Giả mù sa mưa nghĩa là gì năm 2024

Trong cuộc sống cua chúng ta tất cả mọi thứ đều tuân theo những lẽ tự nhiên và nó đã trở thành quy luật và không ai có thể thay đổi và chuyển dời được điều đó. Và cũng không sai khi người ta nói rằng mọi vật đều có quy luật riêng và ai cũng phải tuân theo. Ta dường như cũng thấy được chính trong kho tàng ca dao tục ngữ Việt Nam có câu tục ngữ rất hay mang được nhiều điều muốn khuyên nhủ con cháu đời sau của người trước để lại đó là “Quá mù ra mưa”.

Đầu tiên ta phải hiểu được “Quá mù ra mưa” có nghĩa là như thế nào. Theo lối chiết tự ta biết được “Mù” ở đây chính là sương mù. Sương mù ở đây nó hiểu rất đơn giản nếu như chúng ta chịu học hỏi đó chính là hiện tượng hơi nước ngưng tụ thành các hạt nhỏ li ti giống như mây nhưng hiện ra áp trên mặt đất. Hiện tượng này thay vì trên trời cao như những đám mây lơ lửng. Thực tế ta như biết được chính sương mù được tạo nên từ hơi ẩm trên Trái đất bốc hơi. Điều cần phải nhớ đó chính là khi bốc hơi, thì chính hơi ẩm chuyển động lên cao. Khi lên cao thì nhiệt độ cũng giảm đí, lạnh dần và ngưng tụ tạo thành hiện tượng sương mù mà ta hay nhìn thấy. Thế rồi trong khi đó thì mưa là dạng ngưng tụ của hơi nước khi gặp điều kiện lạnh. Đặc biệt hơn ta như thấy được khi có quá nhiều giọt nước hình thành ở mây, khi mà để lâu ngày các đám mây càng nặng sẽ rơi xuống tạo thành mưa. Câu tục ngữ “Quá mù ra mưa” dường như cũng đã có ý muốn nói đó chính là khi không gian có quá nhiều sương mù – “quá mù” thì sẽ tạo ra thành mưa mà thôi.

Thực tế mỗi chúng ta dường như cũng thật dễ dàng nhận ra rằng sương mù chỉ là những hạt nước nhỏ li ti mà thôi. Những sương mù mà có nhiều người ta cũng có thấy được nó giống như những cơn mưa phùn có đôi khi lại như chẳng thể nào mà có thể làm ướt áo ai cả. Còn đối với cơn mưa thì lại khác, nó có thể làm ướt sũng, ngập nơi mà nó đi qua. Tuy ta như thấy được hai hiện tuộng này thoạt nghĩ thì nó khác nhau như thực sự nó cũng chỉ là một quá trình vận động bình thường mà thôi. Khi “Quá mù ra mưa” là vậy, nhiều mù sẽ tạo ra một cơn mưa. Đó chính là sự chuyển hóa về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất.

Nếu như những cơn mù mà cứ nho nhỏ vừa đủ thì nó cũng mãi mãi chỉ là cơn sương mù mà thôi. Nhưng khi đã tích trữ đủ lớn những hạt mù đó như lớn hơn sẽ tạo được thành một cơn mưa.

Nếu như chỉ dừng lại ở ý nghĩa đó thì câu tục ngữ “Quá mù ra mưa” dường như cũng chẳng có nét gì độc đáo cả. Hiểu rộng hơn ta như cũng còn thấy được câu tục ngữ này còn được hiểu theo nghĩa đó chính là có những câu chuyện tưởng chỉ là trò đùa mà cuối cùng lại hoá ra là thật. Có lẽ ta như thấy được ví như chẳng hạn như một con người rất hiền lành, và họ dường như cũng chưa bao giờ từng xích mích hay gây gổ với ai. Nhưng cho đến một ngày người ấy bị những người khác châm biếm một cách thái quá, không đúng sự thật và có khi là đụng vào lòng tự trọng của người đó thì chắc chắn rằng họ dường như cũng sẽ không chịu được nữa mà tức giận gây gổ với người bạn kia. Đến lúc này ta như thấy được tất cả mọi người rất ngạc nhiên vì người ấy vốn hiền lành mà lại có thể hung bạo như thế và chỉ biết tặc lưỡi bảo nhau một câu đó chính là đúng thật là “Quá mù ra mưa”.

Không dừng lại ở đó ta cũng phải hiểu câu tục ngữ một cách linh hoạt nhất có thể. Đó là chúng ta cứ cố gắng tích lũy về lượng giống như những chú ong thợ cứ mải miết bay đi kiếm nhụy hoa về để làm mật ngọt. Và phải qua trăm vạn chuyến ong bay thì thành quả tạ ra mới chỉ là một giọt mạt ngọt và thế là một giọt mật ngọt đó dường như cũng đã có sức mang cho đời nhiều điều khác lạ hơn, vui hơn rồi. Con người chúng ta cũng vậy cứ cố gắng tích lũy đủ đầy những kiến thức thì chắc chắn rằng vào một ngày không xa nữa chúng ta sẽ đột phá “Quá mù” để rồi “ra mưa”.

Câu tục ngữ thật đặc sắc và đồng thời cũng thật là ngắn gọn biết bao nhiêu – “Quá mù ra mưa” dường như là một bài học mà người xưa dường như cũng đã nhắn nhủ chúng ta rằng mọi sự vật sự việc đều có giới hạn của riêng nó và trong cuộc sống hãy cố gắng nhiều từ những việc làm nhỏ tích lại chắc chắn sẽ thành công.

