Đề thi ngân hàng chính sách xã hội 2014

Nhìn lại sau 05 năm triển khai thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW tại huyện Thanh Bình, các cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương các cấp nhận thức rõ hơn về vai trò, vị trí của hoạt động tín dụng chính sách xã hội trong việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, giải quyết việc làm, xây dựng nông thôn mới, bảo đảm an sinh xã hội của địa phương

Nhìn lại sau 05 năm triển khai thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW tại huyện Thanh Bình, các cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương các cấp nhận thức rõ hơn về vai trò, vị trí của hoạt động tín dụng chính sách xã hội trong việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, giải quyết việc làm, xây dựng nông thôn mới, bảo đảm an sinh xã hội của địa phương; thường xuyên quan tâm, chỉ đạo đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội, coi đây là một trong những nhiệm vụ trong chương trình và kế hoạch hoạt động thường xuyên của cấp ủy địa phương. Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn đã tạo điều kiện thuận lợi tại 13 điểm giao dịch xã  để NHCSXH công khai thông tin tín dụng chính sách, hòm thư góp ý, email, điện thoại đường dây nóng tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và khách hàng giao dịch, theo dõi, giám sát hoạt động của NHCSXH; quan tâm tạo điều kiện về địa điểm làm việc an toàn thuận lợi ngay trong khuôn viên trụ sở UBND các xã, thị trấn. Thực hiện Công văn số 1423/VPCP ngày 2/3/2015 của Văn phòng Chính phủ về việc bổ sung Chủ tịch UBND cấp xã vào Thành viên Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH cấp huyện. Uỷ ban nhân dân huyện có văn bản chỉ đạo số 394/VP-HC ngày 07/04/2015 về việc bổ sung Chủ tịch UBND cấp xã BĐD HĐQT NHCSXH cấp huyện. Từ đó đến nay chất lượng hoạt động của BĐD HĐQT Ngân hàng CSXH huyện được nâng lên, cụ thể: Chủ tịch UBND các xã, thị trấn là thành viên Ban đại diện huyện đã bố trí thời gian dự họp giao ban giữa Phòng giao dịch NHCSXH với các tổ chức Hội nhận ủy thác và Tổ trưởng Tổ Tiết kiệm và vay vốn để nắm bắt các chủ trương chính sách cũng như tình hình hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn, qua đó đề ra các biện pháp xử lý kịp thời. Đến ngày 31/7/2019, tổng dư nợ của Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Thanh Bình đạt trên 277 tỷ đồng, với hơn 15 nghìn khách hàng còn dư nợ, trong đó dư nợ chương trình cho vay Hổ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm của ngân sách huyện chuyển sang trên 4 tỷ đồng. Các dự án khởi nghiệp của huyện được tiếp cận nguồn vốn đã giúp cho Đoàn viên, Hội viên phát triển các dự án một cách hiệu quả.

Các sản phẩm khởi nghiệp của huyện

Chị Nguyễn Thị Ngoa – Chủ cơ sở Đậu phộng rang tỏi ớt Nguyệt Dương- Hội viên Hội phụ nữ xã Bình Thành được hỗ trợ vay vốn 50 triệu đồng từ nguồn vốn của ngân sách huyện. Được tiếp cận nguồn vốn, chị Ngoa đã mạnh dạn đầu tư thêm máy đóng nắp hộp, máy kéo màng bọc, máy sấy đậu, từ đó việc sản xuất của cơ sở chị từng bước theo hướng công nghiệp và chuyên nghiệp hơn, sản phẩm sản xuất bắt mắt hơn, mặt hàng bán được nhiều hơn. Dự án của chị Ngoa đã tạo được việc làm cho ba chị phụ nữ trong ấp Bình Chánh xã Bình Thành có được việc làm ổn định.

Sản phẩm của Cơ sở đậu phộng rang tỏi ớt Nguyệt Dương

Anh Trần Anh Tuấn- Chủ cơ sở Bánh đa Tuấn Khanh- Đoàn viên xã Đoàn xã  Bình Thành được hỗ trợ vay vốn 50 triệu đồng, anh Tuấn đã đầu tư vào hệ thống lò nướng bánh trên 50 khuôn bánh, đã  giúp cho bốn lao động trong ấp Bình Trung xã Bình Thành có thu nhập ổn định. Sản phẩm của cơ sở phân phối trong và ngoài tỉnh Đồng Tháp góp phần phát triển kinh tế của huyện.

Anh Nguyễn Văn Sơn – là hội viên hội nông dân xã Tân Huề, được tiếp cận nguồn vốn, anh Sơn đã mạnh dạn đầu tư vào năm công ruộng của mình để trồng bắp ngọt, anh Sơn hiện là tổ trưởng tổ trồng bắp ngọt của ấp Tân Bình Hạ xã Tân Huề. Sản phẩm của anh Sơn hướng đến là sản phẩm nông nghiệp sạch, bắp thành phẩm đều ký kết hợp đồng liên kết tiêu thụ với các công ty ở Thành phố Hồ Chí Minh. Việc sản xuất bắp ngọt đã góp phần tăng thêm thu nhập cho gia đình anh Sơn, giúp cho gia đình anh có được một công việc ổn định.

Và còn nhiều dự án khởi nghiệp khác nữa đã được tiếp cận nguồn vốn, hiện đang sản xuất, kinh doanh rất hiệu quả. Từ đó, chúng ta thấy được Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng có ý nghĩa sâu sắc như thế nào. Có vốn, có dự án khởi nghiệp, nhiều Đoàn viên, Hội viên đã có cơ hội để đầu tư, phát triển kinh tế, tạo được việc làm cho bản thân và các lao động nhàn rỗi, tăng thu nhập, làm giàu chính đáng. Trong những năm qua, Ngân hàng CSXH huyện Thanh Bình đã tạo điều kiện cho người nghèo, các đối tượng chính sách khác có nhu cầu và đủ điều kiện được tiếp cận vốn tín dụng chính sách một cách thuận lợi và kịp thời. Sau khi được quán triệt, cụ thể hóa tổ chức thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW, Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Thanh Bình đã tham mưu UBND huyện, tham mưu Hội đồng nhân dân huyện hàng năm trích một phần ngân sách chuyển sang ủy thác cho Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện cho vay, kịp thời đáp ứng nguồn vốn đến đúng các đối tượng thụ hưởng, góp phần phát triển kinh tế của huyện.

Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, khẳng định chủ trương của Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm chăm lo đến đời sống của người nghèo và các đối tượng chính sách. Qua 05 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư: Các Cấp ủy Đảng, Chính quyền địa phương đã thực sự vào cuộc đối với hoạt động tín dụng chính sách. Công tác tham mưu, tuyên truyền đã mang lại những hiệu quả thiết thực trong công tác giảm nghèo, tạo việc làm tại địa phương./.

Page 2

Thực hiện kế hoạch số 136/KH-UBND của UBND thành phố Cao Lãnh về việc thực hiện công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, UBND các xã, phường trên địa bàn đã tích cực triển khai các Hội nghị tư vấn cho người lao động.

Hơn 60 người lao động tại xã Tịnh Thới đã tham gia Hội nghị tư vấn

Công tác đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng được đề ra với mục tiêu tạo cơ hội việc làm, nâng cao thu nhập cho lao động, nhất là những lao động chưa có việc làm ổn định; giúp cho người lao động tích lũy vốn, kiến thức, kỹ năng và tác phong công nghiệp, góp phần phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội trước mắt và lâu dài, đồng thời tăng cường sự phối hợp của các ngành, đặc biệt là lao động qua đào tạo nghề. Để tạo điều kiện cho nhiều lao động tham gia, UBND Tỉnh Đồng Tháp đã ban hành chính sách hỗ trợ theo từng giai đoạn và được sửa đổi, bổ sung kịp thời cho phù hợp với điều kiện thực tế. 

Thực hiện chủ trương của UBND tỉnh Đồng Tháp, UBND xã phường trên địa bàn đã tích cực tổ chức các Hội nghị tư vấn cho các đối tượng lao động [từ 18-30 tuổi đã hoàn thành việc học hoặc bộ đội xuất ngũ nhưng chưa có việc làm] về công tác đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng. Qua đó, Bộ phận cho vay trực tiếp Chi nhánh NHCSXH tỉnh Đồng Tháp địa bàn thành phố Cao Lãnh đã phối hợp để tuyên truyền cơ chế, chế độ chính sách hỗ trợ cho người lao động, các, thủ tục hỗ trợ vay vốn ưu đãi để đi xuất khẩu lao động như vay vốn giải quyết việc làm, hộ nghèo, hộ cận nghèo, ...

