Đề án xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2023 2023

Thông tin được lãnh đạo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết tại lễ ký kết thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực giảm nghèo giữa Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc [UNDP] và Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ngày 28/2. Cùng ngày, các đơn vị đã giới thiệu dự án: “Xây dựng chương trình và tư vấn chính sách về giảm nghèo đa chiều và bền vững, giai đoạn 2021-2023".

Tại lễ ký kết, Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Lê Văn Thanh cho biết, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 có nhiều điểm cốt lõi rất mới so với giai đoạn 2016-2020 trước đây.

Chương trình thực hiện chiến lược tập trung đầu tư vào con người, trực tiếp là đầu tư, nâng cao năng lực người nghèo; xác định rõ nguyên nhân nghèo để giải quyết căn cơ, triệt để những vấn đề của người nghèo, vùng lõi nghèo.

Phương thức hỗ trợ người nghèo cũng thay đổi. Sẽ chuyển từ hỗ trợ riêng lẻ theo hộ gia đình sang tập trung hỗ trợ theo các mô hình tổ chức sản xuất phù hợp với đặc điểm tình hình của địa phương, nhu cầu của hộ nghèo thông qua việc xây dựng, phát triển và nhân rộng các mô hình, dự án giảm nghèo hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, du lịch, khởi nghiệp...

Từ đó, góp phần thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc, bảo vệ môi trường, tăng trưởng kinh tế và mục tiêu giảm nghèo bền vững.

Cùng với đó, tập trung hỗ trợ người nghèo giải quyết những vấn đề quan trọng nhất với họ như sinh kế, học nghề, việc làm, có thu nhập ổn định. Bổ sung một số dự án, tiểu dự án, nội dung mới ở vùng nghèo, vùng khó khăn như phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững, hỗ trợ nhà ở, cải thiện dinh dưỡng, truyền thông nhân rộng sáng kiến giảm nghèo và khơi dậy ý chí vươn lên thoát nghèo của người dân và cộng đồng nghèo.

Đại diện thường trú của UNDP tại Việt Nam Caitlin Wiesen nói: “Thông qua Biên bản ghi nhớ chúng tôi ký kết hôm nay, UNDP sẽ tiếp tục tư vấn chính sách và hỗ trợ kỹ thuật cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, và thực hiện mục tiêu của Chương trình là giảm số hộ nghèo và cận nghèo giảm còn một nửa vào năm 2025”.

Đại sứ Australia tại Việt Nam Robyn Mudie cũng cho biết, Australia cam kết hỗ trợ tăng trưởng bền vững và bao trùm ở Việt Nam, đồng thời khuyến nghị Việt Nam nghiên cứu, xây dựng, thực hiện các giải pháp sáng tạo, đổi mới về xóa đói giảm nghèo. 

Dự án “Xây dựng chương trình và tư vấn chính sách về giảm nghèo đa chiều và bền vững, giai đoạn 2021-2023" đã hỗ trợ kỹ thuật cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nghiên cứu, đề xuất xây dựng một số nội dung Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025.

Thông qua đó, Chương trình giảm nghèo trong giai đoạn tới có nhiều nội dung đổi mới, phù hợp với yêu câu bối cảnh hiện tại; tạo cơ chế thông thoáng hơn cho chính quyền và người dân địa phương sáng tạo, phát huy nội lực cộng đồng.

Đồng thời, áp dụng các giải pháp sáng tạo đã được thử nghiệm thành công giúp giảm nghèo nhanh và bền vững trong các dự án hỗ trợ phát triển sinh kế, và tạo thu nhập; huy động các doanh nghiệp tham gia phát triển chuỗi giá trị, cùng đồng hành với người dân hỗ trợ kỹ thuật cải thiện sinh kế.

Sáng 03/11/2022, Ban Chỉ đạo thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh tổ chức Hội nghị triển khai Đề án “Hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2021-2023”. Đồng chí Lê Hải Hòa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo chủ trì.

Tham dự Hội nghị có lãnh đạo các đơn vị: Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh, Công an tỉnh, Kho Bạc Nhà nước, Ban Dân tộc, Văn phòng UBND tỉnh; các sở: Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính,  Lao động - Thương binh và Xã hội, Tài nguyên và Môi trường. Các thành viên tổ giúp việc Ban Chỉ đạo; đại diện thường trực huyện uỷ, lãnh đạo UBND, tổ công tác cấp huyện của 7 huyện nghèo của tỉnh gồm: Bảo Lâm, Bảo Lạc, Nguyên Bình, Hà Quảng, Trùng Khánh, Hạ Lang, Thạch An.

