Giá trị thương hiệu tại Việt Nam

[PLO]- Việt Nam đang nổi lên là nơi sản xuất mới tại Đông Nam Á và có giá trị thương hiệu quốc gia tăng mạnh nhất thế giới trong năm nay.

Năm 2020, dịch COVID-19 đã phủ bóng đen lên khắp toàn cầu, tạo ra cuộc khủng hoảng chưa từng có dẫn đến những thách thức về kinh tế, tài chính và xã hội. Bất chấp các thách thức này, Việt Nam được định vị là một trong 100 thương hiệu có giá trị nhất trên thế giới.

Chống dịch COVID-19 tốt

Mới đây, Brand Finance [Anh], hãng chuyên định giá thương hiệu quốc tế, cho biết trong năm 2020, giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam đạt 319 tỉ USD, tăng 29% so với năm 2019 - mức tăng nhanh nhất thế giới. Nhờ đó, giá trị thương hiệu Việt Nam đã tăng chín bậc so với cùng kỳ và đạt thứ hạng 33 trên thế giới.

Giá trị thương hiệu Việt Nam tăng mạnh nhờ vào việc phòng, chống dịch COVID-19 hiệu quả. Đặc biệt, Việt Nam nổi lên trở thành điểm đến hàng đầu tại khu vực Đông Nam Á về sản xuất và nơi hấp dẫn các tập đoàn đa quốc gia, nhất là từ Mỹ đặt nhà máy sản xuất để tái định vị nguồn cung trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung chưa hạ nhiệt.

Sự hội nhập ngày càng sâu rộng và hiệu quả của Việt Nam với kinh tế thế giới thông qua các hiệp định thương mại quan trọng cũng là điểm cộng cho giá trị thương hiệu nước ta. 


Gần đây, các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá trình độ tay nghề của công nhân, kỹ sư người Việt có nhiều tiến bộ. Ảnh: QUANG HUY

“Một thương hiệu quốc gia mạnh sẽ hấp dẫn rất lớn với đầu tư, gia tăng thêm giá trị xuất khẩu và giúp thu hút khách du lịch, các chuyên gia, giới kinh doanh. Sự trỗi lên của Việt Nam được thiết lập từ chính giá trị của Việt Nam. Giá trị này nằm ở một chương trình quốc gia được hoạch định để tập trung vào tăng trưởng kinh tế” - Brand Finance đánh giá.

Giới phân tích kinh tế cho rằng đây không phải là kết quả nhất thời mà được tích lũy trong nhiều năm liền. Đặc biệt trong khoảng bốn năm gần đây, thứ hạng giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam tăng khá vững chắc nhờ những nỗ lực cải cách môi trường đầu tư, kinh doanh, kim ngạch xuất khẩu gia tăng mạnh... 

Trong một báo cáo xuất bản vào tháng 12 vừa qua, Ngân hàng Thế giới [World Bank] cũng đánh giá bất chấp các biện pháp ngăn cách xã hội nghiêm ngặt và suy thoái toàn cầu chưa từng có, nền kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng gần 3% vào năm 2020. “Mặc dù hiệu suất này thấp hơn gần 4% so với kết quả của những năm trước nhưng Việt Nam vẫn nằm trong vùng tăng trưởng tích cực, trong khi nền kinh tế thế giới dự kiến sẽ giảm ít nhất 4%” - World Bank nhận xét.

Không để già trước khi giàu

Ngày 31-12-2020, Bộ KH&ĐT kỷ niệm 75 năm thành lập. Phát biểu tại đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá ngoài những thành tựu nổi bật đạt được thời gian qua, đất nước đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. 

Trong đó, nổi lên những thách thức chủ yếu như: bối cảnh thế giới tiếp tục bất định, nhất là tác động của đại dịch COVID-19 và những căng thẳng địa chính trị mà chúng ta phải đối đầu.

Cách mạng công nghiệp lần thứ tư tạo ra cơ hội lớn cho các nước đang phát triển có thể đuổi kịp nước giàu nhưng cũng đi kèm theo nhiều thách thức bị bỏ lại hoặc lệ thuộc lớn hơn vào nước giàu.