Kết quả thực hiện năm 2021, toàn Thành phố đã vận động và đưa được 100/132 lao động, đạt 75,75% kế hoạch [trong đó có 40 nữ] và trong 8 tháng đầu năm 2022 đã đưa được75/132 lao động, đạt 56,82% kế hoạch [trong đó có 37 nữ], giúp người lao động có việc làm, thu nhập ổn định, tiếp cận công nghệ tiên tiến... góp phần giảm nghèo,thực hiện tốt chính sách giải quyết việc làm.

Thuỳ Linh

Page 3

Với quyết tâm thúc đẩy các mô hình khởi nghiệp trong thanh niên, nông dân ngày càng phát triển, ông Phạm Thiện Nghĩa – Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp luôn dành thời gian để đến thăm các mô hình khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Tại thành phố Cao Lãnh, sáng ngày 09/9, ông Phạm Thiện Nghĩa đến thăm mô hình khởi nghiệp của hai chị em: Huỳnh Thị Thanh Nhàn và Huỳnh Thị Thì Nhớ [xã Hòa An] và đến thăm mô hình trồng nho kết hợp làm du lịch của ông Lê Thành Nhân [xã Tân Thuận Tây] – Chủ nhiệm Nhân Tân hội quán.

Hai chị em: Huỳnh Thị Thanh Nhàn và Huỳnh Thị Thì Nhớ giới thiệu đến lãnh đạo tỉnh
về quy trình trồng nấm khép kín

Không khỏi ngạc nhiên trước hai “cô chủ nhỏ” Huỳnh Thị Thanh Nhàn [28 tuổi] và Huỳnh Thị Thì Nhớ [26 tuổi], đều tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Công nghệ sinh học và Công nghệ hóa học. Với kiến thức có được từ giảng đường Đại học và kinh nghiệm làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh, hai chị em Nhàn và Nhớ quyết định trở về quê để khởi nghiệp với mô hình trồng nấm. Cơ sở trồng nấm Huỳnh Gia bắt đầu hình thành từ năm 2020.

Hiện nay, diện tích nhà trồng nấm khoảng 500m2, từ khâu tạo meo, phôi đến trồng thành phẩm đều được hai bạn trẻ thực hiện thành thạo. Các loại nấm được trồng gồm có Nấm bào ngư xám, nấm bào ngư Nhật, nấm hoàng đế, nấm hoàng kim, nấm chân dài. Bình quân mỗi tháng bán ra thị trường khoảng 02 tấn nấm tươi.

Nấm hoàng đế, nấm chân dài là sản phẩm luôn “hút hàng” của cơ sở

Qua nắm bắt nhu cầu và nguyện vọng của hai chị em Nhàn, Nhớ về mở rộng quy mô vừa sản xuất phôi, vừa trồng nấm thương phẩm để cung cấp cho thị trường, nhưng lại thiếu vốn đầu tư, thiếu trang thiết bị máy móc, mặt bằng, bao bì v.v., ông Phạm Thiện Nghĩa đề nghị chính quyền địa phương, đặc biệt là các Sở: Khoa học và Công nghệ, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải quan tâm, tích cực hỗ trợ để phát triển mô hình trồng nấm này.

Số điện thoại lãnh đạo từng Sở, ngành tỉnh cũng được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu kết nối ngay với hai “cô chủ nhỏ” nhưng mang ý tưởng khởi nghiệp lớn này.

Trở lại với Nhân Tân hội quán tại xã Tân Thuận Tây [Lần đến thăm Hội quán gần nhất là tháng 5/2021], ông Phạm Thiện Nghĩa tiếp tục bất ngờ với sự thay đổi của mô hình nông nghiệp kết hợp du lịch cộng đồng tại đây.

Mô hình du lịch cộng đồng được ông Lê Thành Nhân [60 tuổi] – Chủ nhiệm Nhân Tân hội quán thực hiện từ năm 2020 [những ngày đầu khi mới ra mắt Hội quán], với các dịch vụ trải nghiệm tại vườn xoài, ẩm thực đồng quê, bắt cá, tắm mưa v.v.. Nhận thấy hoạt động chưa thu hút được nhiều du khách nên gia đình ông mạnh dạn chuyển đổi một phần diện tích trồng xoài sang trồng các loại cây ăn trái khác, đặc biệt là nho [2.000m2], dâu, trồng xen bòn bon trong vườn xoài.

Vườn nho xanh tốt của ông Lê Thành Nhân được chính ông hướng dẫn Chủ tịch
Ủy ban nhân dân tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành tham quan

Vườn nho trồng đến nay được 04 tháng, dưới ao còn nuôi cá. Vừa tham quan, chụp ảnh tại vườn nho, vườn xoài, cho cá ăn, thưởng thức các món đặc sản vùng quê và các loại trái cây đặc sản khác trong vườn v.v. là các dịch vụ mà ông Lê Thành Nhân dự định sẽ phục vụ du khách trong dịp Tết nguyên đán sắp tới.

Nho không chỉ được trồng theo giàn, theo luống mà nho còn được trồng trong chậu, trồng nho thân gỗ, tạo hình bonsai để nâng giá trị cao hơn.

Để có được vườn nho xanh tốt, đẹp mắt như hiện nay, vợ chồng ông phải đi nhiều nơi để học hỏi, tự tìm tòi, nghiên cứu và thay đổi nhiều cách thức chăm sóc để làm sao đạt hiệu quả nhất. Làm du lịch từ cây ăn trái thì phải có nhiều loại cây khác nhau, giống đặc sản, mới lạ thì mới thu hút được du khách – ông Nhân chia sẻ.

Hiện nay tại xã Tân Thuận Tây đang thực hiện Mô hình trồng xoài sử dụng phân hữu cơ kết hợp du lịch, với diện tích 6,5 ha, trong đó có 0,5 ha xoài của gia đình ông Lê Thành Nhân. Điều đặc biệt là trên mỗi cây xoài được ghép nhiều giống xoài khác nhau để khi cần chuyển đổi sang giống xoài khác thì không phải trồng lại cây giống ngay từ đầu và có thể luân phiên khi xử lý cho ra trái.

Ông Lê Thành Nhân giới thiệu về nho trồng trong chậu để làm kiểng

Ông Phạm Thiện Nghĩa đánh giá cao tinh thần chủ động tìm tòi, học hỏi để chuyển đổi cây trồng của ông Lê Thành Nhân, nhất là giống cây trồng mới trên thổ nhưỡng của tỉnh Đồng Tháp. Có thể nói đây là điển hình trong phát huy tính tự chủ của nông dân và cũng chính là phát huy được hiệu quả hoạt động của Hội quán.

Với đam mê, tâm huyết để phát triển nông nghiệp kết hợp du lịch cộng đồng của nông dân Lê Thành Nhân, ông Phạm Thiện Nghĩa tin tưởng vào sự thành công của mô hình. Đồng thời, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh đề nghị ngành chuyên môn phải tạo điều kiện để các mô hình phát triển, trong đó có đánh giá về đất đai, khí hậu thích hợp như thế nào đối với những loại cây trồng mới để khuyến cáo, hướng dẫn nông dân thực hiện.

Nguyệt Ánh

Page 4

Sáng ngày 8/9/2022, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Tháp Mười tổ chức giải ngân vốn vay học sinh sinh viên cho hộ dân ở xã Trường Xuân, với tổng số tiền là 620 triệu đồng.

Trong đó, có 02 hộ dân vay vốn mua máy tính, thiết bị học tập, mỗi hộ được vay 10 triệu đồng và 15 hộ được vay vốn học sinh sinh viên, mỗi hộ được vay 40 triệu đồng, lãi suất là 6,6%/ năm. Điểm mới của Chương trình vay vốn tín dụng HSSV năm 2022 là Ngân hàng Chính sách xã hội đã nâng mức vay từ 2,5 triệu đồng/ tháng/ HSSV lên 4 triệu đồng/ tháng/ HSSV và bổ sung thêm đối tượng vay là hộ có mức sống thu nhập trung bình.

Trong thời gian tới, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Tháp Mười tiếp tục giải ngân nguồn vốn này cho các xã, thị trấn trong huyện, nhằm tạo điều kiện cho các gia đình nuôi con học tập tại các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp và các Cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giúp cho các em học sinh sinh viên trang chi phí, mua dụng cụ học đầu năm học mới./. 

BT:  NGUYỄN  THU

Page 5

Những năm qua, các số liệu tích cực từ hoạt động tín dụng chính sách của Phòng giao dịch NHCSXH huyện Thanh Bình [Đồng Tháp] đã khẳng định sự phù hợp của chủ trương chính sách của Đảng, Chính phủ với thực tiễn tình hình kinh tế - xã hội tại địa phương. Nguồn vốn tín dụng chính sách đã đáp ứng các nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân, đặc biệt là người nghèo và các đối tượng chính sách.

