Hoạt động hóa rắn ổn định chất thải nguy hại năm 2024

Chất thải rắn công nghiệp nguy hại là những chất thải chứa thành phần độc hại, dễ gây cháy nổ, gây ăn mòn, lây nhiễm,…nếu không được xử lý đúng cách sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, sức khoẻ con người và động vật. Vì thế, để bảo vệ sức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trường sống, chúng ta cần xử lý chất thải rắn công nghiệp nguy hại đúng cách, đúng phương pháp và đúng quy chuẩn.

Chất thải rắn công nghiệp nguy hại chiếm khoảng 14 – 22% lượng chất thải rắn công nghiệp trong sàn xuất. Đây là nguồn ô nhiễm tiềm tàng rất đáng lo ngại cho môi trường và sức khỏe cộng đồng.

Chất thải rắn công nghiệp nguy hại là chất thải chứa chất hoặc hợp chất có một trong các đặc tính nguy hại trực tiếp như dễ cháy nổ, ngộ độc, ăn mòn, dễ lây nhiễm, và các đặc tính nguy hại khác, hoặc khi kết hợp với những hợp chất khác gây nguy hại cho sức khoẻ con người, động thực vật và môi trường.

Phân loại chất thải rắn công nghiệp nguy hại

  1. Vật chất phát sinh trong quá trình mạ kim loại là các kim loại nặng Cr, Ni, dung dịch axit,
  2. Khoáng sản: quặng sắt, bùn thải, quặng sunfua và chất thải có chứa hắc ín thải, dầu…
  3. Cơ khí: là những vật chất phát sinh chất thải có chứa amiăng, sáp – mỡ thải, bùn thải từ thiết bị chặn dầu- tách dầu, bùn thải hoặc chất thải có chứa halogen hữu cơ…
  4. Điện: Các thiết bị điện có chứa PCB, amiăng, CFC, HCFC, HFC…

Phương pháp xử lý chất thải rắn công nghiệp nguy hại

Phương pháp đốt

Đây là phương pháp phổ biến được sử dụng nhiều ở Việt Nam. Đây là kỹ thuật xử lý chất thải nguy hại có nhiều ưu điểm hơn các kỹ thuật xử lý khác, được sử dụng để xử lý chất thải nguy hại không thể chôn lấp mà có khả năng cháy.

Trong phương pháp này, nhờ sự oxy hóa và phân hủy nhiệt, các chất hữu cơ sẽ được khử độc tính và phá vỡ cấu trúc. Tùy theo thành phần chất thải mà khí sinh ra từ quá trình đốt có thành phần khác nhau. Nhìn chung, thành phần khí thải cũng có các thành phần như sản phẩm cháy thông thường [bụi, CO2, CO, SOx, NOx]. Tuy nhiên trong thành phần khí thải còn có các thành phần khác như HCl, HF, P2O5, Cl2,…

Hiện nay các thiết bị lò đốt thường dược sử dụng:

– Lò đốt chất lỏng

– Lò đốt tầng sôi

– Lò xi măng

– Lò hơi

– Lò đốt thùng quay

– Lò đốt gi/vỉ cố định

Chôn lấp

Công nghệ này hiện nay mới áp dụng ở Hà Nội và Bình Dương với dung tích của mỗi hầm chôn lấp từ 15.000 m3 . Bãi chôn lấp CTNH, hay thực chất là các hầm chôn lấp, được thiết kế theo quy định tại về Bãi chôn lấp chất thải nguy hại – Tiêu chuẩn thiết kế. Việc vận hành bãi chôn lấp CTNH thực hiện trên cơ sở Hướng dẫn kỹ thuật chôn lấp chất thải nguy hại ban hành kèm theo Quyết định số 60/2002/ QĐ-BKHCNMT ngày 07/8/2002 của Bộ trưởng Bộ KHCN&MT.

Phương pháp phù hợp với các chất thải:

  • Không chứa phóng xạ
  • Không chứa thành phần gây ô nhiễm, dễ nổ
  • Không có chất lỏng, tỷ lệ rò rỉ thấp
  • Không có nhựa, lốp xe,..các chất khó phân hủy.

