Đề tài của tác phẩm văn học là gì

PHÂN BIỆT ĐỀ TÀI VÀ CHỦ ĐỀCỦA TÁC PHẨM VĂN HỌCNỘI DUNG THỰC HÀNHCÁC KHÁI NIỆM0102VÍ DỤ03SO SÁNHI- CÁC KHÁI NIỆM1TÁC PHẨM VĂN HỌC2ĐỀ TÀI3CHỦ ĐỀwww.PowerPointDep.netI- CÁC KHÁI NIỆM1TÁC PHẨMVĂN HỌC2ĐỀ TÀI3CHỦ ĐỀLà công trình nghệ thuật ngôn từ, kết quảcủa tiến trình lao động nghệ thuật [hoạt độngsáng tác] của cá nhân nhà văn hoặc kết quảcủa nỗ lực sáng tác tập thể.I- CÁC KHÁI NIỆM1Tác phẩmvăn học2ĐỀ TÀI3CHỦ ĐỀ Là phương diện khách quan của nội dung tácphẩm văn học Chỉ một phạm vi hiện thực được mô tả, phản ánhtrực tiếp trong tác phẩm. Là một khái niệm chỉ loại.Đề tài:• Ví dụ: Đề tài về người phụ nữ có số phận bấthạnh; đề tài thiên nhiên; đề tài người lính.• Trong tác phẩm văn học thường là một hệ thống các đề tàichứ không phải là một đề tài duy nhất. Ví dụ: Truyện ngắn“Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành: Không chỉ thểhiện tinh thần đoàn kết, chiến đấu chống đế quốc của toànbộ dân làng mà còn thể hiện tình cảm yêu thương giữa conngười với con người và giữa con người với thiên nhiên.I- CÁC KHÁI NIỆM12Tác phẩm văn học ĐỀ TÀI3CHỦ ĐỀLà phương diện khách quan của nộidung tác phẩmLà vấn đề chủ yếu của đề tài.Là con đường mà nhà văn đưa ngườiđọc thâm nhập vào tác phẩm.Chủ đềVí dụ:"Làng" của Kim Lân: Tình yêu làng, yêu nước thiết thavà tinh thần kháng chiến chống thực dân pháp xâm lượccủa người dân."Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long: người laođộng mới âm thầm cống hiến cho sự nghiệp xây dựngvà bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn chống Mĩ cứu nước.II- SO SÁNH ĐỀ TÀI VÀ CHỦ ĐỀĐIỂM CHUNGKiáhệniiiớGÝnmnạhĩghLà phương diện kháchquan của nội dung tácphẩm văn họcBên ngoài: Phạm trù vănhóa, xã hội, lịch sử, địa lý.Bên trong: Con người vàcuộc sống của con người.aLà.cơ sở để người đọcthâm nhập vào tác phẩmVÍ DỤ:•ĐềĐềutài: Ngườinôngtrongnóicho thấytácdânphẩmxãtớihộihiệnnửa thựcthực dân,phongcuộcnửasốngthêkiến.thảm của người nông dân• Chủđề:xãNgườinông thời.dân bị thatronghội đươnghóa.về cuộc sốnghóa,Đềubầncó cùnggiới hạncon người. Đều giúp người đọc thâmnhập vào tác phẩm.ĐIỂM RIÊNGĐặc điểmriêngĐề tàiChủ đềKhái niệm- Chỉ một phạm vi hiệnthực được mô tả, phảnánh trực tiếp trong tácphẩm.- Là một khái niệm chỉloại.- Là con đường mà tác giảđưa người đọc thâm nhậpvào tác phẩm.- Là vấn đề chủ yếu của đềtài.Cách xácđịnh- Khung không gian, thời - Thông qua nhan đềgian được nói tới trong - Thông qua hình tượngtác phẩm.nhân vật chính- Từ đó chỉ ra con người - Thông qua cảnh ngộ,nào, cuộc sống nào được biến động dữ dội, khácmô tả trong khung không thườnggian, thời gian ấy.- Thông qua những lờiphát biểu của tác giả hoặcnhân vật.Ví dụ:• Trong giai đoạn nửa cuối thế kỉ XVIII nửa đầu thếkỉ XIX, đề tài về số phận của người phụ nữ chiếmmột vị trí đáng kể trong trào lưu văn học nhân đạochủ nghĩa Việt Nam.