Thế và lực của nước ta mặc dù đã mạnh hơn trước nhưng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhiều nút thắt vẫn chưa được khơi thông; nguy cơ tụt hậu, nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình còn rất lớn, nhất là một số nhóm yếu tố, nhóm dễ bị tổn thương trước các biến động kinh tế.

Vấn đề nhân khẩu học, già hóa dân số với tốc độ nhanh chóng tạo áp lực lớn lên hệ thống an sinh xã hội của nước ta…

“Cần tận dụng được cơ cấu dân số vàng để giàu trước khi già chứ không phải già trước khi giàu” - Thủ tướng nhấn mạnh. 

CHÂN LUẬN 

Hội nhập hiệu quả, giỏi chống chịu trước cú sốc

Giá trị của Việt Nam cũng thể hiện rất rõ qua đánh giá của TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam. Ông cho rằng nước ta đạt được nhiều thành tích đáng khâm phục như duy trì mức độ tăng trưởng dương suốt năm 2020 giữa bối cảnh dịch COVID-19 gây ra hiệu ứng đứt gãy các chuỗi cung ứng. Kinh tế vĩ mô ổn định đã tạo dư địa cho các chính sách tài khóa, tín dụng chủ động hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế. 

“Đây cũng là bệ đỡ rất quan trọng để chúng ta có thể vững vàng, ổn định đất nước, kiên cường chống chịu và duy trì tăng trưởng trong bối cảnh khó khăn” - ông Thiên bình luận.

Đồng quan điểm, TS Nguyễn Xuân Thành, Trường ĐH Fulbright Việt Nam, phân tích: Trong năm 2020, chỉ duy nhất có Việt Nam là nền kinh tế có bốn quý liền tăng trưởng dương, còn lại đa số nền kinh tế tăng trưởng âm 2-3 quý. Ngay cả các nước như Trung Quốc cũng mất một quý tăng trưởng âm.

“Đáng chú ý, chính sự mở rộng và đa dạng hóa hội nhập của Việt Nam đã giúp Việt Nam tăng mạnh xuất khẩu trong khi các nước xuất khẩu suy giảm. Bởi vì Việt Nam có một thị trường xuất khẩu đa dạng, bổ trợ lẫn nhau khi thị trường này giảm thì có thị trường khác tăng bù đắp vào. Đây chính là lợi thế của đa dạng hóa rủi ro” - TS Nguyễn Xuân Thành nhìn nhận.

Thách thức phía trước không ít

Việt Nam đang trở thành điểm tựa niềm tin và nơi đến an toàn của các nhà đầu tư quốc tế trên hành trình chuyển dịch làn sóng đầu tư có trách nhiệm và bền vững toàn cầu. Bà Châu Tạ, Chủ tịch Phòng Thương mại Úc-ASEAN, nhìn nhận từ trước khi đại dịch bùng phát, Việt Nam đã là một điểm sáng trên bản đồ đầu tư và nhiều nhà đầu tư lớn đã đến Việt Nam. 

“Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, ngoài chống dịch tốt, ổn định chính trị và kinh tế là điểm cộng khi cân nhắc đưa ra quyết định đầu tư ở nước ngoài và đây là lợi thế mà Việt Nam đang sở hữu” - bà Tạ phát biểu.

Tuy nhiên, TS Trần Đình Thiên nhìn nhận nhà đầu tư nước ngoài vào giúp Việt Nam được lợi về ngân sách, về việc làm, về quản trị... Song việc làm chất lượng thấp, vì Việt Nam chưa chuẩn bị đủ lao động chất lượng cao để hấp thụ những tập đoàn đa quốc gia. 

“Chúng ta thấy tạo được việc làm là sướng rồi, vì trong ngắn hạn lúc nào vấn đề việc làm cũng bức bách nhưng về mặt dài hạn, điều đó rất nguy hiểm. Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam thực sự đóng góp tốt nhưng đáng lẽ còn đóng góp mạnh hơn, tốt hơn cho Việt Nam rất nhiều” - ông Thiên nhìn nhận. 

