Dấu tích giao lưu văn hóa tại hà nội

nơi lưu dấu tích của Hai Bà từ thời thơ ấu đến khi phất cờ khởi nghĩa, có ý nghĩa quan trọng, góp phần khơi dậy, lan tỏa niềm tự hào dân tộc. Lễ kỷ niệm 1980 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng là một trong những sự kiện mở đầu cho mùa lễ hội xuân trên đất Thăng Long - Hà Nội.

Phó Chủ tịch UBND huyện Mê Linh Hoàng Anh Tuấn cho biết, lễ kỷ niệm 1980 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng tại Khu di tích quốc gia đặc biệt đền Hai Bà Trưng sẽ do Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội chủ trì. Đơn vị triển khai, thực hiện là Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội và UBND huyện Mê Linh. Đề án, kịch bản lễ hội đã được hoàn thiện, hướng tới mục tiêu “Lễ hội kỷ cương, văn minh, tiết kiệm, an toàn, thiết thực”.

Lễ hội Đền Hai Bà Trưng sẽ khai mạc vào sáng 30/1/2020

Cụ thể, lễ kỷ niệm sẽ diễn ra từ ngày 30/1 đến 1/2/2020 [tức từ mùng 6 đến mùng 8 tháng Giêng năm Canh Tý] tại Quảng trường Khu di tích quốc gia đặc biệt đền Hai Bà Trưng, với 2 phần: Lễ và hội.

Phần lễ, bắt đầu từ 8h30 sáng 30/1 với nhiều nghi thức truyền thống như: Lễ tế, rước kiệu các vua bà; lễ dâng hương, dâng hoa và chúc văn tại đền thờ; khai trống trận. Đặc biệt là trình diễn sử thi, tái hiện lại cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng cách đây 1980 năm. Trong khi đó, phần hội kéo dài từ chiều 30/1 đến ngày 1/2 gồm các hoạt động trình diễn, giao lưu văn hóa, văn nghệ, thi đấu thể thao và trải nghiệm trò chơi dân gian.

Theo UBND huyện Mê Linh, đến thời điểm này, các phần việc chuẩn bị cho lễ kỷ niệm cơ bản đã được hoàn tất. Ban Quản lý di tích đền Hai Bà Trưng đã phối hợp với UBND xã Mê Linh bố trí địa điểm trông giữ phương tiện giao thông tại khu vực sân UBND xã Mê Linh; duy trì vệ sinh, quét dọn, rửa đường, trồng và cắt tỉa cây, cỏ trong khu vực nội vi đền...

Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện Mê Linh cũng đã tổ chức treo băng rôn, khẩu hiệu, pano, cờ... trên các trục đường chính vào đền; tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ, thi đấu thể thao, các trò chơi dân gian truyền thống

Khu phố cổ với những tuyến đường chạy ngang dọc, những ngôi nhà lô xô, mái ngói thâm nâu, tường vôi mốc rêu phong, đã in dấu, hằn sâu trong ký ức của biết bao thế hệ người Hà Nội… Những hình ảnh đã làm nên hồn cốt của thành phố nghìn năm tuổi tưởng […]

Khu phố cổ với những tuyến đường chạy ngang dọc, những ngôi nhà lô xô, mái ngói thâm nâu, tường vôi mốc rêu phong, đã in dấu, hằn sâu trong ký ức của biết bao thế hệ người Hà Nội… Những hình ảnh đã làm nên hồn cốt của thành phố nghìn năm tuổi tưởng như chỉ còn trong ký ức của những người Hà Nội xưa, nhưng việc ra đời của Trung tâm Giao lưu văn hoá Phố cổ Hà Nội, thế hệ trẻ Hà Nội đã có cơ hội cảm nhận những nét đẹp lãng mạn mà giản dị của một Hà Nội xưa.

Trung tâm Giao lưu văn hoá Phố cổ Hà Nội là dự án nằm trong khuôn khổ hợp tác giữa thành phố Hà Nội và thành phố Toulouse [Pháp] về bảo tồn di sản khu Phố cổ Hà Nội, chính thức được khai trương ngày 2-2-2015. Tuy mới chỉ đi vào hoạt động từ hơn một năm nay nhưng Trung tâm Giao lưu văn hoá Phố cổ Hà Nội đang là điểm đến hấp dẫn của người dân Thủ đô và du khách nước ngoài. Nằm trên con phố cổ kính tại 50 Đào Duy Từ, Hà Nội, Trung tâm không chỉ là nơi bảo tồn di sản văn hoá mà còn là địa điểm giao lưu, quảng bá những nét đẹp văn hóa của phố cổ đến với công chúng.

Tách biệt giữa sự ồn ào của đô thị nhưng Trung tâm Giao lưu văn hoá Phố cổ không hề thiếu đi sức hấp dẫn đến từ truyền thống của văn hoá và lịch sử. Với sự giúp đỡ của các kiến trúc sư đến từ TP Toulouse [Pháp], công trình được xây mới, theo phong cách hiện đại nhưng vẫn giữ được nét đặc trưng của không gian phố cổ. Công trình gồm: 3 tầng chính và 1 tầng hầm, tổng diện tích sàn 1.265m2, trên diện tích đất 458m2. Hai tầng dưới được dành cho các hoạt động trưng bày, triển lãm. Tầng ba được thiết kế phù hợp với các hoạt động biểu diễn, hội nghị tọa đàm. Đúng với tính chất giao lưu, đây có thể coi là không gian mở, diễn ra các buổi thuyết trình, tọa đàm về văn hóa Hà Nội. Bên cạnh đó, Ban Quản lý phố cổ Hà Nội còn tổ chức thêm các hoạt động biểu diễn âm nhạc truyền thống. Hoạt động này diễn ra định kỳ, được giới chuyên môn đánh giá cao, rất có ích trong tạo dựng những nét riêng của văn hóa phố cổ.

Từ ngày thành lập đến nay, Trung tâm đã tổ chức và diễn ra nhiều sự kiện hướng tới việc giới thiệu với du khách về hồn xưa, phố cổ như triển lãm “Hà Nội xưa”; “Kẻ chợ – phố cổ”; “Hà Nội – Một bảo tàng sống” của nghệ sĩ Nguyễn Thế Sơn; đặc biệt là chương trình “ Chuyện nhạc phố cổ”. “Chuyện nhạc phố cổ” được khôi phục theo lối diễn cổ truyền, các nghệ sĩ, nhạc công ngồi chiếu cói, đàn và hát mộc mà không có thiết bị hỗ trợ, không mi-crô, không loa phóng thanh… để gìn giữ vẻ đẹp của âm nhạc cổ truyền. Biểu diễn tại Trung tâm Giao lưu văn hóa Phố cổ Hà Nội thực sự là một không gian phục vụ hoạt động công cộng quý giá, điểm dừng nghỉ thư giãn hiếm hoi và rất có ý nghĩa, góp phần tích cực vào việc quảng bá giá trị văn hóa phố cổ.

Chủ Đề