Gãy tay thương tích là bao nhiêu phần trăm năm 2024

Gãy tay là một tổn thương hay gặp trong các tai nạn và vụ án điều tra. Vậy gãy tay gây thương tật bao nhiêu phần trăm? Bài viết sau đây sẽ chia sẻ cách tính tỷ lệ thương tật này.

Tay được xác định từ khớp vai cho đến các đầu ngón tay. Tỷ lệ phần trăm thương tật khi tổn thương/gãy tay được quy định tại Mục II, III, IV, V, VI Chương 7 – Tổn thương cơ thể do tổn thương Cơ – Xương – Khớp của Bộ trưởng Bộ Y tế ký ban hành kèm theo Thông tư 22/2019/TT-BYT ngày 28 tháng 8 năm 2019. [Thông tư 22/2019/TT-BYT là thông tư mới ra đời đã thay thế cho thông tư cũ số 20/2014/TT-BYT ngày 12/06/2014 hiện không còn được áp dụng].

Gãy tay thương tật bao nhiêu phần trăm?

Nội dung cụ thể như sau:

Tổn thương khớp vai

MụcTổn thươngTỷ lệ %1.Tháo một khớp vai71-732.Tổn thương khớp vai một bên 2.1.Mức độ hạn chế các động tác ít [hạn chế 1 – 2/7 động tác]11-152.2.Mức độ hạn chế các động tác rất nhiều, kèm theo teo cơ [hạn chế 3 – 5/7 động tác]21-252.3.Cứng khớp vai gân hoàn toàn31-352.4.Cứng khớp vai hoàn toàn 2.4.1.Tư thế thuận: Tư thế nghỉ [0°]46-502.4.2.Tư thế không thuận: Ra trước, ra sau, giơ ngang và lên cao51-552.4.3.Thay khớp vai nhân tạo16-202.5.Trật khớp vai 2.5.1.Trật khớp vai mới điều trị khỏi3-52.5.2.Trật khớp vai cũ dễ tái phát [không còn khả năng điều trị hoặc điều trị không kết quả]21-253.Viêm khớp vai do chấn thương gây hạn chế vận động khớp: Tính theo tỷ lệ % TTCT hạn chế vận động khớp

Tổn thương cánh tay

MụcTổn thươngTỷ lệ %1.Cụt một cánh tay 1.1.Đường cắt 1/3 trên66-701.2.Đường cắt 1/3 giữa cánh tay trở xuống61-652.Gãy đầu trên xương cánh tay [từ cổ phẫu thuật trở lên] 2.1.Vỡ, tiêu chỏm đầu xương cánh tay hậu quả hàn khớp vai hoặc lủng liểng [chụp phim X quang xác định]41-452.2.Can liền tốt, nhưng có teo cơ và hạn chế động tác khớp vai mức độ vừa21-252.3.Can liền xấu, teo cơ Delta, đai vai và cánh tay, hạn chế động tác khớp vai nhiều31-353.Gãy thân xương cánh tay một bên dưới cổ phẫu thuật. 3.1.Can liền tốt, trục thẳng, không ngắn chi11-153.2.Can liền xấu, trục hơi lệch, không ngắn chi21-253.3.Can liền xấu, trục lệch, ngắn chi 3.3.1.Ngắn dưới 3cm26-303.3.2.Ngắn từ 3cm trở lên31-353.4.Can xấu, hai đầu gãy chồng nhau41-434.Gãy đầu dưới xương cánh tay một bên 4.1.Gãy trên lồi cầu hoặc gãy giữa hai lồi cầu, gãy lồi cầu trong hoặc lồi cầu ngoài21-254.2.Gãy như mục 4.1 nhưng can liền xấu, di lệch dẫn đến hậu quảcứng, hàn khớp khuỷu: Tính theo tỷ lệ % TTCT của tổn thương khớp khuỷu 4.3.Mẻ hoặc rạn lồi cầu đơn thuần, không ảnh hưởng đến khớp3-54.4.Mẻ xương dài [các chi trên và chi dưới, chưa đến ống tủy hoặc đến ống tủy nhưng không có biến chứng]* Ghi chú: Nếu có biến chứng viêm tủy xương: Tính tỷ lệ % TTCT theo mục viêm tủy xương tại Chương Tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể do bệnh, tật cơ – xương – khớp1-35.Mất đoạn xương cánh tay tạo thành khớp giả 5.1.Khớp giả chặt31-355.2.Khớp giả lỏng41-45

