Đơn Dương cách Bảo Lộc bao nhiêu km

Cụ thể, ngày 17/3 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định Số 257/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung TP. Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2045.

Quyết định phê duyệt cho thấy, phạm vi ranh giới lập quy hoạch là toàn bộ địa giới hành chính TP. Đà Lạt và các huyện Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng và một phần huyện Lâm Hà [gồm thị trấn Nam Ban và các xã Mê Linh, Đông Thanh, Gia Lâm, Nam Hà], với cao trình được xác định từ 850m trở lên. Tổng diện tích tự nhiên khoảng 335.930 ha [gần gấp 9 lần diện tích TP. Đà Lạt hiện nay].

Theo nhiệm vụ được Thủ tướng phê duyệt, quy mô dân số Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm đến năm 2035 khoảng 1.100.000 - 1.150.000 người; đến năm 2045 khoảng 1.900.000 - 1.950.000 người.

Mục tiêu của phê duyệt lần này là cụ thể hoá những chiến lược, định hướng phát triển của Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Lâm Đồng, đáp ứng yêu cầu quản lý và phát triển kinh tế - xã hội - văn hóa - không gian đô thị - kiến trúc cảnh quan trên địa bàn TP. Đà Lạt và vùng phụ cận.

Đồng thời, việc phê duyệt tạo điều kiện khả thi để thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm giải quyết các vấn đề trong phát triển đô thị hiện nay như dân số, nhà ở, hạ tầng, giao thông, môi trường, thích ứng với biến đổi khi hậu và đảm bảo quốc phòng - an ninh.

Qua đó, kế thừa, tiếp tục triển khai thực hiện các định hướng cơ bản, các nội dung của quy hoạch chung hiện hành vẫn còn phù hợp; khai thác hiệu quả điều kiện tự nhiên, hệ sinh thái đặc trưng của TP. Đà Lạt để phát triển thành phố hiện đại, có bản sắc, tạo sức hấp dẫn của đô thị, từng bước nâng cao chất lượng đô thị; phát triển hài hòa giữa kinh tế với văn hóa - xã hội, bảo vệ môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu; hướng tới sự đồng bộ giữa xây dựng mới và cải tạo, chỉnh trang đô thị.

Kế hoạch được phê duyệt làm cơ sở để chính quyền địa phương và các tổ chức, đơn vị triển khai quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết các khu vực, lập các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn TP. Đà Lạt và vùng phụ cận theo quy định và là công cụ pháp lý để chính quyền các cấp quản lý, kiểm soát các hoạt động đầu tư xây dựng và sự phát triển của TP. Đà Lạt và vùng phụ cận theo quy hoạch được duyệt.

Bảo tồn và phát triển Đà Lạt thành đô thị đặc thù về quy hoạch, kiến trúc, văn hóa, lịch sử, cảnh quan tự nhiên; phát triển du lịch - văn hóa - khoa học, xanh và hiện đại có đẳng cấp quốc tế; phát triển đô thị theo hướng bền vững.

Bảo Lộc là một thị xã trực thuộc tỉnh Lâm Đồng, được thành lập năm 1994 trên cơ sở tách huyện Bảo Lộc cũ thành hai đơn vị mới là thị xã Bảo Lộc và huyện Bảo Lâm. Bảo Lộc nằm trên tuyến quốc lộ 20, cách Thành phố Đà Lạt khoảng 110 km, cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 190 km, cách thành phố Phan Thiết [Bình Thuận] khoảng 100 km. Tháng 3-2009, Bảo Lộc được công nhận là đô thị loại III thuộc tỉnh và ngày 8-4-2010, Chính phủ đã ra Nghị quyết thành lập thành phố Bảo Lộc [trực thuộc tỉnh Lâm Đồng].