• Trong giai đoạn từ 1945-1975, đề tài về ngườichiến sĩ cách mạng, về những người công nhântiên tiến lại nổi lên hàng đầu.Chủ đề bộc lộ qua hình tượng nhân vật chính• Thông qua Mị và A.phủ trong "vợ chồng A.phủ" Tô Hoài đãđặt ra vấn đề về số phận con người- những con người dướiđáy xã hội và giải quyết vấn đề đó, thức tỉnh họ, đưa họ đếnvới Cách mạng và cho họ một cuộc sống mới• Trong "Tre Việt Nam", thông qua hình ảnh cây tre, NguyễnDuy đã ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp [siêng năng, cần cù,chịu thương, chịu khó] cũng như sức sống mãnh liệt của dântộc ta trên mọi chặng đường lịch sử. Đặc điểmriêngĐề tàiChủ đềÝ nghĩaLà cơ sở để nhà văn khái quát Giúp nguwòi đọc hiểunhững chủ đề và xây dựng sâu được bản sắc, tưnhững hình tượng, những tính tưởng của tác phẩmcách điển hình.Một nhà văn viết về cùng mộtloại đề tài sẽ tạo ra phongcách sáng tác của từng tác giảNhiều nhà văn viết về cùngmột đề tài sẽ tạo ra trào lưuvăn học, khuynh hướng nghệthuật.Mối liên hệ giữa chủ đề và đềtài: Chủ đề được hình thành trên cơ sở của đề tài, là phương diệnchính yếu của đề tài. Những đề tài quan trọng sẽ góp phần tạonên những chủ đề lớn. Chủ đề hình thành trên cơ sở đề tài, nhưng đề tài không quyếtđịnh hoàn toàn chủ đề. Cùng một đề tài nhưng tác giả có thểchọn nhièu chủ đề.Ví dụ:Đề tài “Đất nước”Hình tượng “Đất Nước" củaNguyễn Khoa Điềm được xâydựng xuyên suốt chiều dài lịch sửcủa dân tộc từ xưa đến nay còn"đất nước" của nguyễn đình thica ngợi ý chí hào hùng của dântộc Việt Nam bằng cách hồitưởng lại cuộc chiến tranh ác liệtvà tội ác của kẻ thù.Đề tài “Người nông dân trướcCách mạng tháng Tám”• “Chí Phèo” của Nam Cao:người nông dân bị tha hóa, bầncùng hóa• “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố: Sốphân, nỗi khổ của người nôngdân dưới chế độ cường quyền,sưu thuế.Đề tài Chiến tranh:"Làng" của Kim Lân: Tình yêu làng, yêu nước thiết tha và tinhthần kháng chiến chống thực dân pháp xâm lược của người dân."Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long: Người lao động mớiâm thầm cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốctrong giai đoạn chống Mĩ cứu nước.“Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng: Tình cha con thiêngliêng, sâu nặng bị chia cắt bởi chiến tranh tàn ác.“Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật: Mộtthời bom đạn, đấu tranh gian khổ, khó khăn nhưng luôn lạc quan,yêu đời của những người lính.• Đề tài “Tình yêu đôi lứa”:“Sóng” của Xuân Quỳnh: Khát vọng tình yêu với những cungbậc tình cảm phong phú và vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữtrong tình yêu.“Biển” của Xuân Diệu: Tình yêu thắm thiết, mãnh liệt, nồngnàn. Như vậy, chủ đề là vấn đề chính yếu được nhà văn nêu lêntrên cơ sở đề tài. Nếu đề tài để giải đáp cho câu hỏi “Tác phẩmviết về phạm vi hiện thực nào?” Thì chủ đề trả lời cho câu hỏi“Vấn đề cơ bản nào được đặt ra trong phạm vi hiện thực đó?”

