Động vật ở châu Nam Cực thích nghi với khí hậu đới lạnh băng cách nào

Đới lạnh còn có tên gọi khác là hàn đới, ở đây thường xuyên xảy ra hiện tượng đêm trắng do các đặc điểm khác biệt của khu vực đới lạnh với các khu vực khác trên thế giới. Khí hậu ở đây có đặc điểm nổi bật khác biệt nhất so với khí hậu của các khu vực khác. Vậy Đặc điểm nổi bật của khí hậu đới lạnh là gì? Vị trí của đới lạnh và đặc điểm để động vật và thực vật thích nghi ở đới lạnh là gì? Hoạt động kinh tế tại môi trường đới lạnh là gì?

Sau đây, Chúng tôi sẽ giới thiệu tới quý vị những nội dung sau để hỗ trợ khách hàng những thông tin cần thiết liên quan đặc điểm nổi bật của khí hậu đới lạnh.

Vị trí của đới lạnh

Đới lạnh từ khoảng vòng cực đến cực của hai bán cầu từ đó sẽ có hai đới lạnh nằm riêng biệt ở hai nửa cầu là bắc cực và nam cực.

Đặc điểm nổi bật của khí hậu đới lạnh

Khí hậu ở đới lạnh vô cùng khắc nghiệt. Đới lạnh có hai mùa là chủ yếu là mùa đông và mùa hè.

Mùa đông rất dài kéo dài từ 9 -10 tháng hiếm khi có mặt trời. Thường có bão tuyết dữ dội và nhiệt độ thường xuống thấp. Trung bình trong mùa đông nhiệt độ luôn dưới – 10 độ, có khi xuống dưới – 50 độ. Người ta ghi nhận địa điểm lạnh nhất ở Nam cực còn lên tới -94,5 độ. Bão tuyết ở nam cực rất lớn với vận tốc gió có thể lên đến 100km/s.

Mùa hè thường ngắn ngủi diễn ra từ 2-3 tháng, lúc này mặt trời sẽ di chuyển là suốt ngày đêm ở đường chân trời. Nhiệt độ mùa này cũng không quá 10 độ và nhiệt độ trung bình năm thì luôn dưới 0 độ. Lượng mưa trung bình cả năm thấp dưới 500 mm và chủ yếu dưới dạng dạng tuyết, đất đóng băng quanh năm và chỉ tan một lớp rất mỏng trên bề măt khi mùa hạ tới.

Đặc điểm của bắc cực và nam cực

Ở bắc cực chủ yếu là tuyết với lớp băng mỏng còn ở nam cực chủ yếu là các khiên băng rất dày và có nơi đo được lớp bặng dày vài kilomet.

Ở bắc cực những lớp băng sẽ đóng ở trên bắc băng dương và những vùng biển ở xung quanh, bao bọc những lớp băng này chính là lục địa. Còn ở nam cực thì ngược lại các khiên băng sẽ đóng trên lục địa của nam cực.

Vùng bắc cực của trái đất bao gồm phần lãnh thổ phía bắc của Canada, Mỹ, Greenland [lãnh thổ của Đan Mạch], Nauy, Thụy Điển, Nga, Iceland và Phần Lan. Bắc cực không phải là nơi lạnh nhất trên thế giới, ở đây vẫn có một số loại vật đặc trưng như tuần lộc và gấu trắng.

Nam cực là một lục địa với những dãy núi và hồ được bao quanh bởi đại dương. Với diện tích 14 nghìn km2, châu Nam cực được coi là hoang mạc lớn nhất thế giới. Ở nam cực có loại chim cánh cụt được coi là loại chim cánh cụt lớn nhất hành tinh.

Sự thích nghi của thực vật và động vật ở đới lạnh

Thực vật ở đới lạnh có số lượng ít và chỉ phát triển vào mùa hè. Đặc trưng là những cây cối thấp lùn, rêu và địa y.

Động vật để thích nghi với môi trường đới lạnh thì phải có lớp mỡ dày như cá voi, hải cẩu hay lớp lông dày như tuần lộc, cáo trắng hay bộ lông không thấm nước của chim cánh cụt.

Có một số hình thức cư trú như ngủ đông đối với gấu trắng [có thể kéo dài đến 6 tháng, trong thời gian này giúp cho gấu trắng bớt tiêu hao năng lượng], sống với hình thức bày đàn như chim cánh cụt hay di cư để tránh mùa đông lạnh.

Về mùa hè, cây cỏ, rêu, địa y… phát triển trở thành nguồn thức ăn dồi dào cho các loài động vật ở môi trường đới lạnh.