Lịch sử

Năm 1958, Bảo Lộc được chọn làm tỉnh lỵ của tỉnh Lâm Đồng cũ, một vùng rộng lớn của tỉnh Đồng Nai Thượng ngày xưa, bao gồm cả huyện Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên và huyện Bảo Lâm mới được tách ra và thành lập sau này. Vùng Bảo Lộc xưa là nơi sinh sống chủ yếu của người Mạ.
Bảo Lộc đã được người Pháp đặt vấn đề khai thác khá sớm cùng một lúc với việc xây dựng đô thị Đà Lạt.
Năm 1899, một phái đoàn người Pháp do ông Ernest Outrey chỉ huy mở một cuộc thám hiểm tìm hiểu khả năng vùng Đồng Nai Thượng và vạch một con đường nối liền vùng này với Bình Thuận.
Ngày 1-11-1899, Toàn quyền Paul Doumer ký Quyết định thành lập tỉnh Đồng Nai Thượng, đặt tỉnh lỵ tại Djiring. Năm 1905, tỉnh Đồng Nai Thượng bị bãi bỏ, sáp nhập vào tỉnh Bình Thuận.
Năm 1920, tỉnh Đồng Nai Thượng được tái lập, gồm có 3 quận: BLao [Bảo Lộc], Djiring [Di Linh] và Dran – Fyan [Đơn Dương].
Ngày 19-5-1958, chính quyền Ngô Đình Diệm đổi tên tỉnh Đồng Nai Thượng là Lâm Đồng và sau đó tách quận Dran ra khỏi tỉnh Lâm Đồng, sáp nhập vào tỉnh Tuyên Đức. Tỉnh Lâm Đồng chỉ còn lại 2 quận: Bảo Lộc và Di Linh. Ngày 30-11-1958, Bảo Lộc được chọn làm tỉnh lỵ của tỉnh Lâm Đồng và công việc kiến thiết mở mang đô thị mới cũng bắt đầu phát triển mạnh từ thời gian này.
Sau ngày thống nhất đất nước, huyện Bảo Lộc lần lượt tách thành các huyện Bảo Lộc, Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên. Ngày 11-7-1994, Chính phủ quyết định chia huyện Bảo Lộc thành 2 đơn vị hành chính là thị xã Bảo Lộc và huyện Bảo Lâm.
Tháng 3-2009, Bảo Lộc được công nhận là đô thị loại III thuộc tỉnh và ngày 8-4-2010, Chính phủ đã ra Nghị quyết thành lập thành phố Bảo Lộc [trực thuộc tỉnh Lâm Đồng].

Nên đi Bảo Lộc thời gian nào?

Du khách có thể đến với Bảo Lộc vào bất kì thời điểm nào trong năm, mỗi mùa du khách sẽ phát hiện ra vẻ đẹp riêng của thành phố này. Từ tháng 12 tới tháng 4 thì thời tiết khô ráo, dễ dàng cho việc di chuyển, tham quan. Thời điểm tháng 10, 11 hoa dã quỳ nở rộ cũng là lúc nhiều du khách đến với Bảo Lộc

Đi Bảo Lộc như thế nào?

Khoảng cách từ Sài Gòn đi Bảo Lộc chừng 180km, thời gian di chuyển khoảng 5-6 tiếng. Từ Sài Gòn du khách có thể chọn một trong hai cách sau để đến với Bảo Lộc:

  • Đi bằng xe khách: hiện nay có hai hãng xe khách có nhiều tuyến trong ngày đi từ Sài Gòn tới Bảo Lộc là Thành Bưởi và Phương Trang. Ngoài ra còn có các hãng xe khác như: Kiều Nga, TheSinh Tourist, Lộc Châu, Kim Tuyền, Quang Thắng…Giá vé trung bình khoảng 180k/khách/chiều
  • Đi bằng xe máy: Quãng đường 180km nếu đi bằng xe máy mất khoảng 5h bao gồm cả việc nghỉ dọc đường. Từ TPHCM du khách đi theo QL1 qua địa phận huyện Thống Nhất tới ngã ba Dầu Giây rẽ trái theo QL 20 đi tiếp qua các huyện Định Quán, Tân Phú của Đồng Nai. Qua huyện Dahoai, đèo Bảo Lộc là tới thành phố Bảo Lộc. Đường rất đẹp và dễ đi. Lưu ý nên cẩn thận trong việc lên và xuống đèo Bảo Lộc.

