Độ dốc 10 là bao nhiêu độ năm 2024

Độ dốc mái là một trong những yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến khả năng thoát nước của mái. Nếu mái của bạn không đủ dốc, sau một cơn mưa lớn có thể mái nhà bạn sẽ thành một cái… hồ chứa nước!!!

Về lâu dài, nước sẽ rất dễ đọng lại trên mái mà không thoát kịp sẽ dễ xảy ra vấn đề thấm dột mái gây thiệt hại lớn cho gia đình bạn.

Bạn có bao giờ thắc mắc vậy độ dốc mái tôn là bao nhiêu? Độ dốc mái ngói tiêu chuẩn là như thế nào? Và cách tính chúng ra sao?

Trong bài viết này, Tôn Nam Kim sẽ chia sẻ cụ thể.

Hãy đọc tiếp!

Độ dốc mái tôn là gì?

Độ dốc của mái được hiểu như là độ nghiêng của mái theo một tỷ lệ nhất định phù hợp với kết cấu của công trình, nhằm mục đích để thoát nước, tránh việc ứ đọng nước trên mái gây thấm dột.

Mỗi loại mái ngói, mái tôn hay mái thái đều có độ dốc khác nhau, mái càng có độ dốc lớn thì khả năng thoát nước càng nhanh, tuy nhiên đi kèm với chúng là quá trình tiêu hao vật liệu lợp. Độ dốc mái phụ thuộc phần lớn vào vật liệu lợp.

Độ dốc mái có thể thay đổi được tùy theo từng thiết kế công trình cho phù hợp, nhưng về cơ bản thì phải giúp cho việc thoát nước đạt hiệu quả nhanh nhất.

Cách tính độ dốc mái cho mái tôn và mái ngói?

Hình minh họa góc dốc mái với chiều dài L và chiều cao H

Công thức tính độ dốc mái [i] là:

i = H/L x 100%

Trong đó:

  • H là chiều cao mái, là khoảng cách từ điểm cao nhất đến điểm thấp nhất của mái
  • L là chiều dài mái

Lưu ý: Theo công thức trên thì độ dốc sẽ là 100% khi H=L, có nghĩa là góc dốc của mái bằng 45°

Cũng trong hình trên nếu cho góc dốc mái là ? thì

tan ⍺ = H/L

Từ đó chúng ta dễ dàng tính được góc ? là bao nhiêu bằng cách lấy arctan [H/L] là chúng ta có ngay kết quả chỉ bằng cách bấm máy tính cầm tay của mình.

Hoặc nếu bạn đang không có máy tính cầm tay, bạn có thể ghé qua website tính arctan online này nhé, nó sẽ cho ra kết quả góc dốc hình học chính xác là bao nhiêu độ!

Lưu ý rằng cần phân biệt độ hai khái niệm độ dốc mái [%] và góc dốc [°] hay còn gọi là góc nghiêng hình học của mái.

Các góc dốc ? và độ dốc mái tương ứng thường thấy

Bên dưới Tôn Nam Kim viết ra danh sách các góc dốc ? thường thấy và các độ dốc tương đương để bạn có thể dễ dàng quy đổi mà không cần phải bấm máy:

  • Góc ? = 5° => tương đương với độ dốc 8%
  • Góc ? = 10° => tương đương với độ dốc 17%
  • Góc ? = 12° => tương đương với độ dốc 21%
  • Góc ? = 15° => tương đương với độ dốc 26%
  • Góc ? = 20° => tương đương với độ dốc 36%
  • Góc ? = 25° => tương đương với độ dốc 46%
  • Góc ? = 30° => tương đương với độ dốc 57%
  • Góc ? = 35° => tương đương với độ dốc 70%
  • Góc ? = 40° => tương đương với độ dốc 83%
  • Góc ? = 45° => tương đương với độ dốc 100%

Ví dụ 1 tính độ dốc mái tôn có góc dốc là 12°

Giả sử nếu nhà bạn lợp tôn với góc dốc là 12°, chiều dài của phần mái là 10 mét. Chúng ta cần tính độ cao H là bao nhiêu? Các bạn áp dụng công thức trên ta sẽ có như sau:

H = Tan [12°] x 10 = 0.21255656×10 = 2.12556m

Dĩ nhiên là bạn có thể lấy 2.1m cho đẹp nhé.

