Giải bài tập hóa 10 sgk trang 41 năm 2024

Hướng dẫn giải

1.

Oxide của kim loại tan trong nước tạo dung dịch base.

Oxide của phi kim tan trong nước tạo dung dịch acid

2. Trong 1 chu kì, tính base giảm dần và tính acid tăng dần.

Lời giải chi tiết

1. Phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra trong thí nghiệm:

Na2O + H2O → 2NaOH

MgO + H2O → Mg[OH]­2

P2O5 + 3H2O → 2H3PO4

2.

Na2O tan tốt trong nước, MgO tan một phần trong nước và làm quỳ chuyển màu xanh

→ Na2O có tính base mạnh hơn MgO, tính base của NaOH mạnh hơn Mg[OH]2

P2O5 tan tốt trong nước, làm quỳ chuyển màu đỏ → P2O5 có tính acid và H3PO4 là một acid.

-- Mod Hóa Học 10 HỌC247

Giải Hóa 10 bài 8: Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố hóa học là tài liệu tham khảo với lời giải chi tiết, rõ ràng theo khung chương trình sách giáo khoa Hóa học lớp 10. Các bài giải tương ứng với từng bài học trong sách giúp cho các em học sinh ôn tập và củng cố các dạng bài tập, ôn tập kiến thức hiệu quả.

A. Tóm tắt hóa 10 bài 8

I. Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố

  • Số thứ tự của nhóm A bằng số electron ở lớp ngoài cùng [số e hóa trị].
  • Đầu mỗi chu kì là nguyên tố có cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử là ns1, kết thúc mỗi chu kì là nguyên tố có cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử ns2np6 [trừ chu kì 1]
  • Cấu hình electron ngoài cùng của các nguyên tố trong cùng một nhóm được lặp đi lặp lại biến đổi tuần hoàn.

II. Cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố nhóm A

Các nguyên tố thuộc cùng 1 nhóm A có cùng số electron lớp ngoài cùng [số e hóa trị] là nguyên nhân sự giống nhau về tính chất hóa học của các nguyên tố trong cùng một nhóm A.

Số thứ tự của nhóm = Số e lớp ngoài cùng = số e hóa trị

Nguyên tố s thuộc nhóm IA, IIA

Nguyên tố p thuộc nhóm IIIA => VIIIA

B. Giải bài tập SGK trang Hóa lớp 10 trang 41

Bài 1 trang 41 SGK Hóa 10

Các nguyên tố thuộc cùng một nhóm A có tính chất hóa học tương tự nhau, vì vỏ nguyên tử của các nguyên tố nhóm A có

  1. số electron như nhau
  1. số lớp electron như nhau
  1. số electron thuộc lớp ngoài cùng như nhau.
  1. cùng số electron s hay p.

Chọn đáp án đúng.

Đáp án và Hướng dẫn giải bài 1

Chọn câu C: số electron thuộc lớp ngoài cùng như nhau.

Bài 2 trang 41 SGK Hóa 10

Sự biến thiên tính chất của các nguyên tố thuộc chu kì sau được lặp lại tương tự như chu kì trước là do:

  1. Sự lặp lại tính chất kim loại của các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước.
  1. Sự lặp lại tính chất phi kim của các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước.
  1. Sự lặp lại cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước [ở ba chu kì đầu].
  1. Sự lặp lại tính chất hóa học của các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước.

Chọn đáp án đúng.

Đáp án và Hướng dẫn giải bài 2

C: Sự lặp lại tính chất hóa học của các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước.

Đúng

Sự lặp lại cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước vì có sự biến đổi electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố chu kì sau giống như chu kì trước khi điện tích hạt nhân tăng dần.

Bài 3 trang 41 SGK Hóa 10

Những nguyên tố thuộc nhóm A nào là các nguyên tố s, nguyên tố p? Số electron thuộc lớp ngoài cùng trong nguyên tử của các nguyên tố s và p khác nhau thế nào?

Đáp án và hướng dẫn giải bài 3

  • Các electron hóa trị của các nguyên tố thuộc nhóm IA, IIA là electron s. Các nguyên tố đó được gọi là nguyên tố s.
  • Các electron hóa trị của các nguyên tố thuộc nhóm IIIA, IVA, VA, VIA, VIIA, VIIIA là các electron s và p. Các nguyên tố đó được gọi là nguyên tố p.
  • Số electron thuộc lớp ngoài cùng trong nguyên tử của các nguyên tố s là 1 và 2. Số electron thuộc lớp ngoài cùng trong nguyên tử của các nguyên tố p là 3, 4, 5, 6, 7, 8.

