Hoa ngũ sắc còn gọi là hoa gì

Như đã nhắc ở trên, hoa ngũ sắc có rất nhiều tên gọi khác nhau. Sở dĩ loài cây nay có nhiều cái tên cỏ cứt lợn như vậy là vì khi cho cây hoa vào tay rồi vò chúng có mùi hôi rất đậm, có thể gây buồn nôn. Cây có tên khoa học Ageratum conzoides L., thuộc họ Cúc (Asteraceae).

Hoa ngũ sắc là cây thảo mọc thẳng, phân nhánh, mềm và có mùi đặc trưng. Cây sống quanh năm có rễ nông, dạng rễ chùm sợi. Cây phát triển với chiều cao có thể lên đến 1m.

Thân và lá cây có phủ một lớp lông mịn màu trắng. Lá mọc đối xứng có hình trứng hay ba cạnh, có chiều dài có thể lên đến 7,5cm, mặt sau của lá có màu xanh nhạt hơn.

Những bông hoa có màu tím, xanh lam ngả hồng hoặc trắng nên gọi là hoa ngũ sức. Hoa thường mọc thành chùm khoảng 30 đến 50 bông nhỏ xếp tròn. Cây có quả nhỏ màu nâu đen.

Hoa ngũ sắc còn gọi là hoa gì

Hoa ngũ sắc mọc thành chùm gồm nhiều bông hoa nhỏ xếp tròn gần nhau

Phân bố, sinh thái

Nguồn gốc của hoa ngũ sắc vẫn chưa được xác định rõ. Một số cho rằng hoa có nguồn gốc từ Hy Lạp, số khác cho thấy chúng mọc đầu tiên ở Trung, Nam Mỹ và Tây Ấn. Vì là loại cây dễ sinh sống nên hiện nay gần như mọc phân bố trên toàn cầu.

Loài cây này thường mọc ở những khu đất ẩm ướt gần nơi sinh sống. Chúng phát triển mạnh trong bất kỳ khu vườn và đất nông nghiệp nào. Loài cây này còn xâm chiếm rừng, đồng cỏ, đất canh tác, các vùng ven sông (bờ sông), đất ngập nước và cồn ven biển. Cây hoa ngũ sắc thường có vòng đời không quá 12 tháng.

Bộ phận sử dụng

Toàn bộ cây từ rễ, thân lá, hoa ngũ sắc đều được sử dụng trong đời sống và trong y học.

Thành phần hóa học

Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng cây chứa nhiều chất chuyển hóa thứ cấp bao gồm:

● Flavonoid, ancaloit, cumarin

● Tinh dầu

● Tannin

● Hợp chất precocene I và precocene II có ảnh hưởng đến sự phát triển của côn trùng.

Các thành phần này được các nhà khoa học đánh giá cao về giá trị dược liệu và công dụng trong việc tiêu diệt côn trùng.

Công dụng

Loài cây này đã được rất nhiều các nhà khoa học khắp thế giới nghiên cứu và phát hiện ra nhiều công năng tuyệt vời về dược học và sinh học.

Theo Đông y

Dược liệu này có vị hơi đắng, tính mát, được thu hoạch quanh năm và dùng tươi. Ngoài ra, vào mùa hè, hoa ngũ sắc được phơi khô để sắc thuốc uống dần. Loài cây này có nhiều công dụng trong y học như:

● Thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng, cầm máu

● Chống viêm, chống phù nề, chống dị ứng trong các trường hợp sổ mũi, viêm xoang mũi dị ứng cấp và mãn.

● Chữa chảy máu ngoài da do chấn thương, sưng, đau, mụn nhọt, ngứa lở, eczema bằng cách dùng cây tươi rửa thật sạch với nước muối, giã nát, đắp lên chỗ đau, hoặc nấu nước để tắm

● Có tác dụng trong hệ tiêu hóa như giảm đau dạ dày, đau bụng

Hoa ngũ sắc có công dụng kháng vi sinh vật

Hoa ngũ sắc có hoạt tính sinh học có thể được sử dụng trong nông nghiệp, thể hiện qua một số cuộc điều tra nghiên cứu ở các quốc gia khác nhau. Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng dịch tiết của cây có chứa các hợp chất terpenic, chủ yếu là precocene, với hoạt tính nội tiết tố kháng vi sinh vật.

