Hồ sơ học sinh sinh viên gồm những gì

Skip to content

Hướng dẫn viết hồ sơ học sinh sinh viên. Hồ sơ học sinh sinh viên những tưởng dễ viết nhưng thực tế không phải, có nhiều bạn loay hoay hàng tiếng đồng hồ vẫn không hoàn thành được hồ sơ học sinh sinh viên. Nguyên nhân là do đâu? Bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc và hướng dẫn viết hồ sơ học sinh sinh viên chi tiết.

Khái quát về sơ yếu lý lịch học sinh sinh viên [hồ sơ học sinh sinh viên]

Hồ sơ trúng tuyển theo mẫu của Bộ giáo dục đưa ra là tên gọi khác của hồ sơ học sinh sinh viên, đây là một trong những giấy tờ vô cùng quan trọng mà sinh viên nhập học không thể nào thiếu được. Có vô số bạn tân sinh viên ngỡ ngàng vì không biết điền như thế nào cho chính xác hồ sơ học sinh sinh viên? Dưới đây, chúng tôi sẽ đi sâu hơn về các bước làm hồ sơ sơ yếu lý lịch cho mọi người cùng tham khảo.

Hướng dẫn viết hồ sơ học sinh sinh viên

So sánh sơ yếu lý lịch học sinh sinh viên với sơ yếu lý lịch xin việc làm

Giống nhau

Sơ yếu lý lịch học sinh sinh viên cùng sơ yếu lý lịch xin việc làm có chung điểm là đều phải khai báo những yếu tố như:

+ Họ tên

+ Ngày/tháng/năm sinh

+ Hộ khẩu thường trú

+ Tên tuổi của bố mẹ

+ Thông tin liên hệ [Số điện thoại, email].

Ảnh chân dung của cả hai bản sơ yếu lý lịch đều được dán vào góc trên bên trái, có đóng dấu giáp lai vào ảnh.

Về bố cục thì hai bản Sơ yếu lý lịch này đều bao gồm: Thông tin cá nhân, thành phần gia đình [Khai báo các thông tin liên quan của bố mẹ, anh chị em ruột.

Khác nhau

+ Đối với bản sơ yếu lý lịch học sinh sinh viên:

  • Do với bản sơ yếu lý lịch xin việc làm thì thông tin khai báo có phần hạn hẹp hơn. Đây là bảng sơ yếu lý lịch dành cho các bạn tân sinh viên vừa mới trúng tuyển Đại học, Cao đẳng và khai vào về quá trình học tập ở cấp 2, không có kinh nghiệm làm việc.
  • Số ký hiệu trường, số báo danh, kết quả học tập ở lớp cuối cấp [THPT, THBT, TCCN, THN], khu vực tuyển sinh, ngành học, điểm trúng tuyển, điểm thưởng, lý do được tuyển thẳng hoặc được thưởng điểm, năm tốt nghiệp là những thứ mà người khai báo sơ yếu lý lịch việc làm không cần phải điền

Sơ yếu lý lịch học sinh sinh viên mua ở đâu?

Rất nhiều bạn học sinh sinh viên thắc mắc địa điểm bán sơ yếu lý lịch học sinh sinh viên và mức giá bán của nó là bao nhiêu. tại các hiệu sách, tại các cửa hàng tạp hóa hoặc siêu thị, bạn có thể tìm mua sơ yếu lý lịch học sinh sinh viên vô cùng dễ dàng với giá rất rẻ, chỉ giao động trong khoảng 5-7 ngàn đồng/bộ.

