Doanh thu của enron bị thổi phồng như thế nào

WorldCom, một trong nhưng ngôi sao lớn nhất trên bầu trời công nghệ thông tin nước Mỹ hôm 26/6 vừa rồi đã bị buộc tội làm sai sổ sách ở mức độ nghiêm trọng.

Gian lận về tài chính thường là khá tinh vi và rắc rối. Đó chính là lý do tại sao ban giám đốc, các quan chức quản lý nhà nước và các hãng kiểm toán thường khó ngǎn chặn. Tuy nhiên, vụ việc tuần trước của WorldCom về 3,8 tỷ USD gian lận lại không hề phức tạp như Enron. Hoá ra, WorldCom thậm chí còn không để ý đến nguyên tắc cân bằng sổ sách để che dấu các vấn đề. Công ty này đơn giản là chỉ làm cho số liệu chênh lệch lên.

Tháng 4 vừa rồi, Tổng giám đốc của WorldCom, cũng là người sáng lập ra công ty này, ông Bernie Ebbers, đã ra đi. Tổng giám đốc mới là John Sidgmore. Và một kiểm toán viên nội bộ đã phát hiện ra, công ty đang có những biểu hiện “bất thường” trong việc ghi sổ các chi phí vốn. Một điều tra sau đó của hãng kiểm toán KPMG [thay thế hãng kiểm toán đang gặp khó khǎn Arthur Andersen] đã bới ra các khoản chi phí trị giá tới 3,8 tỷ USD. Khoảng chi phí này đã bị phân loại một cách nhầm lẫn vào chi phí vốn trong suốt thời gian 5 quý kể từ đầu nǎm 2001. Về mặt kế toán, chi phí rõ ràng là khác với chi phí vốn. Các khoản chi phí vốn sẽ được trừ dần khỏi lợi nhuận theo thời gian. Còn chi phí thì khác: doanh thu trừ chi phí sẽ ra lợi nhuận. Chính vì vậy mà luồng tiền và lợi nhuận của WorldCom đã bị thổi phồng. Nǎm ngoái, WorldCom công bố lợi nhuận 1,4 tỷ USD và quý I/2002 là 130 triệu USD. Rõ ràng, các con số này nếu có tính khoản chi phí trên sẽ là hoàn toàn sai lầm.

Nhãn: Bom tài chính, Gian lận, Gian lận báo cáo tài chính, WorldCom

JPMorgan đã giúp Enron giấu nợ như thế nào?

Công ty Enron được thành lập vào năm 1985, với doanh thu đến 101 tỷ USD trong năm 2000. Họ từng là tập đoànnăng lượng hùng mạnh nhất Hoa Kỳ, hoạt động ở trên 40 nước.

Tuy nhiên, sau khi bị phát hiện che dấu thua lỗ nợ nần, Cổ phiếu Enron từ đỉnh cao 90USD vào giữa năm 2000 đã tuột dốc không phanh xuống chỉ còn chưa tới 1USD vào cuối tháng 11-2001. Với tài sản lên tới 63,4 tỷ USD, Enron là vụ phá sản lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ tính đến thời điểm đó. Mọi người đều biết công ty kiểm toán thuộc hạng big5 lúc bấy giờ là Arthur Andersen[AA] đã ăn tiền để giúp Enron đánh bóng BCTC của mình, khiến cho nhà đầu tư mất hàng tỷ USD và khoảng 20.000 nhân viên Enron bị mất việc làm. Nhưng có lẽ ít ai biết Enron đã giấu nợ như thế nào và các ngân hàng lớn như JPMorrgan & Citi bank đóng vai trò gì trong vụ gian lận kinh điển này?

