Học sinh giỏi quốc gia trượt đại học

Thú thật, nhìn điểm số bết bát của con, cả nhà tôi ngã ngửa người. Vợ tôi sốc đến mức bỏ ăn mấy ngày liền vì kết quả thi của con thấp không thể tưởng tượng được. Cái khó hiểu là ở chỗ con tôi vốn là học sinh giỏi 12 năm liền nên điểm thi của con khiến chúng tôi rất sốc và khó chấp nhận.

Ngồi vân vê cốc nước, tôi hỏi con: “Con học hành thế nào mà kết quả tệ quá vậy?”. Con tôi trả lời thế này: “Con cũng chẳng biết nữa ba ạ. Con học thế nào thì thi như thế ấy thôi”.

Nghe con trả lời mà tôi nóng cả mặt. Trong khi đó, ngay khi con bước vào lớp 11, tôi đã đi đăng ký cho con học mấy lớp luyện rồi học chính, học thêm đủ cả. Đóng tiền cho con học đầy đủ, bồi dưỡng thầy cô giáo, trang bị cho con từ máy vi tính cho đến sách vở chẳng thiếu thứ gì, ấy vậy mà giờ tôi thất vọng, đau đớn khi nhận được những điểm số trung bình và dưới trung bình khi con tham gia kỳ thi THPT quốc gia.

Tôi buồn vì con trượt một mà giật mình vì bấy lâu nay đã không nhìn ra đúng bản chất những tấm giấy khen của con mình đem về đều đặn hằng năm. Tôi từng nghĩ con mình giỏi lắm. Nếu không giỏi thì sao tổng kết hằng năm đều tám phẩy, chín phẩy? Tôi từng tự tin con thi sẽ đạt điểm cao, rằng gửi hồ sơ trường nào “ăn” trường ấy.

Nào ngờ những tấm giấy khen của con bây giờ đã bị “bóc mẽ” trần trụi thế này đây. Tôi nhục nhã mỗi khi ai đó hỏi con có đậu không. Hay “sao học sinh giỏi lại trượt được nhỉ?”. Không khí nhà tôi trở nên nặng nề như thế.

Tôi đem chuyện này nói với mấy đồng nghiệp thì nhận được câu trả lời rằng cũng tại tư duy của tôi quá lỗi thời. Có người còn khuyên: “Đừng tin vào điểm số”. Người khác lại nói: “Giấy khen bây giờ chỉ là hình thức”.

Ai có thể trả lời thay tôi câu hỏi tại sao con tôi 12 năm là học sinh giỏi với vô số điểm 9, điểm 10 lại có thể nhận điểm 3, điểm 4 thảm hại khi tham gia kỳ thi THPT quốc gia năm ngoái?

CAO TUYẾT

GDVN- Rất nhiều học sinh sau thời gian tập trung học môn chuyên, luyện môn chuyên, đi “đá” giải quốc gia, đã trở về trong thất vọng.

Đã có hàng chục năm thâm niên bồi dưỡng học sinh giỏi cho huyện để học sinh đi thi học sinh giỏi cấp tỉnh, tôi thật sự ngạc nhiên trước H., một học sinh đạt giải Nhất cấp huyện môn Hóa học.
Bài làm của H. trong kì thi vừa qua rất hoàn hảo, em đã sử dụng phương pháp giải bài từ trung học phổ thông nên giải quyết vấn đề rất gọn, vượt quá tầm một học sinh lớp 9.
Khi chia sẻ bí quyết học tập, H. nói “Em thích làm bác sĩ, nên em tập trung học Toán, Hóa, Sinh. Em tự học, lớp 8 em đã học và làm hết bài tập Hóa lớp 9.
Lên lớp 9 em Học hóa lớp 10, lớp 11, em lấy phương pháp giải bài từ trung học phổ thông xuống nên thấy bài tập lớp 9 dễ hơn nhiều”.
Quá trình bồi dưỡng kéo dài 1 tháng, mỗi tuần học 5 buổi, qua mỗi buổi học tôi thấy H. trưởng thành vượt bậc, kì thi học sinh giỏi cấp tỉnh năm ấy H. đạt giải Nhất, gần đạt điểm tuyệt đối [19,75/20].