Đồng quan điểm, giới chuyên gia kinh tế cho rằng dù có nhiều tín hiệu tích cực từ dòng vốn đầu tư nước ngoài nhưng Việt Nam có ít lợi thế hơn so với các quốc gia khác như Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia…

Bởi vậy, để thu hút được các tập đoàn lớn, dòng vốn chất lượng cao thì Việt Nam vẫn còn nhiều việc cần phải làm ngay. Đó là quan tâm hơn đến bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ; tăng tính minh bạch, tính ổn định của hệ thống pháp luật về đầu tư; đầu tư nhiều hơn cho công nghiệp phụ trợ; xóa các khoản chi phí không chính thức.


Một thương hiệu quốc gia mạnh sẽ hấp dẫn rất lớn với đầu tư, gia tăng thêm giá trị xuất khẩu và giúp thu hút khách du lịch. Ảnh: TÚ UYÊN

Top 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới

Tại lễ kỷ niệm 75 năm ngày thành lập ngành, 31-12-2020, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng nhận định đất nước ta đã vững bước trên con đường đổi mới, gặt hái được nhiều thành tựu quan trọng. 

Đến năm 2020, quy mô nền kinh tế nước ta đạt khoảng 343 tỉ USD, đứng trong tốp 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới; GDP bình quân đầu người đạt 3.521 USD. 

Tổng cục Thống kê cũng cho hay mức tăng trưởng năm 2020 của Việt Nam thuộc nhóm cao nhất thế giới. Cụ thể, năm 2020, GDP của Việt Nam tăng 2,91%, bất chấp dịch COVID-19 gây suy thoái cho kinh tế thế giới.

Đáng chú ý, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 19,1 tỉ USD. Đây là mức cao nhất trong năm năm xuất siêu kể từ năm 2016.

Nhiều tập đoàn đầu tư tại Việt Nam

Ông Hong Sun, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam, nhận xét chính sự hỗ trợ rất tốt của Chính phủ Việt Nam trong đại dịch đã giúp các doanh nghiệp Hàn Quốc hoạt động một cách ổn định. 

“Cũng nhờ điều này, nhiều tập đoàn Hàn Quốc tiếp tục mở rộng quy mô đầu tư tại Việt Nam. Các hãng điện thoại hàng đầu của Hàn Quốc như Samsung, LG mới đây liên tục công bố các khoản đầu tư mở rộng sản xuất tại Việt Nam là điển hình” - ông Hong Sun nói.

Thương hiệu quốc gia Việt Nam đạt giá trị 319 tỉ USD

[PLO]- Việt Nam đang nổi lên là quốc gia phát triển nhanh nhất trong bảng xếp hạng thương hiệu thế giới với mức tăng 29%.

PHƯƠNG MINH

Giá trị thương hiệu đóng vai trò quan trọng trong chiến lược marketing lẫn kinh doanh, đây có thể được xem là những yếu tố đại diện cho niềm tin, cam kết thương hiệu về sản phẩm, dịch vụ hay ngay cả những trải nghiệm của khách hàng.

Vậy chính xác giá trị thương hiệu là gì? Cách xây dựng giá trị như thế nào? Tất cả sẽ được Triangle Head mình giải đáp ở bài chia sẻ bên dưới. Nếu bạn là Junior đang tìm hiểu về kiến thức Branding, cụ thể hơn là về giá trị thương hiệu thì đừng bỏ qua bài viết này nhé.

1. Tìm hiểu giá trị thương hiệu là gì

Khái niệm giá trị thương hiệu

Hiểu đơn giản khái niệm giá trị thương hiệu là tài sản vô hình của 1 doanh nghiệp, là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của thương hiệu. Đây chính là sự khác biệt, độc đáo nhất của thương hiệu so với đối thủ trên thị trường.