Tổn thương cẳng tay và khớp khuỷu tay

MụcTổn thươngTỷ lệ %1.Tháo một khớp khuỷu612.Cụt một cẳng tay 2.1.Đường cắt 1/3 trên56-602.2.Đường cắt 1/3 giữa trở xuống51-553.Gãy mỏm khuỷu xương trụ 3.1.Gãy đơn thuần không gây ảnh hưởng khớp6-103.2.Gãy mỏm khuỷu xương trụ gây hậu quả biến dạng cứng một khớp khuỷu 3.2.1.Cẳng tay gấp – duỗi được trong khoảng trên 5° đến 145°11-153.2.2.Cẳng tay gấp – duỗi được trong khoảng 45° đến 90°26-303.2.3.Cẳng tay gấp – duỗi được trong khoảng trên 0°đến 45°31-353.2.4.Cẳng tay gấp – duỗi được trong khoảng trên 100° đến 150°51-554.Trật khớp khuỷu cũ 4.1.Trật khớp khuỷu điều trị khỏi3-54.2.Trật khớp khuỷu cũ dễ tái phát11-154.3.Trật khớp quay – trụ điều trị khỏi1-35.Gãy hai xương cẳng tay 5.1.Không liền xương hoặc mất đoạn xương tạo thành khớp giả hai xương 5.1.1.Khớp giả chặt26-305.1.2.Khớp giả lỏng31-355.2.Can liền tốt trục thẳng, chức năng cẳng tay gần như bình thường11 – 155.3.Một xương liền tốt, một xương liền không tốt16-205.4.Xương liền xấu, trục lệch, chi ngắn dưới 3cm26-305.5.Xương liền xấu, trục lệch, chi ngắn trên 3cm, ảnh hưởng đến chức năng sấp – ngửa cẳng tay và vận động của khớp cổ tay31-355.6.Bốn đầu xương gãy dính nhau, can xấu, mặt sấp ngửa cẳng tay, teo cơ31-356.Gãy đầu dưới cả hai xương cẳng tay sát cổ tay 6.1.Hạn chế vận động khớp cổ tay ít và vừa [1 đến 2/5 động tác cổ tay]16-206.2.Hạn chế vận động khớp cổ tay nhiều [trên 3 động tác cổ tay]21-256.3.Cứng khớp cổ tay tư thế cơ năng [0°]21-256.4.Cứng khớp cổ tay tư thế gấp hoặc ngửa tối da31-356.5.Cứng khớp cổ tay tư thế còn lại26-306.6.Trật khớp cổ tay cũ đễ tái phát11-156.7.Thoát vị bao hoạt dịch khớp cổ tay ảnh hưởng vận động khớp cổ tay ít, không ảnh hưởng thẩm mỹ1-36.8.Thoát vị bao hoạt dịch khớp cổ tay ảnh hưởng vận động khớp cổ tay nhiều hoặc ảnh hưởng thẩm mỹ4-67.Gãy thân xương quay 7.1.Can liền tốt, trục thẳng, không ngắn chi, chức năng cẳng tay tương đối bình thường6-107.2.Can liền xấu, trục lệch hoặc chi bị ngắn trật khớp quay – trụ và hạn chế chức năng sấp – ngửa21-257.3.Không liền xương hoặc mất đoạn xương tạo thành khớp giả xương quay 7.3.1.Khớp giả chặt11-157.3.2.Khớp giả lỏng21-258.Gãy đầu trên xương quay có di chứng gây hạn chế vận động gấp – duỗi khớp khuỷu và hạn chế sấp, ngửa cẳng tay, kèm theo teo cơ21-259.Gãy đầu dưới xương quay [kiểu Pouteau – Colles] 9.1.Kết quả điều trị tốt6-109.2.Hạn chế vận động cẳng tay, cổ tay11-1510.Gãy thân xương trụ 10.1.Can liền tốt, trục thăng, chức năng cẳng tay không bị ảnh hưởng6-1010.2.Can liền xấu, trục lệch hoặc hai đầu gãy dính với xương quay làm mất chức năng sấp, ngửa cẳng tay21-2510.3.Không liền xương hoặc mất đoạn xương tạo thành khớp giả 10.3.1.Khớp giả chặt11-1510.3.2.Khớp giả lỏng16-2011.Gãy 1/3 trên xương trụ và trật khớp đầu trên xương quay [gãy kiểu Monteggia] không để lại di chứng* Ghi chú: Nếu để lại di chứng cứng khớp khuỷu: Tính tỷ lệ % TTCT theo mục IV.3.2.6-1012.Gãy mỏm trâm quay hoặc trâm trụ không ảnh hưởng vận động khớp cổ tay* Ghi chú: Nếu ảnh hưởng vận động khớp cổ tay, tính tỷ lệ % TTCT theo mức độ hạn chế vận động khớp.6-10