Học sinh giỏi Quốc gia lại trượt đại học là một điều thật trớ trêu. [Ảnh minh họa, nguồn: Giaoducnghe.edu.vn]


Vào trường chuyên để có cái mà học

Ngày nhận kết quả giải nhất cấp tỉnh cả trường vui, cả huyện vui, một huyện vùng xa xôi hẻo lánh mà có học sinh đạt gần điểm tuyệt đối kì thi học sinh giỏi tỉnh quả là một kì tích.
Thế rồi, bước đường tương lai của H. đã được người lớn thêu hoa dệt gấm: “Em phải vào trường chuyên, học giáo trình trường chuyên mới có cái để học, học trường huyện thì uổng phí tài năng của mình”.
Kỳ thi chuyên năm ấy, H. đậu thủ khoa lớp Chuyên Hóa. Ngay từ lớp 10, H. đã được chọn vào lớp bồi dưỡng đội tuyển thi quốc gia của trường.
Học lớp Chuyên Hóa, học bồi dưỡng thi học sinh giỏi quốc gia, năm lớp 11 H. đậu giải Ba, năm lớp 12 H. đậu giải Nhì, đứng tốp 30 môn Hóa học của kỳ thi học sinh giỏi quốc gia.

Đậu học sinh giỏi quốc gia nhưng lại... trượt đại học

Niềm vui ngắn chẳng tày gang, kì thi Tốt nghiệp phổ thông Quốc gia H. chỉ đạt 24.5 điểm cho tổ hợp Toán-Hóa-Sinh, còn thiếu 4 điểm nữa mới vào được ngôi trường mơ ước.
Cả gia đình như ngồi trên đống lửa khi các trường Đại học Y Dược tuyển thẳng học sinh giỏi quốc gia môn Hóa cho ngành Y với giải Nhất, với giải Nhì, giải Ba chỉ dành cho đại học ngành Kỹ thuật xét nghiệm y học v.v...
Thật trớ trêu, H. đậu học sinh giỏi quốc gia nhưng lại... trượt đại học.

Cánh cửa này đóng lại, cánh cửa khác mở ra, may mắn H trúng vào học bổng du học của Tập đoàn dầu khí Việt Nam đi học ngành dầu khí tại nước ngoài, dù ngành học không như mơ ước của bản thân và gia đình.
Sau một thời gian học ở nước bạn, H. đã có nhiều lần muốn bỏ học, nhưng đành chấp nhận số phận. Mới đây, H. chia sẻ với tôi: “Em không đổ lỗi cho ai, vì đó là chọn lựa của mình, tất cả mọi thứ đều có giá của nó.
Nếu được, em khuyên thế hệ em út sau này cần cân nhắc, tìm hiểu kĩ hơn trong việc chọn trường, chọn thi học sinh giỏi hay không”.
Trường hợp của H. không phải là cá biệt, rất nhiều học sinh sau thời gian tập trung học môn chuyên, luyện môn chuyên, đi “đá” giải quốc gia, đã trở về trong thất vọng.