Ngoài ra precocene I và II có trong hoa ngũ sắc làm cho côn trùng có tình trạng khi trưởng thành sẽ vô sinh hoặc chết.

Hoa ngũ sắc là loài hoa mọc bụi, có nguồn gốc từ vùng Trung Mỹ và sau này được trồng phổ biến ở nhiều nơi khác nhau trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Cây có nhiều màu, mang ý nghĩa tượng trưng cho sự hài hòa và vẻ đẹp của cuộc sống. Ngoài ra, loài hoa này còn tượng trưng cho sự bền bỉ, ý chí kiên cường trước những khó khăn của cuộc sống.

Theo phong thủy, trồng hoa ngũ sắc sẽ đem lại năng lượng tích và điều hòa vượng khí xung quanh, giúp gia chủ luôn cảm thấy bình yên, hạnh phúc cũng như gặp nhiều thuận lợi hơn trong cuộc sống.

Hoa ngũ sắc còn gọi là hoa gì

Cách trồng và chăm sóc cây hoa ngũ sắc

Cách trồng hoa ngũ sắc

Cách trồng loài hoa này khá đơn giản, bạn có thể tham khảo gợi ý theo các gợi ý như sau:

Các cuộc thăm dò

Bạn có khả năng mua một sản phẩm làm sạch hoặc giặt đồ nào đó có mã QR rõ ràng trên bao bì hơn là một sản phẩm không có mã QR không?

0 phiếu bầu

Chuẩn bị

  • Vật dụng: Khay hoặc chậu
  • Đất trồng: Bạn nên chọn đất có độ tơi xốp cao, giúp thoát nước dễ dàng và hạn chế úng ngập. Ngoài ra, hãy trộn thêm phân hữu cơ vào đất để bổ sung hàm lượng dinh dưỡng cho cây.

Thực hiện

  • Bước 1: Lấy một phần cành từ thân cây mẹ, chọn cành dài khoảng 15cm và không bị sâu bệnh.
  • Bước 2: Đem cành cây cắm vào trong chậu đất
  • Bước 3: Tiến hành chăm sóc cho cây phát triển đến khi ra hoa trưởng thành.

Cách chăm sóc cây hoa ngũ sắc

  • Nước tưới

Khi cây còn non, bạn hãy tưới cho cây từ 1 - 2 lần mỗi ngày, vào lúc buổi sáng sớm và chiều mát để giúp cây phát triển khỏe mạnh. Khi cây trưởng thành và sinh trưởng tốt, bạn có thể tiến hành tưới từ 2 - 3 lần mỗi tuần, điều này sẽ hạn chế việc cây bị úng rễ và dẫn đến chết cây.

  • Ánh sáng

Hoa ngũ sắc là loài cây ưa sáng và có khả năng chịu được nắng nóng gay gắt. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể đặt cây ở những khu vực như sân thượng, ban công hoặc nơi có ánh sáng trực tiếp mà không cần di chuyển quá nhiều.

  • Bón phân

Nếu đảm bảo đất trồng đủ chất dinh dưỡng ngay từ khâu trồng cây thì bạn sẽ không cần phải bón thêm phân quá nhiều. Mặt khác, nếu muốn cây phát triển nhanh hay nở nhiều hoa và rực rỡ, bạn có thể áp dụng biện pháp bón thúc một lần mỗi tháng.

  • Chậu

Rễ của cây phát triển rất nhanh. Khi cây còn non, bạn có thể chọn những chậu nhỏ để đựng cây. Tuy nhiên, khi cây lớn dần và cần hấp thụ chất dinh dưỡng nhiều hơn nhằm phục vụ cho sự phát triển, bạn nên chuyển cây sang chậu lớn và sâu lòng nhằm giúp cây tươi tốt, lớn nhanh nhé.