Hiểu đơn giản khái niệm giá trị thương hiệu là những lợi ích, trải nghiệm mà thương hiệu tạo ra nhằm mang đáp ứng nhu cầu, kỳ vọng và giải quyết những vấn đề khách hàng đang gặp phải, giúp cuộc sống của họ trở nên dễ dàng hơn. Ngoài ra giá trị thương hiệu còn là thước đo, khẳng định sự khác biệt, ví trí của thương hiệu so với đối thủ cạnh tranh trên thị trường.

Theo một nghiên cứu của Harvard: “95% người tiêu dùng đưa ra quyết định mua hàng dựa vào tiềm thức của mình”. Khi muốn mua một sản phẩm, nếu không có sự khác biệt về hiệu quả/ công dụng và giá cả thì người tiêu dùng sẽ có xu hướng lựa chọn thương hiệu nổi tiếng hơn [thương hiệu mà họ biết]. Qua đó, có thể thấy tầm quan trọng của giá trị thương hiệu tác động lớn thế nào đến hành vi tiêu dùng của khách hàng.

Cụ thể, nếu một khách hàng mua cùng sản phẩm bột giặt của Omo và Ariel. Dù cho khách hàng nhận biết được cả 2 thương hiệu trên thì vẫn sẽ có sự khác biệt về mức độ hài lòng và tính ưu việt của sản phẩm. Vậy sự khác biệt đến từ đâu? Chắc chắn là những lợi ích cốt lõi giữa 2 thương hiệu Omo và Ariel.

Tìm hiểu giá trị thương hiệu là gì

Các yếu tố cấu thành giá trị của thương hiệu cần quan tâm

Vậy các yếu tố của giá trị thương hiệu là gì? Dưới đây là một vài khái niệm mà Triangle Head mình đã rút ra được.

Cost-Based Brand Valuation

Cost-Based Brand Valuation hay còn gọi là định giá dựa trên chi phí, trong tiếng Anh có một cụm từ rất hay để bạn dễ hình dung: “Good value for money”. Đây là yếu tố cần cân nhắc trước khi xây dựng giá trị thương hiệu, đây được xem là các chi phí phát sinh để xây dựng thương hiệu kể từ khi thành lập, Chi phí bao gồm:

  • Chi phí quảng cáo
  • Chi phí khuyến mãi
  • Chi phí cấp phép và đăng ký
  • Chi phí tổng chiến dịch của thương hiệu

Sử dụng phương pháp này đòi hỏi bạn phải xác định lại các khoản chi thực tế trong điều kiện chi phí hiện tại. Lời khuyên của Triangle Head mình là bạn nên sử dụng phương pháp này nếu thương hiệu bạn mới vừa ra mắt hoặc bạn đang định hướng phát triển lại thương hiệu.

Market-Based Brand Valuation

Để Triangle Head mình lấy một ví dụ về xác định giá trị thương hiệu dựa trên giá trị thị trường để giúp bạn dễ hình dung hơn: Nếu muốn bán một căn nhà thì bạn phải tìm hiểu, nghiên cứu những ngôi nhà trong khu vực trước khi đưa ra giá chính xác cho căn nhà của mình.

Tương tự thì Market-Based Brand Valuation trong Branding chính là việc so sánh doanh nghiệp với doanh nghiệp. Có rất nhiều tiêu chí để so sánh, chẳng hạn như giá bán một sản phẩm, các giao dịch của công ty. Giống như dựa vào giá tiền sản phẩm trên thị trường mà doanh nghiệp A phải định giá bằng với mặt chung.

Một số định nghĩa Brand Value Junior nên nắm

2. Tầm quan trọng của giá trị thương hiệu đối với các doanh nghiệp

Như ở trên mình đã đề cập, giá trị cốt lõi chính là điểm khác biệt mạnh nhất, độc đáo nhất của thương hiệu so với đối thủ khác trên thị trường. Mình sẽ liệt kê những giá trị cốt lõi, cũng như ý nghĩa của giá trị thương hiệu từ một số doanh nghiệp nổi tiếng để bạn dễ hình dung:

