Dự án điện mặt trời thanh hóa xã phú lâm năm 2024

10:43 | 28/01/2018

- Bộ Xây dựng vừa có ý kiến bổ sung dự án điện mặt trời Thanh Hóa 1, công suất 160 MWp, địa điểm dự kiến xây dựng tại xã Phú Lâm, huyện Tĩnh Gia vào Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia.

Chưa thể thay nhiệt điện than bằng phong điện [Tạm kết] Hiện trạng ngành năng lượng Úc và kinh nghiệm cho Việt Nam [Kỳ cuối]

Để bảo đảm xem xét, quyết định việc bổ sung dự án vào Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia, Bộ Xây dựng đề nghị Bộ Công Thương cần lưu ý đánh giá về năng lực tài chính và năng lực đầu tư xây dựng của nhà đầu tư; đồng thời, phân tích về hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án để bảo đảm tính khả thi và hiệu quả.

Hồ sơ bổ sung quy hoạch cần được bổ sung thuyết minh phương pháp xác định tổng mức đầu tư của dự án quy định tại Nghị định số 32/2015/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng để bảo đảm cơ sở pháp lý trong việc thu xếp nguồn vốn, lập kế hoạch vốn đầu tư bảo đảm tính khả thi, tính hiệu quả dự án.

Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng cần rà soát bổ sung quy hoạch dự án điện mặt trời Thanh Hóa 1 về tính đặc thù của dự án điện mặt trời nhằm bảo đảm các yêu cầu về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, các phương án đấu nối điện năng vào lưới điện quốc gia để làm rõ tính khả thi, tính hiệu quả của dự án, bảo đảm đủ điều kiện xem xét, quyết định việc bổ sung dự án vào Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia.

Dự án điện mặt trời Thanh Hóa 1 có công suất 160 MWp. Nhà máy được xây dựng trên khoảng 170 ha đất ở xã Phú Lâm, huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa, với tổng số vốn trên 4,3 nghìn tỉ đồng [tương đương 190 triệu USD].

Chủ đầu tư của dự án nhà máy điện mặt trời Thanh Hóa 1 là Cty BS Heidelberg Solar GmbH [Cộng hòa liên Bang Đức]. Hình thức đầu tư với 100% vốn nước ngoài.

Khi dự án đi vào hoạt động, chủ đầu tư là Cty BS Heidelberg Solar GmbH trực tiếp quản lý và vận hành.

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có công văn về việc giao tham mưu giải quyết đề nghị bổ sung quy hoạch nhà máy điện mặt trời Long Sơn - Thanh Hóa.

Ảnh minh họa

Vừa qua, tỉnh Thanh Hóa đã đề nghị bổ sung nhà máy điện mặt trời Long Sơn - Thanh Hóa vào quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 - 2020, có xét đến năm 2030.

Theo đó, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Mai Xuân Liêm đã giao Sở Công thương chủ trì, phối hợp với các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Nông nghiệp và PTNT, UBND thị xã Bỉm Sơn, UBND huyện Hà Trung và các ngành, đơn vị có liên quan nghiên cứu đề nghị của Công ty Long Sơn.

Bên cạnh đó, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng đề nghị Công ty Long Sơn khẩn trương gửi hồ sơ đề xuất về các sở, ngành, đơn vị nêu trên để tham mưu theo quy định.

Liên quan đến việc phát triển điện mặt trời trên địa bàn, giữa năm 2021, UBND tỉnh Thanh Hóa đã chấp thuận đầu tư dự án nhà máy điện mặt trời Thanh Hóa I tại xã Phú Lâm, thị xã Nghi Sơn.

Công ty Cổ phần Tập đoàn năng lượng MT Việt Nam là nhà đầu tư dự án nhà máy điện mặt trời Thanh Hóa I. Dự án có quy mô khoảng 192ha, với tổng vốn đầu tư khoảng 2.824 tỷ đồng.

Theo kế hoạch, dự án sẽ được khởi công xây dựng vào quý III/2022 và hoàn thành, đi vào hoạt động từ quý II/2023.

TPO - Ngày 21/5, UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết, vừa có quyết định chấp thuận đầu tư dự án Nhà máy điện mặt trời Thanh Hóa 1 với tổng số vốn đầu tư khoảng 190 triệu USD.

Theo đó, chủ đầu tư của dự án nhà máy điện mặt trời Thanh Hóa 1 là Cty BS Heidelberg Solar GmbH [Cộng hòa liên Bang Đức]. Hình thức đầu tư với 100% vốn nước ngoài. Về quy mô đầu tư thì Nhà máy điện này sẽ sản xuất điện năng từ năng lượng mặt trời. Công suất điện sau khi lắp đặt là 160 MWp tương đương sản xuất 190.080.000 kWh điện mỗi năm.

