Học sinh có nên học đều các môn

Bích Hà   -   Thứ bảy, 13/10/2018 09:00 (GMT+7)

“Chúng ta vẫn còn giữ quan niệm phải giáo dục học sinh trở thành con người toàn diện, tức là đào tạo một cá nhân trăm thứ đều hay, việc gì cũng biết. Thực ra điều này là phản khoa học” - ông Nguyễn Sóng Hiền – đang là nghiên cứu sinh giáo dục tại Đại học Newcastle (Australia) - thẳng thắn.

Học sinh có nên học đều các môn
Tư duy học để thi, phải học toàn diện các môn làm tăng áp lực lên học sinh. Ảnh minh họa: T.L

Bắt học sinh giỏi toàn diện là phi thực tế

Những ngày qua, việc Hà Nội “chốt” phương án thi vào lớp 10 (từ thi 2 môn sang 4 môn và giữ bí mật môn thi thứ tư) đã khiến nhiều phụ huynh băn khoăn. Trong khi cơ quan quản lý giáo dục cho rằng việc thi thêm môn được xem là cách để hướng học sinh phải học toàn diện, nhưng phụ huynh lại cho rằng cách làm này là không cần thiết.

Nhà văn Tâm An (tác giả cuốn sách “Yêu như là sống”) cho rằng: “Trẻ con không bắt buộc phải học giỏi toàn diện, nó có thể học kém môn này và học giỏi môn khác. Sau này ra đời nó sẽ sống bằng cái nghề nó giỏi, chứ không phải sống nhờ cái môn nó học dốt ở trường”.

Gia đình chị Tâm An hiện đang sống ở Thụy Sĩ và hệ thống trường học ở đó không hề gây áp lực cho con chị khi bé học kém Toán. Ngược lại, cô giáo chủ nhiệm và nhà trường lại phát hiện ra khả năng diễn xuất của bé và tạo điều kiện hết sức để bé phát triển tài năng này. Giờ thì bé đã bắt đầu có những hợp đồng đóng phim đầu tiên.

Còn tại Việt Nam, giáo dục bị ảnh hưởng bởi quan niệm “học để thi”, “học để trở thành con người phát triển toàn diện”. Trong khi thực tế, rất ít người có khả năng để học giỏi toàn diện, thường mỗi người chỉ trội ở một số lĩnh vực.

Không nên áp dụng mô hình “giáo dục đồng phục”

Có cơ hội sang làm nghiên cứu sinh tại Đại học Newcastle (Australia), chuyên gia giáo dục, Thạc sĩ Nguyễn Sóng Hiền đã có sự trải nghiệm và cảm nhận rõ sự khác biệt trong tư duy về giáo dục của Việt Nam và các nước.

Học sinh có nên học đều các môn
 Thạc sĩ Nguyễn Sóng Hiền.

“Đối với các quốc gia có nền giáo dục tiên tiến, học sinh ở độ tuổi 15, bước vào cấp ba là giai đoạn phân hoá nghề nghiệp theo năng lực và sở thích cụ thể của các em.

Hệ thống trường trung học cũng được thiết kế theo các lĩnh vực mà các em có thể lựa chọn phù hợp với năng lực và sở thích. Còn tại Việt Nam vẫn áp dụng mô hình giáo dục đào tạo theo kiểu rập khuôn.

Ngay ở vấn đề chọn môn thi vào lớp 10 hiện nay của Hà Nội, chúng ta vẫn còn giữ quan niệm giáo dục sai lầm rằng phải phát triển các em trở thành con người toàn diện, mô tuýp của những bậc thánh nhân xưa. Tức là đào tạo một cá nhân trăm thứ đều hay, việc gì cũng biết nhưng điều này lại phản khoa học” - Thạc sĩ Hiền chia sẻ.

Lý do đưa ra nhận định này, thạc sĩ Nguyễn Sóng Hiền nhấn mạnh: “Thực chất mỗi cá nhân chỉ có thể có năng lực ở một vài lĩnh vực nhất định và thêm vào đó không phải tất cả các em đều giống nhau. Vì vậy không thể và không bao giờ chỉ có một mô hình giáo dục cho tất cả.

Một nền giáo dục toàn diện không phải là đào tạo ra những cá nhân toàn diện mà nó phải cung cấp các cơ hội để có thể phát triển toàn diện các năng lực của mỗi học sinh”.

  • 08/05/2018 | 10:00 GMT+7
  • 9.007 lượt xem

Câu hỏi này sẽ có câu trả lời cho mỗi cá nhân học sinh nhưng trong thực tế lại đang không như thế! Chúng ta cần bàn về chuyện này để thông trong tư duy của các nhà hoạch định chiến lược cũng như mỗi phụ huynh.

