Học Quản trị du lịch khách sạn ra làm gì

II. Học quản trị khách sạn ra trường làm gì?

Nhiều người cho rằng học quản trị khách sạn là học một nghề nhưng làm được nhiều nghề. Điều này không sai bởi sau khi tốt nghiệp ngành quản trị khách sạn, bạn có thể ứng tuyển vào rất nhiều việc làm khách sạn tốt với mức thu nhập hấp dẫn.
Ngoài làm ở nhà hàng, khách sạn, khu nghỉ dưỡng, resort thì bạn hoàn toàn có thể ứng tuyển vào các công ty du lịch, lữ hành, tổ chức sự kiện,... hay giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng có ngành du lịch, nhà hàng, khách sạn, thậm chí còn có thể ứng tuyển vào bộ phận du lịch của các cơ quan nhà nước để thỏa sức thể hiện khả năng của bản thân. Dưới đây là các công việc phổ biến mà sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành quản trị khách sạn có thể làm:

  • Nhân viên lễ tân: Việc làm nhân viên lễ tân khách sạn khá phổ biến và nhiều bạn trẻ theo đuổi. Để ứng tuyển dễ dàng, ứng viên cần tạo CV xin việc lễ tân khách sạn đúng chuẩn thì mới gây ấn tượng được với nhà tuyển dụng.
  • Nhân viên phục vụ bàn, bar.
  • Nhân viên, chuyên viên tổ chức sự kiện.
  • Giám sát nhà hàng/giám sát bộ phận lễ tân.
  • Trưởng ca.
  • Quản lý nhà hàng, quản lý khách sạn.
  • Giám đốc bộ phận ẩm thực, lễ tân, buồng phòng.
  • Giám đốc khách sạn.
  • Quản lý mua hàng.
  • Chuyên viên đào tạo tại nhà hàng/khách sạn.
  • Giảng viên ngành quản trị nhà hàng khách sạn tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp trên toàn quốc.

III. Mức lương ngành quản trị khách sạn là bao nhiêu?

Tốt nghiệp ngành quản trị khách sạn, các bạn sẽ có nhiều cơ hội việc làm nhưng thường thì phải bắt đầu từ các vai trò nhân viên. Bên cạnh đó, đặc trưng của lĩnh vực dịch vụ lưu trú, ăn uống là dù bạn đã thăng chức lên quản lý, giám sát thì vẫn sẽ thường xuyên tiếp xúc và chăm sóc khách hàng, hỗ trợ nhân viên.
Mức lương ngành quản trị khách sạn phụ thuộc vào vị trí việc làm và nơi làm việc. Ở những khách sạn, resort 4, 5 sao thì lương cao hơn, có thêm các khoản như service charge, tiền tips... trong khi ở các cơ sở nhỏ hơn thì có thể chỉ có lương, phụ cấp. Về cơ bản, các vai trò nhân viên sẽ có lương khởi điểm 5 - 7 triệu/tháng, trong khi giám sát hay quản lý thì lương có thể từ 12 - 20 triệu/tháng, cao hơn nữa trong các vai trò giám đốc thì thu nhập có thể từ 30 - 50 triệu/tháng.

IV. Lưu ý khi theo học ngành quản trị khách sạn

Quản trị khách sạn là ngành đòi hỏi bạn phải có kiến thức và trình độ chuyên môn tốt nên việc thành thạo trong môi trường làm việc thực tế là điều các nhà tuyển dụng vô cùng chú trọng. Vì vậy, bạn hãy trau dồi cho mình lý thuyết gắn liền với hành động thực tiễn để nâng cao tay nghề, kinh nghiệm cho bản thân thì mới có cơ hội có được việc làm ngành quản trị khách sạn nhanh chóng.
Hơn nữa, sinh viên mới tốt nghiệp ngành quản trị khách sạn cũng khó có thể đảm nhận công việc ngay mà cần trải qua quá trình tích lũy kinh nghiệm lâu dài. Mới ra trường bạn khó có thể làm tốt các vị trí đòi hỏi chuyên môn cao như trưởng bộ phận, giám đốc khách sạn, quản lý hay giám sát,... nên cũng đừng quá thất vọng.
Bạn có thể bắt đầu từ những công việc nhỏ nhất như nhân viên trong nhà hàng, khách sạn,... để học hỏi, dần dần khi có kinh nghiệm dày dặn thì việc đảm nhận các vị trí quan trọng sẽ trở nên đơn giản hơn và cơ hội thăng tiến của bạn cũng cao hơn.