Hơn 16.000 hộ nghèo trên địa bàn huyện Thanh Bình được vay vốn từ NHCSXH

Tính đến 31/8/2022, phòng giao dịch NHCSXH huyện Thanh Bình đã xây dựng các điểm giao dịch tại 13 xã - thị trấn; có 297 tổ TK&VV đang hoạt động hiệu quả thuộc quản lý của 4 tổ chức chính trị- xã nhận ủy thác, với tổng dư nợ đạt 314.024 triệu đồng. Qua 20 năm thực hiện tín dụng chính sách ưu đãi theo Nghị định 78 của Chính phủ, từ 3 chương trình cho vay, đến nay phòng giao dịch NHCSXH huyện đã triển khai 11 chương trình tín dụng, với tổng dư nợ cho vay đạt 349.153 triệu đồng, gấp 26,05 lần so với khi thành lập.

Nguồn vốn tín dụng chính sách đã được đầu tư đến 100% xã - thị trấn, tạo điều kiện cho người nghèo và các đối tượng chính sách có nhu cầu, đủ điều kiện được tiếp cận với đồng vốn tín dụng chính sách thuận lợi, kịp thời. Hoạt động tín dụng chính sách đã giúp giúp cho 16.802 lượt hộ thoát nghèo; tạo việc làm mới cho hơn 2.602 lao động, 562 lao động được vay vốn đi lao động có thời hạn ở nước ngoài; hỗ trợ cho 3.548 học sinh, sinh viên được vay vốn học tập; xây mới và cải tạo 22.386 công trình nước sạch vệ sinh môi trường ở nông thôn; hơn 6.170 hộ nghèo được vay vốn để xây dựng nhà ở,…

Điển hình như gia đình anh Phạm Văn Dũng tại khóm Phú Mỹ, thị trấn Thanh Bình. Trước đây, gia đình anh thuộc diện hộ nghèo, không có đất canh tác, thu nhập không đủ sống. Được sự hướng dẫn và phổ biến về các nguồn vốn vay của NHCSXH của Hội Cựu chiến binh của thị trấn, gia đình anh vay làm hồ sơ vay 50 triệu đồng. Với số tiền đã được giải ngân, anh đã mua 3 con bò về nuôi và mua dụng cụ làm mộc. Từ đó, cuộc sống gia đình anh đã được cải thiện. Đến năm 2020 gia đình anh đã chính thức thoát nghèo. Anh Phạm Văn Dũng chia sẽ: “Để có được sự đổi thay cuộc sống như vậy của gia đình tôi, một phần là nhờ có sự hỗ trợ từ nguồn vốn cho vay tín dụng chính sách đã giúp cho tôi và gia đình chăn nuôi, làm kinh tế ngày càng phát triển, tạo ra được công ăn việc làm ổn định trong gia đình.

Tương tự như anh Phạm Văn Dũng, gia đình anh Phạm Chí Dũng ngụ tại ấp Tân Thuận A, xã Tân Phú, trước đây cũng thuộc diện cận nghèobản thân anh là thương binh, nhờ nguồn vốn từ NHCSXH giờ đây gia đình anh đã vươn lên thoát nghèo. Anh Phạm Chí Dũng chia sẽ: “Được Tổ tiết kiệm và vay vốn Ấp Tân Thuận A hướng dẫn tôi hồ sơ thủ tục vay vốn  xuất khẩu lao động với tổng số tiền vay 100 triệu đồng. Sau hai năm, con tôi đi xuất khẩu lao động, gia đình tôi không những đã trả hết nợ cho NHCSXH huyện Thanh Bình mà còn thoát khỏi danh sách hộ nghèo. Hơn nữa, gia đình còn tích góp và xây được một ngôi nhà cấp 4 khang trang, có điều kiện cho các con tiếp tục học hành.

Theo báo cáo 20 năm triển khai Nghị định 78/2002/NĐ-CP của NHCSXH huyện Thanh Bình, nguồn vốn tín dụng chính sách đã góp phần nâng cao mức thu nhập bình quân từ 22,5 triệu đồng/người năm 2002 lên 50,2 triệu đồng/người năm 2022, giảm tỷ lệ hộ nghèo đến cuối năm 2021 xuống còn 3,54%, đời sống người dân đặc biệt là người nghèo ngày càng được cải thiện.

Ông Lê Hữu Định - Giám đốc Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Thanh Bình cho biết: “Trên địa bàn huyện Thanh Bình, các chương trình tín dụng và khối lượng tín dụng do NHCSXH ủy thác cho các tổ chức chính trị- xã hội ngày càng tăng. Đến nay, các tổ chức này đang thực hiện ủy thác 11 chương trình tín dụng chính sách, tổng dư nợ 349,153 tỷ đồng, với 14.634 hộ vay.

Cùng với các nguồn lực đầu tư hỗ trợ khác, nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội của phòng giao dịch NHCSXH huyện Thanh Bình được xem là động lực quan trọng góp phần giúp các hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác có điều kiện để phát triển kinh tế gia đình, nhiều hộ đã vươn lên thoát nghèo bền vững. Đồng thời là “đòn bẩy” quan trọng để địa phương hoàn thành các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới trong những năm qua./.

Kiều Trang

Page 6

[Bà Trần Thanh Trúc - Phó Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh tỉnh Đồng Tháp trả lời phỏng vấn của phóng viên Báo Đồng Tháp]

* PV: Xin bà cho biết kết quả triển khai các chương trình tín dụng chính sách [TDCS] tại đơn vị những tháng đầu năm 2022?


Bà Trần Thanh Trúc

* Bà Trần Thanh Trúc [T.T.T.]: Những tháng đầu năm 2022, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội [NHCSXH] tỉnh Đồng Tháp vừa triển khai thực hiện các chương trình TDCS thông thường vừa triển khai các chương trình TDCS theo Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/1/2022 của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Kết quả trong 6 tháng đầu năm, toàn tỉnh đã thực hiện giải ngân cho 34.692 lượt khách hàng [KH] với doanh số cho vay 1.124 tỷ đồng, đến ngày 31/7/2022, dư nợ toàn chi nhánh là 4.200 tỷ đồng với 147.922 KH còn dư nợ.

Chi nhánh NHCSXH tỉnh đã tham mưu tốt với cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình TDCS xã hội, đặc biệt là các chương trình tín dụng cho vay theo Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ, đã hỗ trợ tạo việc làm cho 4.143 lao động [LĐ] tại địa phương và LĐ từ các tỉnh, thành phố bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid -19 quay về và ở lại địa phương có nhu cầu vay vốn để tự tạo việc làm, với tổng số vốn được giải ngân là 149 tỷ đồng; hỗ trợ cho 1.774 học sinh, sinh viên vay vốn để mua máy tính, thiết bị phục vụ học tập trực tuyến với số tiền gần 18 tỷ đồng; hỗ trợ 14 cơ sở giáo dục mầm non vay vốn để duy trì hoạt động sau dịch bệnh với số tiền 900 triệu đồng; cho 39 người lao động vay để xây dựng nhà ở theo Nghị định 100/2015/NĐ-CP với số tiền 15,5 tỷ đồng... Thông qua các chương trình TDCS tại NHCSXH, trong 7 tháng đầu năm đã tạo điều kiện cho hàng chục ngàn hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn đầu tư sản xuất, tạo việc làm, phục vụ một số nhu cầu thiết yếu như: xây dựng nhà ở, học tập... góp phần nâng cao cuộc sống, cải thiện thu nhập.

* PV: Thời gian qua, nhiều đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 rất cần nguồn vốn hỗ trợ để làm ăn. Vậy, NHCSXH tỉnh đã triển khai các chính sách hỗ trợ như thế nào?

* Bà T.T.T.: Để hỗ trợ cho doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 phục hồi sản xuất, Chính phủ đã ban hành nhiều nghị quyết, trong đó có Nghị quyết số 68 ngày 1/7/2021 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 và Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/1/2022 của Chính phủ và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình. Đối với triển khai thực hiện Nghị quyết số 68 ngày 1/7/2021 của Chính phủ, toàn tỉnh có khoảng 867 doanh nghiệp [còn gọi là người sử dụng LĐ] có tham gia bảo hiểm bắt buộc cho người LĐ, Chi nhánh NHCSXH tỉnh [Phòng Giao dịch cấp huyện] đã tiếp cận được 663 người sử dụng LĐ qua gặp trực tiếp, điện thoại để cung cấp thông tin, gửi mail, thông tin, tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng... Qua tiếp cận, có 650 người sử dụng LĐ không có nhu cầu vay vốn, 20 người sử dụng LĐ có nhu cầu vay vốn trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất. Chi nhánh NHCSXH đã trực tiếp gặp gỡ, hướng dẫn hồ sơ thủ tục, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có nhu cầu, đủ điều kiện vay vốn và đã thực hiện giải ngân cho 21 người sử dụng LĐ để trả lương cho 8.215 lượt người LĐ với số tiền cho vay gần 27 tỷ đồng.