Trong các nghiên cứu về giáo dục, người ta thường thống kê các năng lực của con người mà giáo dục thường hướng tới: 
- Tư duy phê phán, tư duy logic;
- Giao tiếp, làm chủ ngôn ngữ;
- Tính toán, ứng dụng số;
- Đọc-viết;
- Làm việc nhóm - quan hệ với người khác;
- Công nghệ thông tin- truyền thông (ICT);
- Sáng tạo, tự chủ;
- Giải quyết vấn đề.
Nói đến năng lực là phải nói đến khả năng thực hiện, là phải biết làm, chứ không chỉ biết và hiểu.
Năng lực của người học có thể chia thành hai loại chính: Đó là những năng lực chung và năng lực cụ thể, chuyên biệt:
- Năng lực chung là năng lực cơ bản, thiết yếu để con người có thể sống và làm việc bình thường trong xã hội. Năng lực này được hình thành và phát triển do nhiều môn học, liên quan đến nhiều môn học. Đây là loại năng lực được hình thành xuyên chương trình. Một số nước có thể gọi dạng năng lực này với các tên khác nhau như: năng lực chính, năng lực nền tảng, năng lực chủ yếu, kĩ năng chính, kĩ năng cốt lõi, năng lực cơ sở, khả năng, phẩm chất chính, kĩ năng chuyển giao được..
Theo quan niệm này mỗi năng lực chung cần góp phần tạo nên kết quả có giá trị cho xã hội và cộng đồng, giúp cho các cá nhân đáp ứng được những đòi hỏi của một bối cảnh xã hội rộng lớn và phức tạp. Dạng năng lực chung này có thể không quan trọng với các chuyên gia, nhưng rất quan trọng với tất cả mọi người.
- Năng lực cụ thể, chuyên biệt là năng lực riêng được hình thành và phát triển do một lĩnh vực/môn học nào đó. Đây là dạng năng lực chuyên sâu, góp phần giúp mọi người giải quyết các công việc chuyên môn trong lĩnh vực công tác hẹp của mình.[1]

Học sinh có nên học đều các môn
Trí tuệ cho ta trí thông minh nào?

Khả năng phát triển các năng lực của mỗi người là khác nhau

Mỗi người lớn chúng ta đã trải qua việc học hành và rèn luyện năng lực, thậm chí nhiều người đã vào tuổi "cổ lai hy" hay đã được gọi là thành đạt thử nhìn nhận đánh giá lại bản thân với từng năng lực nói ở phần trên xem ta ở mức thế nào? Có thể khẳng định ngay: hiếm ai phát triển tốt cả 8 năng lực cụ thể như thế!Đôi khi bằng cấp cũng chỉ là đánh giá về một vài năng lực mà không phải là đánh giá tất cả. Bởi vậy khi mỗi đơn vị tuyển dụng nhân sự, học phải quan tâm tới những năng lực nào cần cho công việc và bằng cấp không chứng minh được điều đó. Trong thực tế mới xảy ra có người bằng cấp thua kém nhưng thực hiện công việc lại tốt hơn người có bằng cấp (kể cả nằng thật chứ không phải bằng "chạy" hay "mua").

Học sinh có nên học đều các môn
Mình sẽ tới được đâu nhỉ?

Chính vì khả năng phát triển các năng lực của mỗi người khác nhau nên các thầy cô cũng đừng ngạc nhiên khi dạy cùng một vấn đề mà học sinh này hứng thú còn những học sinh khác không hứng thú, học sinh này tiếp thu nhanh mà những học sinh khác tiếp thu chậm và thậm chí không tiếp thu nổi.Mặt khác, mỗi người không nhất thiết phải phát triển tất cả các năng lực. Có người sẽ thiên về những năng lực tư duy phê phán, tư duy logic, sáng tạo, tự chủ nhưng có thể giao tiếp, làm việc nhóm lại không ổn. Có người không phải đẳng cấp về tư duy logic những lại sáng tạo rất tốt và hoà nhập tốt với cộng đồng.

Xung quanh chúng ta có quá nhiều thí dụ cụ thể để nhất trí về khả năng phát triển năng lực cũng như tác động của giáo dục đối với mỗi con người là rất khác nhau.

Học giỏi toàn diện hay học lệch? Xấu hay tốt?

Trong tư duy của nhiều nhà hoạch định chiến lược, chỉ đạo giáo dục ở các cấp và ngay trong mỗi gia đình rất muốn tất cả học sinh, con em phải học toàn diện (giỏi nữa) và luôn chống học lệch. Chính vì vậy nhiều chính sách đưa ra nhằm vào mục tiêu này. Khi thấy các môn thi tổ hợp nhiều môn đưa ra trong kỳ thi vào lớp 10 khá nhiều phụ huynh và một số giáo viên, hiệu trưởng đã phản đối quyết liệt (những ai đồng thuận chắc chắn là với quan điểm học phải toàn diện hoặc không dám tỏ thái độ). Sở GD&ĐT Hải Phòng đã thay đổi trước phản ứng nhưng Sở GD&ĐT Hà Nội sẽ chuẩn bị thực hiện. Như vậy trong ngành giáo dục đã có những chính sách khác nhau với cùng một vấn đề. Bộ GD&ĐT tuy phân cấp nhưng cũng nên có một định hướng chung cho việc này.