Luyện thi, thi học sinh giỏi kiểu này phản khoa học, mất công bằng

Thầy giáo Lường Tú Tuấn, cựu giáo viên Trường Trung học phổ thông Chuyên Bình Long [Bình Phước], một giáo viên trong cuộc đã chia sẻ: “Tôi không biết các bạn đồng nghiệp có thật hạnh phúc không, riêng với tôi thì mỗi kỳ thi là một nỗi khổ bi thiết. Đội tuyển được chọn ngay khi các em vừa vào lớp 10. Riêng những học sinh này phải chạy một lúc nhiều chương trình: học chính khóa, học luyện thi tốt nghiệp, học đội tuyển.
Tất nhiên không ai có đủ thời gian để học chừng ấy thứ, và nhà trường buộc phải lách luật bằng cách cho học sinh nghỉ học nhiều môn trong những giai đoạn nước rút, còn điểm thì sẽ được “cấy” vào để tổng kết.
Như một con thuyền đã bị cuốn ra giữa biển, việc duy nhất lúc này là tiếp tục chèo để vào bờ, dù không biết bờ bến ấy có cây trái gì không” [1]
Ngoài “cấy điểm” các môn không chuyên, ít ai biết rằng để các em đạt được những thành tích đó, nhiều trường đã phải dồn toàn lực để mời cho được những thầy cô theo họ là có tham gia ra đề thi, có thể định hướng đề thi về luyện đội tuyển.[2]
Sau ánh hào quang học sinh giỏi các cấp, là lỗ hổng khó lấp đầy về kiến thức, kỹ năng, phẩm chất của học trò; là sự mất công bằng ngay chính trong kì thi học sinh giỏi quốc gia.
Phụ huynh, học sinh hãy cân nhắc thật kĩ trước khi quyết định cho con mình học trường chuyên, lên con thuyền “đội tuyển học sinh giỏi”, trước khi ngành giáo dục có một phương thức thi học sinh giỏi khoa học như các nước tiên tiến đang làm.

Click to expand...


//giaoduc.net.vn/giao-duc-24h...uoc-gia-nhung-lai-truot-dai-hoc-post215294.gd

cha mẹ ở nhà còng lưng nuôi ăn học, con tới trường học lệch đi thi hsg

Đối với những thí sinh đoạt giải nhì, ba muốn vào trường học, Hội đồng khoa học đào tạo của trường đã họp và đưa ra hai phương án. Thứ nhất, các em dự thi và phải qua sàn, nhưng sàn là bao nhiêu thì trường vẫn đang cân nhắc, có thể rơi vào khoảng 21 điểm. Thứ hai, cộng thêm điểm cho các em giải nhì, ba, nhưng mức cộng bao nhiêu cũng chưa chốt. Hội đồng khoa học đào tạo đang thiên về mức cộng thêm điểm.

Theo Hiệu trưởng Nguyễn Đức Hinh, quy định này không mới mà đã được trường áp dụng nhiều năm và chỉ với ngành Bác sỹ đa khoa và Răng-hàm-mặt do lượng thí sinh đăng ký rất đông. Các ngành học khác như Y học dự phòng, Y học cổ truyền, Cử nhân điều dưỡng, Cử nhân kĩ thuật y học, Cử nhân Y tế công cộng, Cử nhân dinh dưỡng vẫn tuyển thẳng cả học sinh đoạt giải nhì, ba. 

Cũng theo phó giáo sư Nguyễn Đức Hinh, năm 2014, cả nước có khoảng hơn 150 học sinh đoạt giải nhất, nhì, ba học sinh giỏi môn Sinh học thì có đến 127 em nộp hồ sơ vào Đại học Y Hà Nội, trong khi ngành Bác sỹ đa khoa chỉ có 550 chỉ tiêu. Trường đặt điều kiện thí sinh muốn được xét tuyển thẳng phải dự thi đại học và đạt sàn là mỗi môn 5 điểm. Tuy nhiên, vẫn có 10 em không qua sàn.

Việc lượng thí sinh đoạt giải quốc gia đầu quân quá nhiều vào trường khiến cho cơ hội của các thí sinh khác thu hẹp lại. Điểm chuẩn đầu vào của ngành Bác sỹ đa khoa vì thế luôn ở ngưỡng từ 27 điểm trở lên. Năm 2013, với điểm chuẩn 27, ngành Bác sỹ đa khoa của Đại học Y Hà Nội cũng đã thừa đến 100 chỉ tiêu.

Bên cạnh việc tuyển thẳng học sinh giỏi môn Sinh học, Hiệu trưởng Đại học Y Hà Nội cũng cho biết trường vừa có kiến nghị với Bộ Giáo dục và Đào tạo xin được tuyển thẳng đối với học sinh đoạt giải nhất môn Toán, Hóa trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia. 

