Đồ án đánh giá mức độ ô nhiễm kim loại

Sau đây là mẫu Khóa luận tốt nghiệp khác với đề tài là Đồ án Ô nhiễm kim loại nặng. Hy vọng đề tài Khóa luận tốt nghiệp này sẽ giúp các bạn có thêm tài liệu tham khảo khi viết Khóa luận tốt nghiệp của mình. Một số tài liệu có phí, các bạn xem thêm nội dung dưới bài viết để biết cách tải nhé. Nếu các bạn có nhu cầu hỗ trợ viết Khóa luận tốt nghiệp, các bạn có thể tham khảo quy trình, và bảng giá viết đề tài khóa luận tại bài viết này.

Bảng giá ==>> Dịch Vụ Viết Thuê khóa luận tốt nghiệp KHO 999+ ==> Khóa luận tốt nghiệp khác

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ Ô NHIỄM KIM LOẠI NẶNG. I.1.Đại cương về các kim loại nặng và ảnh hưởng của chúng đến môi trường. Kim loại nặng là những kim loại có khối lượng riêng lớn hơn 5 g/cm3. Chúng có thể tồn tại trong khí quyển [dạng hơi], thuỷ quyển[ các muối hoà tan], địa quyển[ dạng rắn không tan, khoáng, quặng…] và sinh quyển [ trong cơ thể con người, động thực vật]. Cũng như nhiều nguyên tố khác, các kim loại nặng có thể cần thiết cho sinh vật cây trồng hoặc động vật, hoặc không cần thiết. Những kim loại cần thiết cho sinh vật nhưng chỉ có nghĩa “ cần thiết “ ở một hàm lượng nhất định nào đó, nếu ít hơn hoặc nhiều hơn thì lại gây tác động ngược lại. Những kim loại không cần thiết, khi vào cơ thể sinh vật ngay cả ở dạng vết [ rất ít] cũng có thể gây tác động độc hại. Với quá trình trao đổi chất, những kim loại này thường được xếp loại độc. Ví dụ như niken, đối với thực vật thì niken không cần thiết và là chất độc, nhưng đối với động vật, niken lại rất cần thiết ở hàm lượng thấp. Với những kim loại cần thiết đối với sinh vật cần lưu ý về hàm lượng của chúng trong sinh vật. Nếu ít quá sẽ gây ảnh hưởng tới quá trình trao đổi chất, nếu nhiều quá sẽ gây độc. Như vậy sẽ tồn tại một khoảng hàm lượng tối ưu của kim loại, và chỉ có giá trị ở đúng sinh vật hay một cơ quan của sinh vật mà nó có tác dụng, ở giá trị này sẽ có tác động tích cực lên sự phát triển hoặc sản phẩm của quá trình trao đổi chất. Kim loại nặng trong môi trường thường không bị phân huỷ sinh học mà tích tụ trong sinh vật, tham gia chuyển hoá sinh học tạo thành các hợp chất độc hại hoặc ít độc hại hơn. Chúng cũng có thể tích tụ trong hệ thống phi sinh học[ không khí, đất nước, trầm tích] và được chuyển hoá nhờ sự biến đổi của các yếu tố vật lý và hoá học như nhiệt độ áp suất dòng chảy, oxy,nước… Nhiều hoạt động nhân tạo cũng tham gia vào quá trình biến đổi các kim loại nặng và là nguyên nhân gây ảnh hưởng tới vòng tuần hoàn vật chất hoá địa, sinh học của nhiều loại. Mức độ ảnh hưởng của các hoạt động nhân tạo của các vòng tuần hoàn kim loại có thể định tính qua một số hệ số khác nhau.

Còn rất nhiều mẫu Khóa luận tốt nghiệp tương tự đề tài Đồ án Ô nhiễm kim loại nặng

MÃ TÀI LIỆU: 51345

  • PHÍ TÀI LIỆU: 50.000
  • ĐỊNH DẠNG: WORD+PDF
  • THANH TOÁN QUA MOMO, CHUYỂN KHOẢN, THẺ CÀO ĐIỆN THOẠI [X2]
  • NỘI DUNG: MÃ TÀI LIỆU – EMAIL NHẬN
  • CHECK EMAIL [1-15 PHÚT]

  • Đăng nhập MOMO
  • Quét mã QR
  • Nhập số tiền
  • Nội dung: Mã Tài liệu – Email
  • Check mail [1-15p]

  • Mua thẻ cào chỉ Viettel, Vinaphone
  • Mệnh giá gấp 2 phí tài liệu [vì phí nhà mạng 50%]
  • Add Zalo 0932091562
  • Nhận file qua zalo, email