Cách viết sơ yếu lý lịch học sinh sinh viên

Có tổng 4 trang đối với phần sơ yếu lý lịch học sinh sinh viên, chỉ cần các tân sinh viên điền đầy đủ phần thông tin của mình theo mẫu có sẵn là được. Cùng tìm hiểu chi tiết về cách viết sơ yếu lý lịch học sinh sinh viên qua những thông tin dưới đây:

Trang bìa ngoài – Lý lịch học sinh sinh viên

Các bạn cần điền đầy đủ các thông tin và trình bày như sau:

  • Họ và tên: Toàn bộ in hoa có dấu
  • Ngày tháng năm sinh: Điền đầy đủ thông tin ngày tháng năm sinh
  • Hộ khẩu thường trú: Điền địa chỉ nhà của bạn theo Sổ hộ khẩu
  • Khi cần báo tin cho ai? Ở đâu?: Bạn có thể điền tên bố hoặc là mẹ kèm theo địa chỉ chỗ ở
  • Điện thoại liên hệ: Nếu bạn dùng điện thoại thì ghi số điện thoại của mình, còn nếu không thì ghi số điện thoại của gia đình

Trang 2 – Bản thân học sinh, sinh viên

Góc trên bên trái của bản Sơ yếu lý lịch, các bạn cần dán ảnh 4×6 vào có đóng dấu giáp lai vào ảnh. Lưu ý: ảnh chụp mới 3 tháng trở lại, hình ảnh rõ nét, không bị bể hay mờ.

  • Họ và tên: Viết in hoa, có dấu
  • Ngày tháng và năm sinh: Ghi 2 số cuối.

Ví dụ: ¨¨ ¨¨ ¨¨ các bạn điền vào: 02, 06, 93

  • Dân tộc: [Dân tộc Kinh ghi 1, Dân tộc khác ghi 0]
  • Tôn giáo: Nếu bạn theo tôn giáo nào thì ghi tôn giáo đó, nếu không thì ghi “Không”
  • Thành phần xuất thân: Công nhân viên chức ghi 1, Nông dân ghi 2, Khác ghi 3 vào ô trống bên cạnh.
  • Đối tượng dự thi: Ghi giống trong giấy báo dự thi. Nếu không thuộc đối tượng nào thì bỏ trống
  • Ký hiệu trường: Viết mã trường mà bạn chuẩn bị nhập học vào 3 ô trống bên cạnh.
  • Số báo danh: Ghi số báo danh dự thi của bạn trong kỳ thi tuyển Đại học, Cao đẳng.
  • Kết quả học lớp cuối cấp ở THPT, Trung học Bổ túc, Trung học Nghề, Trung cấp Chuyên nghiệp: Bạn ghi thông tin kết quả học tập lớp 12 của mình. Trong đó:

Về phần học bạ

+ Xếp loại về học tập: Yếu/Trung bình/Khá/Giỏi

+ Xếp loại về hạnh kiểm: Yếu/Trung bình/Khá

+ Xếp loại về tốt nghiệp: Yếu/Trung bình/Khá/Giỏi

  • Ngày vào Đoàn TNCSHCM: Ghi theo sổ đoàn của mình
  • Ngày vào Đảng CSVN: Ghi theo sổ Đảng viên của mình, nếu chưa có thì để trống
  • Khen thưởng, kỷ luật: Điền thông tin được khen thưởng, nếu không có thì ghi “không”
  • Giới tính: Nếu là nam thì điền 0, là nữ thì điền 1
  • Hộ khẩu thường trú: Ghi địa chỉ như trong sổ hộ khẩu của gia đình.
  • Thuộc khu vực tuyển sinh nào?: Ghi giống giấy báo dự thi
  • Ngành học: Ngành bạn thi tuyển vào trường, bạn cần ghi rõ tên ngành và điền mã ngành vào các ô ở bên cạnh
  • Điểm thi tuyển sinh: Ghi rõ tổng điểm 3 môn thi tuyển vào trường và điểm thi của từng môn
  • Điểm thưởng: Nếu bạn có điểm thưởng thì điền còn không có thì bỏ qua.
  • Lý do để được tuyển thẳng và được thưởng điểm: Nếu có thì ghi rõ còn không có thì bỏ qua
  • Năm tốt nghiệp: Ghi 2 số cuối của năm bạn tốt nghiệp THPT.