Nhãn: Fraud and Error, Gian lận, Gian lận báo cáo tài chính

Phát hiện gian lận không chỉ qua những con số [Phần 2]

Ví dụ về gian lận

Từ lý thuyết đến thực tiễn, dưới đây là hai ví dụ điển hình về gian lận

Phát hiện gian lận không chỉ qua những con số [Phần 1]

Báo cáo tài chính: Khi đang kiểm tra việc cắt giảm doanh số bán hàng ở một khách hàng, trong số các nghiệp vụ đã được chọn lựa, kiểm toán viên đã bắt gặp một nghiệp vụ liên quan đến doanh số từ một khách hàng mà dựa vào việc đánh giá tình hình kinh doanh ở các phần hành kiểm toán khác, kiểm toán viên nhận ra khách hàng này là một người mua chính. Nghiệp vụ này xảy ra không thường xuyên, và được đánh giá là trọng yếu.

Những tài liệu có liên quan đến nghiệp vụ này được thu thập. Những tài liệu này bao gồm những bằng chứng liên quan đến việc chi trả của các khoản phải thu sau ngày kết thúc Báo cáo tài chính năm. Tuy nhiên tài liệu liên quan đến việc giao hàng bẳng đường thuỷ đã không được cung cấp. Quá trình phân tích đã chỉ ra rằng không hề có việc ghi chép quá trình vận chuyển. Mặc dù có bằng chứng của việc chi trả, nhưng không hề có bằng chứng chứng minh rằng hàng hóa đã được giao.

Nhãn: Fraud and Error, Gian lận, Gian lận báo cáo tài chính, kiểm toán

Phát hiện gian lận không chỉ qua những con số! [Phần 1]

Kiểm toán viên cần phải hiểu và tuân thủ Chuẩn mực Kiểm toán số 99 [SAS99 – Chuẩn mực kiểm toán Mỹ] – Xem xét gian lận trong kiểm toán báo cáo tài chính. Chuẩn mực này chủ yếu tập trung vào các thủ tục phát hiện gian lận. Nhưng trong quá trình phát hiện gian lận, Chuẩn mực này cũng quy định việc phát hiện gian lận của kiểm toán viên luôn tồn tại những hạn chế. Bài viết này tập trung vào một số vấn đề chuyên môn có tính thông lệ khi kiểm toán viên phát hiện các sai sót trọng yếu liên quan đến gian lận.

Phát hiện gian lận không chỉ qua những con số! [Phần 2]

Bài dịch:

CHUẨN MỰC NGHỀ NGHIỆP

SAS 99 phân loại các sai sót liên quan đến gian lận thành hai loại: một là các gian lận liên quan đến báo cáo tài chính, hai là các gian lận liên quan đến việc biển thủ tài sản. Nhân tố chính để phân biệt giữa gian lận và sai sót là sự cố tình hay vô ý. SAS 99 chỉ ra rằng “rất khó khăn để xác định những hành động cố ý” và “một cuộc kiểm toán được thiết lập không phải để phát hiện những hành động cố ý” và “gian lận một phạm trù rộng lớn, kiểm toán viên không thể quyết định chính xác khi nào gian lận xảy ra”. Vì vậy khả năng xét đoán là yếu tố then chốt trong việc phát hiện các gian lận tiềm ẩn và các Chuẩn Mực Kiểm toán chung được thừa nhận GAAS [Generally Accepted Auditing Standards] đưa ra những hướng dẫn cụ thể trong việc phát hiện gian lận.

Nhãn: Fraud and Error, Gian lận, Gian lận báo cáo tài chính

SPV: Công cụ đặc biệt để ‘tái cấu trúc’ và làm đẹp BCTC

Công ty phục vụ mục đích đặc biệt – Special Purpose Vehicle [SPV] hay Special Purpose Entity [SPE] – là một pháp nhân ngoài bảng cân đối kế toán [off-balance sheet vehicle, OBSV].

Làm đẹp” báo cáo tài chính [Phần 2]: Mánh khóe SPV, Mark to Market, Repo 105…

SPV ra đời để phục vụ mục đích tạm thời nào đó của doanh nghiệp/cá nhân đi thành lập. Đối tượng thành lập SPV [Orginator/Sponsoring firm] điển hình nhất là các ngân hàng đầu tư [investment bank], công ty bảo hiểm hay tập đoàn tài chính.