1. Coca Cola:

  • Lãnh đạo: Sự can đảm để định hướng một tương lai tốt hơn
  • Hợp tác: Tận dụng thiên tài tập thể
  • Chính trực: Hãy thực tế
  • Trách nhiệm: Nếu nó là như vậy, nó tùy thuộc vào tôi
  • Đam mê: Cam kết trong trái tim và tâm trí
  • Đa dạng: Bao gồm thương hiệu của chúng tôi.
  • Chất lượng: Những gì chúng tôi làm, chúng tôi làm tốt

2. TH True Milk:

  • Vì sức khỏe cộng đồng
  • Hoàn toàn thiên nhiên
  • Tươi ngon bổ dưỡng
  • Thân thiện với môi trường
  • Tư duy vượt trội

Có thể thấy các doanh nghiệp trên luôn hoạt động dựa trên giá trị cốt lõi của mình, từ đó chiếm được cảm tình trong tâm trí người tiêu dùng. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về một số nhầm lẫn về giá trị của thương hiệu.

3. Một số nhầm lẫn về ý nghĩa của giá trị thương hiệu

Nhầm lẫn giữa Brand value và Cash value

Theo bạn thì giá trị hữu hình [Cash value] với giá trị vô hình [Brand Value] thì vế nào thôi thúc khách hàng đưa ra quyết định mua hàng nhanh hơn? Còn theo Triangle Head mình thì giá trị vô hình chính là tài sản lớn của 1 doanh nghiệp.

Một ví dụ cụ thể dành cho bạn: Đặt 1 cốc cà phê có logo của Starbucks và 1 cốc cà phê của 1 thương hiệu tầm trung bất kỳ trên thị trường. Đa phần mọi người sẽ chấp nhận bỏ ra 1 số tiền cao hơn để uống cốc cà phê Starbucks kia – đó chính là giá trị của thương hiệu Starbucks.

Sự khác biệt giữa Cash value và Brand value

Nhầm lẫn giữa Brand value và Brand equity

Brand equity: có thể được định nghĩa đơn giản là số tiền mà người dùng sẵn sàng bỏ ra để chi trả cho thương hiệu đó. Brand value: mặc dù được xây dựng với khái niệm tương tự Brand equity, thế nhưng trong khi brand equity dựa trên quan điểm của người tiêu dùng thì brand value lại dựa vào quan điểm của công ty nhiều hơn.

Tiếp theo hãy cùng tìm hiểu phần quan trọng trong bài mà chắc hẳn các bạn Junior vô cùng mong chờ – Đó chính là cách để xác định giá trị thương hiệu mang lại hiệu quả.

4. Làm thế nào để xây dựng giá trị của thương hiệu mang lại hiệu quả

Tùy vào mỗi loại hình thương hiệu sẽ có hướng đi xây dựng giá trị khác nhau, dưới đây là một số hướng đi xây dựng gia trị mình tổng hợp được từ việc đánh giá thương hiệu côt lõi trong các chiến lược branding.

Xây dựng một lời hứa thương hiệu vững chắc

Ngày nay, mọi người thường đưa ra quyết định mua hàng dựa trên mối liên hệ cảm xúc với doanh nghiệp. Do đó, hãy xây dựng lời hứa thương hiệu và thực hiện nó, sau đó tiếp tục phát huy thế mạnh hơn nữa. Bạn có thể tham khảo các cách tạo giá trị thương hiệu dựa trên lời hứa mà Triangle Head mình tổng hợp được:

  • Xem xét lời hứa thương hiệu thật kỹ hoặc sử dụng mẫu logo của công ty bạn: Hãy nghĩ xem lời hứa của thương hiệu bạn có gì đặc biệt? sự khác biệt lớn nhất so với thị trường là gì?
  • Liệt kê các yếu tố mà tệp khách hàng của bạn đánh giá cao là việc quan trọng. Đó có thể là tính tiện lợi, sự nhanh chóng, giá cả hoặc là họ là người đầu tiên,…
  • Chú trọng cảm xúc khách hàng: Đặt bản thân vào vị trí của khách hàng, nghĩ xem lời hứa thương hiệu của bạn khiến khách hàng cảm thấy thế nào, những phẩm chất cảm xúc mang lại cho họ là gì.
  • Chọn lựa các thông điệp có thể thu hút khán giả và khiến họ nhớ đến thương hiệu bạn. Hãy xác định điều gì quan trọng nhất là gì? Ý nghĩa thông điệp bạn truyền tài là gì?
  • Xem xét khả năng đổi mới của lời hứa thương hiệu, nó có thể được cải thiện và nhấn mạnh không? Bên cạnh đó, bạn cũng nên xem xét lời hứa thương hiệu có tác động đúng tệp khách hàng không