+ Ví dụ: Nếu bạn tốt nghiệp THPT năm 2016 thì điền số 16

  • Số chứng minh thư nhân dân: Điền đúng số CMND của bạn
  • Tóm tắt quá trình học tập, công tác và lao động: Ghi mốc thời gian theo cấp học: học tiểu học, trung học cơ sở, THPT. Bạn chỉ nên nêu rõ về niêm khóa học, không nên ghi từng năm học tương ứng với từng lớp học.

+ Ví dụ:

  • Từ 2004 – 2009: Học sinh trường tiểu học X
  • Từ 2009 – 2013: Học sinh trường THCS Y
  • Từ 2013 – 2016: Học sinh trường THPT Z

Trang 3 & 4 – Thành phần gia đình

Đây là phần nêu rõ sơ yếu lý lịch của bố mẹ bạn, bao gồm:

  • Tên, tuổi, quốc tịch, dân tộc, tôn giáo, hộ khẩu thường trú của cả cha và mẹ.
  • Hoạt động kinh tế – chính trị – xã hội: Ghi rõ thời gian, địa điểm, nếu không có thì bỏ qua.

Bên cạnh đó, còn phần thông tin khai báo: Nếu bạn có vợ/chồng thì ghi như phần điền bên trên về bố mẹ, còn không hãy để trống.

Phần cuối trang 4: Xác nhận

Thông tin của các anh, chị, em ruột của bạn hãy điền đầy đủ, bao gồm: Tên, tuổi, đang làm gì, ở đâu?

Sau đó là Cam đoan của gia đình về lời khai của học sinh, sinh viên: Thí sinh cần xin chữ kí của cha mẹ [Bố hoặc mẹ] để xác nhận. Đồng thời thí sinh cũng phải ký tên vào góc cuối bên phải.

Sau khi điền đầy đủ các thông tin và hoàn thành bản sơ yếu lý lịch học sinh sinh viên thì các bạn chỉ cần đến cơ quan, chính quyền địa phương tại Phường/Xã nơi mà bạn đang cư trú để xin dấu xác nhận, chữ ký.

Qua bài viết trên, mọi người đã biết cách viết hồ sơ học sinh sinh viên đúng cách. Hy vọng bạn có thể viết được giấy tờ học sinh sinh viên chính xác nhất sau khi đọc xong bài viết này.

Việc làm Sinh viên làm thêm

Những cơn mưa mùa hạ đổ xuống làm dịu mát đi những ngày tháng 6 oi ả, nóng bức, ngột ngạt. Tháng 6 không chỉ là tháng của những “Giọt mồ hôi sa”, không chỉ là tháng với ngày quốc tế thiếu nhi đầy ắp tiếng cười mà tháng 6 cũng chính là tháng của thi cử, của những bước ngoặt quan trọng nhất trong cuộc đời mỗi người.

Tháng 6 vừa qua học sinh sinh viên cả nước vừa trải qua hai kì thi quan trọng đó là kì thi vào THPT và kỳ thi THPT QG. Đồng thời cũng là ngày tháng tốt nghiệp và cận kề tốt nghiệp đối với những cô, cậu sinh viên năm cuối. Nhưng dù đứng trước ngưỡng cửa nào thì những bạn học sinh sinh viên ấy đều cần viết hồ sơ cho mình. Với sinh viên đó có thể là hồ sơ xin việc, hồ sơ tốt nghiệp,… Với học sinh là hồ sơ nộp thông tin cá nhân theo yêu cầu của nhà trường, của bộ giáo dục.