Theo ông Hinh, điều này nhằm giúp trường tuyển được những học sinh giỏi thực sự. Hiện Đại học Y Hà Nội đang chờ phản hồi từ Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Trong thời điểm các trường đại học [ĐH] hàng đầu đang rục rịch xét tuyển, thí sinh đạt giải học sinh giỏi quốc gia có ưu thế hơn hẳn. Theo Quy chế tuyển sinh của Bộ GD-ĐT, thí sinh đạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi học sinh giỏi [HSG] quốc gia được tuyển thẳng vào ĐH, còn giải khuyến khích được ưu tiên xét tuyển. Do đó, việc vụt mất cơ hội trong kỳ thi HSG có thể để lại “vết hằn” tâm lý với những học sinh [HS] đặt nhiều kỳ vọng vào thành tựu.

Học sinh nỗ lực chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT

Cú sốc từ việc đánh cược

Trước khi bước vào kỳ thi HSG quốc gia môn địa lý năm học 2018 - 2019, Nguyễn Minh Khoa [sinh năm 2001, cựu HS Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn TP.Vũng Tàu] từng gặt hái những thành tích ấn tượng như: giải nhất kỳ thi HSG cấp tỉnh môn địa lý lớp 11, huy chương vàng kỳ thi Olympic 30/4 môn địa lý năm 2018.

Những “quả ngọt” trên vừa là động lực vừa là áp lực khiến Khoa trăn trở về việc làm thế nào để chạm đến đỉnh cao. Theo lời kể, Khoa chưa bao giờ hài lòng về những gì mình đã tích lũy và luôn nghĩ rằng mọi người kỳ vọng rất nhiều vào bản thân. Thậm chí, nam sinh này đặt mục tiêu phải đạt giải nhất.

Do đó, ngoài việc dành 7-8 giờ/ngày ôn luyện trong đội tuyển thi HSG quốc gia, khi về nhà, Khoa vùi đầu vào sách vở. “Trong suốt quá trình ôn thi, mình chỉ ngủ 3-4 giờ/ngày, ít tham gia vào những buổi sinh hoạt của gia đình và số lần vui chơi giải trí thì đếm trên đầu ngón tay. Thỉnh thoảng, mình còn thấy sợ hãi mỗi khi thầy cô chữa bài làm”, nam sinh chia sẻ.

Nhớ lại ngày nhận tin “trắng tay” trong kỳ thi HSG, Khoa kể: “Lúc đó, mình cảm thấy rất thất vọng, rơi vào bế tắc, giống như bị mọi cảm xúc tiêu cực nuốt chửng. Tâm trạng buồn bã, thiếu động lực học cộng với việc vắng mặt một thời gian dài trong các tiết học ở lớp khiến mình khó khăn trong việc bù đắp kiến thức phục vụ cho kỳ thi THPT. Mình còn trở nên tự ti hơn khi không đạt số điểm như ý trong các kỳ thi thử THPT do trường tổ chức”.

Nguyễn Minh Khoa, cựu HS Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn TP.Vũng Tàu [thứ 2 từ trái sang]

Tương tự, Trần Hải Anh, HS lớp 12 Trường THPT chuyên Thái Bình, chia sẻ việc đạt giải trong kỳ thi HSG quốc gia môn văn năm học 2021-2022 không chỉ mang đến cơ hội dễ dàng xét tuyển vào ĐH, mà còn là nền tảng theo đuổi nghề viết lách sau này.

Tuy nhiên, Hải Anh sụp đổ hoàn toàn khi nhận kết quả mình thi trượt trong kỳ thi HSG hồi tháng 3. Nói về những thứ phải đánh đổi trong quá trình ôn luyện HSG, Hải Anh khẳng định khả năng học hỏi, tiếp thu các môn học khác, nhất là môn toán đã hao hụt. Chưa kể, khi kỳ thi HSG sát nút, hai người trong gia đình nữ sinh này là em gái và ông nội lại nhiễm Covid-19. “Em phải cách ly với mọi người trong đội tuyển khi ôn thi”, Hải Anh chia sẻ.

