Hoàng như cương là ai

Điều chỉnh tổng mức đầu tư không đúng thẩm quyền

Kiểm toán Nhà nước vừa có báo cáo kết quả về dự án metro số 1 [Bến Thành - Suối Tiên] của TPHCM chỉ ra nhiều sai phạm của dự án này.

Kiểm toán Nhà nước chỉ ra nhiều sai phạm tại gói thầu CP1a của tuyến metro số 1 [Bến Thành - Suối Tiên]

Theo Kiểm toán Nhà nước, UBND TPHCM phê duyệt điều chỉnh dự án đầu tư theo quyết định 4480/QĐ-UBND ngày 2/9/2011 là chưa đúng giá trị, chưa tuân thủ trình tự thủ tục và chưa đúng thẩm quyền.

Cụ thể, dự án điều chỉnh tổng mức đầu tư [TMĐT] là 47.325 tỷ đồng và đã trở thành dự án trọng điểm quốc gia [lớn hơn 35.000 tỷ đồng] theo quy định tại Nghị quyết 49/2010, dự án phải trình Quốc hội xem xét. Và theo quy định, thẩm quyền quyết định các dự án quan trọng quốc gia là Thủ tướng Chính phủ.

Bên cạnh đó, quyết định phê duyệt điều chỉnh dự án khi chưa có báo cáo đánh giá hiệu quả đầu tư và chưa rõ ràng về nguồn vốn. Theo Kiểm toán Nhà nước, thư của JICA [Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản] chỉ xác nhận việc sẽ tính đến việc bổ sung vốn, chưa xác nhận về cho vay.

Quyết định phê duyệt TMĐT điều chỉnh không đúng giá trị lập. Cụ thể, giá trị TMĐT được lập với hai loại tiền, với mỗi loại tiền lại được tính toán trượt giá khác nhau [tiền đồng là 10,6%/năm, tiền yên là 2,4%/năm]. Giá trị phê duyệt 236.626 triệu yên chỉ là giá trị tương đương tại thời điểm lập tháng 10/2009.

Trường hợp phê duyệt chỉ bằng một loại tiền yên thì tất cả trượt giá phải được tính theo tiền yên và giá trị TMĐT điều chỉnh chỉ là 206.126 triệu yên [giảm 30.500 triệu yên].

Đáng chú ý, UBND TP phê duyệt điều chỉnh thời gian thực hiện dự án từ hoàn thành năm 2017 sang hoàn thành năm 2019 [theo quyết định 299/QĐ-UBND năm 2015] là không tuân thủ trình tự và thẩm quyền.

“Với dự án quan trọng quốc gia, khi kéo dài thời gian thực hiện từ một năm trở lên, Chính phủ phải báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định” – báo cáo Kiểm toán Nhà nước nêu rõ.

Ông Hoàng Như Cương dính đến sai phạm tuyến metro số 1

Tuyến metro số 1 bị "đội vốn" và có nguy cơ trễ hẹn về đích năm 2020 [ảnh: Phạm Nguyễn]

Cũng theo Kiểm toán Nhà nước, Phó Trưởng Ban Quản lý đường sắt đô thị TP Hoàng Như Cương phê duyệt điều chỉnh dự án tại quyết định số 178/QĐ-BQLĐSĐT ngày 7/7/2014 là trái thẩm quyền, bởi ông Cương chỉ có vai trò là Phó Trưởng Ban mà điều chỉnh TMĐT và quy mô của dự án quan trọng quốc gia.

Cụ thể, về quy mô đầu tư, theo quyết định 4480/QĐ-UBND TP, quy mô nhà ga Bến Thành là 2 tầng diện tích sàn 12.720m2 với chức năng ga trung tâm.

Tuy nhiên, quy mô đầu tư được điều chỉnh lên 4 tầng với diện tích sàn hơn 30.000m2 với chức năng ga trung tâm tích hợp trung tâm thương mại ngầm.

Ngoài ra, quyết định số 178 còn điều chỉnh 310m kết cấu hầm với kết cấu vòm sang kết cấu hộp kết hợp tường vây.

Trong khi đó, Sở Kế hoạch và Đầu tư TP thực hiện thẩm định tại dự án để phê duyệt là không đúng thẩm quyền, do dự án đã phát sinh vấn đề thuộc tiêu chí công trình quan trọng quốc gia. Theo quy định tại Nghị quyết 49/2010/QH12, việc thẩm định phải được thực hiện bởi Hội đồng thẩm định Nhà nước.

