quan trọng:

- Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật để nhanh chóng kết thúc chiến tranh.

- Thành lập tổ chức Liên hợp quốc để duy trì hòa bình, an ninh thế giới.

- Thỏa thuận việc đóng quân, giải giáp quân đội phát xít, phân chia phạm vi ảnh hưởng của các cường quốc thắng trận ở châu Âu và châu Á.

+ Ở châu Âu: Liên Xô chiếm đóng Đông Âu, Đông Đức, Đông Béclin; Mĩ, Anh, Pháp chiếm Tây Âu, Tây Đức, Tây Béclin.

+ Ở châu Á:

  • Hội nghị chấp nhận những điều kiện để Liên Xô tham chiến ở châu Á: giữ nguyên trạng Mông Cổ, khôi phục quyền lợi của nước Nga đã mất trong chiến tranh Nga – Nhật 1904 – 1905 [bao gồm Nam đảo Xa-kha-lin, 4 đảo thuộc quần đảo Cu-rin].
  • Nhật Bản: do quân đội Mĩ chiến đóng.
  • Bán đảo Triều Tiên: Mĩ chiếm đóng phía Nam, Liên Xô chiếm đóng phía Bắc.
  • Trung Quốc trở thành quốc gia thống nhất và dân chủ.
  • Các vùng còn lại ở châu Á: Đông Nam Á, Nam Á, Tây Á vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây cũ.

Bán đảo Triều Tiên bị chia cắt thành hai miền theo vĩ tuyến 38

Theo quyết định của Hội nghị Pốtxđam [ở Đức, từ ngày 17/7 đến 2/8/1945] việc giải giáp quân đội Nhật ở Đông Dương được giao cho quân đội Anh vào phía Nam vĩ tuyến 16, quân Trung Hoa Dân quốc ở phía Bắc.

=> Ý nghĩa: những quyết định của hội nghị Ianta đã trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới, thường được gọi là “Trật tự hai cực Ianta”.

Sự phân chia khu vực ảnh hưởng trên thế giới theo khuôn khổ của trật tự hai cực Ianta

3. Mở rộng: So sánh trật tự hai cực Ianta và trật tự Véc-xai - Oasinhtơn:

* Giống nhau:

- Đều là kết quả của những cuộc chiến tranh thế giới đẫm máu trong lịch sử nhân loại.

- Đều do các cường quốc thắng trận thiết lập nên để phục vụ những lợi ích cao nhất của họ.

- Đều có các tổ chức quốc tế được thành lập để giám sát và duy trì trật tự thế giới [Hội quốc liên và Liên hiệp quốc].

* Khác nhau:

ND chính

- Hoàn cảnh triệu tập hội nghị Ianta.

- Những nội dung chính của hội nghị.

- So sánh trật tự hai cực Ianta và trật tự Véc-xai - Oasinhtơn.

Sơ đồ tư duy Hội nghị Ianta

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 - Xem ngay

Các vấn đề lớn trong lịch sử luôn được bạn đọc quan tâm theo dõi trong đó chắc hẳn nhiều bạn đọc băn khoăn không biết Hội nghị ianta diễn ra trong hoàn cảnh nào. Đây chắc hẳn sẽ là câu hỏi nhiều người đang đi tìm câu trả lời.

Bước vào đầu năm 1945 khi cuộc chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc có rất nhiều vấn đề quan trọng và cấp bách đặt ra trước các cường quốc Đồng minh. Các vấn đề cần giải quyết nhanh chóng đó là:

+ Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít.

+ Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh.

+ Phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận.

Trong bối cảnh cuộc chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc một hội nghị quốc tế đã được triệu tập tại Ianta [Liên Xô] từ ngày 4 đến ngày 11 -2-1945 nguyên thủ 3 nước bao gồm: Thủ tướng Sớcsin [Anh], Tổng thống Rudoven [Mỹ] và Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng Xtalin [Liên Xô] đã tổ chức hội nghị Ianta. Mục tiêu của cuộc họp là nhằm giải quyết những vấn đề quan trọng sau chiến tranh để có thể thành lập trật tự thế giới mới.

Hội nghị ianta được đặt tên theo địa điểm diễn ra. Theo đó địa điểm diễn ra hội nghị Ianta là ở cung điện Livadia của thành phố Yalta thuộc miền nam Ukraina. Trong quá trình diễn ra hội nghị không khí vô cùng căng thẳng và cam go do thực chất là hội nghị nhằm đấu tranh quyết liệt để hình thành trật tự thế giới mới, từ đó phân chia phạm vi cũng như thành quả chiến tranh của các cường quốc có vai trò chủ chốt. Hội nghị ianta  giải quyết vấn đề hợp tác quân sự nhằm giải quyết tất cả bất đồng tại 3 cường quốc thắng các nước phát xít. Sau đó buộc Đức phải đầu hàng vô điều kiện và đưa ra chính sách với Đức và các nước giải phóng.

