Định hướng phát triển thương mại, dịch vụ

Theo đánh giá của Sở Công Thương, từ nay đến cuối năm 2021, hoạt động kinh doanh thương mại, dịch vụ dự báo vẫn gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh COVID-19 vẫn còn diễn biến phức tạp. Hoạt động bán lẻ trên địa bàn vẫn bị tác động do tâm lý lo ngại về dịch bệnh có thể xuất hiện trở lại, người tiêu dùng vẫn ưu tiên mua sắm các nhóm hàng hóa thiết yếu và hạn chế các nhóm hàng hóa, dịch vụ chưa thật sự cần thiết. Hoạt động du lịch chưa thể phục hồi nhanh chóng nên sẽ ảnh hưởng đến tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ.

Siêu thị Momomart, phường Đông Hải [TP Thanh Hóa] chuẩn bị nguồn hàng cho dịp Tết Nguyên đán.

Tuy nhiên, trong khó khăn, nhiều doanh nghiệp, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi... đã linh hoạt, tích cực tìm các giải pháp phù hợp để duy trì và từng bước ổn định hoạt động kinh doanh; chủ động đón đầu xu hướng phục hồi của thị trường trong những tháng cuối năm để khai thác, đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm dịch vụ. Do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, doanh thu của Siêu thị Điện máy HC bị giảm khoảng 30% so với cùng kỳ năm 2020. Để kích cầu tiêu dùng, siêu thị đang tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng và triển khai thực hiện nhiều chương trình khuyến mãi, giảm giá từ 5 - 30% tùy theo từng sản phẩm, hỗ trợ khách hàng mua sản phẩm trả góp không lãi suất... Hy vọng thị trường những tháng cuối năm sẽ tăng trưởng trở lại, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán 2022.

Xác định ngành thương mại, dịch vụ là lĩnh vực mũi nhọn phát triển kinh tế, UBND TP Sầm Sơn đã chỉ đạo các phường, xã tăng cường các giải pháp hỗ trợ, nắm bắt nguyện vọng của doanh nghiệp, hộ kinh doanh để kịp thời hướng dẫn các tổ chức, cá nhân chủ động tiếp cận các chính sách về giãn thuế, bảo hiểm xã hội cho người lao động. Đồng thời, tiếp tục phát huy ưu thế về vị trí cũng như sự hoàn thiện của hệ thống hạ tầng kinh tế, kỹ thuật, tập trung phát triển các ngành dịch vụ sẵn có; đẩy mạnh thương mại điện tử, khuyến khích các hình thức mua sắm hiện đại, trực tuyến phù hợp với nhu cầu của người dân.

Công ty TNHH Ánh Dương, TP Sầm Sơn hoạt động trong các lĩnh vực giáo dục mầm non tư thục, kinh doanh dịch vụ thương mại, nhà hàng, khách sạn. Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, tất cả hoạt động của công ty đều ngưng trệ. Dù tài chính khó khăn, không có nguồn thu, hơn 50 cán bộ, nhân viên phải tạm nghỉ việc nhưng công ty vẫn hỗ trợ 50% lương cơ bản cho người lao động. Từ đầu tháng 9 đến nay, khi dịch bệnh đã được kiểm soát, doanh nghiệp bắt đầu hoạt động trở lại, doanh thu dần ổn định.

Cùng với những nỗ lực phòng, chống dịch bệnh, phục hồi sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, địa phương, Sở Công Thương cũng đã ban hành kế hoạch phục hồi và thúc đẩy phát triển công nghiệp, thương mại trong điều kiện mới. Kế hoạch nhằm triển khai đồng bộ các giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp, từng bước khôi phục, tổ chức lại hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm cho người lao động nhằm phục hồi tăng trưởng công nghiệp, thương mại và hoạt động xuất nhập khẩu; bảo đảm các điều kiện cho hoạt động thương mại hoạt động trở lại bình thường, ổn định chỉ số giá tiêu dùng, không có trường hợp khan hàng, tăng giá. Theo kế hoạch, từ nay đến hết năm, Sở Công Thương sẽ tiếp tục tập trung thực hiện các nhiệm vụ bảo đảm cung ứng hàng hóa, bình ổn thị trường trong tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp theo chỉ đạo của Bộ Công Thương và UBND tỉnh. Cùng với đó, sở cũng chủ động triển khai tổ chức các hoạt động kích cầu tiêu dùng trên địa bàn tỉnh; thường xuyên nắm bắt tình hình sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực thương mại để kịp thời tham mưu những giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Hỗ trợ các doanh nghiệp của tỉnh mở các văn phòng đại diện, trưng bày giới thiệu các sản phẩm của tỉnh tại các trung tâm thương mại của các tỉnh, thành phố trong nước, đẩy mạnh xuất khẩu, xây dựng và phát triển thương hiệu riêng của sản phẩm. Đồng thời, đơn vị cũng đã xây dựng và triển khai kế hoạch bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa dịp cuối năm 2021 và Tết Nguyên đán 2022; phối hợp với các lực lượng chức năng bình ổn, kiểm soát thị trường, chống buôn lậu, gian lận thương mại để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các doanh nghiệp cung ứng hàng hóa.