Khách sạn, nhà nghỉ ở Bảo Lộc

Khách sạn ở Bảo Lộc không có quá nhiều như ở Đà Lạt nhưng cũng đủ để du khách có thể lựa chọn, hầu như không có khách sạn cao cấp, chủ yếu là khách sạn dưới 3 sao và nhà nghỉ bình dân. Các con đường chính tập trung nhiều khách sạn như: Trần Phú, Lý Tự Trọng,  Phan Bội Châu, Nguyễn Công Trứ…

Du khách có thể đặt phòng thông qua các trang đặt phòng trực tuyến như Chudu24, Ivivu, Agoda, Booking…Giá khách sạn dao động từ 200 – 500k/phòng đôi/đêm. Mình đã từng ở nhà nghỉ trên Bảo Lộc, giá 150k/phòng đôi/đêm cũng rất tốt, sạch sẽ, điện nước đầy đủ.

Tại các khách sạn hầu như đều có dịch vụ cho thuê xe máy để du khách có thể tự do khám phá Bảo Lộc. Giá thuê từ 100-120k/ngày/xe tùy theo xe số hay xe tay ga. Du khách nên thỏa thuận về giá cả, thời gian nhận, trả xe, bảo hiểm xe..một cách rõ ràng.

Ăn gì ở Bảo Lộc?

Bảo Lộc tuy không lớn lắm nhưng cũng có rất nhiều món ăn, quán ăn để du khách có thể trải nghiệm ẩm thực độc đáo nơi đây, đặc biệt là ăn trong các không khí se lạnh của vùng cao càng tuyệt vời hơn nữa. Một vài địa chỉ gợi ý dành cho du khách:

  • Bún riêu O Lan: đối diện nhà thờ Bảo Lộc, đường Trần Phú.
  • Quán bún bò bên hông nhà thờ Bảo Lộc, đường Bế Văn Đàn.
  • Chè tỷ Muội: 705 Trần Phú.
  • Mì Quảng 14 Nguyễn Thị Minh Khai.
  • Mì, hủ tíu Lâm Ký, 783 Trần Phú.
  • Phở khô Nam Hưng Kí, đường Nguyễn Công Trứ.
  • Nem nướng Ninh Hoa, đường Hà Giang.
  • Quán Mai sữa đường Trần Phú, gần nhà thờ lớn, chuyên bán sữa đậu nành, đậu phộng, sữa bò…
  • Nem nướng Đà Lạt, 28 Phạm Ngũ Lão…

Điểm tham quan du lịch ở Bảo Lộc

Thác Dambri

Thác Dambri nằm cách trung tâm Bảo Lộc chừng 18km, đây là một con thác đẹp và ấn tượng, là điểm tham quan chính ở Bảo Lộc, du khách có thể trải nghiệm máng trượt, đi thang máy ngắm thác hay tham gia các trò chơi bên trong khu du lịch.

Tu viện Bát Nhã

Tu viện tọa lạc tại xã Dambri, cách trung tâm chừng 15km trên con đường từ Bảo Lộc vào thác Dambri. Tu viện với kiến trúc truyền thống, cổ kính cùng với không gian thanh tịnh, bình yên. Rất thích hợp để du khách dừng chân nghỉ ngơi, tham quan thư giãn.

Chùa Di Đà

Trên con đường vào thác Dambri, khi cách thác khoảng 1km bên tay phải có một biển chỉ dẫn vào chùa Di Đà, đây là ngôi chùa được xây dựng theo kiến trúc và văn hóa của người Mạ, chánh điện như một nhà sàn của người dân tộc rất độc đáo. Tuy nhiên đường vào chùa hơi khó đi.

Nông trường trà Tâm Châu

Nằm cách trung tâm thành phố Bảo Lộc chừng 10km, đây là nông trường trà lớn nhất tại đây, du khách sẽ bắt gặp những đồi trà xanh mướt, mênh mông trải dài từ thung lũng này qua tới sườn đồi kia. Khung cảnh rất đẹp và bình yên.

Nhà thờ Bảo Lộc

Nằm ở vị trí trung tâm thành phố, đây là một trong những nhà thờ có sức chứa lớn nhất Việt Nam với số lượng hơn 3000 giáo dân một lúc. Nhà thờ có kiến trúc độc đáo theo hình chiếc bánh chưng, bánh giày.

Vọng Nguyệt Trà

Cách trung tâm khoảng 5km đi về hướng Đà Lạt, Vọng Nguyệt trà với kiến trúc nhà rường cổ kính, tìm hiểu và trải nghiệm về cách thưởng trà của người xưa.

Chủ Đề