Điều trị rối loạn tiền đình như thế nào năm 2024

Để biết được đâu là thuốc điều trị rối loạn tiền đình tốt trước hết ta cần phải hiểu rõ về căn bệnh này. Hệ thống tiền đình được điều khiển bởi hệ thần kinh giúp giữ thăng bằng cho cơ thể khi di chuyển hoặc thực hiện các động tác như cúi người hay xoay người. Bệnh nhân bị rối loạn tiền đình thường dễ gặp tình trạng buồn nôn, nôn, chóng mặt và mất khả năng giữ thăng bằng.

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây rối loạn tiền đình và dưới đây là những đối tượng có nguy cơ cao mắc phải hội chứng này:

  • Nhân viên văn phòng thường ngồi làm việc trong phòng máy lạnh và tiếp xúc máy tính liên tục
  • Những bệnh nhân bị thoái hóa đốt sống cổ, dễ bị chèn ép vào động mạch và gây hạn chế lưu lượng máu lên não
  • Môi trường làm việc áp lực, căng thẳng, không gian làm việc chật hẹp và ồn ào

Tiền đình không phải là một bệnh lý nhẹ mà người bệnh có thể chủ quan, khi gặp phải các biểu hiện của bệnh hoặc nghi ngờ đang mắc phải căn bệnh này bạn nên tìm đến bệnh viện uy tín để thăm khám. Hệ thống đa khoa quốc tế Sài Gòn với nhiều năm hoạt động cùng với đội ngũ bác sĩ lành nghề sẽ đưa ra những biện pháp điều trị và phòng ngừa thích hợp nhất để bạn “chiến đấu” với căn bệnh này.

Tình trạng này thường xuất hiện với người làm văn phòng

Bất kể là dùng thuốc để chữa căn bệnh nào đi nữa, khi sử dụng thuốc, điều quan trọng nhất vẫn là tuân thủ theo quy định của bác sĩ. Dưới đây là các loại thuốc điều trị rối loạn tiền đình phổ biến nhất thường được kê cho bệnh nhân rối loạn tiền đình:

Nhóm thuốc kháng Histamin

Nhóm thuốc này giúp giảm triệu chứng như ù tai, hoa mắt, chóng mặt… liên quan đến rối loạn tiền đình, trong đó Cinnarizin là một trong những thuốc kháng histamin nhóm 1 được sử dụng phổ biến nhất. Tuy nhiên nhóm thuốc này thường có tác dụng phụ là rối loạn tiêu hóa và buồn ngủ, vậy nên hãy dùng thuốc sau khi ăn no và không dùng trước khi cần làm việc, di chuyển hay lái xe.

Nhóm thuốc làm ức chế Calci

Loại thuốc này hiệu quả trong việc kiểm soát chóng mặt và đau đầu, thường được dùng để điều trị rối loạn tiền đình, phổ biến nhất là Flunarizin. Tuy nhiên nó có thể gây buồn ngủ và ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa, hệ thần kinh và thậm chí tăng nguy cơ trầm cảm vậy nên cần phải cẩn trọng khi sử dụng thuốc này, đặc biệt đối với bệnh nhân Parkinson.

Nhóm thuốc điều trị chóng mặt, buồn nôn

Một nhóm thuốc hướng tâm thần khác được sử dụng để điều trị chóng mặt là Acetyl Leucin với khả năng giảm triệu chứng hoa mắt, chóng mặt và buồn nôn do rối loạn tiền đình. Tuy nhiên, thành phần có trong Acetyl Leucin có thể tương tác với các loại thuốc khác, vậy nên cần phải thông báo với bác sĩ những loại thuốc đang sử dụng để được tư vấn cụ thể, tránh các tác dụng phụ không mong muốn xảy ra.

Nhóm thuốc Benzodiazepines, hỗ trợ an thần

Các thuốc chứa piracetam và ginkor giloba dạng uống có thể được sử dụng để gia tăng lưu thông và tuần hoàn máu não. Nếu bị đau đầu, mệt mỏi và chóng mặt nhiều, thuốc tiêm như steroids và gentamicin cũng có thể giúp giảm triệu chứng khó chịu.

