Hòa giải nghĩa là gì

Hòa giải ở cơ sở là việc hòa giải viên hướng dẫn, giúp đỡ các bên đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết với nhau các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật theo quy định của pháp luật về hòa giải cơ sở. Khái niệm cơ sở ở đây được hiểu là thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố, khu phố, khối phố và cộng đồng dân cư khác.

Phạm vi hòa giải ở cơ sở

Việc hòa giải ở cơ sở được tiến hành đối với các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật, trừ các trường hợp sau đây:a] Mâu thuẫn, tranh chấp xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng;b] Vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình, giao dịch dân sự mà theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự không được hòa giải;c] Vi phạm pháp luật mà theo quy định phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bị xử lý vi phạm hành chính;

d] Mâu thuẫn, tranh chấp khác không được hòa giải ở cơ sở theo quy định pháp luật.

Nguyên tắc tổ chức, hoạt động hòa giải ở cơ sở

1. Tôn trọng sự tự nguyện của các bên; không bắt buộc, áp đặt các bên trong hòa giải ở cơ sở.2. Bảo đảm phù hợp với chính sách, pháp luật của Nhà nước, đạo đức xã hội, phong tục, tập quán tốt đẹp của nhân dân; phát huy tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình, dòng họ và cộng đồng dân cư; quan tâm đến quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em, phụ nữ, người khuyết tật và người cao tuổi.3. Khách quan, công bằng, kịp thời, có lý, có tình; giữ bí mật thông tin đời tư của các bên, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 10 của Luật này.4. Tôn trọng ý chí, quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác; không xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng.5. Bảo đảm bình đẳng giới trong tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở.

6. Không lợi dụng hòa giải ở cơ sở để ngăn cản các bên liên quan bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định của pháp luật hoặc trốn tránh việc xử lý vi phạm hành chính, xử lý về hình sự.

Tiêu chuẩn hòa giải viên như thế nào?

– Có phẩm chất đạo đức tốt; có uy tín trong cộng đồng dân cư;
– Có khả năng thuyết phục, vận động nhân dân; có hiểu biết pháp luật.

Tổ trưởng Tổ hòa giải là ai?

– Tổ trưởng tổ hòa giải do hòa giải viên bầu trong số các hòa giải viên để phụ trách tổ hòa giải.
– Việc bầu tổ trưởng tổ hòa giải được thực hiện dưới sự chủ trì của Trưởng ban công tác Mặt trận bằng hình thức biểu quyết công khai hoặc bỏ phiếu kín. Kết quả bầu tổ trưởng tổ hòa giải được lập thành văn bản và gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã để ra quyết định công nhận.

Quyền của Hòa giải viên là gì?

– Thực hiện hoạt động hòa giải ở cơ sở.– Đề nghị các bên có liên quan cung cấp tài liệu, thông tin liên quan đến vụ, việc hòa giải.– Tham gia sinh hoạt, thảo luận và quyết định nội dung, phương thức hoạt động của tổ hòa giải.– Được bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ và kỹ năng hòa giải; được cung cấp tài liệu liên quan đến hoạt động hòa giải.– Hưởng thù lao theo vụ, việc khi thực hiện hòa giải.– Được khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.– Được hỗ trợ, tạo điều kiện để khắc phục hậu quả nếu gặp tai nạn hoặc rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng trong khi thực hiện hoạt động hòa giải.

– Kiến nghị, đề xuất về các vấn đề liên quan đến hoạt động hòa giải

Nghĩa vụ của Hòa giải viên là gì?

– Thực hiện hòa giải khi có căn cứ theo quy định tại Điều 16 của Luật này.– Tuân thủ các nguyên tắc quy định tại Điều 4 của Luật này.– Từ chối tiến hành hòa giải nếu bản thân có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ, việc hòa giải hoặc vì lý do khác dẫn đến không thể bảo đảm khách quan, công bằng trong hòa giải.– Thông báo kịp thời cho tổ trưởng tổ hòa giải để báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có biện pháp phòng ngừa trong trường hợp thấy mâu thuẫn, tranh chấp nghiêm trọng có thể dẫn đến hành vi bạo lực gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, tính mạng của các bên hoặc gây mất trật tự công cộng.

– Thông báo kịp thời cho tổ trưởng tổ hòa giải để báo cáo cơ quan có thẩm quyền xử lý trong trường hợp phát hiện mâu thuẫn, tranh chấp có dấu hiệu vi phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hoặc pháp luật về hình sự.

Quyền và nghĩa vụ của Tổ trưởng Tổ hòa giải:

– Phân công, phối hợp hoạt động của các hòa giải viên.– Đại diện cho tổ hòa giải trong quan hệ với Trưởng ban công tác Mặt trận, trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác trong thực hiện trách nhiệm của tổ hòa giải.– Đề nghị cho thôi làm hòa giải viên theo quy định tại khoản 2 Điều 11 của Luật này.– Báo cáo kịp thời với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã và cơ quan có thẩm quyền về các vụ, việc theo quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 10 của Luật này.– Báo cáo hằng năm và báo cáo đột xuất về tổ chức và hoạt động của tổ hòa giải với Ủy ban nhân dân, Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã.