Theo Kiểm toán Nhà nước, nội dung thẩm định không đảm bảo theo quy định, như không đánh giá TMĐT, kiểm tra tính đầy đủ, hợp lý của các khoản mục chi phí trong TMĐT; chưa xem xét các yếu tố đảm bảo tính hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án...

Ngoài ra, UBND TP chỉ đạo đơn vị thẩm định sử dụng kết quả thẩm tra TMĐT của tư vấn CPG&SMRT [do JICA thuê] là không phù hợp quy định.

Kiểm toán Nhà nước khẳng định theo quy định đơn vị thẩm tra phải do người quyết định đầu tư thuê, Bộ GTVT có đề nghị nhưng UBND TP.HCM vẫn chỉ đạo đơn vị thẩm định sử dụng kết quả thẩm tra TMĐT của tư vấn CPG&SMRT [do JICA thuê] là không phù hợp quy định.

Cũng theo Kiểm toán Nhà nước, công tác lập, thẩm định và phê duyệt dự án tại gói thầu CP1a [đoạn ga Bến Thành – ga Nhà hát TP] còn tồn tại, hạn chế, thiếu sót trong công tác xác định đơn giá và tính toán giá trị là gia tăng giá trị dự toán hơn 1,6 ngàn tỷ chiếm 26,9%. Trong đó, sai đơn giá 1,56 ngàn tỷ đồng.

Kiểm toán Nhà nước chỉ ra giá trị dự toán tính toán lại sau khi loại bỏ các sai sót thấp hơn giá trị trúng thầu 486 tỷ đồng. Ban Quản lý đường sắt đô thị phê duyệt kết quả thẩm định dự toán là không đúng thẩm quyền.

Công tác đàm phán, ký kết hợp đồng thực hiện hợp đồng gói thầu CP1a cũng có những điểm không phù hợp. Cụ thể, không có biên bản đàm phán hợp đồng CP1a giữa đoàn đàm phán với liên danh nhà thầu Sumitomo Mitsui-Cienco4; Trưởng Ban Quản lý đường sắt đô thị không có trong danh sách đàm phán nhưng vẫn đàm phán là “không phù hợp”, kết quả đàm phán không báo cáo kịp thời là chưa đúng chỉ đạo của UBND TP.

Vì nhiều bất cập, hạn chế trong thiết kế, phê duyệt dự án đầu tư, tuyến metro số 1 của TPHCM có nguy cơ trễ hẹn về đích năm 2020. Tuyến metro số 2 cũng xin chậm về đích đến 4 năm [dự kiến 2024]. Cả 2 dự án đều trong tình trạng chờ cấp thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư.

Trong khi tuyến metro số 1 “đội vốn” từ 17.400 tỷ đồng lên hơn 47.300 tỷ đồng thì tuyến số 2 tăng từ 1,374 tỷ USD lên 2,173 tỷ USD [tăng thêm 58%].

Quốc Anh

16:44, 25 Tháng Mười Hai 2018

Theo quy định, cán bộ quản lý như ông Hoàng Như Cương khi đi nuớc ngoài, buộc phải xin phép cấp có thẩm quyền, báo Thanh Niên cho biết.

Sputnik

Ông Hoàng Như Cương là Phó trưởng Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM [MAUR], thâm niên khoảng 10 năm công tác trên cương vị này. Ông Hoàng Như Cương được xác định "đã đi nước ngoài việc riêng khi chưa được cấp có thẩm quyền cho phép" khoảng giữa tháng 12.2018, đến nay chưa về. Trước khi đi nước ngoài, ông Cương có đơn xin nghỉ việc.

Theo quy định chung, chức vụ Phó trưởng ban MAUR tương được phó giám đốc sở, người nắm giữ chức vụ này thuộc diện Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM quản lý về mặt Đảng, UBND TP.HCM quản lý về mặt chính quyền.

Hiện Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM và cơ quan liên quan vẫn đang trong quá trình chỉ đạo, xử lý trường hợp ông Hoàng Như Cương "đi nước ngoài không phép".

Ngày 25.12, theo tìm hiểu của PV Thanh Niên, về vấn đề quản lý và xét duyệt cán bộ, công chức, viên chức đi nước ngoài, UBND TP.HCM đã ban hành Quyết định số 12/2018/QĐ-UBND ngày 27.4.2018.

Theo đó, công chức, viên chức đi nước ngoài, cán bộ lãnh đạo hàng giám đốc, phó giám đốc sở, người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu các cơ quan ngang Sở do UBND TP.HCM quản lý theo thẩm quyền, nếu muốn đi nước ngoài [kể cả việc công và việc riêng], phải làm hồ sơ trình Chủ tịch UBND TP.HCM xem xét, quyết định.