TÁC PHẨM VĂN HỌCĐịnh nghĩa - Tác phẩm văn học là sáng tác cụ thể, văn bản ngôn ngữ hoàn chỉnh, vừa có ý nghĩa vừa có tính thẩm mỹ. - Một bài ca dao hai câu, một bài thơ tứ tuyệt, một truyện ngụ ngôn nửa trang, một truyện ngắn mi-ni, bộ Tam quốc chí,… đều là tác phẩm văn học.Thế giới hình tượng của tác phẩm văn học 1. Khái niệm: Thế giới hình tượng là hệ thống các hình tượng được dệt nên bởi các chi tiết, tình tiết, quan hệ,… cho phép ta hình dung được sự hiểu biết và cảm nhận của tác giả đối với thế giới và con người. - Chú ý: Cần phân biệt các khái niệm: hình ảnh, ngôn ngữ hình tượng, thế giới hình tượng. 2. Ví dụ: Trong ca dao, thuyền và bến; trong thơ Xuân Diệu, bài Biển thì sóng và bờ, trong bài Thuyền và biển, Sóng của Xuân Quỳnh thì thuyền, biển - là cặp hình tượng nói về tình yêu lứa đôi.Các lớp nội dung của tác phẩm văn học Đề tài, chủ đề, cảm hứng, nội dung triết lý, sắc điệu thẩm mỹ - là năm lớp nội dung của tác phẩm vănhọc. 1. Đề tài: - Đề tài là hiện tượng đời sống được thể hiện qua miêu tả. - Ví dụ: “Lão Hạc”, “Chí Phèo”, “Tắt đèn”,… viết về đề tài nông dân. 2. Chủ đề: - Chủ đề là vấn đề chính, vấn đề chủ yếu mà tác phẩm muốn nêu lên qua một hiện tượng đời sống. - Ví dụ: Chủ đề truyện “Đời thừa” là bi kịch tinh thần của người trí thức nghèo trong xã hội thực dân phong kiến. 3. Cảm hứng: - Cảm hứng “là nội dung tình cảm của tác phẩm” - Ví dụ, bài thơ “Chiều hôm nhớ nhà” của Bà Huyện Thanh Quan, cảm hứng chủ đạo là nỗi buồn cô đơn, lạnh lẽo và nỗi buồn nhớ nhà của người lữ khách. 4. Nội dung triết lý: - Quan niệm về thế giới, quan niệm về con người là nội dung triết lý của tác phẩm văn học. - Ví dụ, nội dung triết lý của truyện ngắn “Đời thừa” là gì? + Là khoái cảm của văn chương “dẫu ăn một món ăn ngon đến đâu cũng không thích bằng” + Là nghề văn tuy nghèo mà sang trọng: “Tuy khổ thì khổ thật, nhưng thử có người giàu bạc vạn nàothuận đổi lấy cái địa vị của tôi [Hộ], chưa chắc tôi đã đổi”. + Là quan niệm về kẻ manh: “Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai mình”. 5. Sắc điệu thẩm mỹ của tác phẩm là vẻ đẹp chủ yếu tương ứng với cảm hứng và chủ đề tác phẩm. - Ta thường nói: “Lời lời châu ngọc, hàng hàng gấm thêu” là một cách đánh giá sắc điệu thẩm mỹ của tác phẩm văn học. - Nói về sắc điệu thẩm mỹ trong “Nhật ký trong tù”, Hoàng Trung Thông viết: “Văn thơ của Bác vần thơ thép Mà vẫn mênh mông bát ngát tình”.THỂ LOẠI TÁC PHẨM VĂN HỌCThể loại văn học và sự phân loại tác phẩm văn học 1. Khái niệm về thể loại văn học: - Thể loại văn học là phương thức tái hiện đời sống và thể thức cấu tạo văn bản. - Ví dụ, cùng viết về đề tài người mẹ trong chiến tranh, Tố Hữu viết về người mẹ ở hậu phương qua tâm hồn người lính bằng thơ lục bát trữ tình [Bầm ơi]. Con Nguyễn Thi lại viết về một người mẹ, người vợ cụ thể - chị Út Tịch - đang cùng chồng và đồng bào quê hương cầm súng đánh giặc - bằng thểký: “Người mẹ cầm súng”. 2. Sự phân loại tác phẩm văn học: - Phân loại tác phẩm văn học, chủ yếu theo ba tiêu chí sau: + Phương thức tái hiện đời sống, cấu tạo tác phẩm. + Loại đề tài, chủ đề. + Thể văn. - Thể loại tác phẩm văn học gồm có: + Tự sự. + Trữ tình. + Kịch.Thể loại - thể văn 1. Tự sự [kể và tả…], gồm có: - Truyện đời xưa: thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn, truyện nôm [thơ]. - Truyện ngắn, truyện vừa, truyện dài [tiểu thuyết] - Phóng sự, ký sự, bút ký,… 2. Trữ tình: [tả tâm trạng, cô đúc, giọng điệu, vần điệu,…] - Ca dao trữ tình, thơ trữ tình, thơ trào phúng. - Các khúc ngâm, tuỳ bút, trường ca hiện đại. - Phú, văn tế, thơ ca trù. 3. Kịch - Sân khấu dân tộc: chèo, tuồng, cải lương. - Sân khấu hiện đại: kịch thơ, hài kịch, bi kịch, kịch câm. Tóm lại, lúc đọc để thưởng thức, lúc phân tích tác phẩm văn học, cần phải có định hướng. Đề tài, chủ đề, cảm hứng, nội dung triết lý, sắc điệu phẩm mỹ, văn bản, ngôn từ, thế giới hình tượng và thể loại tác phẩm văn học - là những căn cứ để hiểu và cảm, để giảng và bình tác phẩm văn học. Lý luận văn học vốn khó nhưng thú vị. Nó là cái chìa khóa vàng để học và đọc tác phẩm văn học.