Hoạt động kinh tế ở môi trường đới lạnh

Vì điều kiện khí hậu quá khắc nghiệt nên đới lạnh là khu vực có ít dân cư nhất trên thế giới. Chỉ có một số ít người sống trong các vùng đài nguyên ven biển khu vực phía bắc châu Âu, châu Á và Bắc Mĩ. Họ sinh sống và tồn tại nhờ hoạt động đánh bắt cá và săn tuần lộc, hải cẩu hay gấu trắng. Phương tiện duy nhất có thể di chuyển tại môi trường đới lạnh là xe trượt do chó kéo.

Trên đây, là toàn bộ nội dung liên quan đến Đặc điểm nổi bật của khí hậu đới lạnh là gì? Vị trí của đới lạnh và đặc điểm để động vật và thực vật thích nghi ở đới lạnh là gì? Hoạt động kinh tế tại môi trường đới lạnh là gì? Mọi thắc mắc liên quan đến nội dung bài viết trên, quý vị có thể liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng nhất.

Những loài vật chịu được độ lạnh lẽo khủng khiếp nhất hành tinh

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Loài động vật nào có thể sống sót trong điều kiện nhiệt độ thấp nhất?

Chúng ta đang nói tới những động vật sống ở xứ hàn đới vĩ đại nhất trên hành tinh.

Những tình bạn kỳ quặc trong thế giới động vật

Vẻ đẹp huy hoàng của ngày tận thế

Quảng cáo

Bạn có đang bị chú mèo cưng cười nhạo không?

Đúng vậy, những loài ở xứ lạnh, hay nói cách khác, là những sinh vật có thể thích nghi và phát triển trong thời tiết lạnh [từ chionophile trong tiếng Anh có nghĩa là "những kẻ mê tuyết"].

Nhưng loài nào có thể phát triển trong điều kiện nhiệt độ thấp nhất? Sau đây là một trong số những loài hay ho nhất trên Trái Đất làm được vậy…

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Chim cánh cụt hoàng đế sống sót nhờ khả năng hoạt động tập hợp sức mạnh tập thể - chúng ôm nhau để giữ ấm

Chim cánh cụt Hoàng đế

Gió lạnh ở Nam Cực làm nhiệt độ giảm xuống đến -60 độ C khiến ta run cầm cập, đây là thách thức với chim cánh cụt hoàng đế.

Cá hồi, 'vua các loài cá' ở châu Âu

Bắc Cực bốc cháy: Tai họa đối với khí hậu toàn cầu

Bí quyết sống lâu nhất, lên cao nhất

Đây là loài chim cánh cụt lớn nhất trên hành tinh - và vì cao lớn như vậy nên chúng dễ bị hứng những đợt gió lạnh buốt hơn so với các loài kích cỡ nhỏ hơn sống ở đó.

Nhưng chúng vẫn có khả năng sống sót nhờ vào hoạt động đồng đội, ôm nhau giữ ấm trong suốt những tháng lạnh nhất ở Nam Cực.

Những chú chim cánh cụt đứng giữa nhóm ôm nhau là những con ấm nhất, và khi đã ấm áp rồi, chúng sẽ luân phiên chui ra ngoài để các chú chim bên ngoài có thể thay phiên đi vào giữa sưởi ấm.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Sóc Bắc Cực tránh cái lạnh khắc nghiệt nhờ đào hang sâu vào lòng đất

Sóc đất Bắc Cực

Nếu tình hình hiện thời của thế giới khiến bạn muốn đi ngủ đông cho rồi, thì bạn có thể xem xét loài sóc đất Bắc Cực để chọn làm hình tượng noi theo.

Sống ở vùng lãnh nguyên Bắc Cực ở Bắc Mỹ, nơi nhiệt độ có thể xuống dưới -63 độ C, chúng có thể thoát khỏi mùa đông tồi tệ nhất nhờ vào việc đào hang dưới lòng đất và ngủ một mạch tám tháng trong năm.

Khi ngủ đông, nhiệt độ trong não các chú sóc này có thể giảm xuống chỉ vừa trên mức đóng băng, trong khi nhiệt độ cơ thể có thể giảm tới mức -2,9 độ C và nhịp tim giảm xuống chỉ còn một nhịp mỗi phút.

Khi thời gian ngủ đông kết thúc, các chú sóc này cần khoảng ba giờ để làm ấm cơ thể trở lại.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Hải cẩu Weddel dùng răng để đào hố trong khối băng đại dương để thở

Hải cẩu Weddell

Nếu bạn muốn tìm một loài động vật có vú yêu thích cái lạnh trong từng giây phút, tôi giới thiệu bạn với hải cẩu Weddel.

Chúng là loài sống ở miền nam xa xôi nhất so với bất kỳ giống hải cẩu nào khác, và dành hầu hết thời gian sống bên dưới lớp băng Nam Cực, nơi chúng có thể săn mồi và tránh bị cá voi sát thủ bắt.