  • Đăng nhập Internet Mobile
  • Chuyển tiền
  • Nhập số tiền
  • Nội dung: Mã Tài liệu – Email
  • Check mail [1-15p]

NẾU CHỜ QUÁ 15 PHÚT CHƯA THẤY MAIL VUI LÒNG NHẮN ZALO: 0932091562

Trên đây là bài mẫu Khóa luận tốt nghiệp khác với đề tài là Đồ án Ô nhiễm kim loại nặng để tải tài liệu này, một số tài liệu có phí các bạn thực hiện thao tác theo hướng dẫn ở trên. Trường hợp bạn không biết cách thực hiện thì các bạn nhắn tin qua Zalo 0932091562

Xuất phát từ thực tiễn trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài : “Đánh giá ô nhiễm và nghiên cứu biện pháp xử lý kim loại nặng trong đất và nước tại làng nghề cơ khí xã Thanh Thùy, Thanh Oai, Hà Nội”.

nước lỗ hổng các trầm tích Pleistoxen giữa- trên QII-III, gọi tắt là tầng chứa nước chứa nước Pleistoxen, ký hiệu QII-III Trên cơ sở tổng kết các số liệu hiện có, các tài liệu tham khảo, có thể khái quát những nét chính về đặc điểm địa chất thuỷ văn các tầng chứa nước chính vùng nghiên cứu. II.3.1. Tầng chứa nước Holoxen [ QIV]. Đây là tầng chứa nước phân bố rộng khắp khu vực nghiên cứu, ở phần phía bắc sông Hồng, tầng này bị bào mòn nên diện tích phân bố chỉ còn ở phía đông Hà Nội , các nơi khác phân bố không liên tục. Thành phần đất đá không đông nhất, thay đổi theo diện phân bố và chiều sâu bao gồm cát pha, sét pha, sét, cát có lẫn bùn hữu cơ và thực tập. ở phần trên cùng có lớp đất sét, sét pha cách nước yếu, phân bố không liên tục, diện phân bố chủ yếu ở phía chủ yếu ở phía nam sông Hồng, chiều sâu phân bố của lớp cách nước này cũng thay đổi trong phạm vi lớn, có nơi 0 đến 0,5 m song có nơi đến gần 20 m. Phía dưới lớp sét, sét pha thường là các lớp bùn, bùn sét, cát và cát pha chứa nước.. Chiều dày tăng QIV thay đổi từ 0 đến 15,5 m , trung bình 14 m. Nước dưới đất tồn tại trong tầng này ở dạng lỗ hổng, thường có mặt thoáng tự do, trừ những nơi có lớp sét dày phủ trên thì có áp lực cục bộ. Theo kết quả thí nghiệm địa chất thuỷ văn ở một số lỗ khoan trong tầng này cho thấy [sach] Mực nước tĩnh thay đổi từ 0,5-4 m Lưu lượng lỗ khoan thay đổi từ 0,4 đến 29 l/s, trung bình 7-8l/s Hệ số dẫn nước [Km] trung bình 200-300 m2 /ngày, cá biệt có nơi đạt gần 700 m2/ngày. Theo kết quả thu được trong quá trình thực hiện trong quá trình nghiên cứu nêu trong “Báo cáo kết quả điều tra nước dưới đất vùng Hà Nội ” của Viện khoa học thuỷ lợi, khi thí nghiệm ở 14 lỗ khoan, kết quả cho thấy: Loại giàu nước q> 1 l/s.m có 11 lỗ khoan chiếm 78,6 % Loại trung bình q=0,1 l/s.m có 1 lỗ khoan chiếm 7,1 % Loại nghèo nước q Cd[II] > Ni[II]. Độ bền hoạt tính xúc tác Cu[II]/ CMCh cao hơn Cu[II]/Ach, do vậy CMCh và các phức kim loại của nó có thể được sử dụng để xử lý nước thải chứa Ion kim loại và các hợp chất chứa lưu huỳnh. Nguyễn Văn Bằng và cộng sự với báo cáo của mình đã đưa ra giải pháp sử dụng các polime trương nở hấp thụ Ion kim loại và tổng hợp xúc tác phức kim loại polime có hoạt tính cao. Các phương pháp trên đây mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm riêng cũng như phạm vi ứng dụng riêng của nó. CHƯƠNG IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH KIM LOẠI NẶNG. IV.1. Tổng quan các phương pháp phân tích kim loại. Các kim loại nặng trong nước và nước thải có thể được xác định qua các phương pháp như sau: Quang phổ hấp thụ nguyên tử [AAS]. Quang phổ phát xạ Plasma phép nối cảm ứng [ ICP-EAS]. Phương pháp so màu. Phương pháp cực phổ. Các phương pháp quang phổ nguyên tử ngọn lửa nói chung là có thể áp dụng cho các mẫu nước có nồng độ kim loại là phần triệu [ppm]. Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử dùng lò nhiệt điện có thể tăng độ nhạy khi ảnh hưởng của chất nền không đáng kể,có thể dùng các tác nhân và kỷ thuật điều chỉnh nền nhằm bù trừ ảnh hưởng của nền. Phương pháp phát xạ Plasma phép nối cảm ứng [ ICP-AES] có thể được áp dụng để xác định đồng thời nhiều nguyên tố trong khoảng nồng độ rộng và đặc biệt nhạy đối với các nguyên tố có nhiệt độ bay hơi cao. Phương pháp này có giới hạn phát hiện cao hơn phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử. IV.2. Xử lý mẫu để xác định hàm lượng kim loại nặng. IV.2.1. Giới thiệu. Những mẫu có chứa những phần tử lơ lững hoặc các chất hữu cơ nói chung cần phải xử lý trước khi phân tích. Kim loại tổng số bao gồm tất cả các kim loại liên kết ở dạng hợp chất vô cơ hay hữu cơ hoà tan và phân tán có trong mẫu. Những mẫu không cần xử lý trước khi xác định trên máy AAS và ICP là những mẫu không màu , không mùi, trong suốt. Cần axit hoá đến pH< 2 bằng axit HNO3 đậm đặc trước khi đo. Trường hợp xác định kim loại hoà tan , cách tiến hành như sau: mẫu đem lọc , axit hoá nước lọc bằng HNO3 đến pH< 2 rồi đo trực tiếp trên máy ICP. Trường hợp xác định hàm lượng kim loại nặng nằm trong các phần tử lơ lửng thì sau khi lọc, lấy giấy lọc cùng các chất bị giữ lại trên giấy lọc đem đi phân huỷ, rồi phân tích. Phân huỷ mẫu xác định Hg cần phải hết sức cẩn thận để tránh Hg bị bay hơi, do tính chất dễ bay hơi của Hg. Khả năng nhiễm bẩn mẫu dễ xảy ra nhất ở quá trình phân hủy mẩu do dụng cụ sử dụng, môi trường làm việc và các hoá chất thuốc thử , kể cả nước cất sử dụng pha chế thuốc thử kèm theo . IV.2.2. Lọc. Khi cần xác kim loại hoà tan ,hoặc kim loại dạng huyền phù , ngay sau khi lấy mẫu được đem lọc ngay trên phểu lọc plastic ở áp suất cao nếu dòng chảy quá chậm .Dùng giấy lọc không chứa các vi lượng kim loại và có kích thước lổ là 0,4-0,45 mm . Trong trường hợp giấy lọc không đủ độ sạch, cần rửa trước bằng HCl 0,5N hoặc HNO3 1:1[chú ý sau đó phải rửa lại để loại bỏ hết axit trên giấy lọc ] Phần giữ lại trên giấy lọc được hoà tan bằng axit HNO3 đậm đặc và được chỉnh pH= 2 , sau đó dung dịch được đo trực tiếp trên máy. IV.2.3. Xử lý mẫu xác định kim loại có thể tan trong axit. Đa số kim loại nặng đều tan trong axit, do đó ta cần phải xử lý mẫu,do một số kim loại có thể hấp thụ trên thành bình chứa mẫu cho nên sau khi lấy mẫu cần phải axit hoá ngay bằng HNO3 đậm đặc .