Tổn thương bàn tay và khớp cổ tay

MụcTổn thươngTỷ lệ %1.Tháo khớp cổ tay một bên522.Cứng khớp cổ tay do chấn thương [các ngón tay vẫn bình thường]2.1.Cổ tay ở tư thế cơ năng [0°]21-252.2.Cổ tay ở tư thế gấp hoặc ngửa tối đa31-352.3.Cổ tay ở tư thế khác [không phải tư thế cơ năng hoặc gấp, ngửa tối đa]26-303.Gãy, vỡ xương hoặc trật khớp cũ khớp xương cổ tay một bên3.1.Di chứng ảnh hưởng ít đến động tác khớp cổ tay5-93.2.Gây cứng khớp cổ tay: Tính tỷ lệ % TTCT theo mục V.2 Chương này4.Gãy xương bàn tay4.1.Gãy một đến hai xương bàn tay, không hạn chế chức năng bàn tay, ngón tay6-104.2.Gãy một đến hai xương bàn tay, có biến dạng hoặc ảnh hưởngđến chức năng bàn tay, ngón tay11-154.3.Gãy nhiều hơn hai xương bàn tay16-204.4.Mất đoạn xương của nhiều xương bàn tay [hai xương trở lên]21-25

Tổn thương ngón tay

MụcTổn thươngTỷ lệ %1.Cụt [mất] năm ngón tay của một bàn tay 1.1.Cụt [mất] năm ngón tay471.2.Trường hợp cắt rộng đến xương bàn tay502.Cụt [mất] bốn ngón của một bàn tay 2.1.Mất ngón I và ba ngón khác 2.1.1.Mất các ngón I + II + III + IV [còn lại ngón V]452.1.2.Mất các ngón I + II + III + V [còn lại ngón IV]432.1.3.Mất các ngón I + II + IV + V [còn lại ngón III]432.1.4.Mất các ngón I + III + IV + V [còn lại ngón II]432.2Mất các ngón II + III + IV + V [còn lại ngón I]412.3.Vừa bị mất bốn ngón tay vừa tổn thương [gãy, khuyết…] từ một đến ba xương bàn tay45-473.Cụt [mất] ba ngón tay của một bàn tay 3.1.Mất ngón I và hai ngón khác 3.1.1.Mất các ngón I + II + III413.1.2.Mất các ngón I + II + IV393.1.3.Mất các ngón I + II + V393.1.4.Mất các ngón I + III + IV373.1.5.Mất các ngón I + III + V353.1.6.Mất các ngón I + IV + V353.2.Mất ngón II và hai ngón khác [còn lại ngón I] 3.2.1.Mất các ngón II + III + IV313.2.2.Mất các ngón II + III + V313.2.3.Mất các ngón II + IV + V293.3.Mất các ngón III + IV + V25 * Ghi chú: Nếu mất ba ngón tay kèm theo tổn thương xương bàn tương ứng thì tỷ lệ % TTCT được cộng 4 – 6 % theo phương pháp cộng tại Thông tư 4.Cụt [mất] hai ngón tay của một bàn tay 4.1.Mất ngón I và một ngón khác 4.1.1.Mất ngón I và ngón II354.1.2.Mất ngón I và ngón III334.1.3.Mất ngón I và ngón IV324.1.4.Mất ngón I và ngón V314.2.Mất ngón II và một ngón khác [trừ ngón I] 4.2.1.Mất ngón II và ngón III254.2.2.Mất ngón II và ngón IV234.2.3.Mất ngón II và ngón V214.3.Mất ngón tay III và ngón IV194.4.Mất ngón tay III và ngón V184.5.Mất ngón IV và ngón V18 * Ghi chú: Nếu mất hai ngón tay kèm theo tổn thương xương bàn tương