Giải thích câu tục ngữ: Quá mù ra mưa – Bài làm 2

Kho tàng ca dao tục ngữ của dân tộc ta rất đa dạng và phong phú về mọi mặt trong đời sống xã hội. Tất cả những sáng tạo đó không nằm ngoài việc đem cho chúng ta những bài học kinh nghiệm về thiên nhiên, lao động sản xuất, về con người… Một trong số đó có câu: “Quá mù ra mưa”.

Trước tiên ta phải hiểu được “mù” ở đây dùng để chỉ sương mù. Sương mù trong tự nhiên là một hiện tượng được tạo thành do sự ngưng tụ hơi nước trong không khí tạo thành những hạt nước nhỏ li ti lơ lửng trong không khí. Sương bù không bay cao cách xa mặt đất mà lơ lửng ở tầng giữa, gần với mặt đất. Từ kiến thức về khoa học chúng ta có thể biết được rằng sương mù được hình thành từ hiện tượng bốc hơi nước. Khi hơi nước càng bay lên cao gặp khí lạnh và ngưng tụ thành sương mù. Hơi nước khi tạo thành mây đến một mức độ nhất định sẽ rơi xuống tạo thành mưa. Có thể khẳng định rằng “Qua mù ra mưa” chính là nói đến hiện tượng không khí có quá nhiều sương mù tích tụ và rơi xuống tạo thành mưa.

Khác với những cơn mưa rào, thì mưa do sương mù tạo ra những hạt nước nhỏ li ti bay trong không gian, hoặc tạo nên hiện tương mưa phùn. Nếu như sự tích trữ hơ nước không đủ lớn thì sẽ không tạo thành mưa mà sẽ chỉ là mây mù, không thể làm ướt áo người đi đường được. Tuy nhiên câu tục ngữ vẫn còn mang nét nghĩa độc đáo khác từ việc chúng ta không thể tưởng tưởng được việc chỉ bằng sương mù giăng trong không gian thường thấy vào mùa đông mà có thể tạo ra những cơn mưa phùn nhỏ có khi kéo dài rất lâu. Ở con người cũng vậy, có những chuyện tưởng như sẽ không bảo giờ xảy ra ở một ai đó nhưng nó vẫn trở thành sự thật. Ví như một người học tập kém, không có sự thông minh, nhanh nhạy nhưng không ai ngờ rằng cũng có một ngày người đó thay đổi và có kết quả học tập tốt. Hay một người hiền lành, không bao giờ thấy nặng lời với ai cả. Tuy nhiên đến một ngày người đó làm ra chuyện gây gổ, đánh nhau, làm những việc tày trời, trái pháp luật thì ta khó có thể tin được, nhưng đó lại là sự thật.

Chúng ta cũng có thể hiểu câu tục ngữ này một cách linh hoạt đó là nói về sự tích lũy để tạo nên những thứ lớn hơn. Hằng ngày chúng ta thấy những đàn kiến chăm chỉ kiếm mồi và tha mồi về tổ. Sự cần mẫn ấy diễn ra liên tục mỗi ngày để tích lũy đồ ăn, dự trữ nếu chẳng may gặp biến cố thì có thể chống chọi được. Một loài vật nữa cũng được biểu tượng cho sự chăm chỉ, tích góp mỗi ngày đó chính là những chú ong. Những giọt mật ngọt thơm ngon mà chúng ta được thưởng thức và chúng ta phải biết rằng để làm ra nó không hề đơn giản. Hằng ngày những chú ong thợ phải cần mẫn bay đi khắp nơi để tìm hoa hút mật. Trải qua không biết bao nhiêu lượt bay đi bay về mới có thể tạo ra được một giọt mật. Với con người chúng ta cũng vậy. Muốn phát triển, muốn thành công làm được những việc lớn thì phải trải qua quá trình tích lũy kiến thức lâu dài, cần mẫn. Qúa trình đó không diễn ra ở một thời gian, một phạm vi cố định có như vậy chúng ta mới có hiểu biết phong phú. Từ những tích lũy đó chắc hẳn một ngày chúng ta sẽ đạt được thành tựu lớn, “quá mù” để tạo thành mưa, tạo nên những kỳ tích mà ta không nghĩ tới. Qua những phân tích trên có thể thấy “Quá mù ra mưa” không chỉ đơn thuần là nói về hiện tượng thời tiết mà còn là bài học về sự thay đổi về lượng khi ở một mức độ nào đó sẽ dẫn tới sự thay đổi về chất giống như nhiều sương mù, nhiều hơi nước sẽ tạo ra mưa.

Như vậy câu tục ngữ đem đến cho ta bài học kinh nghiệm sâu sắc nhưng được diễn đạt một cách ngắn gọn và giàu hình ảnh. Mỗi người chúng ta cần phải hiểu rằng tất cả mọi việc đều có giới hạn riêng, nếu chúng ta chăm chỉ, chịu khó tích lũy kỹ năng, tri thức cho bản thân thì nhất định sẽ có ngày chúng ta đạt được thành tựu cho riêng mình.

Cảm ơn các bạn các bạn vừa đọc xong top những bài làm văn giải thích câu tục ngữ "Quá mù ra mưa" hay nhất. Chúc các viết cho mình một bài văn giải thích cho câu tục ngữ thật hay và đạt được kết quả cao.

Chủ Đề