– Phối hợp với tổ trưởng tổ hòa giải khác để trao đổi kinh nghiệm hoặc tiến hành hòa giải những vụ, việc liên quan đến các thôn, tổ dân phố khác nhau.

Việc thôi làm hòa giải viên được thực hiện trong các trường hợp nào?

– Theo nguyện vọng của hòa giải viên;– Hòa giải viên không còn đáp ứng một trong các tiêu chuẩn quy định tại Điều 7 của Luật này;

– Vi phạm nguyên tắc tổ chức, hoạt động hòa giải ở cơ sở theo quy định tại Điều 4 của Luật này hoặc không có điều kiện tiếp tục làm hòa giải viên do bị xử lý vi phạm pháp luật

Mỗi Tổ hòa giải có bao nhiêu Hòa giải viên?

Tổ hòa giải có tổ trưởng và các hòa giải viên. Mỗi tổ hòa giải có từ 03 hòa giải viên trở lên, trong đó có hòa giải viên nữ. Đối với vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, tổ hòa giải phải có hòa giải viên là người dân tộc thiểu số.

Trách nhiệm của Tổ hòa giải như thế nào?

– Tổ chức thực hiện hòa giải.– Tổ chức trao đổi kinh nghiệm, thảo luận các giải pháp để tiến hành hòa giải vụ, việc phức tạp.– Phối hợp với Ban công tác Mặt trận, Chi hội phụ nữ, Chi đoàn thanh niên, Chi hội cựu chiến binh, Chi hội nông dân, Chi hội người cao tuổi, các tổ hòa giải và tổ chức, cá nhân khác trong hoạt động hòa giải ở cơ sở.– Kiến nghị với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, Uỷ ban nhân dân cấp xã về hoạt động hòa giải ở cơ sở, các điều kiện cần thiết cho hoạt động hòa giải ở cơ sở.

– Đề nghị khen thưởng tổ hòa giải, hòa giải viên có thành tích xuất sắc trong công tác hòa giải.

Căn cứ tiến hành hòa giải cơ sở ra sao?

– Một bên hoặc các bên yêu cầu hòa giải;– Hòa giải viên chứng kiến hoặc biết vụ, việc thuộc phạm vi hòa giải;

– Theo phân công của tổ trưởng tổ hòa giải hoặc đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hòa giải như thế nào?

– Lựa chọn, đề xuất hòa giải viên, địa điểm, thời gian để tiến hành hòa giải.– Đồng ý hoặc từ chối hòa giải; yêu cầu tạm dừng hoặc chấm dứt hòa giải.– Yêu cầu việc hòa giải được tiến hành công khai hoặc không công khai.– Được bày tỏ ý chí và quyết định về nội dung giải quyết hòa giải.– Trình bày đúng sự thật các tình tiết của vụ, việc; cung cấp tài liệu, chứng cứ có liên quan.– Tôn trọng hòa giải viên, quyền của các bên có liên quan.

– Không gây ảnh hưởng đến an ninh, trật tự tại địa điểm hòa giải.

Ai phân công hòa giải viên khi các bên không lựa chọn hòa giải viên?

Tổ trưởng tổ hòa giải phân công hòa giải viên tiến hành hòa giải trong trường hợp các bên không lựa chọn hòa giải viên.

Địa điểm tiến hành hòa giải ở đâu?

Địa điểm hòa giải là nơi xảy ra vụ, việc hoặc nơi do các bên hoặc hòa giải viên lựa chọn, bảo đảm thuận lợi cho các bên.

Thời gian tiến hành hòa giải?

Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày được phân công, hòa giải viên bắt đầu tiến hành hòa giải, trừ trường hợp cần thiết phải hòa giải ngay khi chứng kiến vụ, việc hoặc các bên có thỏa thuận khác về thời gian hòa giải.

Hòa giải kết thúc khi nào?

– Các bên đạt được thỏa thuận.– Một bên hoặc các bên yêu cầu chấm dứt hòa giải.

– Hòa giải viên quyết định kết thúc hòa giải khi các bên không thể đạt được thỏa thuận và việc tiếp tục hòa giải cũng không thể đạt được kết quả.

Bài viết liên quan

* Từ đang tìm kiếm [định nghĩa từ, giải thích từ]: hòa giải

Tranh chấp về đất đai là một trong những vấn đề xảy ra phổ biến bởi đất đai là tài sản quý giá và không có khả năng sản sinh thêm, được nhà nước quản lý chặt chẽ trên thị trường. Với bản chất đó, việc giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa giải là thủ tục bắt buộc. Trong bài viết bên dưới, Luật ACC sẽ cung cấp cho các bạn thông tin về Hòa giải là gì? Ý nghĩa của việc hòa giải tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật hiện hành.

Hòa giải trong đất đai là thủ tục pháp lý bắt buộc

Pháp luật hiện hành không quy định khái niệm hòa giải là gì. Song trên phương diện lý thuyết, đây được xem là một phương thức giải quyết tranh chấp với sự tham gia của bên thứ ba làm trung gian hoà giải để hỗ trợ, thuyết phục các bên tranh chấp tìm kiếm các giải pháp nhằm loại trừ các tranh chấp đã phát sinh.