Trước khi Chủ tịch UBND TP.HCM ký quyết định, hồ sơ được Văn phòng UBND TP.HCM, Sở Nội vụ, Sở Ngoại vụ, Công an TP.HCM… phối hợp rà soát, thẩm định. Trong trường hợp hồ sơ hợp lệ, được sự cho phép của cấp có thẩm quyền thì cán bộ lãnh đạo mới được đi nước ngoài.

Riêng Công an TP.HCM có trách nhiệm thẩm tra, xác minh và có ý kiến về mặt an ninh đối với các trường hợp đi nước ngoài về việc riêng và các trường hợp khác theo đề nghị của các cơ quan, đơn vị có liên quan; trực tiếp trao đổi với các cơ quan liên quan, đơn vị quản lý trực tiếp cán bộ, công chức, viên chức và báo cáo UBND TP.HCM trước khi đi nước ngoài đối với nhân sự có vấn đề về chính trị, có dấu hiệu vi phạm pháp luật…

Quyết định số 12/2018 của UBND TP.HCM yêu cầu cán bộ, công chức, viên chức đi nước ngoài phải chấp hành nghiêm quy định; nếu vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước, đồng thời xem xét trách nhiệm của tập thể, người đứng đầu cơ quan, đơn vị có liên quan.

Liên quan vấn đề này, theo ông Lê Hoài Trung, Ủy viên Ban thường vụ Hội Luật gia TP.HCM, nguyên Phó giám đốc thường trực Sở Nội vụ TP.HCM, đối với trường hợp ông Hoàng Như Cương, căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, hậu quả phát sinh từ vi phạm đó, Ủy ban Kiểm tra Thành ủy sẽ tiến hành rà soát, kiểm tra và Thường vụ Thành ủy sẽ có hướng xử lý về mặt Đảng [có thể khiển trách, cảnh cáo hoặc khai trừ].

Trên cơ sở đó, về mặt hành chính nhà nước, sẽ bị cơ quan chủ quản trực tiếp quản lý [UBND TP.HCM] cũng sẽ có hướng xử lý tương ứng, theo các mức: khiển trách, cảnh cáo, cách chức [có thể vẫn còn là công chức] hoặc buộc thôi việc [không còn là công chức nữa].

Tuy nhiên, trường hợp người vi phạm trở về, theo quy trình, sẽ buộc phải kiểm điểm, giải trình trước khi cơ quan thẩm quyền quyết định hình thức xử lý.

Riêng trường hợp không trở về, nếu có liên quan đến trách nhiệm hình sự… đối với những quốc gia mà Việt Nam có quan hệ hợp tác về tư pháp, thì có thể bị dẫn độvề nước để xử lý trách nhiệm.

MAUR được xem là "siêu ban" khi được giao quản lý, đầu tư 8 tuyến đường sắt đô thị [metro] của TP.HCM với tổng vốn hàng trăm ngàn tỉ đồng. Trong đó chỉ riêng tuyến metro Bến Thành — Suối Tiên đã có vốn đầu tư hơn 47.000 tỉ đồng.

Từ khi thành lập vào năm 2007 đến nay, MAUR trải qua 3 đời trưởng ban: đầu tiên là ông Nguyễn Đô Lương [đã nghỉ hưu], tiếp đến là ông Bùi Xuân Cường [nay là Giám đốc Sở GTVT TP.HCM], và hiện tại là ông Lê Nguyễn Minh Quang.

Ông Lê Nguyễn Minh Quang được UBND TP.HCM bổ nhiệm Trưởng ban MAUR [tương đương giám đốc sở] vào cuối tháng 6.2016, thời gian giữ chức vụ là 5 năm. Khi đó ông đang làm Tổng giám đốc Công ty Bachy Soletanche Việt Nam, là một người ngoài Đảng, trình độ tiến sĩ. Khi làm Trưởng ban MAUR, ông Lê Nguyễn Minh Quang tự ứng cử và trúng cử đại biểu HĐND TP.HCM nhiệm kỳ 2016 — 2021.

Lãnh đạo chủ chốt của MAUR, ngoài ông Lê Nguyễn Minh Quang [cũng đã có đơn xin nghỉ việc], còn có 2 phó trưởng ban [tương đương phó giám đốc sở]: ông Hoàng Như Cương và bà Vũ Minh Huyền.

Video liên quan

Chủ Đề