Chi nhánh NHCSXH tỉnh đã tham mưu UBND tỉnh, Ban Đại diện Hội đồng Quản trị NHCSXH tỉnh, đồng thời chỉ đạo Phòng giao dịch NHCSXH cấp huyện phối hợp với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Phòng Giáo dục và Đào tạo, Phòng Kinh tế - Hạ tầng, Trung tâm Giáo dục thường xuyên, các tổ chức chính trị - xã hội cấp huyện, cấp xã; chính quyền địa phương thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến và rà soát nhu cầu vốn TDCS thực hiện các chương trình cho vay theo Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ và triển khai khẩn trương giải ngân đến đúng đối tượng thụ hưởng các chương trình tín dụng.

Tổng nguồn vốn được giao là 212,5 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn NHCSXH phân bổ là 173,5 tỷ đồng, nguồn vốn nhận ủy thác, do UBND tỉnh giao 39 tỷ đồng. Tổng số đã giải ngân đến ngày 30/6/2022 là 5.564 lượt KH vay vốn, số tiền trên 177,7 tỷ đồng, hoàn thành 83,65% kế hoạch.

* PV: Bà cho biết vài điểm nổi bật qua thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh?

* Bà T.T.T.: Thực hiện Nghị định số 78/2002/NĐ-CP về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác của Chính phủ, thời gian qua, Chi nhánh NHCSXH tỉnh đã tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương từ tỉnh đến xã, đồng thời phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan, các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình TDCS trên địa bàn tỉnh. Đến ngày 30/6/2022, toàn tỉnh đang triển khai cho vay và quản lý dư nợ với 15 chương trình TDCS và một số chương trình cho vay như: cho vay một số ngành hàng nông nghiệp tiềm năng theo Nghị quyết 138/2017/NQ-HĐND của HĐND tỉnh và cho vay dự án khởi nghiệp của Tỉnh đoàn với 148.417 KH còn dư nợ với số tiền 4.207 tỷ đồng.

Qua 20 năm triển khai thực hiện tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, Chi nhánh NHCSXH tỉnh Đồng Tháp đã thực hiện giải ngân cho trên 824.793 lượt KH vay vốn với doanh số cho vay khoảng 10.860 tỷ đồng, đã giúp cho 156.410 lượt hộ thoát nghèo, giải quyết việc làm cho 75.671 LĐ. Bên cạnh việc chuyển tải nguồn vốn đến đúng đối tượng thụ hưởng, NHCSXH còn phối hợp các sở, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội định hướng mô hình sản xuất, tập huấn chuyển giao công nghệ, chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất để giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo sử dụng vốn có hiệu quả, vươn lên thoát nghèo bền vững, đã có nhiều gương điển hình tiên tiến trong thoát nghèo được biểu dương, nhân rộng, được các cấp ủy, chính quyền địa phương đánh giá cao hiệu quả của chương trình và là điểm sáng trong hệ thống các chính sách giảm nghèo của Việt Nam.

* PV: Những trăn trở của bà về thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi tại đơn vị?

* Bà T.T.T.: 20 năm qua, với sự vào cuộc tích cực của các cấp, các ngành và của cả hệ thống chính trị - xã hội, nhất là từ khi có Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với TDCS xã hội; Kết luận số 06-KL/TW ngày 10/6/2021 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, việc tổ chức triển khai tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đã đạt được nhiều kết quả nổi bật, huy động được các nguồn lực tài chính để tạo lập nguồn vốn, tổ chức thực hiện hiệu quả các chương trình TDCS, góp phần quan trọng thực hiện các chủ trương, chính sách, mục tiêu, nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước đề ra về giảm nghèo bền vững, tạo việc làm, xây dựng nông thôn mới, đảm bảo an sinh xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc phòng và phát triển kinh tế - xã hội.

Tuy nhiên, vẫn còn một số trăn trở trong hoạt động TDCS trên địa bàn tỉnh như: về nhu cầu vốn vay đối với chương trình cho vay giải quyết việc làm hiện nay là rất lớn nhưng nguồn vốn từ NHCSXH Việt Nam phân bổ về chưa đáp ứng đủ nhu cầu. Để đáp ứng được nhu cầu vốn của người dân và cũng để hạn chế tình trạng do thiếu vốn sản xuất mà người dân rơi vào diện hộ nghèo, hộ cận nghèo, thời gian tới, NHCSXH sẽ phối hợp với ngành lao động - thương binh và xã hội xây dựng kế hoạch để tham mưu UBND tỉnh cân đối bổ sung nguồn vốn cho vay đối với chương trình này.

Hiện nay, rất nhiều trường hợp người LĐ rời khỏi địa phương đi các tỉnh miền Đông và TP Hồ Chí Minh để làm việc nên phần nào ảnh hưởng đến công tác đôn đốc thu hồi nợ vay của NHCSXH, đặc biệt là đối với chương trình cho vay nhà trả chậm đồng bằng sông Cửu Long. Hiện nay, các hộ được bố trí vào cụm, tuyến dân cư, không có đất sản xuất, việc làm không ổn định nên cả hộ đi các tỉnh khác làm ăn, công tác đôn đốc thu hồi nợ gặp nhiều khó khăn, đây cũng là tiềm ẩn phát sinh nợ quá hạn.

* PV: Xin cảm ơn bà!

Thành Nam [thực hiện]

Page 7

Hội thi Nghiệp vụ giỏi, tài năng văn nghệ Ngân hàng Chính sách xã hội năm 2022 – Khu vực IX được tổ chức tại Đồng Tháp và khai mạc vào sáng ngày 27/8, với sự tham dự của 07 tỉnh: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, An Giang và Đồng Tháp.

Ông Phan Văn Thắng và bà Trần Lan Phương trao quà, cờ lưu niệm cho các đội dự thi

Đến dự khai mạc hội thi, về phía lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp có ông Phan Văn Thắng - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy/Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh, ông Lê Thành Công - Chủ tịch Ủy ban mặt Trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, ông Trần Văn Sáu – Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp, ông Đoàn Tấn Bửu – Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh/ Trưởng Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Đồng Tháp.

Phát biểu khai mạc hội thi, bà Trần Lan Phương – Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam/Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Hội thi/Trưởng Ban tổ chức Hội thi Khu vực IX cho biết, Hội thi Nghiệp vụ giỏi, tài năng văn nghệ Ngân hàng Chính sách xã hội là đợt sinh hoạt chính trị, chuyên môn sâu rộng, nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tăng cường sự hiểu biết, tạo sân chơi bổ ích, giao lưu giữa cán bộ Ngân hàng Chính sách và cán bộ các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác, tạo sự gắn kết giữa các tỉnh trong khu vực.

Ông Đoàn Tấn Bửu – Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh bày tỏ vinh dự khi được Ban Chỉ đạo Hội thi tin tưởng chọn làm đơn vị đăng cai tổ chức Hội thi Khu vực IX, đây là một trong những chuỗi hoạt động chào mừng thành quả 20 năm thực hiện Nghị định số 78/2002/NĐ-CP của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, đồng thời cũng là dịp kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội.

Với sự chuẩn bị chu đáo của Ban tổ chức, sự hứng khởi, quyết tâm của các đội thi và sự cổ vũ nhiệt tình của cổ động viên, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tin tưởng Hội thi sẽ thành công tốt đẹp.

Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đoàn Tấn Bửu chào mừng
lãnh đạo Ngân hàng Chính sách xã hội các tỉnh tham gia hội thi

Theo Ban tổ chức hội thi, đối tượng tham gia dự thi là cán bộ, người lao động trong hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội, cán bộ của Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh và Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Có 02 phần thi, gồm phần thi Nghiệp vụ giỏi và phần thi tài năng văn nghệ. Trong đó, phần thi Nghiệp vụ giỏi gồm các nghiệp vụ: Tín dụng, Kế toán – Ngân quỹ, Kế hoạch nguồn vốn, Quản ký và xử lý nợ bị rủi ro v.v..

Về thi tài năng văn nghệ gồm các thể loại hát, múa, độc tấu/hòa tấu nhạc cụ, tiểu phẩm kịch với chủ đề ca ngợi quê hương, đất nước, truyền thống lịch sử cách mạng của dân tộc Việt Nam, ca ngợi Đảng, Bác Hồ, giai cấp công nhân Việt Nam, ca ngợi ngành ngân hàng v.v..

04 đội: Đồng Tháp, Trà Vinh, An Giang, Bến Tre tham gia phần thi nghiệp vụ giỏi

Hội thi sẽ bế mạc vào ngày mai 28/8.