Học sinh có nên học đều các môn
Khi bảng điểm không đẹp như trước
Phía sau của "giỏi toàn diện" có nhiều điều chúng ta nên biết. Có học sinh khi học lớp 10 đã bị bố mẹ rất nặng lời khi bảng điểm cuối năm "không còn đẹp như trước". Có học sinh bị bạn bè "chê cười" khi không học giỏi toàn diện. Tuy nhiên bạn ấy cũng đã chán nản khi tâm sự: "Không ai có thể hoàn hảo, tinh thông tất cả mọi thứ. Tớ cũng thế. Mọi người đã khoác lớp vỏ toàn diện lên tớ và trở nên thất vọng. Tất cả những cảm xúc đó, mình tớ gánh chịu. Tớ cảm thấy rất buồn”.[2]
Trong thực tế, con gái mình không thể "chịu nổi" môn Hoá, mặc dù nhờ cả chuyên gia "kèm cặp" và luôn sợ môn này nhưng lại rất mê môn Lý. Rồi cuối cùng đã chọn môn Ngữ văn và môn Vẽ để thi Đại học, mặc dù định hướng ban đầu là Toán, Lý, Hoá rồi chuyển Toán, Lý, Vẽ và cuối cùng thôi luôn cả Toán, Lý. Mình đã ủng hộ sự lựa chọn của con và điều đó là đúng.Tuy nhiên khá nhiều phụ huynh rất muốn "tự hào" là con mình giỏi toàn diện hoặc phải giỏi các môn khoa học tự nhiên mặc dù con mình không thể giỏi được những môn đó.Kể cả ước mơ của nhiều phụ huynh hiện nay là con phải giỏi môn Tiếng Anh. Thú thực mình cũng mấy lần học môn này và cuối cùng phải bỏ vì không sao học được, các con mình đều có "gen" này! Mình cũng để các con không nhất thiết phải giỏi tiếng Anh và cho dù có thua thiệt điều gi khi vào đời cũng không phải là sẽ bế tắc!

Theo mình cũng không nên khẳng định: Giỏi toàn diện hay Học lệc là Tốt hay Xấu mà mỗi cá nhân mới có câu trả lời cho bản thân.

Lời khuyên nào cho mọi người?

Bởi không muốn tranh luận chuyện này để mong có sự thay đổi gì nên mình chỉ muốn tìm những lời khuyên thôi (nghĩa là không nhất thiết đã chuẩn nên không gọi là đề nghị). Mặt khác cũng không muốn lấy tuổi tác hay kinh nghiệm ra để khuyên nên cũng cố tìm ý kiến của người khác mà mình ủng hộ để chia sẻ với các bạn. Rất may mình đã tìm được ý kiến đó, ý kiến nói với các bạn học sinh, xin trích hoàn toàn để các bạn tham khảo:

Học sinh có nên học đều các môn
Chỉ là sự chia sẻ
"Trên thực tế, ai cũng muốn có thể nắm vững kiến thức của tất cả các môn học. Hãy cố gắng hết sức mình để đạt được những gì bạn mong muốn. Tuy nhiên, nếu bạn không thể, hãy giải phóng bản thân mình khỏi những áp lực của việc giỏi toàn diện. Thay vào đó, bạn hãy:

- Tập trung vào những môn thế mạnh của bạn. Bạn sẽ gặt hái được những điểm cao, "cứu cánh" cho những môn còn lại.

- Tìm người trợ giúp để học nhóm. Ví dụ, nếu bạn học tốt môn Hóa nhưng cực kém môn Sử, hãy chọn học nhóm với người học tốt môn Sử nhưng không tốt môn Hóa. Hai bạn có thể giúp đỡ lẫn nhau và cùng tiến bộ thay vì cùng tranh luận quá nhiều những điều không cần thiết.

- Chấp nhận rằng mình không thể giỏi toàn diện. Điều đó đúng với tất cả mọi người. Nghĩa là ngay cả khi bạn tự tin rằng bạn nắm rõ mọi thứ, vẫn sẽ có những câu chuyện, sự kiện trong cuộc đời này bạn không thể tường tận hết. Đó là lý do chúng ta chăm chỉ học tập mỗi ngày.

- Học vì bản thân, không học vì cái bóng. Bố mẹ luôn muốn những điều tốt đẹp cho con cái của mình. Một trong những điều tốt đẹp đó là con cái họ học giỏi tất cả các môn, sở hữu bảng điểm thật đẹp. Thế nhưng, khi bạn không thể, hãy tâm sự với bố mẹ mình. Hãy học vì chính bản thân mình, học để theo đuổi đam mê, ước mơ của bản thân thay vì để làm hài lòng bố mẹ. Cuộc sống tương lai của bạn, là của bạn chứ không phải bố mẹ bạn, nhớ nhé!"[3]

Học sinh có nên học đều các môn
Hãy thương con đừng bắt con quá sức!

Xin kết luận: Áp lực là khi chúng ta tự đè lên mình những gì vượt khả năng. Nếu không chịu đựng được thì hãy vứt bớt ra. Không có cách nào khác!


TS. Lê Thống Nhất
(có mượn nhiều tư liệu của các bạn)