Đề thi văn vào lớp 10 năm 2006 hà nội

TTO - Tuổi Trẻ Online mời các bạn thí sinh xem gợi ý tham khảo phần giải đề thi môn Ngữ văn, kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2006-2007 tại TP.HCM.

Gợi ý bài giải môn Toán

Gợi ý bài giải môn tiếng Anh

  1. VĂN - TIẾNG VIỆT:

Đề 1:

Câu 1:

Học sinh chép lại nguyên văn khổ thơ đầu, bài thơ "Viếng lăng Bác"

Yêu cầu học sinh:

- Chép đúng khổ thơ đầu.

- Tránh sai:

+ Trật tự dòng thơ.

+ Từ, chính tả.

+ Dấu câu.

- Tránh thiếu tên tác giả, tác phẩm.

Câu 2:

Yêu cầu học sinh:

- Viết một đoạn văn, số câu từ 5 câu đến 7 câu.

- Nội dung: học sinh tự chọn chủ đề, có thể làm những chủ đề: quê hương, bạn bè, học tập...

- Trong đọan văn, có sử dụng 2 phép liên kết câu đã học.

Có thể sử dụng 2 phép liên kết trong số các biện pháp liên kết:

+ Phép thế.

+ Phép nối.

+ Phép lặp từ ngữ.

+ Phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng.

- Học sinh phải xác định được 2 phép liên kết đã sử dụng trong đọan văn vừa viết [có thể bằng gạch chân hoặc ghi chú những phương tiện liên kết].

Đề 2:

Câu 1:

Học sinh cần nêu được 3 tên tác phẩm đã học trong chương trình lớp 9, có nội dung viết về người lính Cách mạng:

Gợi ý:

- "Đồng chí" [Chính Hữu]

- "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" [Phạm Tiến Duật]

- "Chiếc lược ngà" [Nguyễn Quang Sáng]

...

Câu 2:

Yêu cầu học sinh:

- Viết một đoạn văn, số câu từ 5 đến 7 câu.

- Nội dung: Học sinh có thể tự chọn chủ đề gần gũi , thân thiết trong cuộc sống.

- Đoạn văn có chứa 2 thành phần biệt lập [trong số 4 thành phần biệt lập đã học]:

+ Thành phần tình thái.

+ Thành phần cảm thán.

+ Thành phần gọi – đáp.

+ Thành phần phụ chú.

- Học sinh phải gạch chân xác định 2 thành phần biệt lập trong đoạn văn đã viết

  1. LÀM VĂN:

Cảm nhận của em về bài thơ "Sang thu" của Hữu Thỉnh.

  1. Yêu cầu về kỹ năng:

1. Phương pháp: biết cảm nhận kết hợp nghệ thuật - nội dung.

2. Bố cục bài làm chặt chẽ.

3. Diễn đạt tốt, có cảm xúc chân thành.

II. Yêu cầu về kiến thức:

1. Mở bài:

Giới thiệu được bài thơ "Sang thu" của Hữu Thỉnh và nêu cảm nhận, ý kiến khái quát .

[Gợi ý: bài thơ biểu hiện những cảm xúc tinh tế của nhà thơ khi đất trời chuyển từ mùa hạ sang thu. Chỉ với 3 khổ thơ 5 chữ nhưng những cảm nhận, những hình ảnh và sức gợi của bài thơ lại hết sức mới mẻ].

2. Thân bài:

Học sinh có thể trình bày cảm nhận nghệ thuật và nội dung bài thơ qua ngôn từ, hình ảnh... cụ thể:

  1. Khổ 1:

Những cảm nhận tinh tế bất ngờ:

Không có lá rụng của thơ xưa, không có màu vàng như trong "Thơ mới", tác giả cảm nhận mùa thu rất riêng, rất mới, bằng sự rung động tinh tế.

* Khứu giác [hương ổi] - xúc giác [gió se] - cảm nhận thị giác [sương chùng chình qua ngõ] --- cảm nhận của lý trí [hình như thu đã về].

* Tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuângqua các từ “bỗng”, “hình như".

--- Tác giả thực sự yêu mùa thu, yêu làng quê, gắn bó với quê hương mới có cảm nhận tinh tế như vậy.

