Giao nhau với đường ưu tiên là gì năm 2024

//binhphuoc.gov.vn/vi/stp/tuyen-truyen-pho-bien/tim-hieu-ve-cac-quy-tac-nhuong-duong-tai-noi-duong-giao-nhau-va-muc-xu-phat-241.html //binhphuoc.gov.vn/uploads/binhphuoc/stp/2019_09/giaonhau.jpg

Bình Phước : Cổng thông tin điện tử //binhphuoc.gov.vn/uploads/binhphuoc/quochuy_1.png

*Trước hết cần hiểu thế nào là đường giao nhau? Nơi đường giao nhau là nơi 2 hay nhiều đường bộ gặp nhau trên cùng một mặt phẳng gồm cả mặt bằng hình thành vị trí giao nhau đó. Nơi đường giao nhau không phải là nơi giao với các ngõ, ngách, hẻm hoặc lối ra vào các khu đất lân cận trừ khi được cấp có thẩm quyền quy định là nơi đường giao nhau. Các quy tắc nhường đường tại nơi đường giao nhau? Theo đó, khi đến gần đường giao nhau, người điều khiển phương tiện phải cho xe giảm tốc độ và nhường đường theo 3 nguyên tắc sau: Nơi đường giao nhau không có báo hiệu đi theo vòng xuyến Tại đây người tham gia giao thông phải nhường đường cho xe đi đến từ bên phải. Nơi đường giao nhau có báo hiệu đi theo vòng xuyến Người điều khiển phương tiên phải nhường đường cho xe đi từ bên trái. Nơi đường giao nhau giữa đường ưu tiên và đường không ưu tiên, đường chính và đường nhánh Trong đó: Đường ưu tiên là đường mà trên đó phương tiện tham gia giao thông được các phương tiện giao thông đến từ hướng khác nhường đường khi qua nơi đường giao nhau, được cắm biển báo hiệu đường ưu tiên. Đường chính là đường bảo đảm giao thông chủ yêu trong khu vực, có thể hiểu nôm na là những đường to, phục vụ nhu cầu giao thông của khu vực. Đường nhánh là đường nối vào đường chính. Khi tham gia giao thông tại nơi đường giao nhau giữa đường không ưu tiên và đường ưu tiên, hoặc giữa đường nhánh và đường chính, xe đi từ đường không ưu tiên hoặc đường nhánh phải nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên hoặc đường chính từ bất kỳ hướng nào tới. *Mức phạt khi nhường đường không đúng quy định Đối với xe máy: Phạt tiền từ 80.000 đồng - 100.000 đồng đối với người điều khiển xe máy không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, đường chính từ bất kỳ hướng nào tới tại nơi đường giao nhau [theo điểm d khoản 2 Điều 6 ]; Phạt tiền từ 100.000 đồng - 200.000 đồng đối với hành vi không giảm tốc độ hoặc không nhường đường khi điều khiển xe chạy từ trong ngõ, đường nhánh ra đường chính [điểm b khoản 3 Điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP]. Ngoài bị phạt tiền, nếu người vi phạm gây tai nạn giao thông sẽ bị tước Giấy phép lái xe máy từ 02 - 04 tháng. Đối với ô tô: Theo điểm d, đ khoản 2 Điều 5 Nghị định 46/2016/NĐ-CP, phạt tiền từ 300.000 đồng - 400.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô thực hiện hành vi vi phạm sau: “d] Không giảm tốc độ và nhường đường khi điều khiển xe chạy từ trong ngõ, đường nhánh ra đường chính; đ] Không nhường đường cho xe xin vượt khi có đủ điều kiện an toàn; không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, đường chính từ bất kỳ hướng nào tới tại nơi đường giao nhau; Ngoài ra, còn có thể tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe ô tô từ 02 - 04 tháng đối với người vi phạm gây tai nạn giao thông.” Đây là những quy định mới nhất về quy tắc nhường đường tại nơi đường giao nhau, người tham gia giao thông cần biết để đảm bảo an toàn cho bản thân và người khác khi lưu thông trên đường.

Giao nhau đường ưu tiên là gì?

Đường ưu tiên là gì? Theo khoản 15 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định: “Đường ưu tiên là đường mà trên đó phương tiện tham gia giao thông đường bộ được các phương tiện giao thông đến từ hướng khác nhường đường khi qua nơi đường giao nhau, được cắm biển báo hiệu đường ưu tiên.”

Biển báo giao nhau với đường không ưu tiên có ý nghĩa gì?

- Biển báo giao nhau với đường không ưu tiên nếu được đặt tại trục đường chính sẽ báo hiệu sắp tới đoạn giao với các ngõ, ngách, hẻm hoặc tương tự. Các phương tiện tham gia giao thông đi trên đường mà có đặt biển báo giao nhau với đường không ưu tiên thì được quyền ưu tiên qua nơi giao nhau trước.

Tại nơi đường giao nhau giữa đường không ưu tiên và đường ưu tiên hoặc giữa đường nhanh và đường chính thì các xe đi theo thứ tự như thế nào?

3. Tại nơi đường giao nhau giữa đường không ưu tiên và đường ưu tiên hoặc giữa đường nhánh và đường chính thì xe đi từ đường không ưu tiên hoặc đường nhánh phải nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên hoặc đường chính từ bất kỳ hướng nào tới.

Khi tham gia giao thông Thứ tư đường ưu tiên được quy định như thế nào?

Các loại xe ưu tiên sẽ được nhường đường theo thứ tự như sau: Xe chữa cháy → Xe quân sự. Xe công an đang làm nhiệm vụ → Xe cứu thương → Xe hộ đê. Xe làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh → xe tang.

Chủ Đề