Đề tài khoa học thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn

  •   22/08/2019 09:50:33 PM
  •   Đã xem: 2285

  •   22/08/2019 09:50:25 PM
  •   Đã xem: 1179

  •   22/08/2019 09:50:17 PM
  •   Đã xem: 1025

  •   22/08/2019 09:49:58 PM
  •   Đã xem: 899

  •   22/08/2019 09:49:47 PM
  •   Đã xem: 934

Quang cảnh Hội nghị tổng kết Chương trình “Nghiên cứu những vấn đề trọng yếu về khoa học xã hội và nhân văn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội” do Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức, tháng 10-2021.

Nhiều đề tàiđạt được kết quả vượt trội

Chương trình “Nghiên cứu những vấn đề trọng yếu về khoa học xã hội và nhân văn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội” tích hợp 4 trụ cột nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn về kinh tế, xã hội, văn hóa và con người. Chương trình được xây dựng nhằm các mục tiêu: Cung cấp luận cứ khoa học về những vấn đề trọng yếu thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, nhằm đáp ứng yêu cầu thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Từ đó, đề xuất chính sách và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức, quản lý, phát triển kinh tế - xã hội vì mục tiêu phát triển bền vững ở Việt Nam. Đồng thời, xây dựng cơ sở dữ liệu về khoa học xã hội và nhân văn phục vụ công tác hoạch định và thực thi chính sách, vì mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam.

Theo Giáo sư, Tiến sĩ Trần Thọ Đạt, Chủ nhiệm Chương trình “Nghiên cứu những vấn đề trọng yếu về khoa học xã hội và nhân văn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội”, chương trình gồm 52 đề tài, bao trùm các lĩnh vực: Kinh tế và phát triển kinh tế; xã hội và quản lý xã hội; con người, văn hóa và chính trị. Một số đề tài nghiên cứu mang tính chất giao thoa giữa kinh tế - xã hội - văn hóa - con người. Qua 5 năm thực hiện, mặc dù còn một số khó khăn trong quá trình phối hợp, triển khai, song các đề tài đều nỗ lực đạt được mục tiêu đề ra, nhiều đề tài đạt những kết quả vượt trội, góp phần vào việc xây dựng và hoàn thiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Chương trình đã xuất bản 53 cuốn sách chuyên khảo, 3 cuốn giáo trình, gần 400 bài báo trong nước và quốc tế, trong đó tỷ lệ bài báo công bố quốc tế đạt trên 10%. Số đề tài có công bố quốc tế đạt trên 30%. Số bài báo được công bố trên các tạp chí có chỉ số ảnh hưởng thuộc danh mục ISI, Scopus chiếm tỷ lệ 60% trên tổng số các công bố quốc tế.

Trong quá trình triển khai thực hiện, chương trình đã tổ chức gần 100 hội thảo khoa học quốc gia, thu hút sự tham gia của các nhà khoa học, các chuyên gia đầu ngành, góp phần đào tạo 95 tiến sĩ và 144 thạc sĩ. 15/52 đề tài đạt kết quả xuất sắc, nhiều kết quả nghiên cứu được chắt lọc và chuyển giao cho Tổ xây dựng văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, góp phần xây dựng và hoàn thiện văn kiện phục vụ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Bên cạnh việc chuyển giao và đóng góp trực tiếp cho công tác quản lý, hoạch định chính sách cấp trung ương, nhiều kết quả nghiên cứu còn được chuyển giao cho các địa phương, doanh nghiệp. Điển hình là các đề xuất nhằm giải quyết vấn đề an ninh việc làm cho người lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất đã được chuyển giao cho Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố: Cần Thơ, Gia Lai, Đồng Nai, Bình Dương, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Hà Nam và Đà Nẵng; các vấn đề về phát triển du lịch nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long được chuyển giao cho các tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long...

Các sản phẩm khoa học tạo ra đều đã, đang và sẽ được ứng dụng trong việc hoạch định, thực thi chính sách trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội thông qua những giải pháp nhằm đổi mới sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp, tạo thêm việc làm, tăng doanh thu, thay đổi mô hình tăng trưởng, giảm ô nhiễm môi trường, phát triển nền kinh tế xanh, nâng cao sức khỏe cho cộng đồng.