Việc làm ngành quản trị khách sạn có thể đảm nhận đa dạng

V. Các trường đào tạo ngành quản trị khách sạn

Trường đào tạo quản trị khách sạn tại Hà Nội:

  • Đại học Hà Nội.
  • Đại học Kinh tế Quốc dân.
  • Đại học Văn hóa Hà Nội.
  • Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
  • Đại học Mở Hà Nội.
  • Đại học Thương Mại.
  • Đại học Công nghiệp Hà Nội.
  • Đại học Tài nguyên và Môi trường.
  • Đại học Lâm Nghiệp.
  • Đại học Kinh doanh và Công nghệ.

Các trường đào tạo ngành quản trị khách sạn khu vực miền Trung:

  • Đại học Huế.
  • Đại học Kinh tế Đà Nẵng.
  • Đại học Nha Trang.

Trường đào tạo quản trị khách sạn chất lượng tại TP.HCM:

  • Đại học Kinh tế TP.HCM.
  • Đại học Tài chính - Marketing.
  • Đại học Công nghệ TP.HCM.
  • Đại học Kinh tế - Tài chính.
  • Đại học Ngoại thương TP.HCM.
  • Đại học Văn hóa TP.HCM.

Những trường đại học đào tạo ngành quản trị khách sạn hiện nay thu hút rất nhiều các bạn sinh viên đăng ký theo học. Để thuận tiện cho bản thân cũng như phù hợp khả năng điểm số đầu vào, các bạn trẻ hãy cân nhắc kỹ càng để đưa ra quyết định lựa chọn nghề nghiệp tương lai sáng suốt. Nếu học tập tại những ngôi trường chất lượng, bạn sẽ có trình độ chuyên môn cao và cơ hội nghề nghiệp tốt hơn.

Với những thông tin JOBOKO chia sẻ trên đây, hy vọng bạn đọc đã nắm được học quản trị khách sạn có thể làm gì sau khi tốt nghiệp. Qua đó, thấy được triển vọng nghề nghiệp của lĩnh vực này để cải thiện bản thân, trau dồi kỹ năng sao cho theo đuổi được mục tiêu và niềm đam mê một cách trọn vẹn.

Ngành nhà hàng - khách sạn: Triển vọng, cơ hội và thách thức

MỤC LỤC:
I. Ngành quản trị khách sạn học gì?​
II. Học quản trị khách sạn ra trường làm gì?
III. Mức lương ngành quản trị khách sạn là bao nhiêu?​
IV. Lưu ý khi theo học ngành quản trị khách sạn
V. Các trường đào tạo ngành quản trị khách sạn

Đọc thêm: Tìm việc làm nhà hàng, khách sạn, gồm những vị trí nào?

Đọc thêm: Top việc làm ngành nhà hàng, khách sạn thu nhập cao

Có khá nhiều bạn đang nhầm lẫn giữa ngành Quản trị khách sạn và Quản trị du lịch. Cả hai ngành nghề này có cùng 2 từ “quản trị” lại có nét tương đồng về lĩnh vực nên khiến nhiều bạn phân vân. Vậy thực chất thì ngành 2 ngành này khác nhau như thế nào, có điểm nào giống nhau? Hãy cùng với chúng tôi cùng tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết này nhé.

