Hay Phân tích câu thành ngữ không thầy đố mày làm nên theo quan điểm của tâm lý học sư phạm

Giải thích câu tục ngữ Không thầy đố mày làm nên (Dàn ý +6 mẫu), Bài văn mẫu lớp 7: Giải thích câu tục ngữ ‘Không thầy đố mày làm nên’ gồm nhiều bài làm hay nhất

Từ ngàn xưa, ông cha ta vốn có truyền thống “tôn sư trọng đạo”. Bởi lẽ đó tục ngữ mới có câu: “Không thầy đố mày làm nên”.

Bạn Đang Xem: Giải thích câu tục ngữ Không thầy đố mày làm nên (Dàn ý +6 mẫu)

Hay Phân tích câu thành ngữ không thầy đố mày làm nên theo quan điểm của tâm lý học sư phạm

Câu tục ngữ nhằm khẳng định vai trò của người thầy trong công tác giáo dục và nhắc nhở con cháu phải biết ơn, biết kính trọng người thầy. Nhằm giúp các bạn lớp 7 hiểu rõ hơn về câu tục ngữ, mời bạn tham khảo tài liệu Giải thích câu tục ngữ Không thầy đố mày làm nên được Donwload.vn đăng tải sau đây. Tài liệu bao gồm dàn ý chi tiết kèm theo 6 bài văn mẫu giúp các bạn có thêm nhiều tư liệu tham khảo, trau dồi vốn từ khi viết văn. Ngoài ra bạn đọc tham khảo thêm một số bài văn mẫu khác tại chuyên mục Văn 7.

Dàn ý giải thích câu Không thầy đố mày làm nên

1. Mở bài

– Truyền thống “Tôn sư trọng đạo” được nhân dân ta luôn đề cao. Người thầy đóng vai trò quan trọng trong công tác giáo dục.

– Tục ngữ có câu “Không thầy đố mày làm nên”.

– Khẳng định vai trò to lớn của người thầy đối với sự nghiệp của người học trò, đồng thời cũng là lời nhắc nhở con cháu phải biết ơn, kính trọng thầy cô giáo.

2. Thân bài

a) Giải thích:

– Câu tục ngữ giản dị, nhưng cũng cần hiểu cho chính xác ý nghĩa của nó. “Làm nên” ở đây có nghĩa là có được công danh, sự nghiệp, thành đạt. Như vậy, nếu không có người thầy dạy dỗ thì người học trò không thể nào thành đạt được. Câu tục ngữ như một lời thách thức “đố mày” đồng thời cũng là lời răn dạy mang tính khẳng định vị trí, vai trò của người thầy đối với sự thành đạt của người học trò.

b) Tại sao người thầy có vai trò quan trọng như thế trong sự nghiệp của người trò?

– Thầy là người hướng dẫn, cung cấp kiến thức, mở mang trí óc cho ta, dạy cho ta những điều hay, điều phải. Lúc còn bé thơ, thầy dạy ta từng chữ cái, từng con số. Rồi dần dần lớn lên, thầy dạy ta những điều hiểu biết cao hơn, rộng hơn để ta có được kiến thức như hôm nay. Thầy đã bỏ nhiều công sức, tâm huyết để rèn luyện, giáo dục ta nên người có tri thức, có đạo đức. Công ơn ấy có thể sánh ngang bằng với công ơn cha mẹ.

– Không có một người học trò nào thành đạt, có công danh sự nghiệp với đời mà không do người thầy dạy dỗ cả. Điều này khẳng định vai trò vô cùng to lớn của người thầy: “Không thầy đố mày làm nên”.

– Ngày nay, người thầy đóng vai trò chủ đạo, trò là người chủ động. Do vậy, thầy là người cung cấp kiến thức, hướng dẫn thực hành còn tiếp thu kiến thức để áp dụng thực hành tốt hay không là do ở người học trò. Đây chính là tự thân vận động, là yếu tố quan trọng quyết định sự thành đạt của người học trò. “Thầy dạy tốt, trò học tốt” thì làm nên mới có giá trị cao, công danh sự nghiệp mới rạng rỡ. Vì vậy, những kiến thức, những hiểu biết mà ta có được chính là do công lao của người thầy bồi dưỡng vun đắp, nên ta phải biết ơn thầy, kính trọng thầy. Đây cũng là đạo lí làm người, là hành vi của người có nhân cách, đạo đức.

3. Kết bài

– Biết ơn thầy, yêu kính thầy là nghĩa vụ, bổn phận thiêng liêng của những ai đã trải qua cuộc đời làm người học trò. Đó là tình cảm không thể thiếu được ở mỗi chúng ta.

– Đây là lời giáo dục sâu sắc về việc rèn luyện nhân cách, đạo đức cho thế hệ trẻ.

Giải thích câu Không thầy đố mày làm nên – Mẫu 1

Trong xã hội, người thầy mang một vai trò rất quan trọng trong việc tu dưỡng, rèn luyện, hình thành, phát triển, hoàn thiện nhân cách của lứa tuổi học sinh. Điều đó cũng được ông cha ta quan niệm, khẳng định từ hàng nghìn đời nay. Chính vì vậy trong kho tàng tục ngữ, ca dao dân ca Việt Nam có câu: “Không thầy đố mày làm nên” để bộc lộ rõ nét điều đó.