Cơ chế SPV được hình thành và sử dụng cách đây khoảng 30 năm; nhưng thuật ngữ SPV chỉ trở nên phổ biến sau những bê bối tại Enron năm 2001, và đặc biệt là sự sụp đổ của Lehman Brothers cũng như cuộc khủng khoảng tài chính năm 2007-2008.

Nhãn: Công ty phục vụ mục đích đặc biệt, Gian lận báo cáo tài chính, kiểm toán, Làm đẹp báo cáo tài chính, OBSV, Off-balance sheet vehicle, Quản trị lợi nhuận, SPE, Special Purpose Entity, Special Purpose Vehicle, SPV

Lật tẩy thủ thuật tăng lợi nhuận

Kinh tế càng khó khăn, doanh nghiệp càng nghĩ ra nhiều chiêu làm đẹp báo cáo tài chính, bằng cách các thủ thuật hợp lệ lẫn bất hợp lệ để phù phép doanh thu và bùa chi phí.

Doanh nghiệp còn có thể làm tăng lợi nhuận nhờ chuyển giá từ các công ty con hay công ty liên quan khác.

Cổ phiếu SSS của Công ty Cổ phần Sông Đà 6.06 bị đưa vào diện cảnh báo kể từ ngày 1.3.2012 do lợi nhuận sau thuế đã kiểm toán năm 2011 là -727 triệu đồng. Trước đó, theo báo cáo tài chính chưa kiểm toán, doanh nghiệp đạt lợi nhuận sau thuế 218 triệu đồng. Nguyên nhân của sự khác biệt trên là báo cáo kiểm toán đã điều chỉnh tăng chi phí quản lý doanh nghiệp và giá vốn. Trong điều kiện kinh doanh khó khăn như hiện nay, rủi ro doanh nghiệp sử dụng một số thủ thuật để làm đẹp báo cáo tài chính như SSS không phải là ít.

Phù phép doanh thu

Một thủ thuật các doanh nghiệp thường dùng vào cuối năm nhằm tăng con số doanh thu là cung cấp thêm tín dụng cho khách hàng. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể xuất trước hóa đơn để ghi nhận doanh thu hay thực hiện các hợp đồng “hàng bán có thể trả lại” [nghĩa là thỏa thuận với khách hàng lấy hàng vào cuối năm và đầu năm sau trả lại hàng với lý do nào đó]. Nhà đầu tư hoàn toàn có thể phát hiện thủ thuật này thông qua việc so sánh nợ phải thu/doanh thu qua các kỳ của doanh nghiệp. Công ty Cổ phần Xây dựng Điện VNECO [VE1] vừa thoát hiểm ngoạn mục từ chỗ lỗ 2,9 tỉ đồng tính đến quý III trở thành đạt lợi nhuận 89 triệu trong cả năm 2011. Năm qua, VE1 đã cấp một khoản tín dụng khá lớn cho khách hàng, biểu hiện qua việc tỉ số nợ phải thu/doanh thu của tăng từ 76% năm lên 84%.

Doanh nghiệp còn có thể làm tăng lợi nhuận nhờ chuyển giá từ các công ty con hay công ty liên quan khác. Công ty X, có giám đốc là người nhà với giám đốc công ty Y, vào ngày 20.12 mua hàng của công ty Y. Doanh thu từ lô hàng này vừa đủ để Y không bị lỗ trong năm tài chính. Một pha cứu nguy rất đẹp vào phút chót. Thông thường, các công ty dùng thủ thuật này sẽ không thực hiện hợp nhất báo cáo tài chính với các công ty con hoặc không công bố giao dịch với các công ty liên quan.

Doanh nghiệp còn có thể làm tăng lợi nhuận từ chính tài sản cố định. Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam, doanh nghiệp không được đánh giá lại giá trị tài sản khi đang sử dụng. Tuy nhiên, nếu dùng tài sản này góp vốn kinh doanh thì sau quá trình định giá theo “giá thị trường” doanh nghiệp sẽ có nguồn lợi nhuận khác đáng kể. Hay đơn giản hơn là thanh lý một số tài sản cố định có giá trị lớn.