Xem thêm: 

Điểm giống nhau giữa ngành Quản trị khách sạn và Quản trị du lịch

Đây là là 2 ngành nghề có nét tương đồng và cũng thiên về du lịch,  chăm sóc khách hàng, hướng dẫn người sử dụng dịch vụ. Cụ thể hơn, với 2 ngành này, người ta sẽ thấy được những điểm giống nhau sau đây:

  • Học ngành một trong 2 ngành này có thể làm được một sốcông việc của nhau. Quản trị khách sạn có thể hướng dẫn du lịch ở vùng miền được cho các đoàn du lịch. Ngược lại học quản trị du lịch cũng có thể làm lễ tân, nhân viên buồng phòng,…
  • Hai ngành này được đào tạo những kỹ năng mềm khá giống nhau, đều được luyện về cách giao tiếp với khách hàng, cần phải có sự khéo léo bởi bạn sẽ tiếp xúc với những người có tính khách khác nhau.
  • Cả hai đều có thể thăng tiến lên làm vị trí quản lý một đội nhóm.
  • Cả hai ngành này đều có cơ hội làm việc, tiếp xúc với người nước ngoài cũng như cần đến vốn ngoại ngữ.
  • Cả hai đều có liên quan đến nhau và nằm trong dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng. Kiểu dạng đi du lịch sẽ cần book phòng khách sạn.
  • Cả 2 ngành này đều có thể làm việc ở một số nơi giống như như khách sạn, nhà hàng, khu resort, khu nghỉ dưỡng, các công ty lữ hành, du lịch,…

Một vài điểm giống nhau trên đây chính là những điểm tương đồng của 2 ngành Quản trị khách sạn và Quản trị du lịch. Vậy 2 ngành này có gì khác nhau, khác như thế nào, hãy cùng với chúng tôi cùng tìm hiểu tiếp dưới đây nhé.

Sự khác nhau giữa ngành Quản trị khách sạn và Quản trị du lịch

Giữa 2 ngành Quản trị khách sạn và Quản trị du lịch, bạn có thể phân biệt 2 ngành này thông qua những công việc sau khi ra trường mà mỗi người theo học sẽ làm. Cụ thể:

Thứ nhất, công việc sau khi ra trường của ngành Quản trị khách sạn

Ngành Quản trị khách sạn được hiểu là bạn sẽ làm các công việc tổng thể trong việc duy trì, phát triển hoạt động của một khách sạn. Với những người theo đuổi ngành Quản trị khách sạn, sau khi ra trường các bạn có thể làm việc tại các vị trí như sau:

  • Lên kế hoạch để làm việc cụ thể và khoa học cho từng bộ phận nếu được thăng tiến lên vị trí giám, sát quản lý. Đồng thời thực hiện phân công và đốc thúc nhân viên cấp dưới thực hiện theo đúng kế hoạch đã đề ra.
  • Chuyên viên kinh doanh và phát triển các dịch vụ của một khách sạn
  • Có thể làm hướng dẫn viên du lịch hoặc chuyên viên thực hiện các chương trình về phát triển du lịch. Công việc này có thể tương đồng giống như khi bạn học quản trị du lịch.
  • Làm tổ trưởng bộ phận, làm quản lý bộ phận, điều phối nhân sự cho nhiều vị trí khác nhau như lễ tân hay buồng phòng.
  • Có thể tự mở kinh doanh khách sạn, nhà hàng
  • Thực hiện các công việc giảng dạy về nhà hàng, khách sạn,…

Nói chung các công việc của một người làm Quản trị khách sạn có đôi nét giống với người học Quản trị du lịch. Tuy nhiên với người học Quản trị khách sạn, bạn sẽ được thiên về điều hành, quản lý khách sạn nhiều hơn là du lịch.

