Gương phẳng là gì vật lý 7

  • Gương phẳng là gì vật lý 7
    Siêu sale 25-12 Shopee


Lý thuyết Gương phẳng

1. Tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng

- Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn, gọi là ảnh ảo

- Độ lớn của ảnh của một vật tạo mởi gương phẳng bằng độ lớn của vật

Quảng cáo

- Điểm sáng và ảnh của nó tạo bởi gương phẳng cách gương một khoảng bằng nhau

2. Giải thích sự tạo thành ảnh bởi gương phẳng

- Các tia sáng từ điểm sáng S tới gương phẳng cho tia phản xạ có đường kéo dài đi qua ảnh ảm S’

- Ảnh của một vật là tập hợp ảnh của tất cả các điểm trên vật

3. Xác định ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng

- Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng là ảnh ảo, có độ lớn bằng vật và có khoảng cách đến gương bằng khoảng cách từ vật đến gương

4. Vùng nhìn thấy của gương phẳng

- Vùng nhìn thấy của gương phẳng là vùng mà các điểm nằm trong vùng đó có thể cho hình ảnh ở trong gương

Quảng cáo

Tham khảo các Bài tập trắc nghiệm Vật Lí 7 khác:

  • Lý thuyết Gương phẳng
  • Bài tập trắc nghiệm Gương phẳng (phần 1)
  • Bài tập trắc nghiệm Gương phẳng (phần 2)
  • Bài tập trắc nghiệm Gương phẳng (phần 3)
  • Lý thuyết Gương cầu lồi

Đã có lời giải bài tập lớp 7 sách mới:

  • (mới) Giải bài tập Lớp 7 Kết nối tri thức
  • (mới) Giải bài tập Lớp 7 Chân trời sáng tạo
  • (mới) Giải bài tập Lớp 7 Cánh diều
  • Gương phẳng là gì vật lý 7
    Gói luyện thi online hơn 1 triệu câu hỏi đầy đủ các lớp, các môn, có đáp án chi tiết. Chỉ từ 200k!

Săn SALE shopee tháng 12:

  • Đồ dùng học tập giá rẻ
  • Sữa dưỡng thể Vaseline chỉ hơn 40k/chai
  • Tsubaki 199k/3 chai
  • L'Oreal mua 1 tặng 3

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Gương phẳng là gì vật lý 7

Gương phẳng là gì vật lý 7

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Bài tập trắc nghiệm Vật Lí 7 | Câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí 7 có đáp án của chúng tôi được biên soạn bám sát theo chương trình sách giáo khoa Vật Lí lớp 7.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Ảnh của vật qua gương phẳng Tính chất ảnh của vật qua gương phẳng

BÀI 17. ẢNH CỦA VẬT QUA GƯƠNG PHẲNG

  1. Ảnh của vật qua gương phẳng

Gương phẳng là gì vật lý 7

- Khi soi gương, ta thấy hình của mình ở trong gương

\=> Hình của vật nhìn thấy trong gương phẳng được gọi là ảnh của vật qua gương phẳng

Ví dụ: Ảnh của cây khi nhìn qua mặt nước; ảnh của xe khi nhìn qua gương chiếu hậu;...

II. Tính chất ảnh của vật qua gương phẳng

Thí nghiệm:

- Dụng cụ thí nghiệm:

+ Một tấm kính mỏng, phẳng để thay thế cho gương phẳng

+ Hai cây nến giống nhau

+ Thước đo có ĐCNN tới milimet, tờ giấy trắng.

+ Một giá đỡ tấm kính, hai giá đỡ nến.

- Tiến hành thí nghiệm

Gương phẳng là gì vật lý 7

+ Đặt cây nến trước 1 tấm kính (không đặt sát vào kính) và thắp sáng.

+ Di chuyển cây nến 2 ra phía sau tấm kính đến đúng vị trí ảnh của cây nến 1 (sao cho ảnh ngọn lửa của cây nến 1 nằm ở ngọn của cây nến 2)

\=> Tính chất ảnh của vật qua gương phẳng:

+ Độ lớn của ảnh bằng độ lớn của vật

+ Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương phẳng bằng khoảng cách từ ảnh đó đến gương (ảnh và vật đối xứng nhau qua gương).

III. Dựng ảnh của vật qua gương phẳng

1. Dựng ảnh của một điểm S (nguồn sáng rất nhỏ)

Gương phẳng là gì vật lý 7

Bước 1: Từ S vẽ một chùm tia sáng được giới hạn bởi hai tia sáng SI1 và SI2 tới gương.

Bước 2: Áp dụng định luật phản xạ ánh sáng, vẽ chùm tia sáng phản xạ được giới hạn bởi các tia sáng phản xạ I1 R1 và I2 R2 tương ứng.

Bước 3: Tìm giao điểm S’ của chùm phản xạ bằng cách kéo dài các tia sáng phản xạ (biểu diễn bằng nét đứt). Các đường này cắt nhau tại S’. S’ là ảnh ảo của S

Khi đặt mắt hứng chùm tia sáng phản xạ ta sẽ nhìn thấy ảnh S’ và có cảm giác như ánh sáng xuất phát từ S’ tới mắt ta.

2. Dựng ảnh của một vật qua gương phẳng

Dựa vào tính chất đối xứng của vật và ảnh qua gương phẳng:

+ Ta dựng ảnh của vật qua gương sao cho khoảng cách từ vật tới gương bằng khoảng cách từ ảnh tới gương.