Di sản văn hóa phi vật thể ở hải phòng năm 2024

Lễ hội đền thờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm vừa được công nhận là một trong 250 Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Theo đó, từ 22 đến 24/12 tức ngày 27 đến 29/11 Âm lịch], Lễ hội đền thờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm năm 2019, kỷ niệm 434 năm ngày mất của ông [ngày 28/11 năm Ất Dậu 1585 - 28/11 năm Kỷ Hợi 2019] và đón nhận Quyết định Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đã diễn ra tại xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng. Lễ hội xuất phát từ việc kỷ niệm ngày mất của Danh nhân văn hóa Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, được tổ chức nhỏ trong phạm vi làng, xã, đến nay, lễ hội được tổ chức mở rộng, thành lễ hội cấp huyện, cấp thành phố, thu hút được sự quan tâm của người dân và du khách.

Lễ hội Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm diễn ra tháng 11 Âm lịch hàng năm

Trong 3 ngày, huyện Vĩnh Bảo tổ chức đan xen các hoạt động phần lễ và phần hội, trong đó chú trọng tổ chức phần lễ trang trọng, chu đáo hơn, với đầy đủ nghi lễ truyền thống, gồm: lễ mộc dục, lễ cáo yết, lễ rước văn, lễ dâng hương, lễ tạ...Đây là sự kiện văn hóa có ý nghĩa quan trọng, khẳng định vị trí đặc biệt quan trọng của vùng đất, con người Hải Phòng trong lịch sử đấu tranh dựng nước, giữ nước của dân tộc, trong đó có bậc kỳ tài, uyên bác, lỗi lạc, nhà thơ lớn, bậc hiền triết, nhà tiên tri đại tài, nhà giáo dục vĩ đại, bậc sư biểu, Danh nhân văn hóa Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Khu di tích quốc gia đặc biệt - Đền thờ Trang trình Nguyễn Bỉnh Khiêm

Hiện trên địa bàn thành phố Hải Phòng có 1.134 di tích. Trong đó, có 482 di tích được xếp hạng các cấp, gồm: 2 di tích quốc gia đặc biệt, 113 di tích quốc gia và 367 di tích thành phố,. Thành phố có 474 lễ hội với các loại hình và 6 lễ hội được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Việc đón nhận Quyết định Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia - Lễ hội Đền thờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm là niềm vinh dự, tự hào và ghi nhận đóng góp to lớn của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo và thành phố Hải Phòng trong công tác bảo vệ, giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa, lịch sử của dân tộc.

Hàng nghìn Nhân dân và du khách tham dự chương trình “Trình diễn Di sản văn hóa phi vật thể của thành phố Hải Phòng được UNESCO ghi danh”

[Haiphong.gov.vn] – Tối 14/5, tại Nhà Kèn, vườn hoa Nguyễn Du, Trung tâm Văn hóa – Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức chương trình “Trình diễn Di sản văn hóa phi vật thể của thành phố Hải Phòng được UNESCO ghi danh”. Chương trình thu hút hàng nghìn Nhân dân và du khách tham dự.

Các đồng chí lãnh đạo tặng hoa các nghệ nhân tham gia chương trình

Chương trình gồm 2 phần, phần I trình diễn các tiết mục Hát Ca trù gồm: “Hoa Phong lan”, “Đào Hồng, đào Tuyết”, “Dồn Đại Thạch”, “Màu xanh nước biếc”, hát múa “Bỏ Bộ” qua phần thể hiện của Nghệ nhân ưu tú Thu Hằng, Nghệ nhân ưu tú Hoàng Khoa, Ca nương Nguyễn Thị Thắm, Ca nương Hồng Ngọc, Ca nương Minh Anh và tốp múa.