Câu tục ngữ trên mang hình thức thách đố nhưng bản chất lại là câu khẳng định, nó còn mang cấu trúc kiểu phủ định, thuộc loại câu hỏi tu từ. Hai từ: “thầy” – “mày”, từ “mày” không có ý nghĩa hạ thấp giá trị học sinh mà để đi liền với chữ “thầy” cho vần và dễ nhớ. Câu tục ngữ này nêu lên vai trò quan trọng của người thầy đối với nền giáo dục và học sinh, đồng thời cũng nhắc nhở chúng ta phải biết ơn, kính trọng thầy cô giáo. Không chỉ vậy, câu tục ngữ này còn mang giá trị truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam từ rất lâu đời.

Thầy không chỉ là người dạy dỗ chúng ta về kiến thức mà còn là người dạy ta đạo đức, phẩm chất, giá trị mỗi con người. Học chữ, học làm việc, tất cả mọi cái học đều phải có thầy. Có thể nói thầy như thế hệ đi trước, trải qua biết bao kinh nghiệm trong cuộc sống, nay truyền thụ lại kiến thức cho học sinh, mở đường chỉ lối, giúp ta có con đường đúng đắn nhất để đi. Công lao đó không gì sánh nổi. Những ngày đầu tiên bước vào lớp, thầy đã dìu dắt, dạy dỗ, chỉ bảo. Thầy dạy học đếm, học viết, học đánh vần. Lên lớp cao, thầy dạy cho chúng ta những điều sâu sắc. Suốt quá trình học tập thì thầy là người luôn sát cánh bên ta, trợ giúp, nâng đỡ, chắp cánh cho ta bay vào tương lai. Không một người học sinh nào có thể thành đạt vào đời mà không có sự kèm cặp của thầy. Tất nhiên là nếu thầy dạy cho chúng ta mà chúng ta không biết tiếp nhận, không biết vận dụng thì công sức của thầy cũng chỉ là không. Chính vì vậy chúng ta cần phải biết rằng tâm huyết của thầy dành cho chúng ta là hết mình nên chúng ta cũng phải nỗ lực, cố gắng, chịu khó để không phụ lòng những công ơn đó. Công lao của thầy đối với sự nghiệp sau này của học sinh là vô cùng lớn, nó chính là mầm mống của sự thành đạt. Khi một người thầy hết lòng vì học sinh thì đó chính là niềm đam mê yêu nghề của thầy và cũng là tư tưởng lớn trong nền giáo dục.

Chúng ta có được ngày hôm nay cũng chính là do sự dìu dắt của thầy. Thầy đã truyền thụ kiến thức, rèn giũa những phẩm chất cao quý tốt đẹp trong mỗi con người chúng ta để chúng ta trở thành những viên kim cương sắc bén, đã được gọt giũa, luôn toả sáng trong đường đời, và cũng chính điều đó nhắc nhở chúng ta hãy biết kính trọng người thầy ở mọi lúc mọi nơi, hình ảnh của người thầy phải đi vào sự tôn kính trong mỗi chúng ta. Hãy biết vận dụng vốn kiến thức của thầy đã truyền thụ kết hợp với khả năng vốn có của bản thân để tạo nên một sự thành đạt rực rỡ trong cuộc đời của mình. Đó chính là những gì thầy mong muốn, gửi gắm niềm tin ở ta. Và nó cũng thể hiện lòng tôn kính một cách sắc nét nhất đối với thầy. Câu tục ngữ này mang giá trị trường tồn cùng thời gian và trong bất kì hoàn cảnh nào thì nghĩa của nó cũng luôn được chấp nhận, khẳng định. Không chỉ vậy, câu tục ngữ còn mang hình thức giản dị, âm điệu vui nhộn, nhưng ẩn chứa trong đó là biết bao nỗi niềm, tâm sự của ông cha ta.

Xem Thêm : Mẫu thẻ học sinh

Nói tóm lại câu tục ngữ này muốn nói với chúng ta một điều sâu sắc nhất. Đó chính là hãy hiểu được vai trò giá trị của người thầy, hãy biết suy nghĩ một cách toàn diện nhất để có những thái độ bộc lộ sự kính trọng đối với thầy, không chỉ là lời nói, mà còn bằng hành động. Hãy thể hiện rằng, chúng ta là những con người văn minh, biết đạo lí làm người và xứng đáng là người con đất Việt.

Giải thích câu Không thầy đố mày làm nên – Mẫu 2

Dân tộc ta ngay từ xa xưa đã có truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo. Đây là nét đẹp đạo lý của dân tộc, bởi người thầy có vai trò to lớn trong việc dạy dỗ, dìu dắt chúng ta nên người. Để khẳng định vai trò người thầy, nhân dân ta có câu: “Không thầy đố mày làm nên”, câu tục ngữ như một lời khẳng định về vị trí, tầm quan trọng của người thầy trong cuộc đời mỗi người, đồng thời nhắc nhở chúng ta phải biết ơn và báo đáp công ơn thầy cô.