Lặn sâu xuống độ sâu hơn 2.000 feet, chúng có thể ở dưới nước đến 45 phút và nếu không thể đập vỡ băng để ngớp khí oxy cần thiết, chúng sẽ dùng răng để đào cho mình một lỗ lấy khí.

Nước biển Nam Cực thực ra ấm hơn so với không khí trên bề mặt [vốn có thể giảm xuống -70 độ C], vì vậy đặc biệt trong những trận bão mùa đông dữ dội, hải cẩu sẽ giữ ấm bằng cách lặn xuống biển.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Cá mập khổng lồ Greenland có thể chịu được nước biển lạnh buốt như những nơi thế này

Sống ở vùng nước sâu trong khu vực Bắc Đại Tây Dương và Bắc Cực, những con cá mập khổng lồ này không chỉ sống sót trong làn nước lạnh căm, mà còn có tuổi thọ dài nhất so với bất cứ loài có xương sống nào trên hành tinh.

Chúng có tuổi thọ trung bình từ 300 đến 500 năm tuổi.

Nhịp trao đổi chất cực kỳ chậm của chúng giúp kiểm soát nhiệt độ và kéo dài tuổi thọ, và chúng cũng có thể là loài cá mập lớn nhất, có thể đạt tới 6,4m chiều dài và nặng khoảng 1,000kg.

Dù vậy, Usain Bolt không có gì phải lo lắng, vì chúng chỉ có thể tăng tốc độ bơi đến 1,6 dặm/giờ, và do vậy, không có gì ngạc nhiên khi chúng thường săn con mồi đã đi ngủ.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Lớp lông dày mịn giúp chim sheathbill tuyết giữ nhiệt tốt

Chim sheathbill tuyết

Loài chim trông giống bồ câu, trắng phau và dũng cảm này là loài chim bản địa duy nhất sống trên bề mặt Nam Cực và là loài duy nhất sinh sản tại đây.

Với lớp lông dày giúp giữ ấm, chúng hầu như sống trên mặt đất, cố gắng lượm lặt thức ăn thừa rơi vãi của các loài chim khác. Điều này thật hay.

Chúng cũng là loài chim duy nhất ở Nam Cực không có màng chân.

Vậy làm sao chúng có thể giữ ngón chân ấm áp, trong khi lại dành quá nhiều thời gian trên bề mặt đất lạnh cóng?

Không có giải pháp sinh học kỳ diệu nào ở đây cả, chúng chỉ dành nhiều thời gian nhảy lò cò từ chân này đổi sang chân kia.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Bí kíp để loài bò xạ hương có thể sống sót là nhờ lớp lông rậm

Bò xạ hương

Một trong những sinh vật sống trên lãnh nguyên xuất hiện ở khu vực từ Siberia đến Greenland là loài bò xạ hương. Loài này có cái tên nổi bật, được đặt theo mùi hăng khó chịu thoát ra trong mùa động đực.

Những con thú kỳ vĩ này đã sống sót giữa môi trường khắc nghiệt nhất trong hàng ngàn năm qua nhờ vào lớp lông dày rậm.

Lớp lông rậm rạp và dày nổi bật được làm từ nhiều lớp, với phần bên ngoài - được gọi là lớp lông bảo vệ - che phủ cho lớp lông thứ hai bên dưới, ngắn hơn, đem lại khả năng giữ ấm tăng cường trong những tháng lạnh nhất.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Nhờ sống bên dưới lớp bỏ cây, những chú bọ cánh cứng can trường này có thể sống sót qua tháng lạnh nhất trong mùa đông

Bọ cánh cứng dẹt vỏ cây đỏ

Loài bọ cánh cứng dài khoảng nửa inch này có khu vực sinh sống từ North Carolina đến Vòng Cực Bắc.

Chúng sống bên dưới lớp vỏ cây và cơ thể được cấu tạo có chủ đích để sinh tồn trong điều kiện khắc nghiệt nhất giữa mùa đông.

Khí hậu ở vùng Bắc Cực vào tháng Tám có tác dụng như khí hậu nghỉ dưỡng đối với loài này.

Trong các phòng thí nghiệm, chúng có thể chống chọi được nhiệt độ lạnh cóng đến mức -150 độ C. Mức này đúng là cực lạnh!

Trong thực tế, đây là mức lạnh nhất mà ta từng biết. Chúng có thể vượt qua tình trạng lạnh cùng cực này bằng cách ép ra bớt 30-40% lượng nước trong cơ thể và duy trì phần nước còn lại bằng cách sửdùng các protein chống đông cứng giữa lớp màng tế bào.

Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Earth.

Video liên quan

Chủ Đề