Hoa ngũ sắc còn gọi là hoa gì

Các câu hỏi thường gặp

Hoa ngũ sắc còn gọi là hoa gì?

Có nhiều tên gọi khác nhau sẽ khiến bạn cảm thấy quen thuộc, chẳng hạn như bông ổi, thơm ổi, trâm ổi, hoa tử quỷ, cây mã anh đơn, cây hoa cứt lợn. Bên cạnh đó, tên khoa học của hoa ngũ sắc là Lantana camara L., thuộc vào họ cỏ roi ngựa (Verbenaceae).

Tác dụng của cây hoa ngũ sắc?

Cây hoa ngũ sắc có khá nhiều công dụng nổi bật mà bạn không thể bỏ qua, chẳng hạn như:

  • Đối với sức khỏe: Loại thảo dược xuất hiện trong nhiều bài thuốc cổ truyền, giúp chữa trị chứng viêm da, cảm lạnh, ho khan, nghẹt mũi…
  • Đối với với xây dựng: Cây hoa ngũ sắc có tác dụng trang trí và làm đẹp cho cảnh quan. Nhiều gia đình còn dùng loài hoa này dưới hàng rào, đem đến cảnh sắc đẹp cho khuôn viên.
  • Đối với nông nghiệp: Một số nơi trồng cây để hạn chế tình trạng xói mòn đất đai do rễ của câu có khả năng bám đất rất tốt.

Cây hoa ngũ sắc có độc không?

Dù cây xuất hiện trong nhiều bài thuốc Đông y nhưng bạn không nên vì thế mà chủ quan. Quả của loại cây này chứa chất độc, có thể gây đau bụng, chóng mặt hoặc thậm chí buồn nôn. Vì vậy, bạn không nên tự ý pha trà hoặc chế biến thực phẩm từ cây để đảm bảo an toàn sức khỏe.

Mong rằng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn biết được ý nghĩa cũng như cách trồng và chăm sóc cây hoa ngũ sắc luôn tươi tốt. Đừng quên truy cập vào Cleanipedia thường xuyên để theo dõi nhiều hơn những mẹo về chăm sóc gia đình và trang trí nhà cửa bạn nhé!

Cây hoa ngũ sắc còn gọi là cây gì?

Cây hoa ngũ sắc hay còn gọi là cây hoa ngũ vị, cỏ hôi và có tên khoa học là Ageratum conzoides L., thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae).

Cây hoa ngũ sắc chữa được bệnh gì?

Ngoài ra, vào mùa hè, hoa ngũ sắc được phơi khô để sử dụng trong việc sắc thuốc uống dần với ác dụng giải nhiệt, hạ sốt, trừ thấp và được dùng để điều trị bệnh phong thấp, đau xương, quai bị, sốt cao trong thời gian dài. Sử dụng hoa đúng cách còn giúp trị nóng trong, chữa ho ra máu, cao huyết áp, bệnh lao phổi...

Uống nước hoa ngũ sắc có tác dụng gì?

✴️ Cây ngũ sắc. Cây bông ổi còn được gọi là hoa ngũ sắc – một loại thảo dược được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh của y học cổ truyền. Dược liệu này được biết đến với các tác dụng thanh nhiệt, tiêu độc, cầm máu, chữa đau bụng thổ tả, viêm da, hắc lào, cảm sốt.

Cây hoa ngũ sắc thường mọc ở đau?

Loài cây này thường mọc ở những khu đất ẩm ướt gần nơi sinh sống. Chúng phát triển mạnh trong bất kỳ khu vườn và đất nông nghiệp nào. Loài cây này còn xâm chiếm rừng, đồng cỏ, đất canh tác, các vùng ven sông (bờ sông), đất ngập nước và cồn ven biển. Cây hoa ngũ sắc thường có vòng đời không quá 12 tháng.