Bài hát lên ngàn của tác giả nào

Nếu như có một bài ca cách mạng nào được hát lên trong một chương trình lễ hội trang trọng hay đơn giản là một buổi tụ họp karaoke của bạn bè, gia đình mà vẫn phù hợp và làm rung động lòng người nghe thì đó chính là bản “Tình ca” của vị nhạc sĩ anh hùng Hoàng Việt.

Nhạc sĩ Hoàng Việt và vợ.

Ngoài “Tình ca”, nhạc sĩ Hoàng Việt còn là tác giả của những ca khúc cách mạng nổi tiếng khác như: Lá xanh, Nhạc rừng, Lên ngàn. Nhưng ít ai biết rằng, ông đã anh dũng hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ, chấm dứt con đường sáng tác của mình khi còn rất trẻ. Di ảnh của ông gắn với dòng ghi chú: Nhạc sĩ Hoàng Việt [1928 - 1967]; Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 1996; Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân năm 2011.

Như vậy, chỉ với 39 tuổi đời, Hoàng Việt đã kịp có những đóng góp lớn lao trong cả hai vai trò nghệ sĩ và chiến sĩ. Các tác phẩm của ông cũng lưu dấu trong kho tàng âm nhạc Việt Nam cả ở thanh và khí nhạc. Ông là người đầu tiên đặt nền móng cho nhạc giao hưởng Việt Nam, còn về ca khúc, ông cũng tạo được dấu ấn cả trong dòng nhạc xưa trữ tình lẫn dòng nhạc đỏ hào hùng.

Nhạc sĩ Hoàng Việt có quê nội ở phường Kim Dinh, TP. Bà Rịa ngày nay, quê ngoại ông ở xã An Hữu, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang nhưng ông lại được sinh ra, lớn lên và sớm thành danh tại Sài Gòn. Nhiều người đã rất ngạc nhiên khi biết nhạc sĩ Lê Trực với các ca khúc mang âm hưởng bolero được người dân Sài Gòn xưa rất mực yêu thích như: Tiếng còi trong sương đêm, Chim lạc đàn, Tàn một mùa Thu, Nghệ sĩ vô danh, Biệt đô thành… cũng chính là nhạc sĩ của những ca khúc: Lá xanh, Nhạc rừng, Lên ngàn, Tình ca sau này...

Nếu như Lá xanh [1950], có nhạc điệu và ca từ khỏe mạnh tươi trẻ, sôi nổi, giục giã gợi lên không khí hào hùng, có tác dụng cổ vũ thanh niên Nam Bộ hăng hái đầu quân giết giặc thì Nhạc rừng [1952] lại trong sáng, rộn ràng nhộn nhịp những âm thanh của rừng xanh. Tiếng chim, tiếng ve, tiếng gió, tiếng nước, tiếng lá rơi và nhất là tiếng cười, hát vui vẻ hồn nhiên của người chiến sĩ khiến quân, dân Nam Bộ cảm thấy tinh thần hăng hái, lạc quan hơn trong cuộc chiến chống giặc thù. Lên ngàn là bài hát được sáng tác trong hoàn cảnh thực tế khắc nghiệt khi trận bão lụt lớn tại miền Đông năm 1953 khiến “Nước ngập, đồng xanh, lúa chết/Gió mưa sụp đổ mái nhà/Bao nhiêu gia đình tan hoang/Đau thương lệ rơi chứa chan”. Thế nhưng, giai điệu bài hát lại vút lên những âm thanh mượt mà, trong trẻo và sự tin tưởng, lạc quan vẫn lặp lại ở điệp khúc”... Kháng chiến nhất quyết thành công/Mai này kháng chiến thành công/Anh về… em thỏa… ước mong”.