Tái cấu trúc theo hướng nghiên cứu chuyên sâu

Bộ Khoa học và Công nghệ rất chú trọng đến xây dựng và triển khai các chương trình khoa học xã hội và nhân văn phục vụ công tác hoạch định chính sách của Đảng và Nhà nước.

Định hướng cho giai đoạn tới, ông Lê Quang Thành, Vụ trưởng Vụ Khoa học xã hội, nhân văn và tự nhiên [Bộ Khoa học và Công nghệ] cho biết, giai đoạn 2021-2025, chương trình được tái cấu trúc theo các lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu, giải quyết vấn đề trong 10 năm: Chuyển đổi mô hình kinh tế, nghiên cứu hoàn thiện thể chế, nhận diện phát huy giá trị nguồn lực nhân văn, nghiên cứu vấn đề quốc tế...

Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng mong muốn các nhà khoa học đề xuất, xây dựng để hình thành nên bộ tiêu chí đánh giá tác động hiệu quả kinh tế - xã hội từ kết quả các nghiên cứu mang lại. Ngoài ra, trong quá trình xây dựng và triển khai các đề tài phải chú ý đến tính tích hợp, liên ngành giữa các vấn đề nghiên cứu cũng như tính kế thừa kết quả nghiên cứu của các đề tài để tăng tính hiệu quả của chương trình.

Cũng theo Thứ trưởng Trần Văn Tùng, trong thời gian tới, chương trình tập trung giải quyết các vấn đề trọng điểm cấp quốc gia trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn nhằm đề xuất các chủ trương, chính sách, giải pháp thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2030, thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Các nghiên cứu cần hướng đến những vấn đề mang tính dài hạn, xuyên suốt nhằm phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững gắn với khai thác và phát triển các giá trị văn hóa, con người Việt Nam trong bối cảnh đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với xây dựng nền kinh tế tri thức, hội nhập.

Liên kết nguồn tin:

//www.hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Khoa-hoc/1017708/nghien-cuu-khoa-hoc-xa-hoi-va-nhan-van-de-phat-trien-kinh-te---xa-hoi


Nghiên cứu cơ bản ngày càng khẳng định được vị trí của mình trong nghiên cứu khoa học tại Việt Nam [ảnh: Hoàng Anh]

Theo đó, 36 đề tài [hồ sơ năm 2020 đợt 1] thuộc 7 lĩnh vực như: Liên ngành Triết học - Chính trị học - Xã hội học; Kinh tế học; Luật học; Sử học, khảo cổ học, dân tộc học; Ngành tâm lý học, giáo dục học; Liên ngành văn học, ngôn ngữ học; Liên ngành Văn hóa học, Nghiên cứu nghệ thuật, Thông tin đại chúng và Truyền thông;

Đáng chú ý, trong 36 đề tài được phê duyệt lần này có tới 22 đề tài trong lĩnh vực kinh tế, các lĩnh vực khác có từ 01 đến 05 đề tài được phê duyệt.

Sau khi Chủ tịch Hội đồng Quản lý Quỹ phê duyệt kinh phí, Cơ quan điều hành Quỹ sẽ thông báo tới các chủ nhiệm đề tài để thực hiện việc bổ sung, hoàn thiện thuyết minh và ký hợp đồng [dự kiến tháng 4/2020].

Thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học đơn giản là một trong những cách mà sinh viên hoặc học viên có thể qua đó khẳng định khả năng và thực lực của bản thân. Thông qua đề tài nghiên cứu khoa học, sinh viên sẽ có cơ hội áp dụng kiến thức, kỹ năng và hiểu biết của mình trong nghiên cứu. Tuy nhiên, đôi lúc việc lựa chọn đề tài nghiên cứu sao cho phù hợp cũng là một thách thức, nhất là những người lần đầu bắt tay vào thực hiện. Do đó, chúng tôi đã tổng hợp lại các đề tài nghiên cứu khoa học về xã hội mới nhất để các bạn có nguồn tài liệu tham khảo.

