Việc định giá tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp có thể được thực hiện bởi:

Góp vốn là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty, bao gồm góp vốn để thành lập công ty hoặc góp thêm vốn điều lệ của công ty đã được thành lập. Đối với các tài sản không phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng thì phải định giá. Định giá tài sản góp vốn vào doanh nghiệp được tiến hành như thế nào? Cá nhân, tổ chức khi góp vốn thành lập doanh nghiệp chắc hẳn rất quan tâm đến vấn đề này. Công ty Luật FBLAW sẽ cung cấp thông tin chi tiết đến bạn.

1. Định giá tài sản góp vốn vào doanh nghiệp

Căn cứ quy định tại Điều 34 Luật Doanh nghiệp năm 2020:

  • Tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.
  • Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp hoặc người có quyền sử dụng hợp pháp đối với tài sản thì mới có quyền sử dụng tài sản đó để góp vốn.

Theo quy định tại Điều 36 Luật Doanh nghiệp năm 2020:

  • Tài sản góp vốn không phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng phải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức thẩm định giá định giá và được thể hiện thành Đồng Việt Nam

2. Thẩm quyền định giá tài sản góp vốn

Chủ thể có thẩm quyền định giá tài sản góp vốn bao gồm:

– Tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp

  • Thành viên, cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc đồng thuận
  • Tổ chức thẩm định định giá

– Tài sản góp vốn trong quá trình hoạt động:

  • Chủ sở hữu, Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh
  • Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần và người góp vốn thỏa thuận định giá
  • Tổ chức thẩm định định giá

Trong trường hợp tài sản được tổ chức thẩm định định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được người góp vốn và chủ sở hữu, Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị chấp thuận.

3. Trách nhiệm khi tiến hành định giá tài sản góp vốn

– Đối với tài sản khi góp vốn thành lập doanh nghiệp: Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 36 Luật Doanh nghiệp 2020

  • Nếu tài sản góp vốn được định giá cao hơn so với giá trị thực tế của tài sản đó tại thời điểm góp vốn thì các thành viên, cổ đông sáng lập liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá
  • Liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế

– Đối với tài sản góp vốn trong quá trình hoạt động: Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 36 Luật Doanh nghiệp 2020

  • Trường hợp tài sản góp vốn được định giá cao hơn giá trị thực tế của tài sản đó tại thời điểm góp vốn thì người góp vốn, chủ sở hữu, thành viên hội đồng thành viên đối với công ty TNHH và công ty hợp danh, thành viên hội đồng quản tri đối với công ty cổ phần cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm két thúc định giá
  • Liên đới chịu trách nhiệm về thiệt hại do cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế

Trên đây là toàn bộ những quy định mới nhất của Luật doanh nghiệp về định giá tài sản góp vốn. Công ty Luật FBLAW chúng tôi hy vọng sẽ là người bạn, người đồng hành cùng doanh nghiệp trên con đường khởi nghiệp và thành công.

Công ty Luật FBLAW tự tin với đội ngũ Luật sư, chuyên viên nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực pháp lý doanh nghiệp. Chúng tôi chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý nhanh chóng, hiệu quả, chất lượng đảm bảo sự hài lòng cho Quý khách hàng.

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ theo thông tin sau:

  • Điện thoại: 0961.156.954 – Hotline: 0973.098.987
  • Email: 
  • Fanpage: Công ty Luật FBLAW
  • Địa chỉ: 45 Đàm Văn Lễ, phường Trường Thi, Thành Phố Vinh, tỉnh Nghệ An.

Trân trọng./.

Định giá tài sản góp vốn trong doanh nghiệp

CƠ SỞ PHÁP LÝ

Luật doanh nghiệp 2020

NỘI DUNG TƯ VẤN

Khi tiến hành góp vốn trong doanh nghiệp, người ta phải xác định được giá trị của tài sản đem góp vốn. Theo đó, Điều 36 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định chia tài sản thành hai nhóm sau:

Nhóm 1: Những tài sản không cần phải định giá bao gồm tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng.

