Đề bài - giải đề thi hết học kì ii năm học 2019 - 2020 trường thpt nghĩa hưng - nam định

Câu 20 : Một bình kín A chứa các chất sau: axetilen, vinylaxetilen, hiđro [1,1 mol] và một ít bột niken [trong đó tỉ lệ số mol axetilen và vinylaxetilen là 1:1]. Nung nóng bình một thời gian, thu được hỗn hợp khí B có tỉ khối so với H2bằng 245/12. Khi B phản ứng vừa đủ với AgNO3[trong dung dịch NH3] thu được 0,6 mol hỗn hợp kết tủa X và 13,44 lít hỗn hợp khí Y [đktc]. Biết hỗn hợp Y có tỉ khối so với heli bằng 127/12 và hỗn hợp Y phản ứng tối đa với 0,5 mol Br2trong dung dịch. Tính khối lượng kết tủa X.

Đề bài

I. TRẮC NGHIỆM [4 điểm]

Câu 1 : Chất có khả năng trùng hợp tạo thành cao su là

A. CH2=CHCl.

B. CH2=CH-CH=CH2.

C. CH2=CH2.

D. CF2=CF2.

Câu 2 : Nhóm nguyên tử CH3- có tên là

A. butyl.

B. metyl.

C. etyl.

D. propyl.

Câu 3 : Khi có mặt chất xúc tác Ni ở nhiệt độ thích hợp, anken cộng hiđro vào liên kết đôi tạo thành hợp chất nào dưới đây?

A. anken lớn hơn.

B. ankan.

C. xicloankan.

D. ankin.

Câu 4 : Điều kiện để xảy ra phản ứng cộng H2vào anken là

A. H+, to.

B. HgCl2, 150-200oC.

C. Ni, to.

D. Pd/PbCO3, to.

Câu 5 : Hợp chất nào sau đâykhôngphải là anđehit?

A. C6H5-CHO.

B. HCHO.

C. CH3-CHO.

D. HO-CHO.

Câu 6 : Phân tử isopren có số nguyên tử H là

A. 8.

B. 4.

C. 6.

D. 10.

Câu 7 : Toluen có công thức là

A. C6H5-CH=CH2.

B. C6H5-CH3.

C. C6H6.

D. CH2=CH-CH=CH2.

Câu 8 : Chất nào sau đây có khả năng phản ứng với AgNO3/NH3?

A. But-1,3-đien.

B. But-1-in.

C. But-2-in.

D. Pent-2-in.

Câu 9 : Nung một lượng butan trong bình kín [có xúc tác thích hợp] thu được hỗn hợp X gồm ankan và anken. Tỉ khối X so với khí hiđro là 21,75. Thành phần phần trăm thể tích của butan trong X là

A. 25,00%.

B. 33,33%.

C. 66,67%.

D. 50,00%.

Câu 10 : Hiđrocacbon mà trong phân tử có hai liên kết đôi C=C được gọi là

A. ankan.

B. anken.

C. xicloankan.

D. ankađien.

Câu 11 : Chất nào sau đây có đồng phân hình học?

A. CH2=CHCl-CH3.

B. CH3-CC-CH3.

C. CH3-CH=CH-CH3.

D. CH2Cl-CH2Cl.

Câu 12 : Khi đốt cháy hoàn toàn ankan thì

A. nH2O= nCO2.

B. nH2O< nCO2.

C. nH2O> nCO2.

D. nH2O= 2nCO2.

Câu 13 : Axetilen [C2H2] thuộc dãy đồng đẳng nào sau đây?

A. Anken.

B. Aren.

C. Ankan.

D. Ankin.

Câu 14 : Công thức phân tử chung của ankan là

A. CnH2n-2[n 2].

B. CnH2n+2[n 1].

C. CnH2n-6[n 6].

D. CnH2n[n 2].

Câu 15 : Tên thay thế của CH3-CH=O là:

A. etanal.

B. etanol.

C. metanal.

D. metanol.

Câu 16 : Cho hình vẽ mô tả quá trình định tính các nguyên tố C và H trong hợp chất hữu cơ. Hãy cho biết vai trò của CuSO4[khan] và biến đổi của nó trong thí nghiệm.