Nguyệt Ánh

Page 8

ĐTO - Trong 20 năm qua, chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo, đối tượng chính sách ở huyện Hồng Ngự đã góp phần quan trọng vào công tác giảm nghèo bền vững. Chính sách tín dụng ưu đãi được xem là giải pháp lâu dài để Huyện ủy, UBND huyện thực hiện thắng lợi các mục tiêu, kế hoạch giảm nghèo, tạo việc làm, tăng thu nhập, đảm bảo an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới ở huyện vùng biên.

Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Hồng Ngự tổ chức giải ngân vốn cho người dân

Huyện ủy, UBND huyện đã bám sát nội dung tinh thần Nghị định số 78 ngày 4/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, đồng thời vận dụng linh hoạt, phù hợp đưa hoạt động tín dụng chính sách trở thành đòn bẩy góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Cũng nhờ chính sách tín dụng ưu đãi đã giúp cho huyện từ địa phương khó khăn vươn lên đạt tốp đầu trong tỉnh về công tác giảm nghèo.

Ông Huỳnh Văn Tài - Phó Chủ tịch UBND huyện Hồng Ngự chia sẻ: “Thực hiện Nghị định số 78 của Chính phủ, hằng năm, UBND huyện tham mưu cho Huyện ủy chỉ đạo các tổ chức chính trị - xã hội, Mặt trận Tổ quốc, Đảng ủy các xã, thị trấn để tập trung hơn với công tác tín dụng ưu đãi. Cùng với đó, Ban Đại diện Hội đồng quản trị Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội [NHCSXH] huyện tập trung chỉ đạo nâng cao nguồn vốn tín dụng, đảm bảo chất lượng tín dụng hằng năm”.

Trong 20 năm qua, Phòng giao dịch NHCSXH huyện lấy phương châm “Thấu hiểu lòng dân, tận tâm phục vụ” làm kim chỉ nam trong suốt quá trình hoạt động. Ông Hà Xuân Bảo - Giám đốc Phòng giao dịch NHCSXH huyện Hồng Ngự cho biết: “Được sự quan tâm chỉ đạo của cấp trên, khi triển khai chương trình tín dụng chính sách có sự phối hợp hết sức trách nhiệm của các cấp, các ngành để kịp thời giải ngân vốn cho người dân đưa vào sản xuất, từ đó mang lại hiệu quả rất tốt”.

Phòng giao dịch NHCSXH huyện chủ yếu là cho vay trực tiếp có ủy thác một số nội dung thông qua các tổ chức chính trị - xã hội như các Hội: Liên hiệp Phụ nữ, Nông dân, Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên cũng như hợp đồng ủy nhiệm với Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn của các xã, thị trấn. Bên cạnh đó, trên địa bàn huyện thành lập 10 Điểm giao dịch của NHCSXH tại 10 xã, thị trấn và 284 Tổ tiết kiệm và vay vốn trực thuộc quản lý của các tổ chức chính trị - xã hội đang hoạt động tại 41 khóm, ấp với 15 chương trình tín dụng chính sách xã hội được triển khai.

Từ nguồn vốn 50 triệu đồng vay của Phòng giao dịch NHCSXH huyện vào năm 2021, ông Lê Văn Vững ngụ xã Thường Phước 2, huyện Hồng Ngự đã phát triển diện tích nuôi lươn ban đầu từ vài bồn xi măng lên hơn 20 bồn xi măng lươn thương phẩm và sinh sản lươn giống. Mô hình của ông thực hiện phù hợp với địa phương đầu nguồn sông Tiền và nhờ tận dụng nguồn thức ăn cua, ốc trong tự nhiên nên việc nuôi lươn giảm chi phí đầu tư, tăng lợi nhuận sau thu hoạch. Ông Vững phấn khởi bộc bạch: “Tôi được chính quyền địa phương giới thiệu cho vay vốn chính sách ưu đãi nên có điều kiện mở rộng bồn xi măng nuôi lươn. Tôi rất mừng khi được vay vốn để có điều kiện phát triển kinh tế và thoát nghèo”.

Ông Lê Văn Vững ngụ xã Thường Phước 2, huyện Hồng Ngự vay vốn thực hiện mô hình nuôi lươn trong bồn xi măng

Bên cạnh cho vay vốn chăn nuôi, Phòng giao dịch NHCSXH huyện còn quan tâm thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với các mô hình nghề ở nông thôn như: may công nghiệp, đan ghế nhựa, đan giỏ xách nhựa... Từ nguồn vốn vay vài chục triệu đồng, các chị đã đầu tư mua trang thiết bị phục vụ sản xuất. Với sự hỗ trợ của máy móc, năng suất lao động tăng lên đáng kể, giúp nhiều hộ dân phấn khởi sản xuất. Chị Nguyễn Thị Huệ ngụ thị trấn Thường Thới Tiền, huyện Hồng Ngự chia sẻ: “Tôi rất mừng vì được Phòng giao dịch NHCSXH huyện cho vay vốn để mua máy móc làm nghề. Khi được đầu tư máy móc, tôi có thể tự làm, khỏi phải thuê các khâu khác, đỡ phải tốn chi phí phát sinh”.

Tổ liên kết may gia công thị trấn Thường Thới Tiền là một trong những đơn vị thực hiện có hiệu quả chính sách vay tín dụng. Việc trả nợ vay đúng hạn của các thành viên cũng góp phần nâng cao hiệu quả xoay vòng các nguồn vốn từ chương trình tín dụng. Chị Nguyễn Thị Lương - Tổ trưởng Tổ liên kết may gia công thị trấn Thường Thới Tiền cho biết: “Các chị trong tổ có nhu cầu vay vốn nên xin địa phương hỗ trợ cho vay để mở rộng sản xuất như: mua vải, mua máy, dụng cụ... Nhiều chị em thấy tổ hoạt động có hiệu quả vì được vay vốn hỗ trợ sản xuất nên tham gia vào tổ ngày càng đông hơn. Các chị được vay vốn đều cố gắng trả nợ xong để ngân hàng tiếp tục cho người khác vay, để nhiều người có cơ hội phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo”.

Có thể thấy, chính sách tín dụng ưu đãi trở thành “trụ cột” trong công tác giảm nghèo của huyện Hồng Ngự trong suốt thời gian qua. Đây còn là tiền đề để địa phương tiếp tục phấn đấu thực hiện hiệu quả chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo, đối tượng chính sách trong thời gian tới.

Qua 20 năm hoạt động và phát triển, Phòng giao dịch NHCSXH huyện Hồng Ngự đã tập trung mọi nguồn lực tín dụng để cho 60.464 hộ nghèo được vay vốn và các đối tượng chính sách khác với doanh số cho vay đạt gần 995 tỷ đồng, doanh số thu nợ đạt gần 543 tỷ đồng. Qua đó, góp phần giúp cho trên 12.876 hộ thoát nghèo [thống kê giai đoạn 2002-2021]; đến cuối năm 2021, tỷ lệ hộ nghèo của huyện còn 2,36%.

DƯƠNG ÚT

Page 9

Chương trình cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm là một trong 14 chương trình tín dụng chính sách đang được Phòng giao dịch NHCSXH Thành phố Sa Đéc triển khai thực hiện hiệu quả. Từ nguồn vốn này, thời gian qua đã giúp nhiều lao động tự tạo việc làm ngay tại gia đình, tăng thu nhập, trong đó có nhiều hộ gia đình vươn lên thoát nghèo bền vững.

Có thể kể đến, đó là hộ anh Nguyễn Thanh Hòa - ấp Khánh Nghĩa, xã Tân Khánh Đông, trước đây thuộc diện hộ nghèo của xã, kinh tế gia đình nhiều khó khăn, năm 2016 anh Hòa vay 50 triệu đồng để đầu tư trồng hoa kiểng. Nhờ biết tiết kiệm, chí thú làm ăn, việc sản xuất hoa kiểng của gia đình từng bước mang lại hiệu quả cao, tăng thu nhập, đến năm 2020 gia đình đã vươn lên thoát nghèo. Anh mạnh dạn vay 40 triệu đồng dành cho hộ mới thoát nghèo để tiếp tục đầu từ trồng hoa kiểng, hiện tại anh đã xây được căn nhà cấp 4 khang trang.