Câu tục ngữ thật giản dị, ngắn gọn, mọi ý nghĩa đã được thể hiện rõ trên bề mặt câu chữ. “Làm nên” tức là tạo được sự thành công, làm nên sự nghiệp lớn. Như vậy, nếu không có thầy dìu dắt, chỉ dạy ta từ những bước đi đầu đời thì ta không thể đạt được thành công. Câu tục ngữ là lời khẳng định chắc nịch cùng với hình thức câu như đang thách thức “đố mày” một lần nữa nhấn mạnh vai trò to lớn của người thầy với mỗi người. Vậy tại sao người thầy lại có vai trò lớn lao đến vậy?

Nếu gia đình dạy ta những bài học đầu tiên về đạo đức như kính trọng, lễ phép với người trên thì thầy là người đầu tiên trao truyền cho ta tri thức của nhân loại. Thầy dạy chúng ta biết con chữ, con số, thầy dạy chúng ta về lịch sử, địa lý. Từ ngày đầu tiên đi học với những kiến thức đơn giản đến phức tạp đều do thầy nhọc công dạy dỗ. Thầy là người đã trao cho ta tri thức nền, tri thức cơ sở để sau khi tốt nghiệp chúng ta có thể vận dụng vào đời sống, để nuôi chính bản thân và giúp ích cho xã hội.

Không chỉ dạy kiến thức, thầy còn là người dạy ta những bài học đạo đức, bài học làm người để ta trở thành con người cư xử đúng mực, có văn hóa. Bồi đắp cho ta những tình cảm cao quý như tình thầy trò, lòng yêu quê hương đất nước, sự trung thực, lòng dũng cảm. Nhờ có thầy mà bản thân mỗi người ngày một trưởng thành hơn, tốt hơn.

Thầy còn là người vun đắp những ước mơ, luôn bên cạnh ta cổ vũ động viên để biến ước mơ của ta thành hiện thực. Stephen Hawking nhà thiên tài vật lý và thiên văn với chỉ số IQ 160, ông có niềm yêu thích khoa học và vũ trụ, cùng với lời động viên, tiếp thêm sức mạnh của thầy, ông đã trở thành một trong những nhà khoa học vĩ đại nhất về lý thuyết vũ trụ hố đen.

Ta có thể thấy rằng, trong cuộc đời này chúng ta có thể trở thành một viên ngọc tỏa rạng ánh sáng được hay không chính là nhờ một phần công ơn dạy dỗ, chỉ bảo của các thầy cô. Cũng chính bởi vậy chúng ta phải ghi nhớ công ơn người đã dạy mình nên người. Luôn kính trọng thầy cô, đền đáp công ơn thầy cô. Đền đáp lớn nhất chính là bản thân mỗi người phải có ý thức học tập, nghiền ngẫm những điều thầy cô dạy, vận dụng chúng vào thực tiễn để trở thành một người thành đạt trong cuộc sống. Thành đạt của học sinh chính là món quà ý nghĩa nhất, quý giá nhất dâng tặng các thầy cô.

Bên cạnh những bạn đã có ý thức học tập chuyên cần, lễ phép với thầy cô giáo vẫn còn nhiều bạn chểnh mảng học tập, thậm chí có thái độ vô lễ. Đây là những hành động đáng lên án, bởi người đã dạy chúng ta nên người, cho ta tri thức mà ta không biết tôn trọng, đền đáp công ơn thì tất yếu sẽ bị mọi người ghét bỏ và khó có thể thành công trong cuộc sống.

Câu tục ngữ ngắn gọn, súc tích nhưng có giá trị thật lâu bền. Không chỉ khẳng định vai trò của người thầy đối với mỗi thế hệ học sinh mà đó còn như một lời nhắc nhở mỗi chúng ta phải biết kính trọng, đền đáp công ơn thầy cô.

Giải thích câu Không thầy đố mày làm nên – Mẫu 3

Trong suốt chiều dài của lịch sử, văn hóa, con người Việt Nam đã hình thành nên những truyền thống, phong tục mang đặc trưng riêng của dân tộc mình, trong số các truyền thống tiêu biểu đó không thể không kể đến như truyền thống yêu nước, truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm, truyền thống ăn quả nhớ kẻ trồng cây và một trong những truyền thống mang đậm bản sắc của con người Việt Nam bao đời nay, đó chính là truyền thống hiếu học. Việt Nam tuy là một quốc gia, một dân tộc nghèo nhưng lại luôn mang trong mình những ý thức, trách nhiệm với đất nước. Và để hoàn thành những trách nhiệm cao cả, lớn lao đó thì dù trong hoàn cảnh nào, khó khăn ra sao thì con người Việt Nam cũng luôn phấn đấu học hành, noi gương cha ông đi trước, học để không còn bị áp bức, học để có thể mở mang kiến thức, học để phát triển đất nước. Và không chỉ là một đất nước hiếu học, dân tộc ta còn có một truyền thống vô cùng quan trọng khác, đó là truyền thống tôn sư trọng đạo. Nói về truyền thống này cũng đã có câu ca dao “Không thầy đố mày làm nên”.

Việt Nam vốn là một quốc gia rất coi trọng hoạt động giáo dục, ngay từ khi đất nước còn đang ở giai đoạn của xã hội phong kiến thì việc học và nhu cầu học không bao giờ thiếu. Ở xã hội xưa thì các cô cậu học trò thường được học chữ, học số qua sự chỉ bảo của những thầy đồ, thầy Nho nghèo. Và để nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giáo dục mà đặc biệt là của người giáo dục thì ông cha ta đã sáng tác câu tục ngữ: “Không thầy đố mày làm nên”.