Như nhiều cán bộ, chiến sĩ miền Nam khác, năm 1954, Hoàng Việt tập kết ra Bắc, để lại mẹ già, vợ trẻ, con thơ nơi quê nhà với hy vọng 2 năm sau sẽ đoàn viên. Tuy nhiên, Hiệp định Geneve bị vi phạm, Bắc-Nam chia cắt không biết ngày nào gặp lại. Nỗi nhớ thương, lo lắng khắc khoải cùng niềm tin yêu, hy vọng, khát khao luôn túc trực trong tim những người con xa quê như Hoàng Việt. Trong thời điểm đó, vào một đêm Xuân năm 1957, nhạc sĩ nhận được thư nhà. Lá thư đã đi một vòng rất xa, qua cả Pháp rồi mới đến được tay người nhận. Bao cảm xúc dồn nén dữ dội bấy lâu đột ngột trào dâng thành những lời ca chân thành, mãnh liệt trong bản Tình ca: “Khi hát lên tiếng ca gửi về người yêu quê ta/Ta át tiếng gió mưa thét gào cuộn dâng phong ba/Em ơi! nghe chăng lời trái tim vọng ra/… Giữ lấy đức tin bền vững em ơi/Giữ lấy trái tim đòi sống yêu đời/Làm một bản tình ca dâng cả bao người”.

Tình ca - ca khúc nổi tiếng nhất của người nhạc sĩ tài năng đã ra đời như một lá thư đặc biệt gửi tới những người thân yêu phương xa. Bài hát, qua bút pháp lãng mạn và tài hoa của Hoàng Việt đã từ một bản tình ca riêng tư trở thành một bản anh hùng ca trữ tình đặc sắc chung cho mọi người dân Việt khi thể hiện nhuần nhuyễn và mãnh liệt những tình cảm thiêng liêng nhất của mỗi con người từ tình yêu đôi lứa, tình yêu đất nước, nỗi nhớ gia đình, nỗi nhớ quê hương, sự đau buồn, lo lắng và cả nỗi phẫn uất căm thù giặc. Nhưng trên hết và xuyên suốt bài hát vẫn là tình yêu, niềm tin và niềm khát khao hy vọng. Tất cả đã làm thành một bản tình ca đặc biệt cuốn hút làm rung động triệu con tim.

Trong một bức ảnh gửi về cho bạn bè từ nước ngoài, nhạc sĩ Hoàng Việt có ghi: “Cho đến chết mới hết sáng tác cho đời” và nhạc sĩ đã sống đúng với tinh thần đó khi xung phong vào Nam chiến đấu và hy sinh vào ngày cuối cùng của năm 1967. Thân xác ông dưới mưa bom bão đạn đã hòa tan vào đất ngay khi vừa ngã xuống như rất nhiều người chiến sĩ khác. Chỉ có bản Tình ca với sức chinh phục vô song và khả năng thức tỉnh, nâng mọi tâm hồn vươn đến những điều cao đẹp, thánh thiện là vẫn được ngân lên mọi lúc, mọi nơi mãi đến mai sau.

Trảng Còng, miền quá khứ đã mất dấu lâu rồi. Như chạnh lòng về tâm sự của ông Mười Thương, chúng tôi quyết định lên đường tìm về địa danh Trảng Còng năm xưa, tìm về cội nguồn khúc nhạc lịch sử theo năm tháng đi suốt đến ngày hôm nay để hiểu thêm về cuộc chiến đấu gian khổ của cha anh và để tri ân người nhạc sĩ vang bóng một thời.