Thứ hai, công việc sau khi ra trường ngành Quản trị du lịch

Nếu học về Quản trị du lịch, bạn ra trường có thể làm các công việc sau đây:

  • Hướng dẫn viên du lịch
  • Điều hành các công việc liên quan đến du lịch như: Nghiên cứu, xây dựng các chương trình du lịch, sự kiện, tổ chức và bán các sản phẩm liên quan đến du lịch.
  • Quản lý các công ty, doanh nghiệp lữ hành, du lịch
  • Quản lý, làm trường các bộ phận tại các công ty du lịch, lữ hành
  • Giảng dạy, nghiên cứu các kiến thức về du lịch.
  • Được đi du lịch tại nhiều nơi.
  • Làm lễ tân, buồng phòng ở khách sạn,…

Có khá nhiều công việc người học Quản trị du lịch có thể làm được và như bạn đã thấy ngành nghề này thiên về du lịch nhiều hơn, các chuyên môn đều sẽ được đào tạo thiên về du lịch. Hơn nữa, học du lịch sẽ coi trọng ngoại ngữ hơn nhiều so với học Quản trị du lịch.

Xem thêm: 

  • Quản trị khách sạn lương bao nhiêu?

Vậy nên học Quản trị khách sạn hay học Quản trị du lịch?

Chắc có nhiều bạn đang thắc mắc cái này đây. Không biết học Quản trị khách sạn và học Quản trị du lịch thì cái nào lợi hơn?  Trả lời cho các bạn rằng, học ngành nào còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như:

  • Sở thích, đam mê của bạn thích ngành nghề thì theo ngành đó, thích sự ổn định, ít phải đi lại thì học Quản trị khách sạn, thích đi nhiều nơi có thể học du lịch.
  • Năng lực bản thân về sức khỏe, chuyên môn: Chẳng hạn du lịch cần sức khỏe nhiều hơn vì phải đi lại nhiều, khách sạn thì cần sức khỏe nếu phải tăng ca, trực đêm,…. Về chuyên môn, du lịch cần ngoại ngữ, sự hiểu về văn hóa vùng miền,…
  • Ngoại hình, chiều cao: Tuy cả 2 ngành đều cần ngoại hình, chiều cao nhưng du lịch sẽ cần hơn. Về Quản trị khách sạn sẽ thiên về phong thái chuyên nghiệp, lịch sự nhiều hơn.
  • Cơ hội thăng tiến nghề nghiệp là như nhau, đều có thể lên vị trí giám sát, quản lý.

Trên đây chính là những sự so sánh về 2 ngành nghề mà bạn đang quan tâm, học ngành Quản trị khách sạn hay Quản trị du lịch bạn có thể căn cứ vào một số những thông tin trên nhé. Hy vọng bạn sẽ có quyết định sáng suốt cho mình.

Trên đây là những so sánh cơ bản về quản trị khách sạn và quản trị du lịch. Hy vọng có thể giúp bạn lựa chọn được ngành nghề phù hợp. Tuy nhiên, trong phần chia sẻ này, Cao đẳng Việt Mỹ sẽ đi sâu hơn một chút về quản trị khách sạn vì có nhiều bạn gửi câu hỏi về cho chúng tôi rằng “Có nên học quản trị khách sạn không?”.

Tư vấn có nên học quản trị khách sạn?

Để giải đáp thắc mắc này thì ngoài những so sánh cơ bản trên, thì mình sẽ phân tích những công việc cụ thể, hướng phát triển, cũng như những thuận lợi và khó khăn của một nhà quản trị khách sạn. Từ đó bạn tự xem xét để theo đuổi đam mê của mình.

Sau khi tốt nghiệp quản trị khách sạn con đường của bạn khá rộng mở, bạn có thể làm rất nhiều công việc khác nhau như lễ tân, nhà hàng, buồng phòng, tổ chức, quản lý trị nhân sự, quản trị tài chính, marketing, … 

Khi mới tốt nghiệp

Tuy nhiên, khi mới tốt nghiệp tất cả các bạn đều phải bắt đầu từ những vị trí thất nhất như lễ tân, buồng phòng, … Vì sao lại như thế? Thông qua những công việc này các bạn sẽ nắm được cụ thể công việc trong khách sạn. Kết hợp với kiến thức đã được học, kỹ năng và tư duy của bản thân để thăng tiến, quản trị tốt hơn.