“Không thầy đố mày làm nên” là một câu tục ngữ hay và ý nghĩa khi nhấn mạnh đến vai trò cũng như vị trí của người thầy trong việc dạy và học cũng như trong hoạt động giáo dục nói chung.

Con người ta sinh ra không ai tự có khả năng nhận thức được tất cả mọi thứ và dù có tự nhận thức được đi nữa thì cũng chưa chắc được rằng những nhận thức đó là đúng đắn, và có thể vận dụng được những nhận thức ấy vào cuộc sống một cách hiệu quả. Và trong những trường hợp như vậy, sự xuất hiện và dạy dỗ của một người thầy là vô cùng quan trọng vì thầy là người truyền tải cho chúng ta những kiến thức, những bài học hấp dẫn, đúng đắn, định hướng cho chúng ta những con đường đi phù hợp. Nói như vậy ta sẽ thấy được vai trò của người thầy. Trở lại với câu tục ngữ “không thầy đố mày làm nên”, đây là một câu tục ngữ khẳng định vai trò, vị trí của người thầy giáo đối với việc học, song cũng là lời nhắc nhở đầy chân thành, nghiêm khắc của ông cha ta đối với những thế hệ hậu bối, những người học sau này.

“Thầy” là người thầy giáo, tên gọi của chung của những người làm nghề dạy học. Ngay tiếng thầy cũng đã thể hiện được rõ nét vai trò của người thầy cũng như thái độ kính trọng của ông cha ta với nghề đầy cao quý này. Nếu bố mẹ là người sinh ra ta, cho ta sự sống và nuôi dưỡng ta nên người thì thầy giáo lại là người truyền dạy cho ta những tri thức, hiểu biết cần thiết. Người dạy dỗ ta nên người, thầy cũng là cầu nối đưa ta đến với thành công sau này. Trong cuộc sống vốn cần rất nhiều những hiểu biết, những kĩ năng, bởi chỉ có như vậy thì chúng ta mới có thể tồn tại, phát triển, chinh phục tự nhiên theo ý muốn của mình.

Và để có những kiến thức, kĩ năng đó, ta cần đến một người thầy. Vì thầy không chỉ là thế hệ tiền bối của chúng ta mà còn là những người có rất nhiều am hiểu, có tri thức và những kĩ năng cần thiết mà ta cần. Người thầy cũng là người sẵn sàng sẻ chia những hiểu biết, những tri thức ấy mà không hề vụ lợi cho riêng mình. Và khi đã có những tri thức thì con người sẽ suôn sẻ, thuận lợi hơn trong cuộc sống vì mọi thứ đó ta ít nhiều đã được học, những kiến thức học được cũng có thể mang vào để vận dụng cho thực tế ấy. Ví dụ những người học trò khi xưa đi đến những trường làng học những vị danh nho tài ba vì mong muốn có thêm những hiểu biết, mà cao hơn nữa là có thể đỗ đạt làm quan, làm rạng danh dòng họ, khẳng định được tài năng của bản thân.

Hay đối với những cậu bé chăn trâu, những cậu bé nghèo thường xuyên nấp vào những khe hở của trường học, để học lỏm những tri thức mà thầy giảng cho những bạn gia đình có điều kiện khá giả hơn. Họ học lỏm vì lòng ham học và vì mong có cái chữ,, vừa là để cho bằng bạn bằng bè, vừa là để sau này có thể thoát khỏi cái đói, cái khổ, mong một cuộc sống tốt đẹp hơn. Từ “mày” trong câu ca dao là chỉ những người học sinh, đúng hơn là những người đã từng được nhận sự giáo dục của người thầy. Đây là cách nói nôm na, dân dã. Câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên” khuyên bảo sâu sắc, nhắc nhở sâu sắc những thế hệ học sinh phải biết tôn trọng và ghi nhớ những công lao to lớn của người thầy.

Những người thầy dạy dỗ chúng ta một cách tận tình, chu đáo, họ dành hết nhiệt huyết cho những cô cậu học trò nhỏ bé của mình, truyền tải hết những hiểu biết mà mình có cho học sinh. Mục đích của việc giảng dạy này không hề vụ lợi hay mong muốn một sự đáp trả, họ chỉ mong sao cho những học trò của mình có thể tiến bộ, lớn khôn thành người và mang những tri thức mà mình đã truyền dạy đó để làm những công việc có ích cho cuộc đời cũng như cho chính cuộc sống của họ. Chính sự vô tư trong hành động, cao cả trong tấm lòng yêu thương vị tha ấy mà người thầy từ xưa đến nay, dù trong bất kì thời đại nào, khi đất nước có chiến tranh hay khi đã hòa bình thì vẫn là những người được coi trọng nhất trong xã hội.

