Giá dầu giảm ngành nào hưởng lợi

Trong hai năm vừa qua, giá hàng hóa cơ bản đã trải qua giai đoạn tăng mạnh mẽ. Một số hàng hóa cơ bản như dầu mỏ, khí đốt, than đá đã tăng và lập đỉnh trong vòng nhiều năm trở lại đây. 

Mặc dù vậy, giá hàng hóa đang dần hạ nhiệt từ đầu tháng 6 tới nay báo hiệu xu hướng đảo chiều sau khi đã tăng mạnh bất thường trong 2 năm qua. Chỉ số Refinitiv CoreCommodity CRB Index – chỉ số tổng hợp giá cả của 22 loại hàng hóa chính đã tăng mạnh trong 2 năm qua. Tuy nhiên, kể từ đầu tháng 6/2022 cho tới hiện nay, chỉ số CRB đang có xu hướng hạ nhiệt trước những nỗ lực kiềm chế lạm phát, hạ nhiệt giá hàng hóa của Chính phủ và Ngân hàng Trung ương các quốc gia trên thế giới.

Điều này báo hiệu xu huớng đảo chiều của giá hàng hóa sau khi đã tăng mạnh bất thường trong 2 năm qua và sẽ tạo ra một số cơ hội đầu tư cổ phiếu trong trung và dài hạn theo xu hướng giá hàng hóa. 

Cụ thể, theo đánh giá của Agriseco, sẽ có ba nhóm hưởng lợi chính trong giai đoạn giá hàng hóa đảo chiều giảm. Nhóm thứ nhất là nhựa. Giá nguyên liệu hạt nhựa có tương quan thuận chiều với giá dầu. Chi phí hạt nhựa chiếm đến khoảng 70% chi phí sản xuất trong ngành. Với quan điểm giá dầu sẽ đi ngang và giảm nhẹ trong nửa cuối 2022, qua đó ngành nhựa có thể cải thiện biên lợi nhuận.

Cụ thể, biên lợi nhuận gộp các doanh nghiệp ngành nhựa đã giảm 4% từ khoảng 18% trong năm 2020 xuống còn khoảng 14% trong năm 2021 do giá hạt nhựa tăng cao.

Trong khi đó, nhu cầu xây dựng tăng trở lại. Nhu cầu về hạ tầng nước đối với các doanh nghiệp sản xuất ống nhựa: NTP; NMP; Nhu cầu về đầu tư công đối với các doanh nghiệp sản xuất nhựa đường PLC đều được đánh giá sẽ tăng trở lại trên mức nền thấp trong nửa cuối năm 2022 và các năm tới.

Thứ hai là nhóm xi măng, 2 năm vừa qua, chi phí nguyên liệu đầu vào của các doanh nghiệp sản xuất xi măng tăng mạnh. Nguyên nhân là giá than liên tục tăng cao và lập đỉnh lịch sử. Trong khi than chiếm tới 30% chi phí nguyên vật liệu và chiếm 18% chi phí sản xuất.

Với dự báo rằng giá than từ nay đến cuối năm và kéo dài sang năm 2023 sẽ có xu hướng hạ nhiệt, qua đó giảm bớt áp lực chi phí đầu vào và cải thiện biên lợi nhuận cho các doanh nghiệp xi măng. Đẩy mạnh đầu tư công cũng là động lực giúp các doanh nghiệp xi măng có thể cải thiện kết quả kinh doanh từ mức nền thấp trong năm 2021.

Cuối cùng là nhóm chăn nuôi. Ngành chăn nuôi đã trải qua giai đoạn khó khăn nhất trong nửa đầu năm 2022 khi giá nguyên liệu đầu vào thức ăn chăn nuôi như giá ngô, giá lúa mỳ tăng rất mạnh, trong khi giá đầu ra như giá heo thì lại không tăng đáng kể.

Tuy nhiên kể từ tháng 6 trở lại đây, diễn biến này đã có sự đảo chiều khi giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi có sự hạ nhiệt với giá ngô và giá lúa mỳ bắt đầu giảm, ngược lại giá heo hơi đã tăng trở lại khi nhiều hộ nông dân treo chuồng trước tình cảnh thua lỗ đầu năm dẫn đến thiếu hụt nguồn cung.

Với nhận định rằng giá nông sản tiếp tục hạ nhiệt trong cuối năm 2022 khi tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng được kiểm soát, cùng với đó giá heo đầu ra có thể duy trì đà tăng khi nguồn cung thiếu hụt, nhóm ngành chăn nuôi kỳ vọng có sự cải thiện trong kết quả kinh doanh so với nửa đầu năm 2022.

Ở chiều ngược lại, Agriseco đánh giá nhóm thủy sản ở mức tiêu cực. Giá cá tra đang giảm từ vùng đỉnh, giá cá tra nguyên liệu đã giảm từ 32.000 đồng/kg về 29.000 đồng/kg. Kết hợp thêm yếu tố lạm phát tăng cao tại các thị trường xuất khẩu chính như Mỹ hay EU làm ảnh hưởng tới sức cầu tiêu thụ. Nhiều khả năng nhóm ngành thủy sản đã bước qua đỉnh của chu kỳ.