Bài và ảnh: Lương Khánh

Trong những năm qua, hoạt động thương mại, dịch vụ trên địa bàn tỉnh Bắc Giang ngày càng được mở rộng, phát triển với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Hàng hóa đưa ra thị trường phong phú, đa dạng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của sản xuất và đời sống, góp phần ổn định giá cả thị trường, thúc đẩy sản xuất phát triển, giải quyết việc làm.

Kết quả đạt được trong hoạt động thương mại, dịch vụ

Công tác quản lý nhà nước về thương mại, dịch vụ trên địa bàn tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực; UBND tỉnh đã ban hành các cơ chế chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển lĩnh vực thương mại đáp ứng yêu cầu thực tiễn, như: Quy định quản lý và phát triển chợ; quy hoạch phát triển thương mại; quy hoạch phát triển hạ tầng thương mại nông thôn; quy hoạch xăng dầu; quy hoạch khí dầu mỏ hóa lỏng; các đề án hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm nông sản chủ lực, đặc trưng của tỉnh... Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về sản phẩm, hàng hóa; đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại [Bắc Giang được đánh giá là điển hình trong xúc tiến tiêu thụ vải thiều - cần được nhân rộng]; tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, góp phần thiết lập trật tự kỷ cương trong kinh doanh thương mại, dịch vụ.  

Kết cấu hạ tầng thương mại đã có bước phát triển đáng kể: Hiện nay, toàn tỉnh đã có 133 chợ đang hoạt động; có thể thấy, hệ thống chợ được phân bố ngày càng hợp lý; trong đó, có 29 chợ được chuyển đổi do doanh nghiệp, hợp tác xã quản lý, đầu tư có cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng từng bước được đổi mới, nâng cao; công tác đảm bảo an toàn thực phẩm, kiểm soát ô nhiễm môi trường, phòng chống cháy nổ được quản lý hiệu quả hơn, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu mua sắm theo phương thức truyền thống của người dân. Cùng với đó, với sự phát triển nhanh về kinh tế, mức sống của người dân được nâng lên, nhu cầu mua sắm tại các loại hình bán lẻ hiện đại như: Siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tự chọn ngày càng tăng. Điều này đã tạo điều kiện cho hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn tỉnh phát triển. Đến nay, toàn tỉnh đã có 07 trung tâm thương mại, 8 siêu thị và hàng trăm khu thương mại, dịch vụ, cửa hàng tự chọn tại các địa phương; với trên 36.000 cơ sở bán buôn, bán lẻ; 284 cửa hàng xăng dầu; trên 600 cửa hàng khí dầu mỏ hóa lỏng [gas]…

Tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ tăng đều qua các năm; 10 tháng đầu năm 2018 ước đạt 20.154 tỷ đồng, tăng 12,2% so cùng kỳ, đạt 79% kế hoạch. Kim ngạch xuất khẩu luôn duy trì tốc độ tăng trưởng cao, giá trị xuất khẩu trong 10 tháng ước đạt 5.732 triệu USD, tăng 1,4% so cùng kỳ, đạt 73,5% kế hoạch; phấn đấu cả năm đạt 7.800 triệu USD [vượt mục tiêu đề ra đến năm 2020]. Cơ cấu mặt hàng và thị trường xuất khẩu ngày càng mở rộng, góp phần tiêu thụ các sản phẩm hàng hóa của địa phương và thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi cơ cấu hàng hóa theo hướng xuất khẩu.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, trong phát triển thương mại, dịch vụ vẫn còn một số hạn chế như: Thương mại, dịch vụ còn chịu ảnh hưởng của nền sản xuất quy mô nhỏ, chưa gắn chặt sản xuất với tiêu thụ và phát triển thị trường; hạ tầng thương mại nhìn chung vẫn còn yếu, chưa đáp ứng được so với nhu cầu phát triển của thị trường; thu hút đầu tư vào hạ tầng thương mại khu vực nông thôn đạt thấp. Thị trường hàng hóa và số doanh nghiệp, hợp tác xã, thương nhân kinh doanh buôn bán, dịch vụ tăng nhanh nhưng còn phân tán, quy mô nhỏ, vốn ít, trao đổi mua bán qua nhiều khâu trung gian, làm tăng chi phí sản xuất, giảm sức cạnh tranh trên thị trường. Kim ngạch xuất khẩu tăng, song chủ yếu là khối doanh nghiệp khối FDI [chiếm 92,9%]; chưa xây dựng được vùng chuyên sản xuất hàng xuất khẩu có giá trị lớn [trừ vải thiều Lục Ngạn]. Hiện nay cả tỉnh còn gần 100 xã chưa có chợ; các loại hình kinh doanh hiện đại như trung tâm thương mại, siêu thị, trung tâm logistics, cửa hàng tiện lợi, tự chọn... phát triển chưa nhiều, còn nhỏ bé về số lượng, quy mô và lực lượng kinh doanh…