Chẳng những thế mà Bác Hồ vĩ đại của chúng ta đã từng ca ngợi đầy chân tình về người thầy và nghề giáo : “Nghề giáo là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý”. Nghề giáo là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý, người thầy là người được kính trọng trong xã hội, bởi đối tượng mà họ “làm việc” chính là con người. Việc đào tạo, giáo dục con người chẳng phải nhân văn, nhân đạo lắm sao?. Trở lại với câu tục ngữ này ta có thể thấy được tính đúng đắn, chuẩn xác của nó, xuất phát từ chính những hành động cao cả mà những người thầy dành cho những học trò của mình mà người học trò như một lẽ tất yếu cần biết yêu thương, kính trọng những người thầy cô của mình.

Chúng ta cũng cần tránh những cách hiểu tiêu cực rằng câu nói đề cao một cách thái quá vai trò của người thầy, hay câu nói coi thường sự tự thân phát triển của những người học trò. Những cách hiểu này là thiển cận, nông cạn bởi ta hiểu giá trị của câu nói này là về mặt tinh thần, bởi cũng không thể phủ nhận những người có thể tự mình đèn sách mà thành tài, có thể đỗ đạt làm quan nhưng những người đó có dám chắc rằng mình chưa từng đi học, chưa từng được thầy dạy chữ, dạy những thứ cơ bản nhất, giản đơn nhất. Do đó mà nếu đã từng là học sinh thì hãy yêu thương, kính trọng thầy cô, bởi lẽ “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”.

Như vậy, câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên” là một câu tục ngữ hoàn toàn đúng đắn, dù trong thời đại nào thì ý nghĩa của nó cũng không thay đổi, hao mòn. Ta cũng có thể thấy từ rất sớm ông cha ta đã rất đề cao nghề giáo cũng như người thầy giáo, câu tục ngữ thể hiện được sự kính trọng đối với vai trò và vị trí của người thầy đối với sự phát triển, thành công của người học.

Giải thích câu Không thầy đố mày làm nên – Mẫu 4

Từ ngàn xưa, ông cha ta vốn có truyền thống “tôn sư trọng đạo”. Theo quan niệm “Quân, sư, phụ” thì người thầy luôn giữ một vị trí rất quan trọng trong xã hội, nhất là đối với sự nghiệp của người học trò. Bởi lẽ đó tục ngữ mới có câu: “Không thầy đố mày làm nên”. Câu tục ngữ nhằm khẳng định vai trò của người thầy trong công tác giáo dục và nhắc nhở con cháu phải biết ơn, biết kính trọng thầy.

Ngày nay, với một thời đại mới mà khoa học kỹ thuật và nhu cầu vật chất của con người, của xã hội đang phát triển mạnh thì ta cần hiểu lời dạy trên như thế nào cho đúng?

Xem Thêm : Tập làm văn lớp 3: Kể lại câu chuyện Gặp gỡ Lúc-xăm-bua bằng lời của em (5 mẫu)

Câu tục ngữ giản dị nhưng ta cũng nên hiểu cho chính xác ý nghĩa của nó. “Làm nên” ở đây có nghĩa là có được sự nghiệp, thành đạt công danh. Như vậy, nếu không có người thầy thì người trò không thể nào thành đạt được. Câu tục ngữ như một lời thách thức “đố mày”, đồng thời cũng là lời răn dạy mang tính khẳng định vị trí, vai trò của người thầy trong sự thành đạt, làm được việc của người trò.

Thật vậy, thầy là người cung cấp kiến thức, hướng dẫn mở mang trí óc cho ta biết để ta biết được những điều hay, điều lạ. Lúc còn bé thơ, khi lần đầu tiên đến trường, thầy là người cầm tay ta nắn nót từng chữ cái, đánh vần từng con số rồi dạy cho ta đọc vần, đọc chữ… dần dần ta mới có được những kiến thức, những hiểu biết cao hơn, rộng hơn như ngày hôm nay. Công ơn ấy có thể sánh với công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ; bởi cha mẹ có công sinh ta ra và nuôi dưỡng ta khôn lớn còn người thầy có công “khai hóa” trí não ta, dẫn dắt ta đến một tương lai tươi sáng.

Trước kia, theo lối học khoa bảng, người học trò hoàn toàn phụ thuộc vào một người thầy. Thầy dạy gì, trò học nấy. Người thầy là người quyết định tài năng và sự thành đạt của người trò. Vì vậy mới có Nguyễn Dữ học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phạm Sư Mạnh học trò của thầy Chu Văn An đã làm rạng danh cho người thầy. Cho nên ông cha ta dạy: “Không thầy đố mày làm nên” là không sai.

Ngày nay, để phù hợp với thời đại tiến bộ của khoa học, việc học tập có nhiều thay đổi. Người học trò học nhiều môn học và được nhiều thầy giảng dạy, hướng dẫn hơn. Giờ đây, người thầy đóng vai trò chủ đạo, nghĩa là chỉ truyền đạt kiến thức, hướng dẫn cho người học trò học tập nghiên cứu. Và kiến thức ấy có được tiếp thu, và áp dụng thực hành tốt hay không là ở vai trò của người học trò. Như vậy, người trò trở thành người chủ động. Hay nói cách khác, người học trò phải tự thân vận động và đây mới là yếu tố quan trọng quyết định sự thành đạt của người học trò. Vì lẽ đó, cho nên người học trò phải biết chắt lọc, sáng tạo những kiến thức, những hiểu biết mà ta có được chính là do công lao của người thầy bồi dưỡng vun đắp nên. Và những kiến thức ấy là những viên gạch tiếp nối, tiếp nối xây nên những nấc thang để ta vững bước đi lên trên đường đời. Hiểu được điều này, ta càng thấm thía câu tục ngữ “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” mà ông cha ta đã từng nhắc nhở bao đời nay. Vì vậy, bổn phận của người học trò là phải biết ơn thầy cô giáo. Đó là đạo lý làm người, là hành vi của người có nhân cách. Đây cũng là nền tảng để xây dựng một xã hội văn minh tốt đẹp.