Anh Nguyễn Thanh Hòa sản xuất hoa kiểng tăng thu nhập. Ảnh: Văn Đấu

Anh Nguyễn Thanh Hòa - Ấp Khánh Nghĩa - Xã Tân Khánh Đông  - TP Sa Đéc – Đồng Tháp chia sẻ: “Lúc trước gia đình rất khó khăn, không đất canh tác, nhờ vay vốn của NHCSXH thành phố, tôi đã thuê đất và đầu tư trồng Cúc Tiger đất và Vạn Thọ, làm vườn thêm để có thu nhập trang trải cuộc sống gia đình, nuôi con ăn học. Nhờ đồng vốn NHCSXH cho vay lãi suất thấp, chủ yếu là hỗ trợ người nghèo, phương thức trả vốn, lãi cũng dễ dàng, có dư bao nhiêu tôi gửi trả hàng tháng bấy nhiêu. Nên mình làm mới có dư được, vợ chồng tôi nhờ vay số tiền đó mới lấy ra để làm vốn làm, từ từ mới khấm khá lên, và vươn lên thoát nghèo”.

Gia đình chị  Huỳnh Kim Hảo ngụ Khóm 2, Phường 2 cũng là điển hình vượt khó vươn lên nhờ vốn vay tín dụng chính sách. Năm 2020, chị Hảo vay từ chương trình hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm với số tiền 50 triệu đồng để mua bán tạp hóa, thu nhập bình quân 6 triệu đồng/tháng. Sau đó, chị vay thêm số tiền 90 triệu đồng để đầu tư thêm những mặt hàng thiết yếu. Nhờ chăm chỉ làm ăn, mua bán nhanh nhẹn nên từ tiệm tạp hóa nhỏ nay đã trở thành cửa hàng bách hóa khang trang, con trai của chị từng bước tìm được thị trường ở các huyện, thành phố trong tỉnh nên số lượng hàng hóa cung cấp cho thị trường tăng lên, từ đó cuộc sống gia đình vươn lên khấm khá.

Nhờ chương trình hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm, anh Kiều Văn Vẽ ngụ ấp Phú Thành, xã Tân Phú Đông cũng đã tiếp cận được nguồn vốn vay 50 triệu đồng để đầu tư máy nghiền, giàn ép, bồn lắng để sản xuất bột, trung bình một năm anh Vẽ sản xuất 182 tấn bột, nhờ chăm chỉ làm ăn, kinh tế gia đình anh đã từng bước vươn lên và là hộ có thu nhập khá của xã.

Anh Kiều Văn Vẽ đầu tư máy móc hiện đại, sản xuất 182 tấn bột/năm

Anh Kiều Văn Vẽ - Ấp Phú Thành - Xã Tân Phú Đông – Tp Sa Đéc – Đồng Tháp cho biết: “Lúc trước kia làm bột theo kiểu truyền thống, sản lượng rất ít, từ khi gia đình tôi tiếp cận được nguồn vốn của NHCSXH, nên tôi đã mạnh dạn đầu tư máy móc, thiết bị hiện đại, nhờ đó làm bột được năng suất cao hơn, kinh tế gia đình ổn định hơn. Sắp tới cũng mong NHCSXH thành phố mở rộng cho người dân tiếp cận vốn vay, để nông dân có cuộc sống ổn định hơn”

Theo Phòng giao dịch NHCSXH Thành phố Sa Đéc cho biết, đến ngày 31/7/2022, chương trình Cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm theo Nghị định 61/2015/NĐ-CP ngày 09/7/2015 của Chính phủ tại thành phố Sa Đéc đạt dư nợ trên 55 tỷ đồng, với gần 1.000 hộ vay vốn. Thời gian qua, các hộ gia đình vay vốn từ Chương trình này đều sử dụng vốn vay đúng mục đích, trong đó, phần lớn nông dân đầu tư sản xuất hoa kiểng, sản xuất, kinh doanh... Nhờ sử dụng  hiệu quả nguồn vốn ưu đãi này, nhiều hộ gia đình trên địa bàn thành phố đã vươn lên thoát nghèo.

Những kết quả đạt được đã khẳng định vai trò của tín dụng chính sách xã hội đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố, là công cụ, giải pháp có tính căn cơ để cấp ủy, chính quyền Thành phố thực hiện các mục tiêu về giảm nghèo, tạo việc làm, xây dựng nông thôn mới, đảm bảo an sinh xã hội và phục hồi, phát triển kinh tế./.

Đông Xuân

Page 10

Sau 02 ngày tranh tài, Hội thi Nghiệp vụ giỏi, tài năng văn nghệ Ngân hàng Chính sách xã hội năm 2022 – Khu vực IX, tại Đồng Tháp đã thành công tốt đẹp. Ban tổ chức hội thi đã trao giải thưởng cho các đoàn tham gia.

Tổng cộng có 13 giải thưởng được trao cho các đoàn, trong đó giải Nhất Nghiệp vụ giỏi thuộc về đoàn tỉnh Vĩnh Long, giải Nhì thuộc đoàn tỉnh Bến Tre và giải Ba thuộc đoàn tỉnh Trà Vinh.

Đoàn tỉnh Đồng Tháp xuất sắc đạt giải Nhất Tài năng văn nghệ, kế đến là đoàn tỉnh Long An đạt giải Nhì và giải Ba được trao cho đoàn tỉnh An Giang.

Ban tổ chức trao giải Tài năng văn nghệ cho 03 đoàn

Ban tổ chức còn trao giải phong trào cho các đoàn tỉnh: An Giang, Bến Tre, Long An, Tiền Giang. Giải toàn đoàn Nhất, Nhì, Ba lần lượt được trao cho 03 tỉnh: Vĩnh Long, Đồng Tháp, Trà Vinh.

Hội thi Nghiệp vụ giỏi, tài năng văn nghệ Ngân hàng Chính sách xã hội năm 2022 – Khu vực IX có sự tham gia của 07 tỉnh: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, An Giang và Đồng Tháp.

Bà Trần Lan Phương – Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Phó Trưởng Ban chỉ đạo Hội thi, Trưởng Ban tổ chức Hội thi Khu vực IX và ông Đoàn Tấn Bửu - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp

trao giải Nhất toàn đoàn

Phát biểu bế mạc hội thi, bà Trần Lan Phương – Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam/Phó Trưởng Ban chỉ đạo Hội thi/Trưởng Ban tổ chức Hội thi Khu vực IX đánh giá, hội thi đã tạo ra sân chơi bổ ích, môi trường giao lưu, gắn kết, học hỏi, chia sẻ giữa cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội và cán bộ các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác.

Hội thi đã mang đến những tiết mục tự giới thiệu thật ý nghĩa, những tiết mục văn nghệ hấp dẫn, phong phú của hơn 300 diễn viên không chuyên, đồng thời mong muốn những kiến thức có được sẽ tiếp tục vận dụng hiệu quả vào thực tiễn công việc.

Nguyệt Ánh

Page 11

Sáng ngày 10/8, Đại hội đại biểu Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2022 - 2027 bước vào phiên làm việc thứ ba, đây là phiên trọng thể của Đại hội.

Đến dự Đại hội, Ban Bí thư Trung ương Đoàn có lẵng hoa tươi thắm và 1.100 ấn phẩm sách chúc mừng Đại hội; Ban Bí thư Trung ương Đoàn và Hội Đồng đội Trung ương trao tặng công trình gồm: 10 bể bơi di động, 05 nhà vệ sinh thông minh, tổng trị giá hơn 1,2 tỷ đồng cho thiếu nhi Đồng Tháp.

Bí thư Tỉnh ủy Lê Quốc Phong, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Văn Thắng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phạm Thiện Nghĩa tặng hoa và quà lưu niệm chúc mừng Đại hội.

Đồng chí Bùi Quang Huy - Ủy viên Dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Thường trực Ban Chấp hành Trung ương Đoàn; đồng chí Nguyễn Phạm Duy Trang - Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội Trung ương tặng hoa chúc mừng Đại hội

và trao tặng bảng tượng trưng các công trình dành cho thiếu nhi tỉnh Đồng Tháp

Công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi tỉnh Đồng Tháp nhiệm kỳ qua đã đạt nhiều kết quả toàn diện trên các mặt công tác, các chỉ tiêu của Nghị quyết Đại hội khoá X cơ bản được hoàn thành, nhiều chỉ tiêu vượt kế hoạch đề ra. Vai trò, vị trí của tổ chức Đoàn trong xã hội được khẳng định, tạo được niềm tin với Đảng, với Nhân dân và tuổi trẻ toàn tỉnh.

Những kết quả và cách làm sáng tạo của các cấp bộ đoàn trong tỉnh được báo cáo tại Đại hội, trong đó có vai trò của tổ chức Đoàn trong tham gia phát triển kinh tế - xã hội của địa phương [Huyện đoàn Châu Thành]; các hoạt động chăm lo, định hướng, tổ chức các hoạt động cho học sinh trong trường học của Đoàn trường Trung học phổ thông Chuyên Nguyễn Quang Diêu.