Trần Hải Anh, HS lớp 12 Trường THPT chuyên Thái Bình

Trong khi đó, một số sĩ tử dù trượt kỳ thi HSG nhưng xem việc ôn tập tốt cho kỳ thi THPT là nòng cốt thì cho rằng vẫn có thể thi vào trường ĐH theo đúng nguyện vọng của mình.

Chẳng hạn, Nguyễn Phúc Duyệt, HS lớp 12 Trường Trung học Thực hành ĐH Sư phạm TP.HCM, cho biết mình không rơi vào tình trạng như trên vì xem kỳ thi HSG quốc gia hồi tháng 3 là cơ hội để sống với đam mê, không đặt nặng suy nghĩ giải thưởng sẽ giúp bản thân dễ xét tuyển vào ĐH. “Em nghĩ bản thân được nhiều hơn mất vì phần thưởng lớn nhất là tình yêu thương và sự công nhận của những người xung quanh. Trải nghiệm tuyệt vời này đã giúp em thêm vững vàng để chiến đấu cho kỳ thi THPT đang gần kề”, Duyệt bày tỏ.

“Năng suất độc hại”

Từ các trường hợp kể trên, thạc sĩ tâm lý Nguyễn Thị Ngọc Vui, giảng viên Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM, cho hay việc đặt kỳ vọng vượt quá năng lực học tập của bản thân sẽ tạo ra áp lực lớn, từ đó có thể làm giảm hiệu quả việc học.

Đồng thời, theo thạc sĩ Vui, trường hợp của Nguyễn Minh Khoa còn là biểu hiện của “năng suất độc hại”. “Khi tập trung toàn lực vào một việc gì đó không ngưng nghỉ, kết quả có thể sẽ mỹ mãn nhưng đổi lại cơ thể sẽ bị rút cạn năng lượng, đồng thời còn làm tắc nghẽn một số quá trình mà não nhận diện là không cần thiết như tiêu hóa, sinh sản, hệ miễn dịch…”, thạc sĩ Vui lý giải.

Ví trạng thái “năng suất độc hại” như việc người ta chỉ quan tâm đến độ “nhanh” mà bỏ qua độ “bền”, thạc sĩ Vui khẳng định điều này có thể dẫn đến hậu quả như: cơ thể mất cân đối, suy giảm trí nhớ, dễ nổi cáu và dễ vụn vỡ tâm lý khi gặp khó khăn. Vì vậy, “năng suất độc hại” ảnh hưởng không nhỏ đến cả sức khỏe thể chất lẫn tinh thần, theo cô Vui.

Từ đó, cô Vui lưu ý: “Để chấp nhận thất bại, chúng ta cần hiểu rõ bản thân để hết sức thực tế trong việc đặt mục tiêu, đồng thời cần hình dung trước tình huống không may có thể xảy ra. Đôi khi, bài học về thất bại có thể đáng giá hơn sự chiến thắng. Nghĩ vậy, mọi biến cố sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn”.

Về phía gia đình, thạc sĩ Vui cũng nhấn mạnh vai trò của phụ huynh trong việc quan tâm, trò chuyện với con cái để hiểu được tính cách, năng lực học tập, khả năng chịu áp lực của con. “Điều này sẽ giúp phụ huynh biết cách nâng đỡ con bằng những hành động cụ thể. Những hành động đó sẽ khiến con thấy rằng mình được chấp nhận và yêu thương dù kết quả ra sao đi nữa. Điều này còn tiếp thêm động lực cho HS trong kỳ thi THPT sắp tới”, thạc sĩ Vui nhắn nhủ.

Còn về phía nhà trường, cô Đỗ Thị Thúy Dương, giáo viên bộ môn văn Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn TP.Vũng Tàu, nhận định: “Thi trượt trong kỳ thi HSG quốc gia là thực tiễn luôn tồn tại nên đương nhiên nhà trường lẫn giáo viên luôn có kế hoạch bài bản để hỗ trợ HS trên hai phương diện: tâm lý và kiến thức. Tùy đơn vị giáo dục mà các hình thức được triển khai linh hoạt và phù hợp với từng cá thể HS”.

Tin liên quan

Video liên quan

Chủ Đề