Dự thảo bảng lương mới năm 2023

Chính phủ đang trình Quốc hội điều chỉnh tăng lương cơ sở từ lên mức 1,8 triệu đồng/ tháng, tăng khoảng 20,8%. Tuy nhiên vẫn có hai luồng ý kiến khác nhau về thời điểm áp dụng. Vậy dự kiến bảng lương cơ sở 2023 sẽ thế nào?

Sẽ tăng lương cơ sở từ 01/01/2023 hay từ 01/7/2023?

Tại Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khoá XV, Chính phủ đã trình Quốc hội tăng lương cơ sở cán bộ công chức, viên chức từ 1,49 triệu đồng lên 1,8 triệu đồng một tháng và thời gian áp dụng là từ 01/7/2023.

Tuy nhiên, theo thống kê của tổng thư ký Quốc hội, đã có nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội kiến nghị Chính phủ cần cân đối nguồn để bảo đảm điều chỉnh tăng lương cơ sở từ 1,49 triệu đồng lên 1,8 triệu đồng ngay từ ngày 01/01/2023.

Lý giải cho kiến nghị này có thể hiểu như sau, việc Chính phủ trình Quốc hội việc tăng lương cơ sở từ 1,49 triệu lên 1,8 triệu [tăng khoảng 20%] từ ngày 01/7/2023 tính từ lúc tăng lương ở thời điểm tháng 7/2019 đến tháng 7/2023 là 4 năm.

Thời gian tăng lương kéo dài đã dẫn đến những khó khăn cho những người hưởng lương từ ngân sách Nhà nước nhất là ngành giáo dục, ngành y tế, cán bộ, công chức kể cả cấp xã.

Kiến nghị tăng lương cơ sở sớm hơn, từ ngày 01/01/2023 nhằm góp phần bảo đảm đời sống cho người hưởng lương.

Thế nhưng, theo ý kiến của Bộ Tài chính thì, thời điểm thực hiện việc tăng lương từ ngày 01/7/2023 thay vì từ 01/01/2023 là do thời gian đầu năm gần với Tết dương lịch và Tết Nguyên đán, nhu cầu mua sắm sử dụng hàng hóa dịch vụ của người dân cũng như các doanh nghiệp tăng mạnh. Do đó, nếu thực hiện cải cách tiền lương vào thời điểm này sẽ gây thêm sức ép lên điều hành giá cả do tâm lý tăng lương đi kèm với tăng giá, gây khó khăn cho việc kiểm soát lạm phát.

Tuy nhiên, mức lương cơ sở và thời điểm tăng lương nêu trên cũng chỉ mới dừng lại ở đề xuất, kiến nghị. Về mức tăng, cũng như thời điểm tăng hiện tại vẫn chưa có phương án chốt.

Dự kiến, phương án tăng lương sẽ được chốt vào chiều 10/11/2022 khi Quốc hội ấn nút thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023. Và cụ thể thế nào vẫn phải chờ các văn bản, quyết định trong thời gian tới đây.

Như vậy, nếu mức lương cơ sở tăng từ 01/01/2023 hay 01/7/2023 thì bảng lương cơ sở 2023 sẽ ra sao?

Bảng lương cơ sở 2023 sẽ thế nào?

Vì hiện vẫn chưa chốt mức lương cơ sở cũng như thời điểm áp dụng nên bảng lương cơ sở 2023 dự kiến có thể sẽ thuộc một trong hai trường hợp dưới đây.

1. Nếu tăng lương cơ sở từ 01/01/2023, bảng lương cơ sở 2023 sẽ như sau:

Thời điểm

Mức lương

Căn cứ pháp lý

01/01/2023 – 31/12/2023

1,8 triệu đồng/tháng

Dự kiến, phương án tăng lương sẽ được chốt vào chiều 10/11/2022 khi Quốc hội ấn nút thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023.

2. Nếu tăng lương cơ sở từ 01/07/2023, bảng lương cơ sở 2023 sẽ như sau:

Thời điểm

Mức lương

Căn cứ pháp lý

01/01/2023 – 30/6/2023

1,49 triệu đồng/tháng

Nghị quyết 70/2018/QH14,

Nghị định số 38/2019/NĐ-CP

01/7/2023 – 31/12/2023

1,8 triệu đồng/tháng

Dự kiến, phương án tăng lương sẽ được chốt vào chiều 10/11/2022 khi Quốc hội ấn nút thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023.

Trên đây là thông tin về bảng lương cơ sở 2023, nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ 

 19006199 để được hỗ trợ.

Chính phủ sẽ hoàn thiện và triển khai chính sách về lao động, tiền lương, trong đó có điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1/7/2023, theo Thủ tướng Phạm Minh Chính.