Các đại biểu dự Hội nghị

Thực hiện Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh, thời gian qua, các cấp, ngành đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả; tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân đồng tình ủng hộ cao. Năm 2020, toàn tỉnh có 7.486 hộ còn ở nhà tạm, nhà dột nát, với 35 tỷ đồng từ nguồn hỗ trợ của Bộ Công an, UBND thành phố Hà Nội, tỉnh đã triển khai thực hiện công tác hỗ trợ nhà ở cho 884 hộ nghèo trên địa bàn huyện Hà Quảng. Từ thành công của chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát tại Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng chủ trương huy động mọi nguồn lực hỗ trợ xóa cơ bản, dứt điểm cho 6.602 hộ nghèo, cận nghèo, gia đình chính sách, người có công trên địa bàn tỉnh trong năm 20223; Kinh phí dự kiến bố trí 100 tỷ đồng từ nguồn ngân sách địa phương - nguồn tăng thu từ sử dụng đất. Giai đoạn 2024-2025, tiếp tục thực hiện hỗ trợ nhà ở cho các đối tượng thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo và Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi giai đoạn 2021-2025.

Đối tượng của Đề án giai đoạn 2021-2023 gồm 3 nhóm: [1] Đối tượng theo Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18/01/2022 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, là hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia giai đoạn 2021-2025. [2] Đối tượng theo Quyết định 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030. [3] Các hộ không thuộc các đối tượng quy định trên, gồm: người có công; hộ nghèo tại thời điểm ra soát tháng 12/2020 hiện nay đã thoát nghèo; hộ nghèo, cận nghèo không thuộc đối tượng hỗ trợ từ các chương trình mục tiêu quốc gia.

Hội nghị đã báo cáo Hội nghịkhái quát tình hình Đề án và Hướng dẫn triển khai thực hiện Đề án, gồm các nội dung: Phổ biến cho các bộ, công chức thực hiện công tác hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát của tỉnh, huyện, xã về tình hình triển khai lập Đề án từ năm 2021 đến thời điểm được phê duyệt; Hướng dẫn công tác hoàn thiện hồ sơ của các hộ thuộc diện được hỗ trợ theo Đề án; Hướng dẫn một số nội dung về chất lượng thi công và nghiệm thu xây dựng nhà ở trong thực hiện Đề án; Hướng dẫn công tác thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ các nguồn vốn ngân sách nhà nước. Hướng dẫn công tác thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ các nguồn vốn xã hội hóa. Giải đáp khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Đề án “Hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2021-2023”.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Hải Hòa phát biểu tại Hội nghị

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Hải Hòa nhấn mạnh: Trong những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền tỉnh Cao Bằng luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai kịp thời các chủ trương, chính sách của Trung ương và huy động mọi nguồn lực của địa phương nhằm nỗ lực giúp các hộ nghèo, cận nghèo, gia đình khó khăn, chính sách ổn định, nâng cao chất lượng cuộc sống. Từ những quyết tâm, nỗ lực đó, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giai đoạn 2016-2020 giảm 20,59%, đưa tỉ lệ hộ nghèo từ 42,53% năm 2016 xuống còn 22,06% vào năm 2020. Tuy nhiên, kết quả giảm nghèo của tỉnh chưa bền vững, tỉ lệ hộ nghèo, cận nghèo, tái nghèo còn cao; nhiều hộ nghèo, cận nghèo, gia đình chính sách còn nhiều khó khăn về nhà ở. Đề nghị các sở, ban ngành, các thành viên Ban Chỉ đạo, lãnh đạo các huyện quan tâm, chỉ đạo phổ biến nội dung chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo theo quy định tại Quyết định số 90/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 đến các hộ dân; rà soát lại danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo có nhu cầu xây mới hoặc sửa chữa, nhà ở; có kế hoạch giải ngân vốn chi tiết, cụ thể; tăng cường quản lý chất lượng thi công, nghiệm thu công trình xây dựng; tiếp tục tuyên truyền, phổ biến, thực hiện hỗ trợ đúng theo Đề án để việc triển khai, thực hiện được thuận lợi, hoàn thành công tác hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh, góp phần thoát nghèo bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo an sinh xã hội.

D.L

Chủ Đề