Xây dựng lời hứa thương hiệu và luôn thực hiện nó

Nhân cách hóa thương hiệu

Theo tìm hiểu của Triangle Head mình thì tính xác thực chính là yếu tố quan trọng để xây dựng giá trị thương hiệu. Trên thị trường có vô số đối thủ cạnh tranh, họ cũng như bạn đổi mới từng ngày, đưa ra chiến lược tân tiến hơn. Vì vậy, để giữ chân khách hàng hiện tại và thu hút khách hàng thì bạn nên nói rõ lý do tại sao bạn khác biệt với những người còn lại.

Một số ý tưởng hay giúp bạn cá nhân hóa thương hiệu:

  • Sử dụng tông giọng nhất quán
  • Luôn giữ vững thông điệp của bạn
  • Hãy là con người
  • Thể hiện tính cách của bạn
  • Sử dụng phương tiện truyền thông xã hội
  • Thể hiện được tính minh bạch

Khác biệt hóa thương hiệu so với đối thủ

Nếu thương hiệu của bạn mới xuất hiện trên thị trường gần đây, vậy làm sao để đánh bại các thương hiệu đã có tiếng nói trên thị trường? Điều đó nằm ở sự khác biệt giữa giá trị thương hiệu của bạn so với đối thủ. Dưới đây mình đã tổng hợp các cách giúp thương hiệu trở nên khác biệt mà bạn có thể tham khảo qua:

  • Xác định ngành hàng độc nhất của thương hiệu
  • Thiết lập tính thẩm mỹ cho thương hiệu
  • Tìm các insight chưa được khác thác từ đối tượng khách hàng
  • Điều chỉnh thông điệp thương hiệu của bạn phù hợp với nhu cầu khách hàng
  • Làm nổi bật những thành công trong quá khứ

Nâng cao trải nghiệm khách hàng

Đối với Triangle Head mình việc thương hiệu có giữ chân được khách hàng, có trụ vững trong thị trường cạnh tranh như hiện nay không phụ thuộc hoàn toàn vào trải nghiệm người dùng. Thử nghĩ xem bạn chi hàng trăm triệu vào việc quảng cáo, thực hiện hàng trăm chương trình tiếp thị sản phẩm để thu hút khách hàng. Thế nhưng sản phẩm/dịch vụ bạn cung cấp lại quá “yếu đuối” với mong đợi người tiêu dùng thì ai sẽ ở lại bên bạn.

Do đó, việc tạo ra chiến lược trải nghiệm khách hàng tuyệt vời sẽ giúp bạn phát huy hiệu quả giá trị thương hiệu. Dưới đây là một vài tips dành cho bạn:

  • Xây dựng tầm nhìn về trải nghiệm khách hàng rõ ràng
  • Hiểu khách hàng của bạn là ai
  • Kết nối cảm xúc với khách hàng của bạn
  • Nắm bắt phản hồi của khách hàng trong thời gian thực
  • Hành động dựa trên phản hồi thường xuyên của nhân viên
  • Đo lường ROI từ việc mang lại trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng

Cân bằng giá trị kỳ vọng và giá trị thực tế của thương hiệu

Điều quan trọng khi xác định giá trị thương hiệu là không được phóng đại nó và phải tạo ra 1 giá trị thương hiệu hoàn toàn thân thiện.

Mối quan hệ giữa kỳ vọng và sự hài lòng của người tiêu dùng khi mua một sản phẩm có thể được thể hiện như sau.

  • Giá trị mong đợi cho sản phẩm

Chủ Đề