Thế nhưng hiện nay, trong xã hội ta còn biết bao kẻ “ăn cháo đá bát”. Họ đã quên công ơn của thầy cô giáo, những người đã từng dạy dỗ, rèn luyện họ nên người. Những hạng người ấy đáng để cho người đời chê trách và phê phán. Thậm chí còn có những kẻ đối xử tệ bạc với thầy cô như chửi mắng, hành hung làm xúc phạm đến danh dự, đến nghề nghiệp của thầy cô giáo. Phải chăng đây là hành động biết ơn của những hạng người vô liêm sỉ?

Ngày nay, người thầy cũng được hiểu theo nghĩa rộng hơn – những người “dạy nghề”. Bởi lẽ đâu nhất thiết sự thành đạt “làm nên” của người học trò đều phải là “mảnh bằng” là “học vị”, mà mỗi người học sinh phải tự hướng đời mình, tương lai mình bằng một nghề nghiệp thích hợp và ổn định. Và nghề nghiệp đó cũng cần phải có người hướng dẫn, chỉ dạy mới làm nên được. Như vậy, dù ở lĩnh vực nào vai trò và vị trí của người thầy vẫn còn quan trọng trong việc dìu dắt hướng dẫn người học trò đi đến kết quả tốt đẹp. Và kết quả ấy có rực rỡ vinh quang hay không là do bản thân nỗ lực của người học trò. Bên cạnh đó, gia đình, bạn bè, sách vở và xã hội cũng là những yếu tố không kém quan trọng để góp phần vào việc “làm nên” ấy.

Biết ơn thầy, yêu kính thầy là nghĩa vụ thiêng liêng của những ai đã trải qua cuộc đời làm người học trò. Đó là tình cảm không thể thiếu được ở mỗi người chúng ta. “Không thầy đố mày làm nên” mãi mãi là lời nhắc nhở, giáo dục sâu sắc về việc rèn luyện nhân cách đạo đức cho thế hệ trẻ hiện nay.

Giải thích câu Không thầy đố mày làm nên – Mẫu 5

Trong cuộc sống đạo lý tôn sư trọng đạo luôn luôn được đề cao bở lẽ như vậy là do người thầy người cô có công lao rất lớn đối với mỗi chúng ta, họ dạy chúng ta những bài học hay về kiến thức cũng như những kĩ năng làm người tốt, và có ích cho xã hội, chính vì vậy dân gian mới có câu: Không thầy đố mày làm nên.

Ở câu tục ngữ không thầy đố mày làm nên mang nghĩa đen là nói về không có người thầy thì không thể nên người được, qua đó ý nghĩa sâu rộng của câu nói này muốn nói về sự tôn sư trọng đạo và lòng biết ơn đối với người thầy của mình. Thầy đã dạy dỗ chúng ta trong những trang giấy rồi dạy chúng ta là một người có ích cho xã hội, mỗi người chúng ta luôn luôn phải ghi nhớ công ơn của người thầy. Câu tục ngữ trên đã xuất hiện từ xưa đến nay bởi lẽ hình ảnh của người thầy luôn vang vọng và mang một ý nghĩa sâu rộng tới mỗi người, mỗi chúng ta luôn luôn phải ghi nhớ công ơn đó, bởi không có người thầy dạy cho chúng ta những bài học hay thì chúng ta không thể trở thành những người có ích cho xã hội được.

Mỗi người chúng ta luôn luôn phải ý thức được trách nhiệm của mình đối với người thầy, nó mang một ý nghĩa riêng và điều đó đã tác động rất lớn đến mỗi con người, mỗi chúng ta đều có thể thấy vai trò của người thầy từ xưa đến nay, từ những bước chân lững chững tới trường chúng ta đã học được những bài học từ thầy cô, từ bài học làm quen với các con chữ đến những hình ảnh quen thuộc trong phép toán từ hình tròn hình vuông, lên cao chúng ta được học phép cộng trừ nhân chia, thường thì để dễ hiểu cô đã lấy ví dụ rất linh hoạt về những thứ mà học trò có thể tưởng tượng, những bài học đó đã thấm vào trí óc của mỗi chúng ta, nếu không có thầy cô dạy dỗ chỉ bảo liệu rằng chúng ta có biết được những điều đó hay không.

Câu tục ngữ trên đã được trải nghiệm trong cuộc sống của chúng ta và nó hoàn toàn đúng, nó không chỉ mang lại cho chúng ta những bài học đường đời mà còn dạy dỗ chúng ta những bài học làm người sâu sắc, nhiều câu tục ngữ khác cũng nói về vị trí của người thầy trong mỗi chúng ta “muốn sang thì bắc cầu kiều muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy”, hàng loạt những câu tục ngữ hay nói về vai trò của người thầy, mỗi chúng ta luôn luôn phải biết ơn và có những sự thành kính sâu sắc đối với người thầy đã từng dạy dỗ chúng ta nên người, nhờ sự dạy dỗ đó mà chúng ta mới có thể trở thành những người có ích cho xã hội này.