ứng thì cộng 2 – 4 % theo phương pháp cộng tại Thông tư 5.Tổn thương, chấn thương một ngón tay 5.1.Ngón I [ngón cái] 5.1.1.Cứng khớp liên đốt6-85.1.2.Cứng khớp đốt – bàn11-155.1.3.Mất xương tạo thành khớp giả ngón cái11-155.1.4.Mất đốt ngoài [đốt hai]11-155.1.5.Mất trọn ngón I [tháo khớp ngón – bàn]21-255.1.6.Mất trọn ngón và một phần xương bàn I26-305.2.Ngón II [ngón trỏ] 5.2.1.Cứng khớp đôt bàn7-95.2.2.Cứng một khớp liên đốt3-55.2.3.Cứng các khớp liên đôt11-125.2.4.Mất đốt ba3-55.2.5.Mất hai đốt ngoài [đốt 2 và 3]6-85.2.6.Mất trọn ngón II [tháo khớp ngón – bàn]11-155.2.7.Mất trọn ngón II và một phần xương bàn16-205.3.Ngón III [ngón giữa] 5.3.1.Cứng khớp đốt – bàn5-65.3.2.Cứng một khớp liên đốt1-35.3.3.Cứng các khớp liên đốt7-95.3.4.Mất đốt ba1-35.3.5.Mất hai đốt ngoài [đốt 2 và 3]4-65.3.6.Mất trọn ngón III [tháo khớp ngón – bàn]8-105.3.7.Mất trọn ngón và một phần xương bàn tương ứng11-155.4.Ngón IV [ngón đeo nhẫn] 5.4.1.Cứng khớp bàn – ngón4-55.4.2.Cứng một khớp liên đốt1-35.4.3.Cứng các khớp liên đốt6-85.4.4.Mất đốt ba ngón IV1-35.4.5.Mất hai đốt ngoài của ngón IV [đốt 2 và 3]4-65.4.6.Mất trọn ngón IV8-105.4.7.Mất trọn ngón và một phần xương bàn tương ứng11-155.5.Ngón V [ngón tay út] 5.5.1.Cứng khớp bàn – ngón3-45.5.2.Cứng một khớp liên đốt1-25.5.3.Cứng các khớp liên đốt5-65.5.4.Mất đốt ba, ngón V1-35.5.5.Mất đốt hai và ba, ngón V4-55.5.6.Mất trọn ngón V [tháo khớp ngón – bàn]6-85.5.7.Mất trọn ngón và một phần xương bàn tương ứng11-156.Cụt nhiều ngón tay của hai bàn tay: Cộng tỷ lệ % TTCT của cụt của từng ngón theo phương pháp cộng tại Thông tư 7.Gãy, vỡ xương một đốt ngón tay 7.1.Đốt 1 ngón I37.2.Đôt 2 ngón I hoặc đốt 1 các ngón khác27.3.Đốt 2; 3 các ngón khác18.Trật khớp ngón tay cũ dễ tái phát 8.1.Ngón I 8.1. 1.Khớp bàn – ngón4-68.1.2.Khớp liên đốt2-48.2.Ngón II hoặc III 8.2.1.Khớp bàn – ngón4-88.2.2.Khớp liên đốt gần2-48.2.3.Khớp liên đốt xa1-38,3.Ngón IV hoặc V 8.3.1.Khớp bàn – ngón2-48.3.2.Khớp liên đốt gần2-48.3.3.Khớp liên đốt xa1-39.Viêm khớp bàn – ngón tay sau chấn thương 9.1.Ngón I 9.1.1.Viêm khớp bàn – ngón5-79.1.2.Viêm khớp liên đốt3-59.2.Ngón II và III 9.2.1.Viêm khớp bàn – ngón3-59.2.2.Viêm khớp liên đốt gần2-49.2.3.Viêm khớp liên đốt xa1-39.3.Ngón IV và V 9.3.1.Viêm khớp bàn – ngón1-39.3.2.Viêm khớp liên đốt gần1-39.3.3.Viêm khớp liên đốt xa110.Cứng nhiều khớp lớn chi trên 10.1.Cứng khớp vai và khớp khuỷu một bên ở tư thế bất lợi về chức năng51-5510.2.Cứng cả ba khớp vai, khuỷu, cổ tay61