Giống như một lời giới thiệu, lời tự thuật về bản thân, hồ sơ giúp cung cấp cho người đọc những thông tin cơ bản của người viết. Chính vì vậy không chỉ học sinh, sinh viên viết chính xác hồ sơ mà là yêu cầu chung đối với tất cả mọi người. Tuy nhiên, yếu tố này quan trọng hơn hết với học sinh sinh viên bởi những lý do cụ thể sau :

1.1. Hồ sơ học sinh sinh viên được lưu hành nội bộ và lâu dài

Hồ sơ học sinh sinh viên rất đặc biệt, nó không chỉ là những thông tin «chết » viết cho người đọc rồi sau đó họ để vào tủ hay bất cứ đâu mà họ muốn, đôi khi họ quên đi và chả ai biết gói hồ sơ ấy đã từng tồn tại. Mà hồ sơ học sinh sinh viên nó còn liên quan đến vấn đề thi cử, điểm thi cử, đăng ký nguyện vọng, việc đỗ hay không đỗ đại học, đỗ hay không đỗ tốt nghiệp,… Hồ sơ học sinh đi liền với quãng đời học sinh suốt 12 năm học, với quá trình và kết quả của những ngày tháng đèn sách thi cử. Hồ sơ sinh viên gắn liền với họ trong suốt quá trình học tập trên giảng đường đại học của mình, nó liên quan đến kết quả học tập, điểm chác, xếp loại tốt nghiệp, …

Nói như thế bạn vẫn chưa thấy tầm quan trọng của việc bắt buộc phải viết đúng hồ sơ xin việc đâu! Nhưng chỉ cần bạn tưởng tượng thế này, sẽ thế nào nếu thông tin cá nhân của bạn như chứng minh thư, ngày tháng năm sinh không trùng với những gì bạn viết trong hồ sơ của mình? Hay sẽ thế nào khi họ và tên trong học bạ của bạn khác chỉ khác mỗi việc có chữ thị hay không có chữ thị như trong hồ sơ thi đại học? Khi ấy mọi kết quả, mọi sự cố gắng của bạn coi như đổ xuống sông xuống bể vì hồ sơ của mình không trùng với những thông tin cá nhân khác.

Việc viết hồ sơ học sinh sinh viên ngay từ đầu phải đảm bảo chính xác, trùng với những thông tin cơ bản của mình trong tất cả các giấy tờ liên quan như giấy khai sinh, học bạ, chứng minh nhân dân, … Điều này ảnh hưởng đến tương lai lâu dài của đồng thời đây cũng là những thông tin chuẩn được lưu lại là căn cứ cho những thông tin cá nhân khác.

Xem Thêm: Hồ sơ xin việc Big C - Viết thế nào để được tuyển dụng bạn đã rõ?

Hồ sơ học sinh sinh viên giống như một địa chỉ ID của bạn, vì vậy, không có bất kỳ hồ sơ học sinh sinh sinh viên nào là giống nhau. Những hồ sơ ấy có thể trùng nhau về họ và tên, quê quán, độ tuổi nhưng chắc chắn sẽ khác nhau những thông tin khác. Việc viết đúng hồ sơ của mình giúp học sinh sinh viên đảm bảo được những quyền lợi cá nhân cơ bản mà họ xứng đáng được hưởng. Đồng thời để phân biệt giữa người này và người kia trong việc công nhận kết quả và sự cố gắng của họ.

Như vậy, hồ sơ cũng giúp đảm bảo những công bằng xã hội, đảm bảo tính chính xác về đối tượng được hưởng đối với học sinh sinh viên. Nhằm giảm thiểu tối đa sự nhầm lẫn, hay trộm thông tin người này để người khác được hưởng quyền lợi.

Giấy báo trúng tuyển đại học của bạn chính xác của bạn là nhờ những thông tin bạn đã điền chính xác trong hồ sơ thi đại học. Họ bạ của bạn bị mất, được cấp lại cũng chính là nhờ những thông tin trong hồ sơ học tập của mình.

Như vậy, có thể nói, việc viết đúng hồ sơ đối với học sinh sinh viên là rất quan trọng. Sự chính xác này là vô cùng cần thiết vì nó còn ảnh hưởng đến tương lai, sự nghiệp, và những quyền lợi cá nhân bạn được hưởng.