Bài ca ngược dòng nước lũ

Đúng như lời anh hùng Mười Thương tâm sự, chúng tôi tìm về xã Phước Vinh [Châu Thành – Tây Ninh], nơi ngày xưa từng là căn cứ kháng chiến của cách mạng Tây Ninh và một phần miền Đông Nam bộ. Sau trận mưa rào, con đường đất đỏ trở nên mềm dẻo, hơi đất bốc lên nồng nặc nhưng lại làm dịu cơn nắng cháy nhiều ngày. Trảng Còng quả thật đã tắt lịm từ bao giờ. Chúng tôi vào UBND xã Phước Vinh hỏi những cựu chiến binh thuộc hàng lão làng nhưng người thì xua tay không biết người thì ngờ ngợ ở đâu đó không rõ. Thế rồi, một cán bộ “già cỗi” nhất chỉ chúng tôi chạy xe vào tít trong rừng cao su cách chừng chục cây số rồi hỏi thăm tiếp. Sự mịt mờ của người chỉ khiến chúng tôi như mò kim đáy bể. Nhưng cũng chẳng còn cách nào khác là đi tiếp và hỏi. May thay, gặp Bí thư ấp 1 Đinh Văn Hòa, chúng tôi như mở cờ trong bụng. Hỏi về Trảng Còng, ông ngớ ra giây lát rồi à lên một tiếng: “Tên này bây giờ không ai gọi nữa đâu. Mấy chục năm nay, làm gì còn cây Còng nào nữa ở cái Trảng này. Gọi là Trảng cao su thì đúng hơn”.

Theo hướng cua tay của ông Hòa, chúng tôi phóng tầm mắt ra phía trước mặt. Đó là bạt ngàn cao su đang ở độ tuổi 20. Thật tiếc là chúng tôi chưa bao giờ được nhìn thấy cây Còng nó hình thù ra sao. Nghe ông Hòa mô tả thì cũng chỉ hình dung một cách trừu tượng chứ thực ra không thể định hình được. Ngày đó người ta gọi là Trảng Còng vì toàn bộ Trảng là những cây Còng dày đặc. Một loại cây sinh trưởng mạnh, nhanh. Thân cây lâu năm to hơn vòng tay người ôm, gỗ cây dẻo, dễ uốn nên gỗ Còng có rất nhiều công dụng: Nhỏ thì làm cán dao, cán rựa, làm cột chuồng trâu, bò, gà, lợn. Lớn thì xẻ ra uốn cong làm bồ chứa thóc, gạo.

Bộ đội, nhân dân khai hoang đất ở Trảng Còng và những Trảng xung quanh sản xuất lương thực tự phục vụ cho mình và cho cách mạng. Chủ trương của ta là không khai hoang trắng mà để những vùng rậm rạp làm nơi sơ tán, ẩn nấp khi giặc càn tới. Đất Trảng Còng rất màu mỡ, bộ đội ta trồng hoa màu, xạ lúa. Cặp bìa rừng nơi gần sông suối là những trại chăn nuôi heo, gà, bò… vì thế mà công tác tăng gia sản xuất đã cung ứng một lượng thực phẩm lớn cho cách mạng.

Nơi ông Đinh Văn hòa đứng chính là Trảng Còng năm xưa.

Mùa mưa năm 1952, một trận bão lớn kèm theo mưa liên tục nhiều ngày đổ trực tiếp xuống vùng Tây Ninh. Mưa gió bão bùng, sấm chớp giật nổ đùng đùng khiến cho nhà cửa, cây cối sập đổ. Lương thực hoa màu bị gió bão quần nát, heo gà chết trôi bồng bềnh trên mặt nước.

Cùng lúc đó, nước sông Vàm Cỏ Đông mỗi lúc một dâng cao, chẳng mấy chốc mà vút lên tận nóc nhà. Nhân dân hò nhau trèo hết lên ngọn cây tránh nước. Tiếng xoong chảo khua vào nhau inh ỏi cầu viện. Những ruộng lúa đang trổ hạt sắp đến ngày gặt bị ngập sâu trong nước. Bộ đội tiếc quá bảo nhau lặn ngụp kiểm tra thì thấy hạt vẫn cứng chắc, lòng khấp khởi nhưng vài ngày sau, toàn bộ số lúa ấy đã úng thối hết. Mực nước sông không ngừng lên, có nơi cao tới 4 mét. Quốc lộ 22 bị tắc nghẽn, xe không qua được. Tất cả hàng hóa chi viện từ ngoài vào phải chuyển bằng thuyền. Khi nước rút dần, bộ đội dầm mình dưới nước cố gắng thu hoạch lúa và hoa màu chưa bị thối úng cho nhân dân.