Đến dự và phát biểu tại Đại hội Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Đồng Tháp, đồng chí Lê Quốc Phong – Bí thư Tỉnh ủy bày tỏ nhiều cảm xúc, khi cách đây gần 02 năm, đồng chí mang trên mình màu áo thanh niên, tràn đầy khát vọng, dưới lá cờ Đoàn giàu truyền thống, sẵn sàng dấn thân, tiên phong, khi Tổ quốc cần, khi Đảng yêu cầu, khi Đoàn hiệu triệu, đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì vì sự phát triển của đất nước, vì sự phát triển của thanh niên.

Đồng chí Lê Quốc Phong: Tôi mong mỗi đại biểu đại hội hôm nay, những thanh niên, đoàn viên tiêu biểu của tỉnh hãy cùng suy nghĩ, chung tay hành động, dù là việc nhỏ nhất hay những công trình to lớn, miễn là thiết thực, có ý nghĩa đều đáng trân trọng đón nhận, vì một Đồng Tháp giàu mạnh

trong một tương lai không xa

Hôm nay, được nhìn lại màu áo xanh thanh niên, được cảm nhận sự nỗ lực, đổi mới, sáng tạo của các đồng chí trong từng hoạt động, phong trào, tôi cảm nhận rõ hơn sự trưởng thành của tổ chức Đoàn, sự trưởng thành của mỗi thanh niên Đồng Tháp khi đến, tham gia vào hoạt động của Đoàn. Trong sự phát triển của vùng đất Sen hồng đầy năng động, giàu sáng tạo luôn có hình ảnh của thanh niên, có sự đóng góp không kể ngày đêm với tinh thần đầy trách nhiệm của các bạn đoàn viên, thanh niên  – Bí thư Tỉnh uỷ nhấn mạnh.

Thay mặt Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Tỉnh ủy Lê Quốc Phong biểu dương và đánh giá cao những việc làm thiết thực, hiệu quả của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Đồng Tháp trong nhiệm kỳ qua.

Nói về lý tưởng sống của thanh niên, đồng chí Lê Quốc Phong cho rằng, mỗi thanh niên cần có một lý tưởng sống, một lẽ sống đẹp trong cuộc đời và với thanh niên Đồng Tháp, lý tưởng sống, lẽ sống đẹp trong giai đoạn hiện nay có phải chăng là tinh thần yêu nước, yêu quê hương Đồng Tháp, là khát vọng chinh phục đỉnh cao của khoa học công nghệ, đỉnh cao của tri thức, cống hiến cho đất nước, cho quê hương và có cuộc sống ổn định cho bản thân, cho gia đình vv.. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có nhiệm vụ định hướng, hỗ trợ giúp sức thanh niên trên hành trình xác định lý tưởng, hiện thực hoá khát vọng, kiên định với lý tưởng cao đẹp đã lựa chọn.

Lưu ý một số nhiệm vụ trong nhiệm kỳ mới, đồng chí Bùi Quang Huy – Bí thư Thường trực Ban Chấp hành Trung ương Đoàn đề nghị Ban Chấp hành Tỉnh đoàn khóa mới cần quan tâm việc cụ thể hóa các chủ trương, quan điểm đã xác định trong Văn kiện, phải kiên trì, sáng tạo, linh hoạt trong triển khai thực hiện để mang lại hiệu quả cao. Nội dung công tác giáo dục cũng cần được cập nhật thường xuyên, theo kịp tình hình thanh thiếu nhi của tỉnh nhà, phương thức cần phù hợp với từng đối tượng thanh niên.

Trong triển khai thực hiện các Phong trào hành động, đồng chí Bùi Quang Huy đề nghị đặc biệt quan tâm đến việc triển khai các giải pháp của Phong trào Tuổi trẻ sáng tạo; tiếp tục triển khai tốt các chương trình đồng hành với thanh niên, nhất là chăm lo, hỗ trợ thanh niên trong học tập, nghiên cứu khoa học, tìm kiếm việc làm, phát triển kinh tế, trang bị kỹ năng sống, nâng cao thể chất, đời sống văn hóa tinh thần.

Cùng với đó, tập trung thực hiện tốt các giải pháp xây dựng Đoàn vững mạnh cả về tư tưởng, chính trị, tổ chức và hành động, xứng đáng là đội dự bị tin cậy của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Tại Đại hội, Đoàn Chủ tịch đã báo cáo kết quả phiên họp thứ nhất, Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Đồng Tháp khóa XI. Theo đó, có 13 đồng chí tham gia Ban Thường vụ; 03 đồng chí giữ chức danh Phó Bí thư Tỉnh đoàn khóa XI gồm các đồng chí: Nguyễn Hoàng Minh Trí, Nguyễn Thị Thúy Lam, Lê Hoàng Quyết; 07 đồng chí tham gia Ủy ban Kiểm tra Tỉnh đoàn.

Đại hội bầu Đoàn đại biểu dự Đại hội đại biểu toàn quốc Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh lần thứ XII, nhiệm kỳ 2022 – 2027.

Ban Chấp hành Tỉnh Đoàn khóa XI ra mắt Đại hội và phát biểu nhận nhiệm vụ. Lãnh đạo Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Bí thư Trung ương Đoàn

 tặng hoa chúc mừng

Để kịp thời ghi nhận, biểu dương những đóng góp, cống hiến trong công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi trong thời gian qua, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định tặng Bằng khen cho 15 tập thể và 15 cá nhân. Ban Chấp hành Trung ương Đoàn tặng Kỷ niệm chương “Vì thế hệ trẻ” cho 13 đồng chí, đây là phần thưởng cao quý nhất của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Ban Bí thư Trung ương Đoàn trao kỷ niệm chương “Vì thế hệ trẻ”

Đại hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết Đại hội Tỉnh đoàn lần thứ XI, nhiệm kỳ 2022 – 2027. Trong đó, thống nhất thông qua 12 chỉ tiêu trọng tâm, 07 nhóm nhiệm vụ và giải pháp thực hiện nhiệm kỳ 2022 – 2027; thống nhất khẩu hiệu hành động Tuổi trẻ Đồng Tháp “Khát vọng, bản lĩnh, sáng tạo, tiên phong, phát triển”.

Đại biểu nhất trí cao với Nghị quyết Đại hội Tỉnh đoàn lần thứ XI

Đáng chú ý, Nghị quyết đã thông qua 06 Đề án trọng tâm trong nhiệm kỳ, gồm: Thanh niên Đồng Tháp tham gia chuyển đổi số giai đoạn 2022 – 2027; Thanh niên Đồng Tháp khởi nghiệp và lập nghiệp; Giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ trên không gian mạng giai đoạn 2022 – 2027; Phát triển kinh tế thanh niên khu vực biên giới giai đoạn 2022 - 2027; Thanh niên Đồng Tháp tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu; Xây dựng thí điểm và tổ chức sân chơi cho thanh thiếu nhi trên địa bàn dân cư thông qua phát huy Trung tâm Văn hóa học tập cộng đồng cấp xã và Nhà văn hóa ấp.

Nguyệt Ánh

Page 12

Sáng ngày 31 tháng 8 năm 2022, dưới sự chủ trì của Tổng Giám đốc Dương Quyết Thắng, Ngân hàng Chính sách xã hội [NHCSXH] đã tổ chức họp giao ban trực tuyến đến 63 chi nhánh NHCSXH tỉnh, thành phố nhằm đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ 8 tháng đầu năm 2022 và triển khai kế hoạch, nhiệm vụ những tháng cuối năm 2022. Dự họp có Trưởng Ban kiểm soát Hội đồng quản trị NHCSXH; Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy NHCSXH Trung ương; các Phó Tổng Giám đốc; Chủ tịch Công đoàn và Lãnh đạo các đơn vị tại Hội sở chính, Trung tâm đào tạo, Trung tâm công nghệ thông tin, Sở giao dịch và 63 điểm cầu chi nhánh tỉnh, thành phố.

Tại điểm cầu chi nhánh NHCSXH tỉnh Đồng Tháp ông Lê Bình – Giám đốc chi nhánh và toàn thể cán bộ chủ chốt chi nhánh cùng tham dự.

Theo báo cáo NHCSXH, tính đến 29/8/2022, tổng nguồn vốn tín dụng chính sách đạt trên 287 ngàn tỷ đồng, tăng hơn 30.670 tỷ đồng so với năm 2021. Tổng dư nợ tín dụng chính sách đạt trên 273.950 tỷ đồng, tăng hơn 25.980 tỷ đồng so với năm 2021 với hơn 6.437 ngàn hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác còn dư nợ.