Nhóm 2: Những tài sản phải định giá bao gồm tất cả các tài sản không nằm trong nhóm 1 nêu trên

 ***Chủ thể có quyền định giá tài sản góp vốn

Về nguyên tắc, chỉ có các thành viên sáng lập hoặc tổ chức định giá chuyên nghiệp mới có quyền tiến hành việc định giá tài sản. Ngoài hai chủ thể này thì không có một chủ thể nào có quyền làm việc này cho dù thời điểm góp vốn là khi thành lập doanh nghiệp hay trong quá trình hoạt động.

Tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp: phải được các thành viên, cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc nhất trí hoặc do một tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được đa số các thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận.

Tài sản góp vốn trong quá trình hoạt động: do chủ sở hữu, hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần và người góp vốn thỏa thuận định giá hoặc do một tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được người góp vốn và doanh nghiệp chấp thuận.

Định giá tài sản góp vốn trong doanh nghiệp

*** Nguyên tắc định giá tài sản góp vốn

Việc góp vốn thành lập công ty được tiến hành trên cơ sở tự nguyện. Do đó, tài sản cũng được thực hiện theo nguyên tắc các thành viên tự quyết định.

Ví dụ: Công ty ai trách nhiệm hữu hạn Hừng Đông, tài sản được các thành viên công ty cam kết góp như sau: Hưng cam kết góp 800 triệu đồng bằng tiền mặt, Nam góp vốn bằng giấy nhận nợ của công ty Châu Thành thành số tiền trong giấy ghi nhận nợ là 1,5 tỷ đồng giấy nhận nợ này được các thành viên Nhất trí định giá là 1,2 tỷ đồng, Hoa góp vốn bằng ngôi nhà của mình giá trị thực tế vào thời điểm góp vốn chỉ khoảng 700 triệu đồng, song do có quy hoạch mở rộng mặt đường nhà của Hoa dự kiến sẽ ra mặt đường, do vậy các bên nhất trí định giá ngôi nhà này là 1,5 tỷ đồng, Hải cam kết góp 1,5 tỷ đồng bằng tiền mặt tương đương 30% vốn điều lệ, song mới tạm góp 500 triệu đồng, các bên thỏa thuận khi nào công ty cần Hải sẽ góp tiết 1 tỷ đồng còn lại.

Những tài sản được các thành viên cam kết góp thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn Hừng Đông đều là những tài sản có thể góp vốn. Tuy nhiên, trong trường hợp này có hai vấn đề cần làm rõ

Như nhất: Việc góp vốn bằng giấy nhận nợ 1,5 tỷ đồng được định giá là 1,2 tỷ đồng

Thứ hai: Căn nhà đem góp vốn trị giá 700 triệu đồng nhưng được định giá 1,5 tỷ đồng

Về nguyên tắc, các thành viên có quyền định giá tài sản góp vốn theo nguyên tắc nhất trí. Cần phải thấy ý nghĩa của việc định giá tài sản góp vốn là nhằm xác định giá trị của tài sản. Do đó, các thành viên phải xác định theo đúng giá trị của nó, tránh trường hợp “ăn gian”. Góp không đúng với giá trị thực.

Nếu tài sản góp vốn được định giá cao hơn so với giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì các thành viên, cổ đông sáng lập liên đới chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá.

Nó một cách dễ hiểu, việc định giá tài sản phải được định giá theo nguyên tắc đúng với giá trị của nó tại thời điểm kết thúc định giá. Nếu các thành viên sáng lập vẫn cố tình định giá tài sản góp vốn cao hơn so với giá thị trường, thì các thành viên sáng lập này phải đối diện với hậu quả bất lợi là họ phải liên đới chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá.

Việc định giá tài sản theo giá thị trường tại thời điểm định giá được lý giải từ bản chất của vốn góp. Dưới góc độ pháp lý, vốn của công ty là để trả nợ. Bởi vì, trong quá trình kinh doanh, công ty có thể mua hàng trả chậm, mua thiếu nợ tiền của đối tác. Nhưng đến thời hạn công ty vẫn phải trả nợ cho các chủ nợ. Ở cương vị của người cho công ty nợ, các chủ nợ nhìn vào khả năng trả nợ của công ty như thế nào để cân nhắc cho công ty nợ hay không.

Như vậy, nếu như khả năng trả nợ chỉ có một nhưng công ty lại công bố với các chủ nợ của mình “khả năng trả nợ của tôi là mười”, đến hạn trả nợ công ty không đủ tài sản để trả nợ, như vậy gây thiệt hại và rủi ro cho các chủ nợ.