Hòa mình vào cuộc chiến, sống trong gian khổ cùng nhân dân, nhạc sĩ Hoàng Việt coi mình như một phần không thể thiếu trong khoảng thời gian ông ở Trảng Còng phục vụ văn nghệ cho bộ đội và nhân dân. Vừa từ Đức Hòa [Long An] về, Hoàng Việt chứng kiến cảnh người dân vật lộn với nước dữ vớt vát lúa khoai mà nặng lòng. Ông nói với người bạn tâm giao, nhà thơ Bảo Định Giang hãy về trước để một mình ông ở lại. Hoàng Việt đi men theo dòng sông chảy xiết, nhìn thấy những người phụ nữ còng lưng chèo thuyền, cảm xúc tràn về.

Những ruộng lúa của bộ đội thì không có ai thu hoạch nên vợ bộ đội chính là nhân công chủ chốt. Các chị miệt mài chèo thuyền ngược dòng nước rút trên sông Vàm Cỏ Đông lên Trảng Còng gặt lúa trong nước. “Em đi cắt lúa trên ngàn rẫy trên ngàn nắng chiều chang chang/ Đường đi nước ngập mênh mang/ bàn chân giẫm gai lòng không thở than…”. Sự hy sinh, chịu đựng gian khổ của các chị trở thành hình ảnh đẹp nhất trong ca khúc. Mồ hôi thấm đẫm hòa cùng dòng nước xiết nhưng không cản được mái chèo lên rẫy của các chị. Sự cần cù, lam lũ của những người vợ bộ đội trong thời điểm này khiến người nhạc sĩ có một xúc cảm mạnh mẽ. Ngay ngày hôm đó, bên cánh võng giữa rừng, Hoàng Việt đã hát những lời ca tha thiết, chân thực xuất phát từ tận đáy lòng cho bạn nghe. Người bạn của ông nghe xong không cầm nổi cảm xúc, Bảo Định Giang đã khóc nức nở.

Trảng Còng chỉ còn trong câu hát

Ông Hòa kể thêm: “Hồi ấy, tôi chỉ mới 5 tuổi thôi, cha tôi đi làm cách mạng không về được còn mẹ dẫn anh em chúng tôi chạy lên tận đỉnh đồi cao nhất lánh nạn. Mưa bão mịt mù dài dằng dặc ngỡ như cả cuộc đời vậy. Cây to bục rễ trôi ngổn ngang trên mặt nước. Khắp vùng Phước Vinh khi ấy là một biển nước mênh mông, trắng xóa. Chúng tôi dầm mưa khóc lả đi vì đói. Đó là trận lụt khủng khiếp nhất, kinh hoàng nhất trong đời tôi từng thấy”.

Ông Hòa dẫn chúng tôi xuyên rừng cao su đi tìm Trảng Còng năm xưa. Cả một vùng đất nhiều trảng, gò, ụ nay đã được san phẳng lỳ. Quả thật rất khó để nhận ra địa danh lịch sử ấy mặc dù đó là nơi rất nổi tiếng trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của phong trào cách mạng miền Đông Nam bộ. Con suối ngày xưa “mở đường” cho cơn lũ tràn về nay cũng chỉ còn một rãnh nhỏ như con mương. Không một tấc đất bỏ hoang, không một cây rừng còn tồn tại. Tất cả đã được con người tận dụng đến mức tối đa cho cây trồng mang lại lợi nhuận kinh tế. Nhà dân đã vào tận nơi, hơi thở cuộc sống dồn dập ngay sát Trảng Còng này rồi.

Một con đường lộ cấp phối thênh thang chạy thẳng vào, đường điện cũng đã sáng. Sự thay da đổi thịt như cuộc lột xác vùng đất “lên ngàn” năm xưa. “Kháng chiến nhất quyết thành công, anh về em thỏa ước mong”. Sự thật đã thành sự thật. Giọt mồ hôi đã tan chảy vào từng thớ đất, hình tượng người phụ nữ “cắt lúa trên ngàn” nay chỉ còn trong ca khúc.