Ca nương Nguyễn Thị Thắm và Tốp múa thể hiện tiết mục Hát Ca trù "Hoa Phong Lan"

Phần II chương trình trình diễn các tiết mục Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ của người Việt với các giá “Chúa Bà Cà Phê”, “Quan Lớn Đệ Tam”, “Chầu Bé Bắc Lệ”, “Ông Hoàng Bảy”, “Cô bé SaPa”, “Cậu bé Đồi Ngang” qua phần thể hiện của Nghệ nhân ưu tú Hoàng Gia Bổn, Nghệ nhân ưu tú Phạm Thị Đoan Trang, Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Sinh [Nguyễn Thị Thủy], Thanh đồng Trần Thanh Tùng, Thanh đồng Phạm Thị Bằng Ly.

Nghệ nhân ưu tú Hoàng Gia Bổn trình diễn giá "Cô bé Sapa"

Đây là 2 loại hình nghệ thuật độc đáo có ý nghĩa đặc biệt trong kho tàng lịch sử Việt Nam, gắn liền với lễ hội, phong tục, tín ngưỡng, tư tưởng triết lý sống của người Việt. Hai loại hình nghệ thuật độc đáo trên đã và đang góp phần quan trọng vào việc tạo ra sợi dây tinh thần liên kết các cộng đồng thực hành di sản, thúc đẩy sự khoan dung giữa các sắc tộc và tôn giáo, tương thích với các quy định về nhân quyền quốc tế và không có giới hạn về thực hành.

Chương trình có sự tham gia của nhiều ca nương trẻ tuổi

Với mục đích tôn vinh, quảng bá những giá trị Di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu của thành phố, chương trình đã góp phần ôn lại truyền thống, giáo dục, nâng cao trách nhiệm về bảo tồn và phát huy giá trị di sản cho các thế hệ về lòng yêu nước, tự hào đối với truyền thống văn hóa nghệ thuật của thành phố.

Chương trình thu hút hàng nghìn khán giả tham dự

Chương trình là một trong các sự kiện tiêu biểu chào mừng các ngày lễ lớn trong tháng 5/2023, kỷ niệm 68 năm Ngày giải phóng Hải Phòng và Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2023.

Một số hình ảnh tại chương trình:

Nghệ sĩ ưu tú Minh Tuấn và Nghệ sĩ Kim Oanh - Đoàn Cải lương Hải Phòng thể hiện tiết mục "Cô gái tưới đậu" chào mừng chương trình

Hải Phòng có bao nhiêu di sản văn hóa phi vật thể?

Theo Quyết định số 2740/QĐ-BVHTTDL ngày 30/9/2020 của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Lễ hội Bơi Trải Đền, Chùa Ngọ Dương-xã An Hòa, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Đâu là di sản văn hóa phi vật thể của Hải Dương?

Ngoài 2 lễ hội kể trên, đến nay Hải Dương đã có 9 lễ hội và nghệ thuật trình diễn dân gian được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia gồm các lễ hội: chùa Côn Sơn, đền Kiếp Bạc, đền Quát, đền - đình Sượt, đình Trịnh Xuyên, chùa Hào Xá; múa rối nước, hát trống quân và ca trù.

Hải Phòng có tượng gì?

Tượng đài nữ tướng Lê Chân được xem như biểu tượng của thành phố Hải Phòng, là một bức tượng đúc bằng đồng, cao 7,5m, nặng 19 tấn được đặt uy nghiêm trước trung tâm triển lãm để tưởng nhớ công lao của nữ tướng.

Hải Phòng có di tích lịch sử gì?

Khu di tích lịch sử Hải Phòng Bạch Đằng Giang..

Di tích lịch sử Hải Phòng Từ Lương Xâm..

Khu tưởng niệm Vương triều Mạc..

Quần thể Di tích lịch sử Hải Phòng – Danh thắng Tràng Kênh..

Khu di tích Núi Voi..

Đền thờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm..

Khu di tích lịch sử Hải Phòng: Đình Kim Sơn..

Chùa Dư Hàng - Di tích lịch sử văn hóa..

Chủ Đề