>> Tải ngay các mẫu sơ yếu lý lịch học sinh sinh viên mới nhất tại đây!!

Tải xuống ngay

Xem Thêm: Cách đăng ký hồ sơ xin việc giao hàng tiết kiệm cho dân shipper

Việc làm Nhân viên kinh doanh

2. Cách viết hồ sơ học sinh sinh viên chính xác nhất

Một bộ hồ sơ học sinh sinh viên đầy đủ bao gồm rất nhiều những giấy tờ kèm theo như giấy khai sinh, chứng minh nhân dân phô tô công chứng, sổ hộ khẩu phô tô, học bạ, bằng tốt, …  và sơ yếu lý lịch. Những giấy tờ kèm theo này chủ yếu là những thông tin định sẵn, được công chứng nên việc sai sót gần như không xảy ra. Duy chỉ có sơ yếu lý lịch là thông tin tự điền, vậy nên cần phải điền chính xác, đúng quy cách những thông tin trong đó như sau:

2.1. Đối với mục thông tin cá nhân bạn nên điền ra sao?

Họ và tên và ngày tháng năm sinh là những thông tin bất di bất dịch của mình. Việc điền đúng những thông tin này là cơ sở đầu tiên để phân biệt bạn với những người có cùng tên họ với mình. Sau đó là những thông tin khác như hộ khẩu thường trú số điện thoại liên hệ, email thông tin người khi cần báo tin bạn cũng phải điền chính xác. Những thông tin này sẽ được sử dụng để xác định bạn, để gửi thông tin liên hệ với bạn. Ví dụ như giấy trúng tuyển đại học, thông báo kết quả học tập, …

Khác với nhữ hồ sơ khác, hồ sơ học sinh sinh viên còn có thêm một nội dung nữa là ngày vào Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và ngày vào Đảng Cộng sản Việt Nam, đây là những thông tin bổ sung liên quan đến thành tích và quá trình phấn đấu rèn luyện của bạn. Vì vậy, nếu học sinh sinh viên chưa gia nhập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh hoặc Đảng Cộng sản Việt Nam bạn có thể bỏ qua những thông tin này.

>> Tải ngay các mẫu sơ yếu lý lịch học sinh sinh viên mới nhất tại đây!!

Tải xuống ngay

Riêng đối với thông tin liên quan đến dân tộc và tôn giáo bạn không nên bỏ qua. Bởi vì theo quy chế tuyển sinh đại học, diện học sinh thuộc con em dân tộc thiểu số sẽ được hưởng những ưu tiên như điểm thi đại học. Với một số trường đại học, sinh viên khi là người dân tộc thiểu số sẽ được hưởng một số trợ cấp đặc biệt như miễn giảm từ 80 đến 100% học phí, ngoài ra còn được hưởng một số quyền lợi đặc biệt khác. Còn tôn giáo, thông tin này không được ưu tiên, tuy nhiên khi bạn thi tuyển vào các trường công an, quân đội người theo tôn giáo sẽ không thông qua những đợt sơ tuyển này. Hoặc với sinh viên, khi nhà trường tổ chức các đợt kết nạp đảng, họ dựa vào thông tin trong hồ sơ trong đó có bao gồm yếu tố tôn giáo để xác định sinh viên đó có đủ điều kiện gia nhập Đảng Cộng sản hay không.

Nhìn chung, những thông tin các nhân của bản thân học sinh sinh viên cần phải điền chính xác và đầy đủ. Bởi lẽ, những thông tin này không chỉ giúp phân biệt cá nhân mà còn là căn cứ để xác định những quyền lợi mà người viết hồ sơ được hưởng. Nhất là khi nộp hồ sơ vào công an, quân đội hay hồ sơ tham gia Đảng Cộng sản đây là những căn cứ ban đầu, sau đó là những đợt điều tra thông tin tự thế để xác thực những gì bạn viết trong hồ sơ của mình có đúng hay không.