Ví dụ 2 tính độ dốc mái tôn lợp giả ngói có góc dốc 30°

Giả sử nếu nhà bạn lợp mái giả ngói bằng tôn, chúng ta lợp mái với góc dốc là 30°, khẩu độ của mái là 8m. 8m là chiều rộng của mái ngói nhé, còn nếu tính các bạn chỉ tính nửa của phần 8m tức là 4m thôi.

Các bạn có thế nhìn phần hình ảnh trên sẽ hiểu hơn. Chiều dài mái L chỉ bằng ½ so với khẩu độ mái. Vậy nên ta sẽ có:

H = Tan [30°] x 4 = 0.577350269 x 4 = 2.3094m

Có thể bạn muốn biết: Ô văng là gì? Quy định thiết kế và 25+ mẫu ô văng cửa sổ đẹp

Tiêu chuẩn thiết kế độ đốc mái tôn nhà xưởng và độ dốc mái ngói

Tiêu chuẩn thiết kế độ dốc mái tôn: độ dốc mái tôn tối thiểu là 10% [tỷ lệ chiều cao trên chiều dài mái là 1/10] và 30% đối với mái lợp ngói. Đối với độ dốc mái ngói, nếu thiết kế thấp hơn độ dốc tối thiểu, nước mưa có thể tràn vào nhà qua những chỗ ghép ngói và gây dột, ẩm mốc đồ vật trong nhà.

Trong nội dung toàn văn tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4604:2012 về tiêu chuẩn thiết kế có nói đến mái và cửa mái:

Tùy thuộc vào vật liệu lợp, độ dốc của mái nhà sản xuất lấy như sau:

  • Tấm lợp fibrô xi măng: 30 – 40%
  • Mái lợp tôn múi: 15 – 20%
  • Mái lợp ngói: 50 – 60%
  • Mái lợp tấm bê tông cốt thép: 5 – 8%.

Đối với những thiết kế nhà có độ dốc của mái nhỏ hơn 8%, cần phải tạo khe nhiệt ở lớp bê tông cốt thép chống thấm. Khoảng cách giữa các khe nhiệt này nên lấy lớn hơn 24m theo dọc nhà.

Tùy theo điều kiện của vật liệu lợp và yêu cầu công nghệ mà mái nhà sản xuất nhiều nhịp được phép thiết kế thoát nước bên trong, hoặc bên ngoài và nối với hệ thống thoát nước chung. Thoát nước mưa bên trong cần dùng hệ thống máng treo hoặc dùng ống dẫn nước xuống mương nước trong nhà xưởng. Mương thoát nước nhất thiết phải có nắp đậy bằng bê tông cốt thép và tháo lắp thuận tiện.

Đối với nhà sản xuất một nhịp và có chiều rộng không lớn hơn 24m khi chiều cao cột nhà nhỏ hơn 4.8m cho phép nước mưa chảy tự do. Khi chiều cao cột nhà từ 5.4m trở lên phải có hệ thống máng dẫn xuống đất.

Dành cho bạn nào muốn đọc kỹ hơn thì xem File PDF về tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4604:2012 ở mục 4.2 nhé.

Cách tính độ dốc mái còn phụ thuộc vào các yếu tố nào?