Tổng Giám đốc Dương Quyết Thắng chủ trì họp phát biểu chỉ đạo

Quang cảnh họp giao ban trực tuyến tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Đồng Tháp

Ông Lê Bình – Giám đốc Chi nhánh phát biểu thảo luận

tại cuộc họp giao ban trực tuyến

Phát biểu thảo luận tại cuộc họp giao ban, Giám đốc Chi nhánh tỉnh đã báo cáo kết quả hoạt động của Chi nhánh 8 tháng đầu năm 2022, cụ thể: chi nhánh tập trung thực hiện tốt các chương trình tín dụng chính sách theo Nghị quyết số 11/NQ-CP; duy trì nâng cao chất lượng tín dụng chính sách xã hội; thực hiện công tác đền ơn đáp nghĩa, tri ân ngày Thương binh Liệt sỹ [27/7]; tổ chức họp mặt cán bộ NHCSXH chi nhánh qua các thời kỳ nhân dịp Tổng kết 20 năm thực hiện Nghị định số 78 của Chính phủ; công tác tổ chức Hội thi Nghiệp vụ giỏi – tài năng văn nghệ NHCSXH năm 2022 khu vực IX;  chi nhánh cũng đã tăng cường, đẩy mạnh thông tin về hoạt động tín dụng chính sách xã hội đến các cấp ủy đảng, chính quyền và người dân trên địa bàn tỉnh. Đồng thời báo cáo phương hướng nhiệm vụ trọng tâm của Chi nhánh trong những tháng cuối năm 2022.

Văn Lợi

Page 13

ĐTO – Sáng ngày 10/8, tại Hội trường Bông Sen [Phường 1, TP Cao Lãnh], Đại hội đại biểu Đoàn Thanh niên Cộng sản [TNCS] Hồ Chí Minh tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2022 - 2027 tiếp tục phiên làm việc trọng thể và bế mạc.

Đoàn Chủ tịch điều hành Đại hội

Tham dự Đại hội có các đồng chí: Bùi Quang Huy - Ủy viên Dự khuyết Ban Chấp hành [BCH] Trung ương Đảng, Bí thư Thường trực BCH Trung ương Đoàn; Nguyễn Phạm Duy Trang - Bí thư BCH Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội Trung ương; Lê Quốc Phong - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Phan Văn Thắng - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh; Phạm Thiện Nghĩa - Chủ tịch UBND tỉnh. Các đồng chí nguyên lãnh đạo tỉnh, nguyên lãnh đạo Tỉnh đoàn các thời kỳ. Đại diện Thường Trực các Tỉnh, Thành đoàn khu vực đồng bằng sông Cửu Long; cùng 262 cán bộ, đoàn viên, thanh niên đại diện cho hơn 60.000 đoàn viên, thanh niên trong tỉnh.

Các đồng chí lãnh đạo Trung ương Đoàn và lãnh đạo địa phương dự phiên trọng thể Đại hội

Sau khai mạc phiên trọng thể, Bí thư Tỉnh ủy Lê Quốc Phong đã phát biểu chỉ đạo tại Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh lần thứ XI. Bí thư Tỉnh ủy biểu dương, đánh giá cao những việc làm thiết thực, hiệu quả của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Đồng Tháp trong nhiệm kỳ qua. Theo đồng chí Lê Quốc Phong, trong nhiệm kỳ, tổ chức Đoàn và thanh niên Đồng Tháp có nhiều đóng góp cho sự phát triển của công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi, góp phần quan trọng vào sự phát triển của tỉnh. Đó là 367 tập thể, 1.854 cá nhân được tuyên dương trong học tập và làm theo lời Bác; hơn 285.000 tin tốt, chuyện đẹp được giới thiệu, lan tỏa trên không gian mạng; hơn 67.700 ý tưởng, sáng kiến của thanh thiếu nhi về nhiều vấn đề cần giải quyết của cuộc sống; hơn 2.400 công trình thanh niên các cấp; gần 200.000 thanh thiếu nhi trực tiếp nhận được sự hỗ trợ về việc làm, trợ giúp khởi nghiệp, lập nghiệp từ các cấp bộ Đoàn.

Bí thư Tỉnh ủy Lê Quốc Phong phát biểu chỉ đạo Đại hội

Phát huy những kết quả đạt được, khắc phục những hạn chế, thời gian tới, Bí thư Tỉnh ủy đề nghị các cấp bộ Đoàn trên địa bàn cần đa dạng hóa phương thức giáo dục, đổi mới từ nội dung đến hình thức; lựa chọn cách thức để thực hiện công tác giáo dục phù hợp với từng nhóm đối tượng thanh niên; khơi dậy, cổ vũ những khát vọng, những hành động đẹp, thói quen tốt trong thanh niên Đồng Tháp. Tỉnh đoàn cần nhanh chóng có giải pháp để tập hợp tối đa thanh niên vào hoạt động của Đoàn và các tổ chức do Đoàn làm nòng cốt, trong đó chú trọng “chọn trúng việc để làm, làm đúng việc cần làm, làm có trọng tâm và để lại dấu ấn”. Tập trung nhiều hơn cho cơ sở và cho đội ngũ cán bộ Đoàn. Đây là một trong những yếu tố quan trọng để quyết định chất lượng công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi của tỉnh, vì tổ chức Đoàn tại cơ sở cần được quan tâm thực chất hơn, từ việc củng cố bộ máy tổ chức, xác định lại nhiệm vụ phù hợp với khả năng, tình hình thanh niên, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi đoàn, đặc biệt chi đoàn địa bàn dân cư.

Các thành viên Đoàn Chủ tịch bỏ phiếu bầu đại biểu dự Đại hội đại biểu toàn quốc Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh lần thứ XII, nhiệm kỳ 2022 - 2027

Đồng chí Nguyễn Hoàng Minh Trí - Phó Bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh khóa X báo cáo kết quả của phiên họp thứ nhất BCH Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh khóa XI. Tại phiên họp thứ nhất đã thông qua kết quả bầu BCH có 39 đồng chí; bầu Ban Thường vụ 13 đồng chí; bầu chức danh Phó Bí thư gồm 3 đồng chí: Nguyễn Hoàng Minh Trí, Nguyễn Thị Thúy Lam, Lê Hoàng Quyết; bầu 7 đồng chí tham gia Ủy ban Kiểm tra và bầu Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh khóa XI, nhiệm kỳ 2022 - 2027. Trước đó, Đại hội tiến hành bầu trực tiếp chức danh Bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Đồng Tháp khóa XI. Kết quả, đồng chí Huỳnh Minh Thức - Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đoàn, Tỉnh ủy viên, Bí thư Tỉnh đoàn Đồng Tháp khóa X tái đắc cử chức Bí thư Tỉnh đoàn Đồng Tháp khóa XI, nhiệm kỳ 2022 - 2027.

Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Đồng Tháp khóa thứ XI, nhiệm kỳ 2022 - 2027 ra mắt Đại hội

Đại hội tiến hành bầu Đoàn đại biểu tỉnh Đồng Tháp dự Đại hội đại biểu toàn quốc Đoàn TNCS Hồ Chí Minh lần thứ XII, nhiệm kỳ 2022 - 2027 gồm 12 đại biểu chính thức và 4 đại biểu dự khuyết. Đồng thời biểu quyết thông qua dự thảo Nghị quyết Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI nhiệm kỳ 2022 - 2027 với nhiều mục tiêu, chỉ tiêu, nhóm nhiệm vụ và giải pháp quan trọng như: thông qua báo cáo đánh giá tổng kết việc thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Đồng Tháp lần thứ X, nhiệm kỳ 2017 - 2022; mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi tỉnh Đồng Tháp nhiệm kỳ 2022 - 2027. Các đề án trọng tâm trong nhiệm kỳ gồm: “Thanh niên Đồng Tháp tham gia chuyển đổi số giai đoạn 2022 - 2027”; “Thanh niên Đồng Tháp khởi nghiệp và lập nghiệp”; “Thanh niên Đồng Tháp tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu”...

Các đồng chí Thường trực Tỉnh đoàn Đồng Tháp khóa XI nhận bảng tượng trưng các công trình cho thiếu nhi tỉnh do Trung ương Đoàn trao tặng

Dịp này, Ban Bí thư Trung ương Đoàn dành tặng các công trình cho thiếu nhi tỉnh Đồng Tháp gồm: 10 bể bơi di động, 5 nhà vệ sinh thông minh và 1.100 ấn phẩm sách, tổng trị giá hơn 1,2 tỷ đồng; BCH Trung ương Đoàn tặng Kỷ niệm chương “Vì thế hệ trẻ” cho 13 cá nhân thuộc tỉnh Đồng Tháp. UBND tỉnh Đồng Tháp cũng tặng Bằng khen cho 15 tập thể, 15 cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi trên địa bàn tỉnh, nhiệm kỳ 2017 - 2022. Qua gần 2 ngày làm việc với tinh thần khẩn trương, trách nhiệm, Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2022 - 2027 đã bế mạc và thành công tốt đẹp.

D.Chinh-P.Lộc

Video liên quan

Chủ Đề