2.2. Phần quá trình học tập và công tác nên viết như thế nào?

Quá trình học tập và công tác là gần như những thông tin trong kinh nghiệm làm việc mà bạn sẽ viết trong CV xin việc. Hãy cố viết nhận xét đánh giá cá nhân hiệu quả để ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Nhưng nếu CV xin việc không phải ai cũng có kinh nghiệm thì trong hồ sơ bất kỳ học sinh sinh viên nào cũng đều có quá trình học tập hoặc công tác. Quá trình học tập và công tác này giúp cung cấp những thông tin cơ bản nhất về thời gian học tập và làm việc trước đây của bạn.

Với từng mẫu hồ sơ khác nhau quá trình học tập, công tác lại được thiết kế cách viết theo những kết cấu khác nhau. Nhưng mẫu chung của kết cấu ấy đó là chia các giai đoạn, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và quá trình lao động công tác.

Bạn sẽ không phải điền chi tiết rằng mình học lớp 1 như thế nào, cô nào chủ nhiệm, thực hiện chức vụ gì? Mà bạn điền tóm tắt những thông tin ấy ví dụ như: Tiểu học: Trường tiểu học Quỳ Mai, Quỳ Lôi, Hai Bà Trưng Hà Nội; từ 2000 – 2005; chức vụ: học sinh. Ngoài ra quá trình lao động và công tác của bạn cũng viết tương tự như vậy, từ thời gian nào đến thời gian nào? Làm việc tại cơ quan nào? Chức vụ gì? Ở đâu?.

Trong quá trình làm việc và học tập của mình bạn đạt được những khen thưởng hay chịu những hình thức kỷ luật gì hãy ghi vào đây nhé. Nhưng chú ý là chỉ viết những thông tin khen thưởng được cấp giấy chứng nhận cấp huyện trở lên hạn chế viết thông tin khen thưởng liên quan đến những cuộc thi mang tính tập thể và tài năng. Kỷ luật cũng tương tự như vậy.

>>> Bên cạnh viết hồ sơ học sinh, bạn cũng có thể tìm hiểu cách viết hồ sơ xin việc và phương thức ứng tuyển nhanh chóng sử dụng để tìm việc làm tại //timviec365.vn/. Click ngay để tìm hiểu những công việc hấp dẫn nhất hiện đang cực kỳ thu hút người lao động cả nước!

2.3. Gia đình trong hồ sơ học sinh sinh viên

Một mô Tip thông tin cơ bản về gia đình của bạn sẽ có cấu trúc như sau:

Họ tên cha: ……………….. Sinh năm: …………………….

Dân tộc: ……… Tôn Giáo: ……….. Nghề nghiệp: ……….

Địa chỉ: ……………………………………………………......

Mô Tip này tương tự với những thông tin về mẹ hoặc chồng của học sinh sinh viên. Bạn chỉ cần viết đầy đủ thông tin này. Còn nếu bạn đã mất bố hoặc mẹ bạn chỉ cần điền Họ và tên của bố hoặc mẹ mình mà không ghi những thông tin khác là người đọc đã hiểu họ đã mất. Hoặc bạn có thể ghi đầy đủ thông tin và mở ngoặc đã mất bên cạnh. Còn nếu bạn là trẻ mồ côi, bạn có thể gì tên người đỡ đầu của mình vào cột thông tin của cha hoặc mẹ và chú thích rõ ràng, hoặc ghi rõ mồ côi.

Ngoài ra còn là một số thông tin của anh chị em ruột hoặc con cái. Bạn chỉ cần điền theo mẫu giống như thông tin ở mục trên. Còn nếu không có, hãy bỏ trống.