Ông Bí thư chi bộ ấp thừa nhận thực tế rằng: “Trảng Còng đã chính thức bị xóa sổ ở chính vùng đất của nó, nơi khởi nguồn cho một ca khúc nổi tiếng đến tận ngày hôm nay. Thế hệ chúng tôi trưởng thành trong thời kỳ chống Mỹ sau này nhưng mấy anh em vẫn hay hát “Lên ngàn”. Mỗi khi hát lên, âm hưởng của ca khúc có sức thúc giục mạnh mẽ, bản thân tôi cảm thấy thân thương nơi mình đang sống vô cùng. Tình cảm với nhân dân, đồng chí đồng đội cũng vì thế mà mặn nồng hơn. Sau giải phóng, tôi cứ bám riết lấy vùng đất này. Nó như một phần máu thịt của tôi”.

Ông Hòa còn nhắc chúng tôi một câu nghe thật nặng lòng: “Từ nay nếu muốn hỏi về Trảng Còng thì tìm những người cựu chiến binh đã từng chiến đấu ở đây mà hỏi. Đừng hỏi những người trẻ thậm chí cả cán bộ đương thời họ cũng không biết đâu”.

Rời Trảng Còng khi bóng tối tràn về, phía sau lưng chúng tôi nghe văng vẳng lời hát suông của người cựu binh già: “nước ngập đồng xanh lúa chết/ gió mưa sập đổ mái nhà/ bao nhiêu gia đình tan hoang/ đau thương lệ rơi chứa chan…”. Lòng lữ khách mang một nỗi buồn man mác về một di tích lịch sử bị bỏ quên. Dù Trảng Còng không còn Còng nữa nhưng Trảng Còng từng là địa danh lịch sử gắn với cả một thời kỳ cách mạng gian khổ, kiên cường của nhân dân Tây Ninh. Trảng Còng không chỉ gắn liền với ca khúc “Lên ngàn” đã và đang sống suốt mấy thập kỷ qua mà nơi ấy còn thấm cả máu của những người lính đã ngã xuống cho độc lập dân tộc. Thiết nghĩ, cần có một hành động thiết thực để tưởng nhớ và tri ân họ ngay tại Trảng Còng này.

Người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh

Năm 1954, Hoàng Việt tập kết ra Bắc sau đó vào học trường Âm nhạc Việt Nam trên đất Bắc. Với nỗi nhớ quê hương miền Nam trào dâng, tại đây ông đã sáng tác những bài tình ca bất diệt để lại cho đời. Năm 1965, sau khi trình diễn báo cáo bản giao hưởng tại Nhà hát Lớn Hà Nội, ông xin được trở lại chiến trường miền Nam để tham gia công cuộc kháng chiến cùng nhân dân. Những ngày cuối cùng của năm 1967, trong một cuộc tấn công của quân Mỹ bằng máy bay và hỏa tiễn, Hoàng Việt đã hy sinh ngay bên dòng kinh quê mẹ ở Cái Bè – Tiền Giang. Người nhạc sĩ - chiến sĩ tài hoa, gan dạ ấy đã hy sinh khi tuổi đời mới 39 để lại phía sau ông cả một sự nghiệp âm nhạc bất hủ.

Trận thiên tai lịch sử năm Thìn [1952] đã làm hư hỏng 90% ruộng lúa, hoa màu. 40% nương rẫy bị thất thu. Những vựa thóc lớn của Tây Ninh như Trảng Bàng bị thất thu tới 70%. 220 ngôi nhà bị sập, 92 người chết và bị thương. Nạn đói bao trùm khắp nơi. Người dân lên rừng đào củ mài, củ nâu, kiếm măng tre, hái rau ăn chống đói.

Chủ Đề