Cách tính độ dốc mái còn phụ thuộc vào các yếu tố:

  • Lưu lượng mưa tại địa phương
  • Loại vật liệu lợp sử dụng: tôn hay ngói? Tôn 5 sóng hay tôn 11 sóng? Sóng cao hay sóng thấp…
  • Chiều dài mái cần thoát nước
  • Thẩm mỹ của công trình/nhà xưởng

Một số lưu ý khi tính độ dốc mái tôn của nhà xưởng

Trong thực tế, tùy vào từng công trình thiết kế cụ thể mà chúng ta có cách tính độ dốc mái tôn hợp lý để đảm bảo sao cho việc thoát nước đạt hiệu quả nhất:

Tiêu chuẩn độ dốc mái tôn lợp tầng hầm

Hiện nay tầng hầm ngày càng được làm nhiều, dùng để chứa đồ đạc, xe cộ đi lại hàng ngày. Vì vậy cũng cần để ý thiết kế đúng tiêu chuẩn để thoát nước, mái tôn lợp tầng hầm có độ dốc tối đa là 20%

Tiêu chuẩn độ dốc mái tôn sàn bê tông, sàn vệ sinh

Đối với sàn bê tông hay là sàn vệ sinh thì cần đảm bảo độ dốc tối thiểu là 15% để thoát nước tốt.

Tiêu chuẩn độ dốc mái tôn nhà xưởng

Nhà xưởng thường là loại nhà có diện tích bề mặt lớn, nếu áp dụng lợp mái tôn cần chọn độ dốc tối thiểu 10%, tối đa 30%. Lợp mái nhà xưởng cần đảm bảo đúng tiêu chuẩn vật liệu vì nhà xưởng chứa nhiều dụng cụ, thiết bị quan trọng.

Ngoài ra bạn còn nên:

  • Kiểm tra xem tôn lợp là loại nào, loại 5 sóng hay 11 sóng, sóng cao hay thấp. Để giảm được độ dốc mái tôn nhà xưởng có thể sử dụng một số loại tôn clip hoặc tôn seam có sóng to, dễ dàng thoát nước hơn trong quá trình sử dụng.
  • Với mái bên trong nhà xưởng hoặc mái giật cấp [chiều cao < 2.4m], cần phải gia cố lại phần mái sao cho chắc chắn, để nước có thể thoát ra nhanh nhất. Ngược lại nếu mái có chiều cao lớn hơn hoặc bằng 2,4 m thì phải bố trí thêm ống/máng thoát nước riêng.
  • Nghiên cứu để tạo khe tải nhiệt trên 25m là hợp lý, ở lớp chống thấm làm bằng bê tông cốt thép nếu như xưởng có độ dốc nhỏ hơn 6%
  • Tùy theo nhu cầu thiết kế và công nghệ mà mái xưởng nhiều nhịp sẽ được thiết kế bên trong hoặc bên ngoài nối với hệ thống thoát nước chung của nhà xưởng. Nếu hệ thống thoát nước ở bên trong cần phải có hệ thống máng treo hoặc ống dẫn nước đặt ở trong phân xưởng, máng thoát nước này bắt buộc phải có nắp đậy làm từ nguyên liệu bê tông cốt thép và có thể tháo lắp dễ dàng.

Chú ý khi thiết kế mái tôn

  1. Hãy sử dụng kiểu cửa mở phía dưới hoặc cửa lật, tuyệt đối không được dùng kiểu cửa mở phía trên
  2. Nếu như yêu cầu công nghệ cần chống ẩm ướt cao, bạn nên bố trí thiết kế hàng loạt bóng mở từ phía dưới sàn.
  3. Chiều dài của cửa mái tôn không được lớn hơn 84m, cửa mái nên được đặt lùi vào một bước cột cách đầu hồi nhà

Tổng kết

Vậy là qua bài viết này bạn đã biết cách tính độ dốc mái tôn và độ dốc mái ngói.

Hy vọng điều này sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc xác định độ dốc mái tôn là bao nhiêu để giao tiếp với những người thiết kế hoặc thợ xây để đưa ra phương án tốt nhất cho độ dốc mái nhà của mình.

Chủ Đề