Nội dung chính của hội nghị ianta

Ngoài việc giải đáp Hội nghị ianta diễn ra trong hoàn cảnh nào thì nội dung của hội nghị cũng được bạn đọc quan tâm. Sau nhiều ngày thỏa thuận và đàm phán nội dung chính của hội nghị Ianta được quyết định như sau:

– Thứ nhất: Thống nhất mục tiêu chung là tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản. Liên Xô sẽ tham gia chiến tranh chống Nhật tại Châu Á sau khi chiến tranh ở châu Âu kết thúc.

– Thứ hai: Ba cường quốc thống nhất sẽ thành lập một tổ chức để giữ gìn hòa bình và an ninh thế giới [mà sau này là Liên Hợp Quốc].

– Thứ ba: Các nước thỏa thuận về việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít , phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á. Đồng thời thống nhất việc thêm Pháp để chia Đức thành 4 khu chiếm đóng, đền bù chiến tranh. Cũng đã thống nhất Đức phải phi phát xít hóa, phi quân sự hóa và dân chủ hóa. Việc bồi thường chiến tranh sẽ diễn ra bằng việc tịch thu tài sản.

+ Tại châu Âu: Liên Xô sẽ chiếm Đông âu, Đông Béc – lin và Đông Đức. Còn Mỹ, Pháp và Anh sẽ chiếm đóng toàn bộ Tây Âu, Tây Đức và Tây Béc – lin.

+ Tại châu Á: Cả hội nghĩ đã thống nhất để Liên Xô tham chiến chống Nhật từ 2 – 3 tháng sau khi chiến tranh kết thúc tại châu Á và châu Âu. Bên cạnh đó, khôi phục quyền lợi nước Nga đã mất sau chiến tranh Nga – Nhật. Riêng Mông Cổ giữ nguyên trạng. Mỹ chiếm đóng Nhật Bản, phía nam Bán đảo Triều Tiên còn phía Bắc chịu ảnh hưởng của Liên Xô. Trung Quốc hoàn toàn trở thành quốc gia thống nhất và dân chủ. Những vùng còn lại ở châu Á như: Đông Nam Á, Tây Á thuộc về phạm vi của các nước phương Tây cũ.

Có thể thấy so với trật tự hệ thống Vecxai- Osinhtơn, Hội nghị Ianta giải quyết thỏa đáng hơn đối với các vấn đề quân sự, chính trị, lãnh thổ, bồi thường sau chiến tranh  với các nước thắng bại. Cơ quan duy trì hòa bình, an ninh trật tự của Liên Hợp Quốc cũng tiến bộ hơn só với Hội Quốc Liên trước đây. Sau khi Hội nghị Ianta kết thúc, những quyết định của Hội nghị đã trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới, hay còn được gọi “Trật tự hai cực Ianta”.

Ý nghĩa Hội nghị Ianta 

Hội nghị Ianta  vào năm 1945 đã góp phần hình thành hai hệ thống xã hội đối lập: Tư bản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa. Nước Đức chia hai hình thành nhà nước với hai chế độ chính trị khác nhau: Cộng hòa Liên bang Đức ở phía Tây và Cộng hòa Dân chủ Đức phía Đông.

Hội nghị Ianta vào năm 1945 cũng góp phần đặt nền tảng cho việc thành lập tổ chức Liên Hiệp Quốc duy trì hòa bình và an ninh thế giới sau chiến tranh.

Bên cạnh đó Hội nghị Ianta  vào năm 1945 với sự nhất trí giữa 5 cường quốc: Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc sẽ hạn chế sự thao túng hoàn toàn của chủ nghĩa tư bản với các tổ chức quốc tế – Thỏa thuận việc đóng quân, giải giáp quân đội phát xít và phạm vi ảnh hưởng của chúng dẫn đến sự mở rộng ảnh hưởng của Liên Xô và Mỹ ở Châu  Âu và Châu Á .

Những quyết định của Hội nghị chỉ là sự thoả thuận của Liên Xô , Mỹ và Anh , nhưng ảnh hưởng đến việc giải quyết các vấn đề của thế giới sau chiến tranh .

Một trật tự thế giới được hình thành trên khuôn khổ của những thoả thuận tại hội nghị này , được gọi là “Trật tự hai cực Ianta”.

Trên đây là phần giải đáp thắc mắc của chúng tôi về vấn đề: Hội nghị ianta diễn ra trong hoàn cảnh nào. Nếu trong quá trình nghiên cứu tìm hiểu và giải quyết vấn đề còn điều gì mà bạn đọc thắc mắc hay quan tâm bạn có thể liên hệ chúng tôi qua tổng đài tư vấn pháp luật để được hỗ trợ.

Video liên quan

Chủ Đề