Một công ty bị nghi vấn có liên quan đến vấn đề này là Công ty Cổ phần Alphanam [ALP]. Trong bối cảnh công ty mẹ lỗ hơn 133 tỉ đồng từ hoạt động kinh doanh, khoản lợi nhuận khác 259 tỉ đồng làm lợi nhuận trước thuế đảo chiều tăng lên gần 126 tỉ đồng. Thuyết minh báo cáo tài chính của Công ty chỉ ghi nhận: “Quý IV, Công ty có thu nhập từ hoạt động góp vốn bằng tài sản”, ngoài ra không giải thích gì thêm. Đáng lưu ý là nguyên giá tài sản cố định hữu hình của công ty mẹ đã giảm khá lớn, khoảng 51 tỉ đồng.

Hay Công ty Cổ phần Vận tải và Thuê tàu biển Việt Nam [VST] đã thanh lý tài sản với nguyên giá tổng cộng khoảng 231 tỉ đồng trong năm 2011.

Bùa chi phí

Đi đôi với doanh thu là chi phí. Với các thủ thuật hợp lệ lẫn bất hợp lệ, ban giám đốc có thể làm giảm đi chi phí thật sự của doanh nghiệp. Thủ thuật cắt giảm chi phí thường tập trung vào các ước tính kế toán, như thay đổi phương pháp tính khấu hao, chi phí phân bổ trong năm của doanh nghiệp, phương pháp xác định giá vốn. Doanh nghiệp cũng có thể không ghi nhận toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh vào chi phí hoặc giá vốn mà treo lại tại các tài khoản tạm như chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, chi phí chờ phân bổ, tạm ứng…; hay lập các khoản dự phòng nợ phải thu, giảm giá chứng khoán, hàng chậm luân chuyển, hàng hỏng… không chính xác.

Các nhà đầu tư có thể nhận ra hiện tượng bất thường này thông qua việc xem xét các tỉ lệ về giá vốn/doanh thu, chi phí/doanh thu khi các chỉ số này có biến động lớn so với cùng kỳ hoặc so với bình quân ngành khi doanh nghiệp không có biến động lớn về quản lý. Lại thêm một dấu hiệu nghi vấn từ VE1 khi tỉ lệ giá vốn/doanh thu của đơn vị thay đổi từ 88% vào cuối năm 2010 lên tới 91% vào quý III năm 2011 và giảm mạnh còn 81% vào cuối năm.

Việc cắt giảm chi phí thông qua các thủ thuật kế toán cũng thường đi kèm với hiện tượng gia tăng các tài khoản trên bảng tài sản như hàng tồn kho, sản phẩm dở dang, các chi phí phân bổ hoặc sự sụt giảm trong các tài khoản nợ như phải trả người lao động. Chi phí giá vốn sau kiểm toán của SSS tăng lên 780 triệu đồng là do đơn vị kiểm toán đã bổ sung chi phí cho nhân viên 100 triệu đồng, dự phòng mất việc khoảng 40 triệu đồng và ghi nhận thêm chi phí từ các chi phí trả trước.

Doanh nghiệp cũng có thể làm giảm chi phí thông qua việc vốn hóa các khoản chi phí không đủ điều kiện. Theo chuẩn mực kế toán, các chi phí lãi vay phát sinh trong thời gian xây dựng cơ bản được vốn hóa vào giá vốn. Như vậy, doanh nghiệp chỉ cần kéo dài thời gian xây dựng cơ bản qua niên độ tài chính là đã giảm được đáng kể chi phí lãi vay. Vốn hóa các khoản hoa hồng thông qua các hợp đồng tư vấn cũng là một cách giảm chi phí phổ biến. Ngoài hiện tượng phổ biến trên, việc nhà quản lý tăng chi phí vào các năm kinh doanh khó khăn nhằm làm giảm chi phí cho năm sắp tới cũng là rủi ro có thể xảy ra.

Chủ Đề