Trường hợp tài sản góp vốn được định giá cao hơn so với giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì các thành viên, cổ đông sáng lập cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế. [Khoản 2 Điều 36 Luật Doanh nghiệp năm 2020]

Trở lại với ví dụ trên, khoản nợ được ghi nhận trong giấy nhận nợ mà Nam đem góp vốn là 1,5 tỷ nhưng chỉ định giá là 1,2 tỷ. Giấy nhận nợ ghi nhận cho công ty Hừng Đông quyền đòi nợ. Tuy vậy, trong quyền đòi nợ bao hàm rủi ro trong trường hợp con nợ không trả được nợ. Do đó mặc dù giá trị của khoản nợ là 1,5 tỷ đồng, nhưng trên thực tế khó mà chấp nhận phần vốn góp của Nam là 1,3 tỷ đồng bởi sẽ rủi ro nếu con nợ không trả được nợ. Vì với hành vi góp vốn này ,Nam đã chuyển quyền đòi nợ sang cho công ty trách nhiệm hữu hạn Hừng Đông. Một nguyên tắc được pháp luật về sở hữu ghi nhận là chủ sở hữu mà người được hưởng lợi hợp pháp từ tài sản mà mình sở hữu. Mặt trái của nó là có rủi ro với tài sản thì chủ sở hữu phải gánh chịu. Một khi đã chấp nhận cho Nam góp vốn bằng giấy nhận nợ thì trường hợp con nợ không trả được nợ thì công ty phải tự chịu trách nhiệm mà không có quyền yêu cầu Nam góp thêm vào.

Tuy vậy, việc các thành viên sáng lập định giá căn nhà của Hoa là 1,5 tỷ đồng là việc làm trái quy định của pháp luật về doanh nghiệp. Việc định giá căn nhà phải theo giá thị trường tại thời điểm định giá. Việc có quy hoạch mở rộng mặt đường nhà của Hoa dự kiến sẽ ra mặt đường không phải căn cứ để các thành viên có thể định giá căn nhà cao hơn thực tế. Bởi vậy, đây chỉ là sự suy đoán, không phải là cơ sở chắc chắn. Khả năng có thể giá nhà cao hơn trong tương lai hoặc cũng có thể quy hoạch bị “treo”, giá của căn nhà không tăng lên như dự đoán của các thành viên sáng lập.

Bản chất của vốn điều lệ công ty là yếu tố bảo đảm cho bên thứ ba trong giao dịch với công ty. Khi xảy ra rủi ro, công ty phải lấy tài sản của mình để trả nợ. Với chế độ trách nhiệm hữu hạn, chủ nợ chỉ có thể trông đợi ở tài sản của công ty mà không có quyền đòi nợ vô hạn từ các thành viên góp vốn. Việc quy định nghĩa vụ định giá tài sản theo giá thị trường là một trong các biện pháp để bảo vệ các bên trong quan hệ kinh doanh với công ty. Vì lẽ đó, Điều 36 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định khá chặt chẽ trong việc bảo đảm quyền lợi của các chủ nợ của công ty. Theo quy định này, các thành viên sáng lập sẽ liên đới chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn khi cố tình định giá tài sản góp vốn cao hơn so với giá thị trường.

Trên đây là nội dung “Định giá tài sản góp vốn trong doanh nghiệp” theo quy định Luật Doanh nghiệp 2020. Quý khách hàng có nhu cầu hỗ trợ tư vấn các trường hợp: Thành lập mới doanh nghiệp; tăng vốn Điều lệ, giảm vốn Điều lệ, tư vấn về vốn góp… vui lòng kết nối tổng đài tư vấn pháp luật chuyên sâu về doanh nghiệp qua các đầu số hotline 097 393 8866 hoặc 091 611 0508 . Hỗ trợ các dịch vụ kết nối hotline Luật Phamlaw.

————–

Bộ phận biên tập – Phòng tư vấn pháp lý chuyên sâu Luật Doanh nghiệp Phamlaw. Bài viết mang tính tham khảo và có sử dụng sách chuyên khảo “Luật Doanh nghiệp Việt Nam”, Nhà xuất bản chính trị quốc gia.

>>>xem thêm Quy định về góp vốn hoặc mua cổ phần bằng tài sản

Video liên quan

Chủ Đề