Tương tự, nhóm hóa chất, giá hóa chất [phốt pho vàng, xút] đang có xu hướng giảm trong vòng 2 tháng qua. Nguyên nhân do nguồn cung đã cân bằng trở lại khi Trung Quốc mở cửa và bắt đầu nối lại các hoạt động sản xuất hóa chất.

Các doanh nghiệp hóa chất như DGC, CSV, HVT được hưởng lợi rất lớn khi giá hóa chất trong năm 2021 tăng mạnh. Tuy nhiên điều này vô hình chung tạo ra một mặt bằng kết quả kinh doanh rất cao và chỉ cần một sự đảo chiều của giá hàng hóa có thể khiến lợi nhuận sụt giảm mạnh.

Nhóm phân bón cũng bị đánh giá tiêu cực do giá phân bón được dự báo có thể tiếp tục giảm tới cuối năm 2022 và kéo dài sang năm 2023 trước khi hình thành mặt bằng giá mới. Tồn kho phân bón thế giới đang tăng mạnh cũng là dấu hiệu cho thấy giá phân bón sẽ còn tiếp tục giảm thời gian tới.

Nhiều quốc gia trên thế giới đã áp dụng chính sách cấm hoặc hạn chế xuất khẩu phân bón nhằm đảm bảo nguồn cung trong nước. Các chính sách sẽ hết hiệu lực từ năm 2023, khi đó nguồn cung phân bón trên thế giới sẽ được gia tăng đáng kể. Đối với ngành phân bón, nhu cầu đã tương đối bão hòa và ổn định. Hai năm qua giá phân bón tăng mạnh là do yếu tố nguồn cung thiếu hụt và nguyên liệu đầu vào tăng cao. Khi các yếu tố đó không còn nữa thì giá có thể hạ nhiệt và trở thành thách thức với nhóm ngành này

Số liệu từ Cục Nghiên cứu Hàng hóa của Mỹ [CRB] cho thấy, tính đến tháng 5/2021, chỉ số Hàng hóa phi năng lượng toàn cầu đã tăng hơn 40% so với cùng kỳ năm ngoái.

NHÀ SẢN XUẤT HƯỞNG LỢI, NGƯỜI TIÊU DÙNG MÉO MẶT

Theo ông Michael Kokalari, chuyên gia kinh tế trưởng của VinaCapital, giá bán tăng cao giúp các nhà sản xuất nguyên liệu đầu vào gia tăng lợi nhuận, nhưng các công ty cung cấp hàng tiêu dùng lại giảm tỷ suất lợi nhuận.

Đối với một số công ty sản xuất hàng hoá Việt Nam [đặc biệt là các công ty thép], giá đầu vào tăng thì giá bán sẽ tăng, như vậy, sự tăng giá cuối cùng được đẩy cho người tiêu dùng, bởi vì nhu cầu đối với sản phẩm này rất lớn. Đối với các công ty nhỏ, giá cả hàng hóa tăng cao vẫn làm giảm tỷ suất lợi nhuận của họ.

Trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay, ngành sản xuất hàng hóa không tác động nhiều tới sự tăng, giảm của các chỉ số chứng khoán. Tuy nhiên, ngành nông nghiệp vẫn đóng góp tới 15% vào sự tăng trưởng GDP của Việt Nam, cao hơn so với tỷ lệ dưới 10%/GDP ở một số thị trường mới nổi là với những quốc gia sản xuất hàng hóa lớn, như: Brazil, Argentina và Malaysia.

Hơn nữa, khoảng 40% lực lượng lao động tại Việt Nam vẫn làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, do đó, giá hàng hóa nguyên liệu tăng cao góp phần tăng thu nhập đối với 2/3 dân số sống ở ngoại ô và nông thôn.

Việt Nam đang là nước sản xuất hạt tiêu lớn nhất thế giới, hơn một nửa lượng hạt tiêu được trồng tại hàng nghìn trang trại quy mô nhỏ, thuộc sở hữu của hộ gia đình, vì vậy giá tiêu tăng 30% so với năm ngoái đang trực tiếp hỗ trợ thu nhập và tiêu dùng của các chủ trang trại nhỏ đó.

GIÁ CỔ PHIẾU THÉP TĂNG VỌT ĐẨY CHỈ SỐ VN-INDEX TĂNG

Giá thép Việt Nam tăng gần 50% so với đầu năm, vượt xa mức tăng 30% của giá quặng sắt toàn cầu so với đầu năm, và sản xuất thép các loại tại Việt Nam cũng đã tăng 20-60% so với đầu năm, tùy thuộc vào từng loại thép, theo báo cáo của Hiệp hội thép Việt Nam [VSA].