Cuối cùng, không thể thiếu đó là lời cam đoan, cam đoan rằng những thông tin bạn viết trong hồ sơ xin việc của mình là sự thật, và sẵn sàng chịu trách nhiệm và chịu sử lý theo những quy chế hiện hành. Và nhớ là đừng điền ngày tháng năm viết bài và chữ ký của mình nhé. Chữ ký là điều rất quan trọng, thiếu chữ ký coi như những thông tin mục trên của bạn không có tác dụng.

Ngoài ra, theo yêu cầu của nơi nhận hồ sơ, bạn hãy xin công chứng hồ sơ xin việc để đảm bảo tính xác thực của những thông tin trong hồ sơ này. Với học sinh sinh sinh viên, đặc biệt là học sinh, việc xác nhận từ địa phương là rất quan trọng. Nó quyết định trực tiếp đến giá trị pháp lý của của hồ sơ học sinh, sinh viên.

>>> Tìm hiểu thêm: Cách điền đơn trong bộ hồ sơ bạn nên biết để hoàn thiện hồ sơ một cách nhanh chóng nhất!

>> Tải ngay các mẫu sơ yếu lý lịch học sinh sinh viên mới nhất tại đây!!

Tải xuống ngay

3. Bạn nên lưu ý điều gì khi viết hồ sơ học sinh sinh viên cho mình?

Hồ sơ học sinh, sinh viên rất quan trọng, nó gắn bó đôi khi là cả đời với học sinh, sinh viên ấy. Vì vậy khi viết hồ sơ bạn nhất định phải chú ý một số điểm cơ bản sau.

Đầu tiên, đó là phải chính xác mọi thông tin bạn viết trong hồ sơ của mình đặc biệt là những thông tin trong hồ sơ phải thống nhất và trùng nhau. Ví dụ như họ và tên, ngày tháng năm sinh, quê quán, cha mẹ, … của bạn bắt buộc phải trùng với giấy khai sinh, sổ hộ khẩu và chứng minh nhân dân của bạn. Những thông tin này sẽ đi với bạn cả đời tạo thành hệ thống một chuỗi các sự kiện lịch sử trong cuộc đời bạn. Mà sự kiện thì phải thống nhất với nhau không thể lúc tên này lúc tên kia, lúc quê ở đây lúc quê ở nọ được. Trường hợp bạn đổi tên, bạn cần có thêm một giấy xác nhận đổi tên trong bộ hồ sơ của mình để khẳng định cả hai tên gọi đều là bạn.

Thứ hai là viết thông tin một cách ngắn gọn, xúc tích sử dụng công văn sáng nghĩa, không viết tràn lan đại hải. Tiếp theo đó là tuyệt đối không sai lỗi chính tả và không gạch xóa. Sai lỗi chính tả dễ khiến hiểu sai ngữ nghĩa, gạch xóa không đảm bảo được tính xác thực của hồ sơ.

Thứ ba, phần mục hồ sơ gồm có khớp với những giấy tờ mà bạn có bên trong hồ sơ, tránh trường hợp thiếu sót hoặc ghi sai, bạn có thể tham khảo các mẫu bìa hồ sơ đẹp để biết cách trình bày sao cho phù hợp nhất.

Cuối cùng, bạn nhớ điền đầy đủ thông tin của mình, đặc biệt là chữ ký và xác nhận của địa phương. Như vậy sẽ giúp hồ sơ của bạn có giá trị pháp lý hơn rất nhiều. Đồng thời đáp ứng đúng quy cách hồ sơ học sinh sinh viên cơ bản.

Cách viết hồ sơ học sinh sinh viên không quá khó như trong tưởng tượng. Chỉ cần bạn chú ý một chú, tỉ mẩn một chút bạn hoàn toàn dễ dàng sở hữu hồ sơ hoàn hảo, chính xác, đáp ứng đúng yêu cầu cơ bản. Hy vọng rằng thông qua bài viết này bạn đã nắm được cách viết hồ sơ học sinh sinh viên cho mình. Chúc các bạn thành công!

Video liên quan

Chủ Đề