Còn tranh chấp đất đai những mâu thuẫn, xung đột giữa các cá nhân, tổ chức trong quan hệ pháp luật về đất đai. Có thể giữa bên chủ thể là người sử dụng đất với nhau, hoặc giữa người sử dụng đất với nhà nước.

Bởi vậy, hòa giải tranh chấp đất đai là biện pháp giải quyết tranh chấp về đất đai giữa những người sử dụng đất với nhau hoặc người sử dụng đất với nhà nước để làm hạn chế, chấm dứt các xích mích, mâu thuẫn và đi đến sự thống nhất ý chí bằng việc các bên thương lượng hoặc qua một bên thứ ba trung gian.

Có thể nói, hòa giải tranh chấp đất đai là biện pháp đầu tiên và phổ biến khi xảy ra tranh chấp. Một số ưu điểm khi sử dụng biện pháp này trên thực tế có thể kể đến bao gồm:

  • Đặc trưng của hòa giải là có thể được tiến hành trong nhiều môi trường và thời gian khác nhau nên thủ tục có thể được điều chỉnh cho phù hợp. Quan trọng nhất của hòa giải là tính thống nhất ý chí của các bên. Bởi vậy, không có quy định thống nhất về thủ tục mà tùy thuộc và các bên chủ thể.
  • Các phiên họp hòa giải được tổ chức kín đáo, cũng như không công khai nội dung được trao đổi. Những người không liên quan chỉ có thể biết được nội dung thủ tục nếu như được các bên đồng ý. Bởi vậy, việc tiến hành hòa giải sẽ đảm bảo được bí mật của các bên.
  • Khi các bên xảy ra tranh chấp, đồng nghĩa với việc sẽ tự cho quan điểm của mình là đúng. Bởi vậy, trong trường hợp giải quyết tranh chấp đất đai, sẽ có Tòa án hoặc một bên khác đứng ra hòa giải và được xem như “trọng tài” giải quyết vụ việc. Khi đó, cân bằng được quan điểm và hai bên có thể suy nghĩ về tranh chấp và đưa ra hướng giải quyết phù hợp.
  • Trong đất đai, hòa giải có thể dẫn đến 02 kết quả: Hòa giải thành và không hòa giải thành. Khi đó, các bên có thể lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp khác nếu như việc thực hiện bằng hòa giải không đáp ứng được yêu cầu cũng như mong muốn của mình.
  • Tuy nhiên, hòa giải có thể có những hạn chế như: Khó đạt được kết quả bởi không có quy định pháp luật áp dụng mà dựa trên sự thỏa thuận ý chí của các bên.
  • Mục đích của việc hòa giải tranh chấp đất đai giống như các phương thức giải quyết tranh chấp khác là giúp cho các bên tranh chấp giải quyết những bất đồng, bảo vệ được quyền cho các chủ thể khi có quyền sử dụng đất hợp pháp. Qua đó, bảo vệ và duy trì được sự ổn định trật tự của xã hội và thể hiện được vai trò quản lý của nhà nước về đất đai.
  • Có thể xem hòa giải trong tranh chấp đất đai là một biện pháp rất linh hoạt mềm dẻo để giúp cho các bên tranh chấp có một giải pháp thống nhất để tháo gỡ ra những mâu thuẫn bất đồng về tranh chấp đất đai trên cơ sở tự thỏa thuận.
  • Hòa giải tranh chấp đất đai có một tầm rất quan trọng đặc biệt, nếu như hòa giải thành công thì có nghĩa là tranh chấp đất đai sẽ kết thúc. Tạo được sự thống nhất giữa các bên, và hạn chế được sự tốn kém phiền hà, cũng như giảm bớt được công việc với Tòa án, duy trì được các mối quan hệ, đoàn kết trong nội bộ, phù hợp với đạo lý của dân tộc tương thân, tương ái.
  • Hòa giải còn mang ý nghĩa đối với trật tự xã hội, nếu như hòa giải tranh chấp không thành thì cũng giúp cho các bên nắm rõ được các quyền và nghĩa vụ của mình, giảm bớt được những mâu thuẫn. Vì vậy, hòa giải tranh chấp đất đai còn giữ được trật tự an ninh, công bằng xã hội. Làm cho quan hệ xã hội không bằng mệnh lệnh mà được thuyết phục và cảm thông. Mặt khác, hòa giải cũng góp phần tăng cường được ý thức pháp luật trong nhân dân.

Trên đây là những tư vấn của Luật ACC về giải quyết tranh chấp đất đai bằng hòa giải và vai trò, ý nghĩa trên thực tế. Việc hòa giải nên có một bên thứ ba để được tiến hành một cách thuận lợi hơn. Bởi vậy, khi có nhu cầu, quý khách hàng có thể liên hệ với Luật ACC để nhận được tư vấn qua số hotline: 1900.3330 để được đội ngũ chúng tôi tư vấn.

Video liên quan

Chủ Đề