A. Định tính nguyên tố H và màu CuSO4từ màu xanh sang màu trắng.

B. Định tính nguyên tố C và màu CuSO4từ màu trắng sang màu xanh.

C. Định tính nguyên tố H và màu CuSO4từ màu trắng sang màu xanh.

D. Định tính nguyên tố C và màu CuSO4từ màu xanh sang màu trắng.

II. TỰ LUẬN [6,0 điểm]

Câu 17 : Thực hiện yêu cầu của các câu sau:

1. Đọc tên thường và tên thay thế các chất sau:

a]CH3-CH2-CH2-COOH;

b]CH3-CH[CH3]-OH.

2. Viết công thức cấu tạo có thể có của các chất có công thức phân tử C4H6.

Câu 18 : Nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học của phản ứng [nếu có].

1. Sục axetilen vào dung dịch AgNO3/NH3.

2. Nhỏ nước brom vào phenol lỏng.

3. Cho mẩu Na vào giấm ăn.

Câu 19 : Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm 2 ancol no, đơn chức, mạch hở là đồng đẳng kế tiếp thu được 5,6 lít khí CO2[đktc] và 6,3 gam H2O.

1. Tìm công thức phân tử của 2 ancol.

2. Tính % về khối lượng mỗi ancol trong hỗn hợp X.

Câu 20 : Một bình kín A chứa các chất sau: axetilen, vinylaxetilen, hiđro [1,1 mol] và một ít bột niken [trong đó tỉ lệ số mol axetilen và vinylaxetilen là 1:1]. Nung nóng bình một thời gian, thu được hỗn hợp khí B có tỉ khối so với H2bằng 245/12. Khi B phản ứng vừa đủ với AgNO3[trong dung dịch NH3] thu được 0,6 mol hỗn hợp kết tủa X và 13,44 lít hỗn hợp khí Y [đktc]. Biết hỗn hợp Y có tỉ khối so với heli bằng 127/12 và hỗn hợp Y phản ứng tối đa với 0,5 mol Br2trong dung dịch. Tính khối lượng kết tủa X.

----- HẾT -----

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ LỜI GIẢI CHI TIẾT

1.B

2.B

3.B

4.C

5.D

6.A

7.B

8.B

9.D

10.D

11.C

12.C

13.D

14.B

15.A

16.C

Câu 1

Phương pháp:

Lý thuyết về ankađien.

Cách giải:

nCH2=CHCl \[\xrightarrow{{{t}^{o}},xt,p}\] [-CH2-CHCl-]n

Poli[vinyl clorua] [PVC]

nCH2=CH-CH=CH2\[\xrightarrow{{{t}^{o}},xt,p}\] [-CH2-CH=CH-CH2-]n

Cao su buna

nCH2=CH2\[\xrightarrow{{{t}^{o}},xt,p}\] [-CH2-CH2-]n

Polietilen [PE]

nCF2=CF2\[\xrightarrow{{{t}^{o}},xt,p}\] [-CF2-CF2-]n

Teflon

Chọn B.

Câu 2

Phương pháp:

Dựa vào danh pháp gốc ankyl.

Cách giải:

Metyl: CH3-

Etyl: CH3CH2-

Propyl: CH3CH2CH2-

Butyl: CH3CH2CH2CH2-

Chọn B.

Câu 3

Phương pháp:

Dựa vào lý thuyết về phản ứng cộng của anken.

Cách giải:

Anken cộng hiđro vào liên kết đôi tạo thành ankan.

CnH2n+ H2\[\xrightarrow{Ni,{{t}^{o}}}\] CnH2n+2.

Chọn B.

Câu 4

Phương pháp:

Dựa vào lý thuyết về phản ứng cộng của anken.