Bài 4 trang 41 SGK Hóa 10

Những nguyên tố nào đứng đầu các chu kì? Cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố đó có đặc điểm chung gì?

Đáp án và hướng dẫn giải bài 4

Những nguyên tố kim loại kiềm đứng đầu chu kì. Trừ chu kì 1, hiđro không phải là kim loại kiềm. Cấu hình electron của nguyên tử các nguyên tố kim loại kiềm có 1 electron lớp ngoài cùng.

Bài 5 trang 41 SGK Hóa 10

Những nguyên tố nào đứng cuối các chu kì? Cấu hình electron của nguyên tử của các nguyên tố đó có đặc điểm chung gì?

Đáp án và hướng dẫn giải bài 5

Những nguyên tố khí hiếm đứng cuối chu kì. Cấu hình electron của nguyên tử các nguyên tố khí hiếm có 8 electron ở lớp ngoài cùng [riêng He có 2e].

Bài 6 trang 41 SGK Hóa 10

Một nguyên tố ở chu kì 3, nhóm VIA trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Hỏi:

  1. Nguyên tử của nguyên tố đó có bao nhiêu electron ở lớp electron ngoài cùng?
  1. Các electron ngoài cùng nằm ở lớp electron thứ mầy?
  1. Viết cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố trên.

Đáp án và hướng dẫn giải bài 6

  1. Nguyên tử của nguyên tố có 6 electron ở lớp ngoài cùng.
  1. Cấu hình electron lớp ngoài cùng nằm ở lớp thứ ba.
  1. Cấu hình electron của nguyên tố: 1s22s22p63s23p4.

Bài 7 trang 41 SGK Hóa 10

Một số nguyên tố có cấu hình electron của nguyên tử như sau:

1s22s22p4 1s22s22p3

1s22s22p63s23p1 1s22s22p63s23p5

  1. Hãy xác định số electron hóa trị của từng nguyên tử.
  1. Hãy xác định vị trí của chúng [chu kì, nhóm] trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

Đáp án và hướng dẫn giải bài 7

  1. 1s22s22p4: Số electron hóa trị là 6.

1s22s22p3: Số electron hòa trị là 5.

1s22s22p63s23p1: Số electron hòa trị là 3.

1s22s22p63s23p5: Số electron hòa trị là 7.

  1. 1s22s22p4: Nguyên tố thuộc chu kì 2 nhóm VIA.

1s22s22p3: Nguyên tố thuộc chu kì 2 nhóm VA.

1s22s22p63s23p1: Nguyên tố thuộc chu kì 3 nhóm IIIA.

1s22s22p63s23p5: Nguyên tố thuộc chu kì 3 nhóm VIIA.

\>> Mời các bạn tham khảo thêm giải hóa 10 bài tiếp theo tại: Giải Hóa 10 Bài 9: Sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố hóa học

B. Giải bài tập SBT Hóa 10 bài 8

Giúp các bạn học sinh hoàn thành tốt các bài tập sgk Hóa học 10 bài 8: Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố hóa học, VnDoc đã biên soạn hướng dẫn giải các bài tâp SGK một cách chi tiết dễ hiểu nhất để gửi tại bạn đọc tại: Giải bài tập SBT Hóa 10 bài 8

C. Trắc nghiệm Hóa 10 bài 8

Để giúp các bạn học sinh dễ dàng nắm được kiến thức nội dung bài học cũng như làm quen với các dạng bài tập của Hóa 10 bài 8, VnDoc đã biên soạn bộ 10 câu hỏi trắc nghiệm giúp các bạn học sinh luyện tập tốt hơn tại: Trắc nghiệm Hóa học 10 bài 8: Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố hóa học

....................................

Mời các bạn tham khảo thêm một số tài liệu liên quan

  • Bài tập Hóa 10 bài 9: Sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố hóa học. Định luật tuần hoàn
  • Giải Hóa 10 Bài 10: Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
  • Bài tập Hóa 10 bài 10: Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
  • Giải Hóa 10 Bài 11: Luyện tập bảng tuần hoàn, sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử và tính chất của các nguyên tố hóa học

Trên đây VnDoc đã giới thiệu Giải Hóa 10 bài 8: Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố hóa học tới các bạn. Để có kết quả học tập tốt và hiệu quả hơn, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Hóa học 10, Chuyên đề Vật Lý 10, Chuyên đề Hóa học 10, Giải bài tập Toán 10. Tài liệu học tập lớp 10 mà VnDoc tổng hợp biên soạn và đăng tải.

Chủ Đề