Ví dụ về tỷ lệ thương tật khi gãy tay

Ông Nguyễn Văn A được xác định có gãy 2 xương cẳng tay. Khi thăm khám thì thấy xương can liền tốt trục thẳng, chức năng cẳng tay gần như bình thường. Theo thông tư 22/2019/TT-BYT, giám định viên có thể lựa chọn tỷ lệ thương tật khi gãy tay của ông A trong khoảng từ 11 – 15%. Ví dụ trường hợp này, giám định viên quyết định chọn tỷ lệ thương tật là 13%.

2. Tỷ lệ thương tật khi gãy tay kết hợp với nhiều tổn thương khác

Trong trường hợp một người mà bị tổn thương tại nhiều vùng cơ thể khác nhau; việc xác định tổng % tỷ lệ tổn thương cơ thể được tính theo phương pháp cộng như sau:

Tổng tỷ lệ % TTCT = T1 + T2 + T3 +…+ Tn; trong đó:

T1: Được xác định là tỷ lệ % TTCT của TTCT thứ nhất [nằm trong khung tỷ lệ các TTCT được quy định].

T2: là tỷ lệ % của TTCT thứ hai: T2 = [100 – T1] x tỷ lệ % TTCT thứ 2/100;

T3: là tỷ lệ % của TTCT thứ ba: T3 = [100-T1-T2] x tỷ lệ % TTCT thứ 3/100;

Tn: là tỷ lệ % của TTCT thứ n: Tn = {100-T1-T2-T3-…-T[n-1]} x tỷ lệ % TTCT thứ n/100.

Tổng tỷ lệ % TTCT sau khi được làm tròn số là kết quả cuối cùng.

Ví dụ thương tật khi tổn thương/gãy tay kết hợp với nhiều tổn thương khác nhau

Ông Nguyễn Văn B được xác định có 03 tổn thương:

– Cụt 1/3 giữa cánh tay phải, khung tỷ lệ % TTCT từ 61 – 65%;

– Mù mắt trái chưa khoét bỏ nhãn cầu, tỷ lệ % TTCT là 41%;

– Nghe kém trung bình hai tai mức độ I, tỷ lệ % TTCT từ 21 – 25%;

Áp dụng phương pháp nêu trên, tổng tỷ lệ % TTCT của ông Nguyễn Văn B được tính như sau:

Thương tật khi có nhiều tổn thương:

– T1 = 63% [tỷ lệ % TTCT quy định tại Thông tư 22/2019/TT-BYT là từ 61-65%, giám định viên có thể đánh giá, xác định tỷ lệ % TTCT là 61%, 62%, 63%, 64% hoặc 65%. Ví dụ trường hợp này giám định viên lấy tỷ lệ TTCT là 63%].

– T2 = [100 – 63] x 41/100% = 15,17%.

– T3: Nghe kém trung bình hai tai mức độ I, tỷ lệ % TTCT được quy định trong Thông tư 22/2019/TT-BYT từ 21% – 25%. Giám định viên có thể đánh giá, xác định tỷ lệ % TTCT trong khoảng từ 21% đến 25%. Ví dụ trường hợp này giám định viên lấy tỷ lệ % TTCT là 22%, thì tỷ lệ % TTCT của ông B được tính là: T3 = [100 – 63 – 15,17] x 22/100% = 4,80%

Tổng tỷ lệ % TTCT của ông Nguyễn Văn B là : 63% + 15,17% + 4,80% = 82,97%, làm tròn số là 83%.