Một số giải pháp phát triển thương mại, dịch vụ

Trong những năm tới, phát triển thương mại, dịch vụ cùng với công nghiệp sẽ tiếp tục là động lực chính đóng góp cho tăng trưởng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Trong đó, phấn đấu đến năm 2020 tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ đạt 34.800 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016 - 2020 đạt 15,7%; kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng bình quân 40%/năm. Về quản lý nhà nước, Sở Công Thương phối hợp với các Sở, ngành tham mưu Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh thực hiện tốt  một số nhiệm vụ, giải pháp chính sau:

Thứ nhất, triển khai phát triển thương mại, dịch vụ bảo đảm tính đồng bộ và phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Trong đó, phát triển thương mại nội địa kết hợp các loại hình thương mại truyền thống và thương mại hiện đại, phù hợp với từng địa bàn đô thị, nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Thứ hai, tập trung kêu gọi đầu tư xây dựng một số dự án có tính chất trọng tâm, trọng điểm, hỗ trợ tiêu thụ nông sản như: Chợ đầu mối, nhằm tăng khả năng tiếp cận giữa người bán và người mua, đẩy mạnh tiêu thụ nông sản một cách bền vững; sớm hoàn thành Trung tâm Logistics quốc tế thành phố Bắc Giang, nhằm hỗ trợ tạo thuận lợi cho lưu thông hàng hóa. Tiếp tục rà soát, dành quỹ đất cho xây dựng mạng lưới chợ, từng bước xóa bỏ chợ tạm, nâng cấp, chỉnh trang xây dựng các chợ trung tâm huyện, thành phố.

Thứ ba, tạo điều kiện phát triển và nâng cao chất lượng các dịch vụ thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp như tư vấn xây dựng chiến lược kinh doanh, chiến lược sản phẩm, ứng dụng khoa học công nghệ; tư vấn xây dựng, quản lý và quảng bá thương hiệu, áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế…

Thứ tư, khuyến khích khu vực doanh nghiệp FDI, các tập đoàn phân phối lớn liên doanh, liên kết với doanh nghiệp trong nước xây dựng và phát triển hệ thống phân phối hiện đại, từ đó tăng cường khả năng mở rộng thị trường ra thế giới cho các hàng hoá và dịch vụ có lợi thế của tỉnh. Xây dựng đề án xúc tiến thương mại theo hướng khai thác thị trường xuất khẩu mới như Mỹ, Canada, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Ấn Độ, Trung Đông…; xây dựng và phát triển bảo hộ thương hiệu cho các mặt hàng nông sản chủ lực, đặc trưng của tỉnh; tiếp tục đổi mới, sáng tạo trong xúc tiến thương mại [từng bước áp dụng các hình thức xúc tiến thương mại hiện đại như marketing điện tử, khuyến khích doanh nghiệp, cơ sở sản xuất các mặt hàng xuất khẩu xây dựng website nhằm quảng bá thương hiệu sản phẩm, xúc tiến thị trường]; hỗ trợ nâng cao năng lực cho doanh nghiệp, hợp tác xã về nghiên cứu thị trường; phát triển hệ thống phân phối hàng nông sản; tham gia hội chợ hàng nông sản cấp vùng và cấp miền, các hội nghị kết nối cung cầu hàng hóa; hỗ trợ tuyên truyền, quảng bá hàng nông sản của tỉnh trên các phương tiện truyền thông…

Thứ năm, đẩy mạnh phát triển các loại hình kinh doanh: Khuyến khích, hỗ trợ hoạt động thương mại, dịch vụ theo mô hình hợp tác xã, doanh nghiệp; mô hình chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Thúc đẩy hình thành các nhà phân phối chuyên nghiệp; hình thành hệ thống bán buôn, bán lẻ, phân bố hài hoà đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân; phát huy lợi thế so sánh của từng địa phương, đẩy mạnh liên kết sản xuất - thương mại, từng bước khắc phục những hạn chế, bất cập hiện nay. Triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu điện tử về sản phẩm và năng lực xuất khẩu của các doanh nghiệp và dự báo nhu cầu ở một số thị trường xuất khẩu trọng điểm đối với những sản phẩm xuất khẩu chủ lực, mũi nhọn trên địa bàn tỉnh. Qua đó, thu thập, tổng hợp và cung cấp thông tin thị trường trong và ngoài nước cho các doanh nghiệp địa phương./.

                                                                                                      Trần Quang Tấn - Giám đốc Sở Công Thương

Video liên quan

Chủ Đề