Sáng 20/10, báo cáo với Quốc hội kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, Thủ tướng Phạm Minh Chính nói tiền lương, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động còn thấp khiến một bộ phận thôi việc, chuyển việc, nhất là trong lĩnh vực y tế, giáo dục.

Tại phiên họp Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ hôm qua, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, để khắc phục tình trạng công chức, viên chức thôi việc, Ban cán sự đảng Chính phủ đã trình hội nghị Trung ương 6 khóa XIII điều chỉnh lương cơ sở từ 1,49 lên 1,8 triệu đồng [tăng 20,8%].

Lương cơ sở là mức lương dùng làm căn cứ tính lương của cán bộ, công chức, viên chức... trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác. Trước đây, việc điều chỉnh tăng lương được thực hiện hàng năm, nhưng 3 năm qua không thể thực hiện do ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19. Trong khi đó, đời sống cán bộ, công chức, viên chức gặp nhiều khó khăn.

Lần điều chỉnh tăng lương cơ sở áp dụng với cán bộ, công chức, viên chức gần nhất là từ 1/7/2019, tăng từ 1,39 triệu đồng lên 1,49 triệu đồng. Theo đó, công chức trình độ đại học mới đi làm [hưởng lương bậc 1 với hệ số 2,34] sẽ nhận lương 3.486.600 đồng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đọc báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XV, sáng 20/10. Ảnh: Hoàng Phong

Theo Thủ tướng, thời gian tới, Chính phủ sẽ tiếp tục thực hiện tốt các chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, trợ giúp xã hội, đảm bảo an sinh xã hội; nâng cao tỷ lệ tham gia bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế. Ban cán sự Đảng Chính phủ sẽ trình Ban Chấp hành Trung ương ban hành Nghị quyết về chính sách xã hội giai đoạn 2023-2030, tầm nhìn đến năm 2045. Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 sẽ được triển khai, thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều.

Chính phủ cũng sẽ có giải pháp nâng cao trình độ dân trí, giải quyết tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất, nhà ở, nước sinh hoạt cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; đồng thời triển khai đề án xây dựng một triệu căn nhà ở xã hội.

Lãnh đạo Chính phủ khẳng định sẽ giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu thuốc, trang thiết bị, vật tư, sinh phẩm y tế; tăng cường y tế cơ sở, dự phòng, đảm bảo năng lực khám, chữa bệnh, phòng chống dịch của hệ thống y tế; cơ chế tài chính y tế tiếp tục được đổi mới; thực hiện lộ trình phù hợp tính đúng, tính đủ giá dịch vụ y tế.

Các công trình giao thông trọng điểm quốc gia, liên vùng, hạ tầng đô thị lớn, đường sắt đô thị sẽ được ưu tiên đẩy nhanh tiến độ. Nguồn lực xã hội được huy động đầu tư kết cấu hạ tầng chiến lược, nhất là hình thức hợp tác công tư. Năm 2023, Chính phủ phấn đấu hoàn thành, đưa vào sử dụng một số đoạn cao tốc như: quốc lộ 45 - Nghi Sơn, Nghi Sơn - Diễn Châu, Nha Trang - Cam Lâm, Mỹ Thuận - Cần Thơ và cầu Mỹ Thuận 2.

Nhiều dự án sẽ được khởi công, như vành đai 3 TP HCM; vành đai 4 Hà Nội; Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng giai đoạn 1; Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1; Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột giai đoạn 1; Đăk Nông - Bình Phước; Nam Định - Ninh Bình - Thái Bình - Hải Phòng; Kon Tum - Quảng Ngãi; Lạng Sơn - Cao Bằng...

Một số sân bay cũng được dự kiến nâng cấp mở rộng, khai thác lưỡng dụng như Phan Thiết, Thành Sơn, Chu Lai, Lào Cai, Nà Sản, Vinh; nghiên cứu mở rộng theo phương thức PPP để khai thác lưỡng dụng sân bay Biên Hòa, Gia Lâm.

Đến năm 2022, khoảng 565 km cao tốc đã được hoàn thành; trong đó đưa vào khai thác 365 km và thông tuyến 200 km. Cuối năm 2022, sẽ có 12 dự án thành phần cao tốc Bắc Nam được khởi công, với chiều dài gần 730 km.

Dù đạt nhiều kết quả, Thủ tướng thừa nhận, kỷ luật hành chính có nơi chưa nghiêm; một số cán bộ công chức vi phạm quy định, bị xử lý. Một số tệ nạn xã hội, bạo lực gia đình, xâm hại phụ nữ, trẻ em, mất an toàn lao động, cháy nổ, lừa đảo qua mạng còn diễn biến phức tạp. Tình trạng thiếu thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế tại một số cơ sở khám chữa bệnh chưa được xử lý dứt điểm...

Chủ Đề