Kết luận: Tổng tỷ lệ % TTCT của ông Nguyễn Văn B là 83%.

Ví dụ thương tật khi gãy tay có kèm tổn thương tâm thần

Trường hợp này cần phải giám định tại hai tổ chức: Tổ chức Giám định pháp y và Tổ chức Giám định pháp y tâm thần.

Ông Nguyễn Văn C [ông C] đã được tổ chức giám định pháp y giám định với kết luận tổng tỷ lệ % TTCT là 45% [T1].

Sau đó ông C đến giám định tại tổ chức giám định pháp y tâm thần; tổ chức này kết luận tỷ lệ % TTCT là của ông C là 37%; tổ chức giám định pháp y tâm thần này tổng hợp tổng tỷ lệ % TTCT của ông C như sau:

T1 đã được xác định là 45%;

T2 được xác định như sau: T2 = [100 – 45] x 37/100 = 20,35%.

Tổng tỷ lệ % TTCT của ông C là = [T1+T2].

Tổng tỷ lệ % TTCT của ông Nguyễn Văn C là: 45% + 20,35% = 65,35%.

Kết luận: Tổng tỷ lệ % TTCT của ông Nguyễn Văn C là 65%.

3. Nguyên tắc chung tính tỷ lệ thương tật khi tổn thương tay

Tổn thương xương

– Gãy xương dài nhiều ổ tại một xương nếu không ngắn chi: Tính tỷ lệ % TTCT bằng gãy xương can xấu không ngắn chi. Nếu có ngắn chi tính tỷ lệ % TTCT bằng gãy xương can xấu ngắn chi.

– Mẻ xương, nứt, rạn xương: Tính tỷ lệ % TTCT 1 – 3%

– Gãy xương dài ở 1/3 trên, 1/3 giữa, 1/3 dưới: Tính tỷ lệ % TTCT như gãy thân xương [không chia đoạn].

– Ghép xương: Chỗ lấy xương tính tỷ lệ % TTCT 3 – 5%.

– Mất một phần đốt ngón tay, đốt ngón chân thì tính tỷ lệ % TTCT ở mức tối thiểu của khung tỷ lệ % TTCT mất đốt ngón tay, đốt ngón chân tương ứng.

– Các tổn thương xương sọ, xương hàm mặt, xương sườn và xương ức được qui định tại các chương riêng.

Đứt, tổn thương gân cơ

– Gân ngón vận động ngón, đốt ngón tay, chân:

+ Nối phục hồi: Tính tỷ lệ % TTCT sẹo phần mềm,

+ Nối không phục hồi: Tính tỷ lệ % TTCT theo hạn chế vận động các đầu chi và sẹo phần mềm.

– Gân cơ vận động bàn tay, bàn chân:

+ Nối phục hồi: Tính tỷ lệ % TTCT sẹo phần mềm.

+ Nối không phục hồi: Tính tỷ lệ % TTCT hạn chế vận động khớp cổ tay, chân và sẹo phần mềm.

– Tổn thương gân duỗi và gân gấp: xếp tỷ lệ % TTCT như nhau.

Tổn thương sụn khớp

– Tổn thương sụn gây ảnh hưởng khớp: Tính tỷ lệ % TTCT theo mức độ hạn chế vận động khớp.

– Tổn thương sụn tiếp hợp ở trẻ em: Tính tỷ lệ % TTCT như tổn thương xương.

Tổn thương hỗn hợp

Trong trường hợp tổn thương chi có nhiều tổn thương hỗn hợp như mạch máu, thần kinh, xương, cơ… khi cộng các tỷ lệ % TTCT theo phương pháp cộng tại Thông tư mà kết quả cao hơn tỷ lệ % TTCT cắt cụt đoạn chi thì tính tỷ lệ % TTCT bằng 95% tỷ lệ % TTCT cắt cụt đoạn chi tương ứng.

Chủ Đề