  1. Khổ 2:

Từ cảm nhận của các giác quan, cảm xúc của tác giả về mùa thu dần hòa vào cảnh vật chung quanh.

Sự vật ở thời điểm giao mùa hạ - thu đã bắt đầu chuyển đổi: sông "dềnh dàng" - chim "bắt đầu vội vã", đám mây mùa hạ "vắt nửa mình sang thu".

Hai khổ thơ đầu, các từ ngữ "chùng chình", "dềnh dàng", "vội vã", "vắt nửa mình" vốn là những từ ngữ dùng để chỉ trạng thái, tính chất của người được tác giả dùng để chỉ miêu tả thiên nhiên, vì thế cảnh vật trở nên sống động có hồn.

  1. Khổ 3:

Cảm nhận về thời điểm giao mùa dần đi vào lý trí.

Hai dòng thơ cuối bài cần hiểu với hai tầng nghĩa.

Hình ảnh tả thực "mưa, nắng, sấm" nhưng gợi cho ta liên tưởng đến một tầng ý nghĩa khác - ý nghĩa về con người và cuộc sống.

Tóm lại:

- Nghệ thuật: bài thơ hấp dẫn bởi những từ ngữ gợi cảm, gợi nhiếu về cảnh về tình. Nhân hóa làm cho cảnh vật có hồn, gần gũi với cuộc sống.