Để chuẩn bị mẫu phân tích ,lắc mẫu ,lấy 100 ml mẫu cho vào cốc hoặc bình tam giác ,thêm vào 5 ml HCl 1:1 có độ tinh khiết cao . Đun 15 phút trên bếp cách thuỷ . Lọc qua giấy lọc định mức đến 100 ml sau đó đem xác định các kim loại theo yêu cầu. IV.2.4. Xử lý mẫu để xác định tổng số kim loại nặng . Xác định kim loại bằng phương pháp AAS và ICP sẽ gặp trở ngại nếu trong mẫu có chứa chất hưu cơ hoặc phức bền của kim loại với chất hữu cơ, vì vậy trong trường hợp mẫu cần được xử lý như sau: Đối với mẫu chứa chất hữu cơ dễ phân huỷ thì chỉ cần sử dụng HNO3 đậm đặc , vì Ion NO3- ít gây nhiễu khi dùng phương pháp AAS ngọn lửa và phương pháp AAS lò nhiệt điện . Đối với mẫu chứa chất hữu cơ khi phân huỷ cần cho thêm axit Percloric, Clohydric hoặc axit H2SO4 ,những loại axit này có thể 1 phần nào ảnh hưởng đến độ hấp thụ của 1 số kim loại , đặc biệt khi nguyên tử hoá bằng lò nhiệt điện . Thể tích mẫu cần thiết cho phép có thể phân tích được nêu trong bảng I.1. Nồng độ kim loại trong mẫu [mg/l] Thể tích mẫu [ml] < 1 1000 1-10 100 10-100 10 100-1000 1 Mẫu được phân huỷ bằng các cách sau : HNO3 thích hợp cho các mẫu khá sạch. Hỗn hợp HNO3- H2SO4 hoặc HNO3-HCl thích hợp cho các mẫu chứa các chất khó oxy hoá. Hỗn hợp HNO3- HClO4-HF thích hợp cho các mẫu chứa các chất hữu cơ rất khó ôxy hoá . Tro hoá ở nhiệt độ thích hợp rất hữu hiệu cho các mẫu chứa các chất hữu cơ. Cần phải tiến hành làm mẫu trắng song song để làm loại bớt sự nhiễm bẩn của kim loại có mặt trong hoá chất và dụng cụ,môi trường. Kết quả được tính theo : M= M hàm lượng kim loại nặng trong mẫu [mg/l] C nồng độ kim loại nặng trong mẫu đã xử lý [mg/l] B thể tích cuối cùng của mẫu đã xử lý [ml] IV.2.5. Phân huỷ mẫu bằng HNO3. 1.Dụng cụ. Bếp điện ,lưới animăng Binh tam giác 125ml,cốc có mỏ 150 ml Bình định mức 200 ml 2.Hoá chất : axit HNO3 đậm đặc 3.Tiến hành: Lắc đều mẫu , lấy chính xác 1 thể tích mẫu cho vào bình tam giác hoặc cốc có mỏ , thêm vào 5 máy lạnh HNO3 đậm đặc và 1 ít mảnh thuỷ tinh hoặc sành sứ. Đun sôi nhẹ và cho bay hơi trên bếp đến cạn trong tủ hút. Thêm 1 lượng nhỏ HNO3 cho đến khi mẫu được phân huỷ hoàn toàn [ dung dịch màu nhạt trong suốt]. Không được để mẫu khô trong quá trình phân huỷ. Rửa sạch thành cốc , lọc nếu thấy cần thiết. Định mức tới thể tích thích hợp. IV.2.6. Phân huỷ mẫu bằng HNO3 và HCl. 1. Dụng cụ: Bếp điện ,lưới animăng Bình tam giác 125ml,cốc có mỏ 150 ml Bình định mức 200 ml 2. Hóa chất: axit HNO3 đậm đặc axit HCl đậm đặc 3.Tiến hành: Lắc đều mẫu, lấy chính xác 1 thể tích thích hợp cho vào bình tam giác hoặc cốc có mỏ thêm vào 3 ml HNO3 đậm đặc, đun nhẹ trên bếp điện trong tủ hút sao cho mẫu không được sôi và cô cạn đến khi mẫu còn lại ít hơn 5 ml. Để nguội cho thêm vào 5 ml HNO3 đậm đặc vào đậy bằng kính đồng hồ tiếp tục đun mạnh hơn, nếu cần thêm vào HNO3 và đun tiếp đến khi mẫu phân huỷ hoàn toàn. Tiếp tục cô cạn cho đến khi mẫu còn khoảng 5 ml, cho thêm 10 ml HCl 1:1 và 15 ml nước cất tiếp tục đun thêm 15 phút nếu mẫu bị vẫn đục thì đem lọc và sau đó định mức. IV.2.7. Phân huỷ mẫu bằng hỗn hợp hai axit HNO3 và H2SO4. 1.Dụng cụ: Bếp điện ,lưới animăng Binh tam giác 125ml,cốc có mỏ 150 ml Bình định mức 200 ml 2.Hoá chất: Dung dịch chỉ thị Meltyl da cam [MO] Axit HNO3 đậm đặc Axit H2SO4 đậm đặc 3.Cách tiến hành: Lấy chính xác thể tích mẫu thích hợp cho vào bình tam giác hoặc cốc có mỏ, axit hoá mẫu bằng H2SO4 đậm đặc với chỉ thị MO, cho tiếp 5

Chủ Đề