Nhiều bài học đã mang lại những giá trị lớn lao cho chúng ta, từ những bài học từ sách vở thầy cô còn dạy dỗ cả những kiến thức từ thực tế, và đạo lý làm người, chúng ta không chỉ học được những bài học từ sách vở mà còn được học đạo lý làm người đó là một điều mang ý nghĩa lớn lao đối với mỗi chúng ta, nên làm những điều đó để cuộc sống của chúng ta trở nên tốt hơn, người thầy luôn chèo lái con đò trở nặng tri thức cho chúng ta, muốn phát triển hơn chúng ta cần phải yêu quý và có những sự biết ơn sâu sắc. Chúng ta bắt gặp trong cuộc sống này rất nhiều những trường hợp và điều đó đã mang lại cho họ nhiều giá trị cho cuộc sống này, cuộc sống trải qua muôn vàn những khó khăn, chính vì vậy nếu chúng ta biết tôn trọng những thành quả mà thầy đã dạy dỗ chúng ta sẽ trở thành những con người thực sự có ích cho xã hội này.

Nhiều thế hệ học sinh khi ra trường họ vẫn nhớ công ơn mà người thầy người cô đã từng dạy dỗ, để tri ân điều đó những ngày lễ tri ân ngày nhà giáo Việt Nam, họ đến thăm hỏi và quan tâm tới thầy cô đã từng dạy họ những điều hay, để đến ngày hôm nay họ thực sự trở thành một con người có ích cho xã hội, điều đó không chỉ làm cho họ tự hào về chính mình mà còn thực hiện và phát huy được truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc, mỗi chúng ta đều phải noi gương điều đó. Ngoài những con người biết quý trọng và thành kính với người thầy đã từng dạy dỗ thì lại xuất hiện những con người không biết quý trọng điều đó, khi dạy dỗ xong họ coi thầy cô không ra gì đó là những con người làm tụt lùi xã hội này.

Để khắc phục điều đó chúng ta luôn luôn phải rèn luyện bản thân để mình có thể trở thành một con người có ích cho xã hội, chính những điều đó làm cho chúng ta ý thức được trách nhiệm của mình.

Câu tục ngữ trên có ý nghĩa sâu sắc đối với chúng ta, đó là những bài học quý báu được chúng ta phát huy và lưu truyền một cách mạnh mẽ, để có được những điều đó chúng ta cần tôn trọng và phát huy truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc.

Giải thích câu Không thầy đố mày làm nên – Mẫu 6

Người Việt Nam chúng ta có chỉ số thông minh cao, tính cách siêng năng, cần cù và có truyền thống hiếu học. Dù ở hoàn cảnh khó khăn hay thuận lợi, họ đều trân trọng và đề cao việc học. Trong kho tàng tục ngữ đa dạng, phong phú của dân tộc Việt Nam, có rất nhiều câu không chỉ đồng tình, biểu dương việc học mà còn truyền đạt những kinh nghiệm quý báu về việc học. Một trong nhiều câu tục ngữ ấy là: Không thầy đố mày làm nên. Ý nghĩa câu tục ngữ trên như thế nào?

“Thầy” là người làm nghề dạy học trong nhà trường nhưng cũng có thể hiểu “thầy” là người có kiến thức sâu rộng, có nhiều kinh nghiệm, sẵn sàng truyền đạt cho người ít kinh nghiệm hơn. Vậy nên, không “thầy”, không được dạy dỗ, hướng dẫn, gợi ý, không được học thì con người không thể làm thành công bất kì công việc gì hoặc thành công thì gặp không ít gian nan, vất vả.

Do đó, chúng ta thấy rằng nhân dân ta luôn đề cao việc học. Trước khi “làm nên” bất kì công việc gì, dù lớn hay nhỏ, con người phải không ngừng học tập ở thầy để có kiến thức, có kinh nghiệm, thành thạo về thao tác, kĩ năng. Việc học không giới hạn ở chữ nghĩa, sách vở mà còn mở rộng trên những lĩnh vực khác nhau để có sự hiểu biết toàn diện. Chính vì vậy, phải biết quý trọng công lao của người thầy và của những người không quản ngại nhọc nhằn, khó khăn để bảo ban, chỉ dạy cho chúng ta.

Nhìn chung, mọi ngành nghề, mọi lĩnh vực khác nhau trong xã hội đều phải có thầy dạy. Con người cần tầm sư học đạo:

Muốn sang thì bắc cầu Kiều
Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy.