Các loại thuốc này hỗ trợ lưu thông tuần hoàn máu cho não

Nhóm thuốc hỗ trợ tăng tuần hoàn máu

Bên cạnh các loại thuốc điều trị rối loạn tiền đình đã được liệt kê trên thì nhóm thuốc Benzodiazepines như Lorazepam và Diazepam cũng được sử dụng để hỗ trợ an thần, giảm căng thẳng, lo lắng và xoa dịu chóng mặt do tiền đình. Tuy nhiên, cần hạn chế sử dụng lâu dài để tránh lệ thuộc và tác dụng phụ. Lưu ý, cần phải tham khảo qua ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc để tránh “tiền mất tật mang”.

Một số lưu ý khi điều trị hội chứng rối loạn tiền đình

Bên cạnh việc sử dụng thuốc điều trị rối loạn tiền đình thì để quá trình điều trị hiệu quả hơn, người bệnh cũng nên lưu ý thêm một số vấn đề dưới đây:

  • Chỉ uống thuốc sau khi đã ăn no, tránh gây kích ứng với dạ dày
  • Tránh uống rượu, bia và các chất kích thích trong quá trình điều trị
  • Phụ nữ mang thai, đang cho con bú, trẻ nhỏ hoặc những người có dị ứng với thành phần nào trong thuốc, cũng như những người lái xe hoặc vận hành máy móc, nên cẩn thận khi sử dụng thuốc điều trị rối loạn tiền đình
  • Ngoài việc sử dụng thuốc, bệnh nhân cũng cần duy trì lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống khoa học và thực hiện vận động trị liệu hợp lý để cải thiện tình trạng bệnh
  • Nếu xuất hiện các triệu chứng bất thường như đau đầu kèm chóng mặt đột ngột, khó nói, mất thị lực và thính lực, đau ngực, mất định hướng về không gian và thời gian thì hãy đến gặp bác sĩ ngay. Bởi vì đây có thể không chỉ đơn giản là dấu hiệu của rối loạn tiền đình mà còn có thể là tín hiệu cảnh báo cho những bệnh lý nghiêm trọng khác như bệnh tim mạch, đột quỵ hoặc Parkinson.
  • Để đảm bảo hiệu quả của việc sử dụng thuốc, hãy tuân theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu bạn gặp bất kỳ vấn đề nào trong quá trình dùng thuốc hãy đến các cơ sở y tế để kiểm tra.
  • Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, tránh xa thuốc lá và caffeine.
  • Cố gắng duy trì tư thế ngồi hay đi đứng chính xác, tránh cúi đầu quá sâu, ngửa cổ quá cao hay xoay người quá nhanh
    Khẩu phần ăn lành mạnh bồi bổ cho cơ thể

Một số câu hỏi thường gặp về thuốc điều trị rối loạn tiền đình

Liệu tôi có cần sử dụng thuốc điều trị rối loạn tiền đình?

Tùy vào tình trạng sức khỏe cũng như nguyên nhân gây bệnh mà mỗi người sẽ có phương pháp điều trị khác nhau. Bác sĩ chẩn đoán sẽ đưa ra đánh giá và chỉ định phù hợp.

Thuốc điều trị rối loạn tiền đình có tác dụng phụ không?

Một số loại thuốc điều trị rối loạn tiền đình có thể gây tác dụng phụ như buồn nôn, mệt mỏi hoặc chóng mặt. Tuy nhiên, tác dụng phụ này thường chỉ xuất hiện tạm thời và sẽ giảm sau khi cơ thể thích nghi với thuốc.

Tôi cần lưu ý điều gì khi sử dụng thuốc điều trị rối loạn tiền đình?

Điều quan trọng nhất khi sủ dụng thuốc là cần phải tuân thủ đúng liều lượng và thời gian sử dụng theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Nếu có bất kỳ tác dụng phụ hay thắc mắc nào thì hãy liên hệ ngay với hệ thống đa khoa Quốc tế Sài Gòn để được hỗ trợ và giải đáp cụ thể.

Chủ Đề