Đề tài [tiếng Pháp : thème], khái niệm chỉ loại các hiện tượng đời sống được miêu tà, phản ánh trực tiếp trong sáng tác văn học. Đề tài là phương diện khách quan của nội dung tác phẩm.

Các hiện tượng đời sống có thể liên kết với nhau thành loại theo mối liên hệ bề ngoài giữa chúng. Cho nên, có thể xác định đề tài văn học theo giới hạn bề ngoài của phạm vi hiện thực được phản ánh trong tác phẩm : đề tài thiên nhiên, đề tài loài vật, đề tài cải cách ruộng đất, đề tài sản xuất, đề tài chiến đấu, đề tài kháng chiến chống Mĩ, đề tài bộ đội Trường Sơn. Ở giới hạn bề ngoài của đề tài, các phạm trù xã hội, lịch sử giữ vai trò quan trọng. Cho nên, người ta có thể nói tới đề tài nông thôn, đề tài thành thị, đề tài công nhân, đề tài bộ đội, đề tài tiểu tư sản trí thức, đề tài lịch sử, đề tài hiện đại,…

Các hiện tượng đời sống lại có thể liên kết với nhau thành loại theo mối quan hệ bên trong của chúng. Cho nên cũng có thể xác định đề tài văn học theo giới hạn bên trong của phạm vi hiện thực được phản ánh trong tác phẩm.

Nhiều khi đề tài gắn liền với một hiện tượng xã hội – lịch sử, xuất hiện và trở thành phổ biến trong đời sống tinh thần của một thời hay một giới nào đó. Chẳng hạn có thể bắt gặp đề tài số phận người chinh phụ, người cung nữ, đề tài người tài hoa, đề tài những con người trung nghĩa, đế tài “con người thừa” trong môi trường quý tộc,… Trong văn học cách mạng Việt Nam hiện đại, nổi lên hàng đầu là đề tài người cán bộ chiến sĩ và quần chúng cách mạng. Ở giới hạn bên trong của đề tài, bản chất xã hôi của cuộc sống, của tính cách và số phận con người giữ vai trò quan trọng. Chẳng hạn, đề tài của Tắt đèn là cuộc sống bế tắc đen tối của người nông dân trước Cách mạng. Dĩ nhiên, sự xác nhận giới hạn bề ngoài và giới hạn bên trong như trên có ý nghĩa rất tương đối.

Do nhân vật có thể tiêu biểu cho một hiện tượng trong đời sống – một tầng lớp xã hội, một loại tính cách hoạt động trong một lĩnh vực đời sống cụ thể nên nhân vật có thể gắn liền với một đề tài tác phẩm. Chị Dậu tiêu biểu cho đề tài số phận bi thảm của người nông dân trước Cách mạng trong Tắt đèn. Nhưng tác phẩm không phải chỉ có một nhân vật. Theo bước chân và quan hệ của chị Dậu, đề tài của Tắt đèn được mở rộng. Với Nghị Quế, tác phẩm mở ra đề tài “quan nghị” – một sản phẩm lố bịch của xã hội thực dân, thuộc địa. Với lí trưởng, tuần đinh, lính lệ, tác phẩm mở ra đề tài bộ máy cai trị địa phương tham lam, tàn bạo. Hình tượng quan phủ, quan cụ nới rộng diện phản ánh tới cuộc sống bỉ ổi, xấu xa của bọn quan lại. Như vậy, đề tài của một tác phẩm thường là của cả một hệ thống các hiện tượng đời sống liên quan với nhau, bổ sung cho nhau.

Cần phân biệt đề tài với tư cách là phương diện khách quan của nội dung tác phẩm với đối tượng nhận thức, chất liệu đời sống hay nguyên mẫu thực tế của sáng tác văn học. Lẫn lộn hai mặt này sẽ dẫn tới tình trạng biến việc phân tích tác phẩm thành phân tích đối tượng được miêu tả. Đối tượng nhận thức, miêu tả của sáng tác văn học là cái còn nằm ngoài tác phẩm, đối diện với tác phẩm. Đề tài của tác phẩm là một phương diện trong nội dung của nó, là đối tượng đã được nhận thức, lựa chọn gắn liền với dụng ý, thế giới quan, lập trường tư tưởng, quan điểm thẩm mĩ của nhà văn.

* Bài viết này được sửa đổi lần cuối vào lúc 10:43 Sáng ngày 13/04/2017

Video liên quan

Chủ Đề