Như thế ở giai đoạn này, bạn cần có niềm đam mê với công việc, sức khỏe tốt, óc quan sát để học tập mọi thứ thật kiên trì. Có nhiều bạn rất ngại trải qua giai đoạn này vì rất vất vả, khó khăn. Tuy nhiên đây chính là những nền tảng cơ bản để bạn có thể phát triển bản thân trong tương lai.

Cơ hội khi mới ra trường của tất cả các sinh viên là hoàn toàn giống nhau. Tuy nhiên, nếu muốn trở thăng tiến, thực sự trở thành một quản lý thực thụ thì bạn cần có năng lực thực sự.

Khi trở thành quản trị khách sạn

Một quản trị khách sạn tài ba sẽ kết hợp đầy đủ các yếu tố sức khỏe tốt, óc tổ chức, sự tinh tế trong quan sát, tài lãnh đạo, hoạt ngôn và thông minh. Đặc biệt là được đào tạo sâu về quản trị nhân sự, quản trị nhà hàng, marketing, trình độ ngoại ngữ tốt. Có kinh nghiệm nghiệp vụ giỏi, biết nhiều và am hiểu nhiều lĩnh vực phong phú. Khi đó nhà quản trị không chỉ là người quản lý và vận hành khách sạn mà còn là cố vấn, tham mưu cho giám đốc về hướng phát triển của nhà hàng, khách sạn.

Chính vì những đòi hỏi gắt gao này mà hằng năm có rất nhiều sinh viên tốt nghiệp ngành quản trị khách sạn. Nhưng cơn khát nguồn lực cao cấp trong ngành này vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm cả trong và ngoài nước. Đây một mặc là cơ hội nhưng cũng là thách thức cho nhiều bạn trẻ mong muốn làm việc trong mảng này.

Khi trở thành nhà quản lý thực thụ bạn có cơ hội làm việc trong những nhà hàng khách sạn đẳng cấp 5 sao không chỉ trong nước mà còn ở ngoài nước. Không ngừng được học hỏi và trau dồi kiến thức thông qua thực tiễn quản lý và khảo sát thị trường, những mối quan hệ với những người nổi tiếng, cấp cao không ngừng tăng, cơ hội đi đến nhiều nước trên thế giới để học tập cũng mở rộng, con đường phát triển là vô cùng tiềm năng.

Tuy nhiên để đạt được vị trí như thế bạn cần có năng lực tương xứng. Một quản trị nhà hàng khách sạn giỏi, cần có kiến thức nghiệp vụ vững vàng, kỹ năng mềm tốt và đầu óc tinh tế, nhạy bén, chịu được áp lực cao và không ngừng học hỏi, hoàn thiện bản thân.

Trường Cao Đẳng Việt Mỹ – American Polytechnic College [APC]

Cơ sở Trung Sơn:

  • Địa chỉ: Số 5-7-9-11 đường số 4, khu dân cư Trung Sơn, TP.HCM
  • Điện thoại : [028] 5433 6888
  • Hotline: 0938 90 5050 | 090 2858 550

Cơ sở Gò Vấp:

  • Địa chỉ: Số 1A Nguyễn Văn Lượng, phường 6, quận Gò Vấp, TP.HCM
  • Điện thoại: [028] 7302 5888

Cơ sở Cần Thơ:

  • Địa chỉ: 135P Trần Hưng Đạo, phường An Phú, quận Ninh Kiều, TP.Cần Thơ
  • Điện thoại: [0292] 3.832.045
  • Hotline: 0937 91 0212

Email:

  • Phòng Tuyển Sinh:
  • Phòng Đào Tạo:
  • Phòng dịch vụ sinh viên:

Video liên quan

Chủ Đề