Cách giải:

Điều kiện để xảy ra phản ứng cộng H2vào anken là Ni, to.

Chọn C.

Câu 5

Phương pháp:

Dựa vào khái niệm hợp chất anđehit.

Cách giải:

Các hợp chất C6H5-CHO, HCHO, CH3-CHO là anđehit.

Hợp chất HO-CHO viết dưới dạng khai triển:

Đây là axit cacboxylic.

Chọn D.

Câu 6

Phương pháp:

Dựa vào công thức phân tử isopren ⟹ số nguyên tử H.

Cách giải:

Isopren: CH2=C[CH3]-CH=CH2⟹ CTPT: C5H8⟹ có 8 nguyên tử H.

Chọn A.

Câu 7

Phương pháp:

Lý thuyết về hiđrocacbon thơm.

Cách giải:

Toluen có công thức là C6H5-CH3.

Chọn B.

Câu 8

Phương pháp:

Chất hữu cơ có khả năng phản ứng với AgNO3/NH3phải có nhóm chức CHO, hoặc là ankin có liên kết ba đầu mạch.

Cách giải:

Chất hữu cơ có khả năng phản ứng với AgNO3/NH3phải có nhóm chức CHO, hoặc là ankin có liên kết ba đầu mạch ⟹ But-1-in phản ứng được với AgNO3/NH3.

PTHH: CH3-CH2-CCH + AgNO3+ NH3 CH3-CH2-CCAg + NH4NO3.

Các chất but-1,3-đien, but-2-in, pent-2-in không tác dụng với AgNO3/NH3.

Chọn B.

Câu 9

Phương pháp:

Giả sử xét 1 mol C4H10.

Dùng BTKL ⟹ nX.

⟹ nC4H10 pư= nX- nC4H10 bđ⟹ nC4H10 dư= nC4H10 bđ- nC4H10 pư⟹ %VC4H10trong X.

Cách giải:

Giả sử xét 1 mol C4H10.

dX/H2= 21,75 ⟹ MX= 43,5

Dùng BTKL: mC4H10= mX⟹ 1.58 = 43,5.nX⟹ nX= 4/3 mol

Ta có: nC4H10 pư= nX- nC4H10 bđ= 4/3 - 1 = 1/3 mol

⟹ nC4H10 dư= nC4H10 bđ- nC4H10 pư= 1 - 1/3 = 2/3 mol

%VC4H10= \[\frac{{2/3}}{{4/3}}.100\% \] = 50%.

Chọn D.

Câu 10

Phương pháp:

Dựa vào khái niệm về loại hiđrocacbon.

Cách giải:

Hiđrocacbon mà trong phân tử có hai liên kết đôi C=C được gọi là ankađien.

Chọn D.

Câu 11

Phương pháp:

Điều kiện một chất có đồng phân hình học:

- Hợp chất phải có chứa liên kết đôi

- Nhóm A B; E D.

Cách giải:

Chất CH3-CH=CH-CH3thỏa mãn điều kiện có đồng phân hình học.

Chọn C.

Câu 12

Phương pháp:

Dựa vào tính chất hóa học của ankan.

Cách giải:

Công thức phân tử ankan là CnH2n+2.

CnH2n+2\[\xrightarrow{+{{O}_{2}},{{t}^{o}}}\] n CO2+ [n+1] H2O.

⟹ nCO2< nH2O.

Chọn C.

Câu 13

Cách giải:

Số πC2H2= [2.2 + 2 - 2]/2 = 2 ⟹ C2H2chỉ có thể chứa 1 liên kết ba

⟹ C2H2thuộc dãy đồng đẳng ankin.

Chọn D.

Câu 14

Phương pháp:

Lý thuyết về ankan.

Cách giải:

Công thức phân tử chung của ankan là: CnH2n+2[n 1].

Chọn B.

Câu 15

Phương pháp:

Cách đọc tên thay thế anđehit:

Bước 1: Xác định mạch chính dài nhất [có chứa nhóm CHO và có nhiều nhánh nhất].