Nhà máy điện mặt trời Thanh Hóa 1 được xây dựng trên khoảng 170 ha đất ở xã Phú Lâm, huyện Tĩnh Gia [Thanh Hóa] với tổng số vốn trên 4,3 nghìn tỉ đồng tương đương 190 triệu USD.

Khi dự án đi vào hoạt động, chủ đầu tư là Cty BS Heidelberg Solar GmbH trực tiếp quản lý và vận hành.

Dự kiến dự án này sẽ khởi công vào quý III/2017 và hoàn thành đi vào hoạt động quý III/2018 với thời gian hoạt động là 50 năm.

VietTimes – Nhà máy điện mặt trời Thanh Hóa 1 có công suất thiết kế 160 MW, quy mô 192 ha, tổng vốn đầu tư dự kiến hơn 2.824 tỉ đồng.

Nhà máy điện mặt trời Thanh Hóa 1 có công suất 160MW, tổng vốn đầu tư 2.824 tỉ đồng [Ảnh minh họa - Nguồn: Internet]

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Nhà máy điện mặt trời Thanh Hóa 1 tại xã Phú Lâm, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

Dự án này có công suất thiết kế 160 MW, quy mô 192 ha, tổng vốn đầu tư dự kiến hơn 2.824 tỉ đồng, do CTCP Tập đoàn Năng lượng MT Việt Nam [MT Việt Nam] làm chủ đầu tư.

Dự án dự kiến khởi công xây dựng từ Quý 3/2022, hoàn thành, đi vào hoạt động vào Quý 2/2023.

Theo tìm hiểu của VietTimes, MT Việt Nam được thành lập giữa tháng 12/2020, đóng trụ sở chính tại phường Đông Hưng, TP. Thanh Hóa, đăng ký ngành nghề kinh doanh chính là bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác. Tổng giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật là ông Chu Thái Dương [SN 1981].

MT Việt Nam có vốn điều lệ 600 tỉ đồng, gồm 5 cổ đông sáng lập là Công ty TNHH Việt Nam - Asean [10%]; Công ty TNHH Vật liệu xây dựng Nghi Sơn [10%]; CTCP Đầu tư bất động sản và xây dựng Đức Minh [30%]; Công ty TNHH Kỹ thuật Sông Mã [45%]; và ông Chu Thái Dương [5%].

Trong đó, Công ty TNHH Kỹ thuật Sông Mã [Sông Mã] được thành lập vào tháng 8/2014, trụ sở chính đặt tại tầng 8, số 349 đường Hoàng Quốc Việt, phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội.

Tính tới ngày 16/6/2016, Sông Mã có vốn điều lệ 190 tỉ đồng, thuộc sở hữu của vợ chồng ông Chu Thái Dương [SN 1981] và bà Dương Diệp Thuý [SN 1982].

Theo giới thiệu trên trang chủ, Sông Mã là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn thiết kế, cung cấp trang thiết bị, xây lắp các công trình điện - tự động hóa.

Tại tỉnh Thanh Hóa, Sông Mã được biết tới là chủ đầu tư hai nhà máy thủy điện Mường Mìn [13 MW] và nhà máy thủy điện Sơn Điện [13 MW] trên sông Luồng tại huyện Quan Sơn.

Bên cạnh đó, với vai trò nhà thầu/nhà cung cấp, Sông Mã cũng góp mặt tại nhiều gói thầu/dự án của Tập đoàn điện lực Việt Nam [EVN] và các thành viên trực thuộc như EVN Phú Thọ, EVN Hà Nam, EVN Nam Định, …

Ngày 22/1/2021, Sông Mã đã ký Hợp đồng Xây lắp số: 01/2021/HĐXL-PCTQ với Công ty Điện lực Tuyên Quang - Chi nhánh Tổng công ty Điện lực Miền Bắc để thực hiện “Gói thầu số 02: Xây lắp và cung cấp lắp đặt thiết bị, thuộc công trình: Cải tạo TBA 110kV Sơn Dương đáp ứng tiêu chí điều khiển xa”.

Trước đó, ngày 24/12/2020, Sông Mã cũng được Ban Quản lý dự án các công trình Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Điện Biên lựa chọn để thực hiện “Gói thầu lắp đặt hệ thống quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng, giám sát và hỗ trợ điều hành hồ chứa công trình Sửa chữa, nâng cấp hồ chứa nước Bản Ban, xã Mường Nhà, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên”.

Dữ liệu của VietTimes cho thấy, trong giai đoạn 2016 - 2019, Sông Mã chỉ báo lãi một lần duy nhất vào năm 2017 đạt 44 triệu đồng.

Tại ngày 31/12/2019, quy mô tổng tài sản của Sông Mã đạt 33,9 tỉ đồng, vốn chủ sở hữu ở mức 25,6 tỉ đồng./.

Chủ Đề