Hay muốn nấu một món ăn ngon, muốn trồng lúa tốt, muốn vườn cây được bội thu, muốn biết nghề may vá, muốn hát đúng nhịp điệu, muốn lái tàu, lái xe, cũng cần các thầy có kinh nghiệm, có chuyên môn chỉ dạy. Tuy nhiên, lời dạy của câu tục ngữ trên vần có phần chưa thỏa đáng. Câu tục ngữ quá xem trọng vai trò của người thầy, tuyệt đối hóa vai trò, ảnh hưởng, tác dụng của người thầy mà chẳng đề cập đến vai trò của người học. Mặc dù người thầy là nhân tố trung tâm trong giáo dục, của mọi ngành nghề nhưng không có nghĩa là “không thầy đố mày làm nên”. Thật vậy, vai trò của người học không kém phần quan trọng. Dù người thầy có giỏi đến đâu, tận tình đến đâu đi nữa mà người học không tích cực, chủ động, chẳng chịu mày mò, kiên trì nghiên cứu, tự học thêm thì cũng không “làm nên”. Thực tế, có rất nhiều người học, được thầy truyền đạt “một” nhưng lại “biết mười”, trở thành những nhà phát minh, sáng chế đại tài hoặc trở thành những con người nổi tiếng. Tấm gương tự học của nhà bác học vĩ đại Newton (Niu-tơn) rất đáng để chúng ta khâm phục, học hỏi. Sinh ra trong một gia đình nông thôn ở nước Anh, mãi đến năm mười hai tuổi, cậu bé Newton mới được ra thành phố đi học. Thoạt đầu, Newton chỉ là một cậu học trò bình thường, sức học thua các bạn cùng lớp rất nhiều. Thế nên Newton tự đề ra cho mình một kế hoạch tự học tích cực và cụ thể, quyết tâm thực hiện cho bằng được. Tất cả những bài tập thầy giáo ra, cậu miệt mài làm hết. Bài học nào cũng học thật kĩ, nắm thật chắc. Cậu lại đọc thêm nhiều sách, nhiều khi mải mê đến quên ăn, quên ngủ. Quả nhiên, chỉ mấy tháng sau, cậu đã giỏi nhất lớp, được thầy giáo khen ngợi. Nhưng đến năm mười lăm, mười sáu tuổi, Newton phải thôi học về nông thôn sống với mẹ. Muốn hướng về công việc làm ăn, bà thường sai Newton và người giúp việc vào thành phố mua bán hàng. Nhưng cậu không thích thú gì công việc này cả. Cậu để mặc người giúp việc mua bán, còn cậu chỉ mua mấy quyển sách rồi kiếm chỗ ngồi ở gốc cây, đọc say sưa đến nỗi có lần cậu chẳng nhận ra ông chú mình đang đứng bên cạnh theo dõi cháu làm gì! Thấy cháu có năng khiếu đặc biệt, ông chú đã khuyên bà mẹ Newton nên cho cậu học tiếp. Thế là năm mười bảy tuổi, Newton đã được vào học trường đại học. Ở đây, Newton say mê nghiên cứu hầu hết công trình khoa học của các nhà bác học. Vì vậy, sau này ông có nhiều phát minh có giá trị lớn, được cả thế giới ca tụng. Chẳng hạn, ông là người đầu tiên sáng chế ra kính thiên văn giúp con người nhìn thấy các vì sao xa xăm đế nghiên cứu vũ trụ bao la vô tận. Newton đã trở thành nhà bác học nổi tiếng của thế giới như thế đấy!

Ở Việt Nam, Mạc Đĩnh Chi cũng là tấm gương sáng về tinh thần tự học. Ngày xưa, cách đây gần bảy trăm năm, có cậu bé Mạc Đĩnh Chi, con nhà nghèo, người đen đủi, xấu xí. Tuy còn nhỏ, nhưng ngày nào cậu cũng vào rừng kiếm củi giúp đỡ cho cha mẹ. Gần nhà Mạc Đĩnh Chi có một trường học, các bạn trong làng đến học đông vui. Không có tiền ăn học nhưng cậu bé rất ham được học. Mồi lần gánh củi qua trường cậu đứng ở cửa sổ học lỏm. Nhiều ngày như vậy, thầy đồ thấy cậu bé nhà nghèo mà hiếu học nên cho phép cậu bé vào học. Mạc Đĩnh Chi nhanh chóng trở thành học trò giỏi nhất trường. Buổi tối, Mạc Đĩnh Chi mới có thì giờ đọc sách vì ban ngày cậu còn phải làm việc giúp gia đình. Nhà lại không có dầu thắp, cậu bé đã nghĩ ra cách bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng làm đèn lấy ánh sáng. Miệt mài học tập với ngọn đèn đom đóm ấy, chẳng bao lâu, Mạc Đĩnh Chi trở thành người học rộng tài cao, thi đồ trạng nguyên (khoa thi năm 1304).

Trên thế giới, còn biết bao tấm gương sáng như vậy nữa, chẳng hạn Edison, Gorki, Pasteur. Nhìn chung, bên cạnh sự giáo dục của người thầy, tinh thần tự học, tự rèn luyện, người học còn chịu sự chi phối bởi rất nhiều yếu tố như: gia đình, bạn bè, xã hội, đồng nghiệp.

Cổ nhân có nói: “Người không học cũng như ngọc không mài”, vậy nên việc học sẽ giúp con người có kiến thức và hiểu biết để đứng vững vàng trước cuộc đời. Muốn được như vậy chúng ta không chỉ học ở thầy mà phải tự học, học ở bạn bè và những người xung quanh. Chúng ta phải tích cực học theo phương châm “Học! Học nữa! Học mãi” (Lênin), để góp phần làm chủ tương lai của chính mình.