Do đó, giá cổ phiếu của các nhà sản xuất thép hàng đầu Việt Nam đã tăng gần gấp 03 lần trong năm qua, và tác động tới chỉ số VN-Index tăng, do mã HPG của Công ty cổ phần Tập đoàn Hoà Phát hiện có vốn hóa lớn thứ 4 trên thị trường chứng khoán.

Ngoài ra, nhu cầu thép của Việt Nam rất cao, ngành công nghiệp địa phương đang hoạt động gần hết công suất, khiến cho giá thép Việt Nam tăng mạnh trong năm nay.

 Nhu cầu thép đến từ việc Chính phủ tăng chi tiêu đầu tư công 35% so với cùng kỳ năm 2020 cho cơ sở hạ tầng [lên xấp xỉ 6%/GDP], điều này thể hiện ở việc sản xuất thép trong nước tăng trưởng mạnh trong 4 tháng đầu năm 2021.

Ngoài ra, giá thép Việt Nam hiện nay cũng đang được hỗ trợ gián tiếp bởi nhu cầu thép của Trung Quốc tăng mạnh mẽ từ ngành xây dựng của nước này và từ các nhà sản xuất ô tô điện Trung Quốc.

Việc hạn chế xuất khẩu thép của Trung Quốc nhằm xây dựng lại kho sản phẩm thép đã cạn kiệt trong đại dịch Covid-19, cũng làm giảm sức cạnh tranh của thép Trung Quốc nhập khẩu đối với thép Việt Nam.

Các quy định môi trường mới ở Trung Quốc đang hạn chế sản xuất thép của nước này, giảm biên lợi nhuận của các nhà sản xuất thép và sản phẩm thép sản xuất cũng giảm một nửa. Điều này giúp gia tăng tỷ suất lợi nhuận gộp của các nhà sản xuất thép hàng đầu của Việt Nam từ 16% trong năm 2019 lên mức 25% năm 2021 và góp phần nâng giá cổ phiếu của các công ty thép.

Tóm lại, các nhà sản xuất thép Việt Nam đã có thể tăng giá bán của họ nhiều hơn để bù đắp chi phí đầu vào cao hơn.

CÔNG TY THỰC PHẨM TIÊU DÙNG BỊ ẢNH HƯỞNG NẶNG NỀ

Giá nguyên liệu đầu vào tăng cao khiến các công ty thực phẩm tiêu dùng bị ảnh hưởng nặng nề. Tuy nhiên, các công ty lớn trong ngành này cũng tìm cách giảm thiểu tác động của chi phí đầu vào bằng cách bảo hiểm rủi ro giá nguyên liệu [hedging] hoặc đẩy chi phí đầu vào tăng cho người tiêu dùng bằng cách tăng giá bán. Cụ thể, có thấy ở một số công ty đầu ngành dưới đây.

Tại Tổng công ty cổ phần Sữa Việt Nam [Vinamilk – mã VNM], nguyên liệu sữa bột và đường nhập khẩu, chiếm 30% giá vốn hàng bán, đã tăng giá 35-40% so với cùng kỳ.

Vinamilk cũng bảo hiểm rủi ro giá nguyên liệu đầu vào hơn ½ lượng sữa nhập khẩu. Vì vậy, năm 2021, chi phí đầu vào là sữa và đường chỉ có khả năng tăng 16%, nhưng Vinamilk khó có thể tăng giá bán để đẩy chi phí đầu vào tăng cao cho khách hàng vì sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường sữa. Do đó, tỷ suất lợi nhuận gộp của Vinamilk vẫn giảm khoảng 6 điểm % [năm 20219 mức này là 47%].

Công ty cổ phần Tập đoàn Kido [Kido - mã KDC] có nguyên liệu dầu đậu nành và dầu cọ chiếm 60% giá vốn hàng bán. Giá nguyên liệu đầu vào này đã tăng lần lượt 67% và 76% so với cùng kỳ năm ngoái, sẽ làm giảm tỷ suất lợi nhuận gộp của Kido 12 điểm % [lưu ý năm 2019 mức này là 22%], do đó, Kido sẽ phải tăng giá bán khoảng 12% để bù đắp giá đầu vào tăng mạnh. Việc đẩy chi phí đầu vào tăng cao cho khách hàng cũng bởi Kido đang là nhà sản xuất dầu thực vật hàng đầu Việt Nam.

Công ty cổ phần Đường Quảng Ngãi [Đường Quảng Ngãi - mã QNS] có tới 80% doanh thu là sữa đậu nành và 20% doanh thu đến từ đường ăn. Lượng đường sản xuất được bán buôn cho các đơn vị khác tới 75%.

Mặc dù giá đậu tương đã tăng 60% so với cùng kỳ, nhưng Kido đã bảo hiểm một phần giá đậu tương đầu vào. Bên cạnh đó, giá đường đã tăng 35% so với cùng kỳ lại giúp gia tăng lợi nhuận cho công ty. Do đó, giá nguyên liệu đầu vào tăng cao cũng không tác động lớn tới tỷ suất lợi nhuận gộp của Đường Quảng Ngãi.

Video liên quan

Chủ Đề