Vai trò của việc thực hiện nghiên cứu khoa học

Có thể nói rằng, quá trình nghiên cứu khoa học chính là quá trình chúng ta hội nhập với thế giới từ đó có khả năng tồn tại trong một xã hội đầy tính cạnh tranh như hiện nay. Nghiên cứu khoa học là việc sinh viên, học viên áp dụng những kiến thức và kỹ năng mà mình đã học để tìm lời giải đáp cho những vấn đề mang tính khoa học và thực tiễn.

Để lựa chọn đề tài nghiên cứu khoa học nói riêng và nghiên cứu khoa học về xã hội, sinh viên nên dựa vào 3 yếu tố chính. Thứ nhất là những băn khoăn, suy nghĩ của cá nhân trong quá trình học tập. thứ hai là dựa vào các vấn đề hiện tượng nghiên cứu được thầy cô chia sẻ trong các bài giảng ở trường. Thứ ba là tham khảo các thông tin trên sách báo, truyền hình hay các kết quả nghiên cứu trước đã được công khai để tham khảo.

Khi thực hiện nghiên cứu khoa học, các bạn sẽ nhận được nhiều lợi ích thiết thực. Đầu tiên phải kể đến là việc các bạn sẽ được học hỏi và trưởng thành sau mỗi công trình nghiên cứu nhờ những va chạm thực tế và sự hướng dẫn đến từ giáo viên. Ngoài ra, các bạn cũng sẽ có cho mình những trải nghiệm đáng nhớ trong suốt thời gian ngồi trên ghế nhà trường. Qua việc thực hiện đề tài nghiên cứu, bạn sẽ có cơ hội tham gia các khóa học, gặp gỡ những người bạn cùng chí hướng từ đó mở rộng mối quan hệ của mình.


Các đề tài nghiên cứu khoa học về xã hội

Bài viết liên quan:

→ Kho đề tài nghiên cứu khoa học về môi trường mới nhất

Dưới đây là một số đề tài nghiên cứu khoa học về xã hội tiêu biểu:

  1. Nghiên cứu sự tác động của Mạng xã hội video Tiktok đến sinh viên hiện nay. Trường hợp nghiên cứu tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG TPHCM.
  2. Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tự chăm sóc sức khỏe của phụ nữ tuổi trung niên.
  3. Đề tài nghiên cứu về vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa lễ hội dân tộc Tà Ôi trong giai đoạn hiện nay. Thực tế nghiên cứu tại huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.
  4. Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp của hệ thống  nhà vệ sinh công cộng. Trường hợp nghiên cứu trên địa bàn thành phố Hà Nội.
  5. Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng, góp phần xây dựng xã hội học tập ở địa bàn xã vùng nông thôn và miền núi Tây Bắc
  6. Vấn đề sinh kế bền vững cho các hộ nghèo ở xã Kỳ Sơn huyện Thủy Nguyên, tỉnh Hải Phòng: Đánh giá nguồn lực và đề xuất giải pháp
  7. Đánh giá thực trạng và xác định cơ cấu kinh tế ở Thành phố Nam Định giai đoạn 2020-2025 và tầm nhìn đến 2030
  8. Đề tài nghiên cứu khoa học về thái độ của sinh viên hiện nay đối với vấn đề hôn nhân đồng giới.
  9. Nghiên cứu về nhu cầu nhân lực khối ngành khoa học xã hội cấp chính quyền địa phương - Thực tiễn tại địa bàn quận Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh.
  10. Vai trò và vị trí của người phụ nữ trong các gia đình nông thôn hiện nay - Nghiên cứu trường hợp xã Cư Suê, huyện Cư M'gar, tỉnh Đắk Lắk.
  11. Thái độ của cộng đồng LGBT[ Đồng giới, song tính, chuyển giới…] tại thành phố Hồ Chí Minh về dự luật hôn nhân đồng giới.
  12. Các yếu tố tác động đến việc sử dụng bảo hiểm y tế của người dân xã Kim Hoa, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn đầu xây dựng nông thôn mới.
  13. Bữa cơm gia đình trong bối cảnh xã hội độ thi biến đổi nhanh- Nghiên cứu trường hợp xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh.
  14. Thái độ của các bậc phụ huynh trong việc giáo dục sức khỏe sinh sản cho trẻ vị thành niên hiện nay.
  15. Tiếp cận các mô hình chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi tại thành phố Hải Phòng hiện nay.
  16. Nhận thức của nam giới tại tỉnh Long An về vấn đề sức khỏe sinh sản.
  17. Ảnh hưởng của việc trang bị kỹ năng mềm đến cơ hội việc làm cho sinh viên hiện nay.
  18. Đời sống nữ lao động di cư làm nghề tiếp viên, phục vụ dịch vụ ăn uống tại quận 2, TP Hồ Chí Minh.
  19. Ảnh hưởng của gia đình văn hóa tác động đến hành vi con người trong các mối quan hệ cộng đồng.
  20. Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ số giới tính khi sinh tại tỉnh Bình Phước hiện nay.
  21. Nhận thức, thái độ và hành vi của nam công nhân tại công  nghiệp Vsip 2 tỉnh Bình Dương hiện nay về sức khỏe sinh sản.
  22. Thực trạng nhà ở của công nhân nhập cư tại khu công nghiệp Linh Trung 1, TP Hồ Chí Minh hiện nay.
  23. Ảnh hưởng của việc sử dụng ngôn ngữ mạng lệch chuẩn đến kết quả học tập của giới trẻ hiện nay tại TP Hà Nội.
  24. Lối  sống của gia đình trong quá trình đô thị hóa tại TP Hồ Chí Minh hiện nay- Nghiên cứu trường hợp quận 9, TP. Hồ Chí Minh.
  25. Vai trò của nữ giới trong quá trình xây dựng nông thôn mới - Nghiên cứu tại xã Tam Thanh, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.
  26. Các yếu tố tác động đến định hướng nghề nghiệp của học sinh trung học phổ thông hiện nay- Nghiên cứu trường hợp xã Tân Lập, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An.
  27. Mối quan hệ giữa cơ hội thăng tiến và hạnh phúc gia đình của nữ lao động tri thức tại TP. Vinh hiện nay.
  28. Khả năng tái hòa nhập cộng đồng của nam giới sau cai nghiện tại phường Bình Trưng Đông, quận 2, TP. Hồ Chí Minh.
  29. Cơ hội tiếp cận giáo dục của trẻ em trong các gia đình nhập cư tại tỉnh Đồng Nai.
  30. Tác động của gia đình chồng với tình trạng trầm cảm sau sinh của phụ nữ tại TP. Buôn Ma Thuột - Nghiên cứu trường hợp bệnh viện Thiện Hạnh.
  31. Định hướng học tập của học sinh dân tộc nội trú hiện nay từ góc độ tiếp cận giới- Nghiên cứu trường hợp trường THPT dân tộc nội trú N’Trang Long, phường Nghĩa Trung, Gia Nghĩa, Đăk Nông.
  32. Phân công lao động trong gia đình của phụ nữ trí thức tại quận Tân Phú, TP Hồ Chí Minh hiện nay.
  33. Yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của phụ nữ sau sinh tại tỉnh Cần Thơ.
  34. Đánh giá của người dân về chính sách giảm nghèo và đề xuất giải pháp giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 tại xã An Phú, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội.
  35. Nhận thức và thực hiện một số chính sách xã hội đối với công nhân trong các doanh nghiệp tại khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh.
  36. Nghiên cứu và đánh giá tác động của dòng họ và gia đình đối với sự phát triển của xã hội ở thành phố Hà Nội
  37. Nghiên cứu thực trạng nguồn thu nhập và đề xuất giải pháp nâng cao thu nhập cho các hộ nông dân lũ miền Trung tỉnh Quảng Ngãi
  38. Hoạt động khởi nghiệp của giới trẻ ở TP Đà Nẵng trong lĩnh vực công nghệ.
  39. Thực trạng và giải pháp can thiệp cộng đồng phòng chống bệnh trầm cảm ở người cao tuổi tại tỉnh Thừa Thiên Huế.
  40. Ảnh hưởng của yếu tố bản thân đến áp lực ở của học sinh THPT Nguyễn Khuyến tại TP Hồ Chí Minh.

Trên đây là các đề tài nghiên cứu khoa học về xã hội mới nhất được đánh giá cao về giá trị thực tiễn trong một vài năm trở lại đây. Chúng tôi hy vọng bạn sẽ tìm được gợi ý phù hợp khi lựa chọn đề tài làm nghiên cứu khoa học của mình

Video liên quan

Chủ Đề