Bước 2: Đánh số thứ tự từ đầu CHO.

Bước 3: Sắp xếp và gọi tên nhánh theo thứ tự bảng chữ cái [đối với nhóm chức có nhiều nhóm thì thêm tiền tố chỉ số lượng phía trước: 2 - đi, 3 - tri, 4 - tetra, .]

Bước 4: Tên thay thế anđehit = Số chỉ vị trí nhánh + tên nhánh + tên hiđrocacbon no tương ứng + al.

Cách giải:

Tên thay thế của CH3-CH=O là: etanal.

Chọn A.

Câu 16

Phương pháp:

Dựa vào tính chất vật lí của CuSO4.

Cách giải:

CuSO4khan có màu trắng còn CuSO4ẩm có màu xanh.

⟹ Vai trò của CuSO4khan trong thí nghiệm trên: Định tính nguyên tố H và màu CuSO4từ màu trắng sang màu xanh.

Chọn C.

Câu 17

1.

Phương pháp:

1. Cách đọc tên thay thế của axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở:

Tên thay thế = Axit + tên hiđrocacbon no tương ứng với mạch chính + oic

Chú ý: Mạch chính là mạch C dài nhất có chứa nhóm COOH, được đánh số từ nhóm COOH.

2. Danh pháp của ancol:

*Tên thông thường: Ancol + tên gốc hiđrocacbon + ic

*Tên thay thế: Tên hiđrocacbon tương ứng theo mạch chính + số chỉ vị trí nhóm OH + ol

+ Mạch chính được quy định là mạch C dài nhất có chứa nhóm OH

+ Số chỉ vị trí được bắt đầu từ phía gần nhóm OH hơn

Cách giải:

a]

- Tên thường: axit butyric

- Tên thay thế: axit butanoic

b]

- Tên thường: ancol isopropylic

- Tên thay thế: propan-2-ol

2.

Phương pháp:

Xác định số π của hợp chất: \[\pi \text{ }\!\!~\!\!\text{ }=\frac{2C+2-H}{2}\]

⟹ CTCT của hợp chất C4H6.

Cách giải:

Số πC4H6= [2.4 + 2 - 6]/2 = 2

Trường hợp 1: C4H6có chứa 1 liên kết ba [ankin]

[1] CHC-CH2-CH3

[2] CH3-CC-CH3

Trường hợp 2: C4H6có chứa 2 liên kết đôi [ankađien]

[3] CH2=CH-CH=CH2

[4] CH2=C=CH-CH3

Câu 18

1.

Phương pháp:

Dựa vào tính chất hóa học của axetilen.

Cách giải:

Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa màu vàng.

PTHH: CHCH + 2AgNO3+ 2NH3 CAgCAg + 2NH4NO3

2.

Phương pháp:

Dựa vào tính chất hóa học của phenol.

Cách giải:

Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa trắng.

PTHH:

3.

Phương pháp:

Dựa vào tính chất hóa học của axit cacboxylic.

Cách giải:

Hiện tượng: Sủi bọt khí không màu.

PTHH: 2CH3COOH + 2Na 2CH3COONa + H2

Câu 19

1.

Phương pháp:

Khi đốt cháy ancol no, mạch hở ta luôn có: nancol= nH2O- nCO2.

Tính số nguyên tử C trung bình: Ctb= nCO2/nancol.

Suy ra CTPT của 2 ancol đồng đẳng kế tiếp.

Cách giải:

Ta có: nH2O= 0,35 mol và nCO2= 0,25 mol

Khi đốt cháy ancol no, mạch hở ta luôn có: nancol= nH2O- nCO2= 0,35 - 0,25 = 0,1 mol.

⟹ Số Ctb= nCO2/nancol= 0,25/0,1 = 2,5

⟹ CTPT của 2 ancol đồng đẳng kế tiếp là C2H6O và C3H8O.

2.

Phương pháp:

- Đặt ẩn là số mol mỗi ancol.