  • 1. VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI --- KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM NĂM HỌC 2006 - 2007 Môn thi: NGỮ VĂN Ngày thi: 16 tháng 6 năm 2006 Thời gian làm bài: 120 phút Phần I: [3 điểm] Trong tác phẩm Chiếc lược ngà, ghi lại cảnh chia tay của cha con ông Sáu, nhà văn Nguyễn Quang Sáng viết: Nhìn cảnh ấy, bà con xung quanh có người không cầm được nước mắt, còn tôi bỗng thấy khó thở như có bàn tay ai nắm lấy trái tim tôi. [Sách Ngữ văn 9, tập một - NXB Giáo dục 2005, tr. 199] Câu 1: Vì sao khi chứng kiến giây phút này, bà con xung quanh và nhân vật tôi lại có cảm xúc như vậy? Câu 2: Người kể chuyện ở đây là ai? Cách chọn vai kể ấy góp phần như thế nào để tạo nên sự thành công của Chiếc lược ngà? Câu 3: Kể tên hai tác phẩm khác viết về đề tài cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc ta mà em đã được học trong chương trình Ngữ văn 9 và ghi rõ tên tác giả. Phần II [7 điểm] Bài thơ Cành phong lan bể của Chế Lan Viên có câu: Con cá song cầm đuốc dẫn thơ về… Bài Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận cũng có một câu thơ giàu hình ảnh tương tự. ĐỀ CHÍNH THỨC
  • 2. hãy chép chính xác khổ thơ có câu thơ đó theo sách Ngữ văn 9 và cho biết hoàn cảnh ra đời của bài thơ. Câu 2: Con cá song và ngọn đuốc là những sự vật vốn khác nhau trong thực tế nhưng nhà thơ Huy Cận lại có một sự liên tưởng hợp lí. Vì sao vậy? Câu thơ của ông giúp người đọc hiểu thêm những gì về thiên nhiên và tài quan sát của nhà thơ? Câu 3: Dưới đây là câu chủ đề cho một đoạn văn trình bày cảm nhận về khổ thư được chép theo yêu cầu ở câu 1: Chỉ với bốn câu thơ, Huy Cận đã cho ta thấy một bức tranh kì thú về sự giàu có và đẹp đẽ của biển cả quê hương; Em hãy viết tiếp khoảng 8 đến 10 câu để hoàn chỉnh đoạn văn theo phép lập luận diễn dịch, trong đó có một câu ghép và một câu có thành phần tình thái. GỢI Ý TRẢ LỜI Phần I Câu 1 Chép chính xác khổ thơ [chép sai hoặc thiếu 1 câu trừ O,25đ] 1,0 đ Nêu đúng hoàn cảnh ra đời: năm 1958 , trong chuyến đi thực tế ở Quảng Ninh 0,5 đ Câu 2 Vì: trong thực tế cá song có thân dài nhiều chấm, vạch màu đen hồng nên dưới ánh trăng chúng bơi lội trông như rước đuốc 0,5 đ - Hiểu thêm được : + Thiên nhiên biển cả đẹp huyền ảo" lung linh như đêm hội . . . 0,5 đ + Tài quan sát tinh tế và trí tưởng tượng bay bổng....của nhà thơ 0,5 đ Câu 3 A.Hình thức: -Đoạn diễn dịch 0,5 đ -8 đến 10 câu 0,5 đ -Câu ghép 0,25 đ -Thành phần tình thái 0,25 đ B.Nội dung: -Biển cả giàu có : Cảnh của đêm trăng trên biển lung linh lấp lánh với hình ảnh nhiều màu sắc của các loài cá : “cá nhụ, cá chim, cá đé, cá song”. Một loạt những hình ảnh liệt kê góp phần diễn tả sự giàu có của biển cả nước ta. 0,5 đ -Không chỉ giàu, biển cả quê hương còn đẹp: +Hình ảnh ẩn dụ độc đáo “cá song lấp lánh đuốc đen hồng”: cá song có các chấm màu đen và hồng trên thân từ đó tác giả liên tưởng tới ngọn đuốc đang lấp lánh [ánh sáng phản chiếu khi mờ khi tỏ] rất sinh động, đẹp mắt, có cảm tưởng đàn cá đang mở hội rước đuốc nghênh đón người ngư dân. 0,5 đ
  • 3. song đã phản chiếu ánh trăng rất đặc biệt “trăng vàng chóe” [màu vàng rất tươi và rực lên] chẳng khác chi mặt trời của đêm, dưới ánh trăng kỳ diệu ấy, biển hiện lên với tất cả vẻ đẹp thần tiên. 0,5 đ +Chứng kiến cảnh đẹp ấy, tâm hồn người ngư dân ngây ngất, anh nhìn thấy mà như mơ mộng “cái đuôi em quẫy”: dưới ánh trăng kỳ diệu, cá đã biến thành em [nhân hóa] một cách gọi thân mật gợi liên tưởng tới những thiếu nữ đáng yêu, những nàng tiên kiều diễm. “Những nàng tiên cá” đang quẫy cái đuôi như thể đang trình diễn một điệu múa cuồng nhiệt, mê say quyến rũ người dân chài. 0,5 đ +“Đêm thở : sao lùa nước Hạ Long” : biển đêm đang sống “Đêm thở”, những gợn sóng biển cho tác giả sự tưởng tượng ấy, chỉ có điều sóng thực thì do gió còn trong thơ sóng do ánh sao lùa [nhân hóa], cũng có thể hiểu sóng biển phản chiếu ánh trăng sao trông như dải ngân hà đang chuyển động, đặt trong không gian vịnh Hạ Long, cảnh càng thêm đẹp. 0,5 đ Phần II Câu 1 - Hoàn cảnh trớ trêu, éo le và sự hi sinh mà ông Sáu phải chịu đựng 0,5 đ - Tình cảm mãnh liệt của bé Thu với người cha 0,5 đ Câu 2 Người kể chuyện là ông Ba, người bạn chiến đấu thân thiết của ông Sáu 0,5 đ - Tác dụng của cách chọn vai kể: + Làm câu chuyện trở nên khách quan đáng tin cậy, người kể có thể đồng cảm, chia sẻ với các nhân vật 0,5 đ + Chủ động điều chỉnh nhịp kể và xen vào những suy nghĩ bình luận 0,5 đ Câu 3.Học sinh nêu đúng tên của hai tác phẩm và hai tác giả : Đồng chí [Chính Hữu], Bài thơ và tiểu đội xe không kính [Phạm Tiến Duật] 0,5 đ ______________________________________________________________ MỜI THẦY CÔ VÀ CÁC BẠN TẢI GIÁO ÁN NÀY HAY CÁC TÀI LIỆU CHO GIẢNG DẠY TIẾNG ANH KHÁC TẠI TRANG

Chủ Đề