Hóa rắn [bê tông hóa]

Công nghệ hóa rắn có ưu điểm là thiết bị, công nghệ đơn giản, sẵn có [có thể tự lắp đặt, chế tạo], dễ vận hành, có hiệu quả kinh tế vì có thể tận dụng sản xuất vật liệu xây dựng [gạch block, tấm đan…]. Tuy nhiên công nghệ hóa rắn chỉ xử lý an toàn đối với chất thải nguy hại trơ, có thành phần vô cơ. Khả năng ổn định chất thải rắn nguy hại trong khối rắn thay đổi theo từng loại chất thải nguy hại nên cần phải nghiên cứu kỹ quá trình cấp phối bê tông. Cần giám sát sản phẩm đầu ra để đảm bảo không vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định tại QCVN 07: 2009/BTNMT.

Chất thải cần hóa rắn được nghiền tới kích thước thích hợp, sau đó được đưa vào máy trộn theo từng mẻ. Các chất phụ gia như xi măng, cát và polymer được bổ sung vào để thực hiện quá trình hòa trộn khô, sau đó tiếp tục bổ sung nước vào để thực hiện quá trình hòa trộn ướt. Quá trình khuấy trộn diễn ra làm cho các thành phần trong hỗn hợp hòa trộn đều tạo thành hỗn hợp đồng nhất. Sau thời gian hòa trộn cần thiết, hỗn hợp được cho vào các khuôn lập phương. Sau 28 ngày bảo dưỡng khối rắn, quá trình đóng rắn diễn ra làm cho các thành phần ô nhiễm hoàn toàn bị cô lập.

Khối rắn sẽ được kiểm tra cường độ chịu nén, khả năng rò rỉ và lưu giữ cẩn thận tại kho, sau đó vận chuyển đến bãi chôn lấp an toàn.

Phương pháp Tái chế

Phương pháp tái chế rác thải được áp dụng đối với những loại rác thải điện tử, nhựa, thuỷ tinh. Đây cũng là một cách để xử lý rác thải hiệu quả, đồng thời giúp tiết kiệm nguồn nguyên liệu trong quá trình sản xuất máy móc, thiết bị.

Một số loại linh kiện, kim loại từ rác thải điện tử có thể được sử dụng tái chế tại các cơ sở sửa chữa, thay thế.

Phương pháp Ủ sinh học

Đối với chất thải rắn công nghiệp nguy hại thì phương pháp này áp dụng đối với chất thải là bùn. Phương pháp ủ sinh học nhằm phân huỷ và biến đổi chất hữu có có trong chất thải nguy hại và sau đó thải ra môi trường.

Dịch vụ xử lý chất thải rắn công nghiệp nguy hại

Các hành vi cố ý xả thải ra môi trường chưa qua xử lý sẽ bị xử phạt nghiêm trọng. Chính vì thế, nếu bạn là chủ doanh nghiệp, nhà máy sản xuất kinh doanh có xả thải những chất thải nguy hại nhưng chưa tự xử lý được phải liên hệ các đơn vị thu gom và xử lý chuyên nghiệp.

Công ty Môi trường Đại Thắng Lợi là đơn vị được cấp phép thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn công nghiệp nguy hại uy tín trên thị trường hiện nay. Chúng tôi sẽ tư vấn những phương pháp xử lý an toàn và phù hợp nhất đối với từng loại rác thải của từng doanh nghiệp.

Đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, hệ thống máy móc, thiết bị tiên tiến hiện đại.

Nếu bạn có những thắc mắc, khó khăn nào cần tư vấn, vui lòng liên hệ với công ty chúng tôi để được hỗ trợ.

Công ty TNHH Môi Trường Đại Thắng Lợi cung cấp các dịch vụ Quản lý môi trường, xử lý nước thải, xử lý nước cấp, xử lý khí thải, xử lý chất thải rắn công nghiệp, xử lý chất thải nguy hại và kinh doanh máy móc, thiết bị, vật tư, hóa chất xử lý nước cấp, nước thải..

Chủ Đề