- Lập hệ phương trình về tổng số mol hỗn hợp và số mol CO2. Giải hệ tìm được số mol mỗi ancol.

- Tính phần trăm khối lượng của mỗi ancol dựa vào công thức:

\[\% {m_X} = \frac{{{m_X}}}{{{m_{hh}}}}.100\% \]

Cách giải:

Gọi nC2H6O= x và nC3H8O= y [mol].

+] nancol= x + y = 0,1 [1]

+] nCO2= 2x + 3y = 0,25 [2]

Giải hệ trên ta được: x = y = 0,05.

⟹ nC2H5OH= 0,05 và nC3H7OH= 0,05.

⟹ \[\% {m_{{C_2}{H_6}O}} = \frac{{0,05.46}}{{0,05.46 + 0,05.60}}.100\% {\rm{\;}} = 43,4\% \]

⟹ \[\% {m_{{C_3}{H_8}O}} = 100\% {\rm{\;}} - 43,4\% {\rm{\;}} = 56,6\% \]

Câu 20

Phương pháp:

Gọi Z là hỗn hợp khí bị AgNO3hấp thụ.

Sơ đồ:

*Kết hợp các phương pháp: bảo toàn khối lượng, bảo toàn nguyên tố, bảo toàn số mol π, để xác định x; a; b; c.

Lưu ý:

+ Trong phản ứng cộng của hiđrocacbon: ngiảm= nH2 pư

+ Bảo toàn số mol liên kết π: nπ [A]= nH2 pư+ nπ [Z]+ nBr2

*Phản ứng của Z với AgNO3/NH3:

C2H2+ 2AgNO3+ 2NH3 C2Ag2 + 2NH4NO3

CHC-CH=CH2+ AgNO3+ NH3 CAgC-CH=CH2 + NH4NO3

CHC-CH2-CH3+ AgNO3+ NH3 CAgC-CH2-CH3 + NH4NO3

Cách giải:

Gọi Z là hỗn hợp khí bị AgNO3hấp thụ.

Sơ đồ:

Đặt nC2H2= nC4H4= x mol

Ta thấy: nB= nZ+ nY= 0,6 + 0,6 = 1,2 mol

Ta có: mB= nB.MB= 1,2.2.245/12 = 49 gam = mA[theo BTKL]

⟹ mA= 26x + 52x + 1,1.2 = 49 ⟹ x = 0,6 mol

Trong phản ứng cộng của hiđrocacbon thì số mol giảm là số mol H2phản ứng

⟹ nH2 pư= nA- nB= [0,6 + 0,6 + 1,1] - 1,2 = 1,1 mol

+] Bảo toàn số mol liên kết π: nπ [A]= nH2 pư+ nπ [Z]+ nBr2

⟹ 2nC2H2 bđ+ 3nC4H4 bđ= nH2 pư+ [2nC2H2[Z]+ 3nC4H4[Z]+ 2nC4H6[Z]] + nBr2

⟹ 2.0,6 + 3.0,6 = 1,1 + 2a + 3b + 2c + 0,5 [1]

+] nhh Z= a + b + c = 0,6 [2]

+] BTKL cho toàn bộ quá trình: mA= mZ+ mY

⟹ 49 = 26a + 52b + 54c + 0,6.[127/3] [3]

Giải hệ [1] [2] [3] được a = 0,3; b = 0,2; c = 0,1.

*Xét phản ứng của Z với AgNO3/NH3:

C2H2+ 2AgNO3+ 2NH3 C2Ag2 + 2NH4NO3

0,3 0,3 [mol]

CHC-CH=CH2+ AgNO3+ NH3 CAgC-CH=CH2 + NH4NO3

0,2 0,2 [mol]

CHC-CH2-CH3+ AgNO3+ NH3 CAgC-CH2-CH3 + NH4NO3

0,1 0,1 [mol]

⟹ mkết tủa= 0,3.240 + 0,2.159 + 0,1.161 = 119,9 gam.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề