Đau răng sưng má bao lâu thì khỏi

Đau nhức răng do sâu răng gây ra thực sự rất khó chịu. Đã thế, sâu răng gây đau nhức kèm theo sưng má lại khiến bệnh nhân khó chịu hơn nhiều lần. Vậy đâu là nguyên nhân gây sâu răng sưng má? Những mẹo chữa đau nhức do sâu răng sưng má tại nhà có hiệu quả không? Mời bạn đọc tìm hiểu ngay sau đây.

Quá trình ăn uống làm thức ăn kẹt lại trên răng lâu ngày không được làm sạch sẽ. Lúc này, trên răng tồn tại quá nhiều vi khuẩn sẽ kết hợp với thức ăn thừa trên răng tạo ra các axit ăn mòn men răng quá nhanh, tạo nên các lỗ sâu li ti.

 Sâu răng là một trong những nguyên nhân gây đau răng sưng má

Những lỗ sâu này không chỉ gây đau nhức dữ dội mà còn gây ra nhiều nguy hại nghiêm trọng khác. Đau nhức ở giai đoạn đầu sẽ chỉ là những cơn đau ngắn, chợt đến rồi biến mất.

Nhưng lâu dần, sâu răng ngày một nặng hơn, cơn đau buốt lên tận óc khiến má bị sưng, thậm chí đau giật theo nhịp tim nếu bị viêm tủy.

Sâu răng sưng má khiến bệnh nhân đau nhức khó chịu

Sâu răng sưng má ảnh hưởng đầu tiên là sự khó chịu cho bệnh nhân. Đau nhức kéo dài ảnh hưởng đến việc ăn uống hàng ngày của bạn, răng bị đau và má sưng phồng khiến bạn không thể nhai và nuốt như bình thường.

Không chỉ gây đau nhức ở răng miệng mà đau sưng kéo dài có thể khiến bạn sốt cao, sức khỏe giảm sút ảnh hưởng toàn cơ thể.

 Sâu răng sưng má ảnh hưởng đến việc ăn uống hàng ngày

Đó chỉ là những ảnh hưởng tạm thời, nếu không giải quyết tận gốc nguyên nhân sâu răng sưng má còn gây ra những biến chứng nguy hiểm khác.

Trường hợp lỗ sâu không được xử lý, vi khuẩn sẽ ngày càng gia tăng, viêm nhiễm nặng hơn dẫn đến viêm tủy, răng sâu sẽ đối mặt với nguy cơ gãy rụng ra khỏi cung hàm.

Những mẹo chữa đau nhức do sâu răng sưng má tại nhà được xem là biện pháp hữu hiệu nhất để giúp cơn đau thuyên giảm nhanh chóng và tình trạng sưng má do đau nhức răng cũng dịu bớt.

Bạn có thể sử dụng một vài mẹo sau đây để giảm bớt đau nhức khó chịu cho mình:

+ Sử dụng tỏi hoặc gừng tươi cắt lát, giã nhuyễn sau đó đắp trực tiếp vào vị trí răng sâu.

Giảm đau hiệu quả với một vài lát gừng và tỏi giã nhuyễn

+ Dùng một ít muối pha loãng với nước ấm để súc miệng sau bữa ăn hoặc khi cơn đau nhức ập đến.

+ Chườm đá lạnh bỏ vào bên trong một chiếc khăn bông, đặt lên chỗ má bị sưng trong khoảng 1 -2 phút, làm liên tục có thể giúp cơn đau và vết sưng giảm bớt.

+ Dùng chanh cũng hiệu quả trong trường hợp sâu răng sưng má. Nước cốt chanh sẽ giúp giảm nhanh cơn đau hiệu quả nếu bạn trực tiếp bôi lên chỗ sâu. Chanh còn có thể ngăn ngừa vi khuẩn sâu răng ngăn cho bệnh không phát triển nặng hơn.

Súc miệng với nước cốt chanh để giảm nhanh đau nhức

Mẹo chữa đau nhức do sâu răng tại nhà có hiệu quả nhưng chỉ giúp giảm đau, giảm sưng chứ không thể chữa trị dứt điểm tình trạng bệnh. Để bệnh lý này không còn ám ảnh, bạn cần có một phương pháp chính xác hơn, giúp điều trị hoàn toàn sâu răng sưng má.

Đâu là cách chữa sâu răng sưng má hiệu quả nhất?

+ Điều trị tại nha khoa

Đến nha khoa uy tín để bác sĩ trực tiếp kiểm tra, thăm khám tình hình chiếc răng sâu. Bác sĩ sẽ xem xét răng sâu ở mức độ nào để có phương pháp chữa trị dứt điểm.

Điều trị tại Nha khoa là biện pháp chữa sâu răng sưng má hiệu quả nhất

Tại Nha khoa, bác sĩ sẽ dùng các phương pháp điều trị hiện đại để chữa dứt điểm sâu răng sưng má. Trám răng hoặc bọc răng sứ sẽ được áp dụng tình theo tình trạng răng sâu.

Hình ảnh điều trị sâu răng sưng má của khách hàng 

Hiện nay, Nha khoa JW là địa chỉ điều trị sâu răng sưng má tốt nhất được nhiều người tin tưởng lựa chọn thực hiện. Với đội ngũ bác sĩ giỏi cùng sự hỗ trợ tốt nhất từ trang thiết bị hiện đại đảm bảo quy trình chữa sâu răng sưng má diễn ra đúng chuẩn, an toàn và đạt chất lượng cao.

+ Chăm sóc răng miệng 

Sau khi điều trị tại Nha khoa, bạn cũng cần lưu ý đến việc chăm sóc và vệ sinh răng miệng để bệnh không có cơ hôi tái phát trở lại.

+ Vệ sinh sạch sẽ cho răng bằng cách chải răng 2 lần/ ngày với bàn chải lông mềm và lực chải vừa phải.

+ Sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch thức ăn thừa trên răng ở những vị trí bàn chải không chải tới.

Chăm sóc răng miệng đúng cách để tình trạng bệnh không trở lại

+ Có thể sử dụng thêm nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng chuyên dùng để súc miệng.

+ Có một chế độ ăn hợp lý với những thực phẩm mềm, dễ nhai. Hạn chế đồ ăn chứa nhiều đường, tinh bột cũng như các loại nước uống có ga.

+ Đừng quên đến nha khoa để được kiểm tra răng định kỳ.

Lưu ý: Hiệu quả tùy thuộc vào trường hợp của mỗi người

Sâu răng không chỉ gây đau nhức răng như thông thường mà còn có thể dẫn đến tình trạng đau răng sưng má nghiêm trọng hơn nhiều lần. Vậy đâu là nguyên nhân gây sâu răng sưng má? Cách chữa trị dứt điểm bệnh lý sâu răng như thế nào?

1. Sâu răng là gì? Dấu hiệu của bệnh lý sâu răng

Sâu răng là bệnh lý răng miệng khá phổ biến, ban đầu có thể không có biểu hiện rõ ràng trên răng nhưng sẽ dần hình thành các lỗ sâu đen do lớp men răng bên ngoài bị ăn mòn. Về lâu dài còn dần ăn sâu vào ngà răng gây ra đau nhức, ê buốt răng khi ăn nhai và vệ sinh răng miệng.

Tình trạng nặng nhất của bệnh lý là sâu răng ăn vào tủy răng gây ra viêm tủy, hoại tử, thậm chí là chết tủy. Trường hợp này cũng gây ra nhiều khó chịu cho bệnh nhân, cảm giác đau nhức có thể lên tới óc, có thể làm sâu răng sưng má rất mệt mỏi.

Nếu không được điều trị sớm thì tình sâu răng hay sâu răng sưng má có thể dẫn đến nhiều hệ lụy khác như nhiễm trùng, răng lung lay, rụng răng,… và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể.

Sâu răng gây đau nhức, sưng má, viêm tủy răng

2. Nguyên nhân gây sâu răng sưng má

2.1 Chủ quan trong việc chăm sóc răng miệng

Đa số các trường hợp sâu răng đều không được phát hiện sớm ở giai đoạn mới chớm, mà phải đến khi có các dấu hiệu khó chịu, đau nhức thì mới được người bệnh chú ý. Lúc này, bệnh lý sâu răng có thể đã gây ra nhiều vấn đề răng miệng, gây sâu răng sưng má nghiệm trọng ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống hàng ngày.

2.2 Thói quen vệ sinh răng miệng không tốt

Nếu bạn chải răng không thường xuyên, không đúng cách thì khoang miệng khó đảm bảo sạch sẽ. Đây chính là cơ hội cho mảng bám thức ăn và vi khuẩn phát triển trong khoang miệng gây ra sâu răng. Khi sâu răng đến giai đoạn nặng và không được điều trị sẽ xảy ra hiện tượng sâu răng sưng má, đau nhức dai dẳng, viêm nhiễm tủy răng, …

Xem thêm: Răng sâu vào tủy: Mối nguy hại cho sức khỏe răng miệng

2.3 Ăn nhiều đồ ngọt hay ăn vặt thường xuyên

Các món ăn có chứa nhiều đường như bánh kẹo, sữa, socola, … rất dễ bám vào răng trong thời gian dài, nó chính là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Hay trong các loại nước ngọt và đồ ăn vặt có chứa nhiều axit cũng sẽ gây hại cho răng. Nếu thường xuyên ăn các loại đồ ăn này sẽ dễ khiến răng bị sâu.

Ăn nhiều đồ ngọt, đồ ăn vặt sẽ làm tăng nguy cơ sâu răng

3. Phương pháp điều trị triệt để bệnh lý sâu răng sưng má

Nếu tình trạng sâu răng của bạn có triệu chứng đau răng sưng má thì chứng tỏ bệnh đang trở nên trầm trọng hơn. Lúc này bạn cần thăm khám nha sĩ để được điều trị bệnh lý kịp thời với phương pháp phù hợp. Bác sĩ có thể kê cho bạn đơn thuốc giảm đau, giảm sâu răng sưng má để tạm thời giúp bạn dễ chịu hơn.

Sau đó, bác sĩ sẽ dựa trên mức độ nặng nhẹ của bệnh lý sâu răng để thực hiện điều trị bằng phương pháp trám răng, bọc răng sứ hay nhổ răng sâu.

3.1 Trám răng sâu

Kỹ thuật này sử dụng vật liệu trám chuyên dụng để lấp đầy những lỗ hổng do sâu răng gây ra để bảo vệ cấu trúc của răng thật. Trước khi trám răng bác sĩ sẽ loại bỏ phần mô bị sâu, nếu đã vào tủy răng thì sẽ phải lấy tủy răng để đảm bảo vi khuẩn không có cơ hội phát triển nữa. Sau đó là tiến hành trám răng và xử lý bề mặt vết trám để không cộm cấn hay khó chịu cho bệnh nhân.

3.2 Bọc răng sứ cho răng sâu

Sau khi thực hiện làm sạch lỗ sâu răng tương tự như ở trám răng thì bác sĩ sẽ mài cùi răng, sau đó bọc mão răng sứ lên trên. Như vậy răng thật sẽ được bao bọc hoàn toàn bên trong răng sứ nên được bảo vệ hiệu quả hơn. Tuy nhiên, bọc răng sứ sẽ chỉ thực hiện được trong các trường hợp răng sâu không quá nghiêm trọng, cấu trúc răng chưa bị phá hủy hoàn toàn, chân răng vẫn còn chắc khỏe.

3.3 Nhổ răng sâu

Đây là chỉ định cuối cùng khi không thể thực hiện các phương pháp điều trị khác. Các răng sâu lúc này đã quá nặng, nếu không nhổ bỏ sẽ gây ra viêm nhiễm diện rộng, nguy hại đến các răng khác trên cung hàm. Sau khi nhổ răng thì bạn nên tiến hành trồng răng Implant để duy trì chức năng ăn nhai, ngăn ngừa biến chứng do mất răng gây ra.

Xem thêm: Sâu răng hàm trong cùng phải làm sao? Nên nhổ hay giữ lại?

                      Cách chữa sâu răng hàm theo từng giai đoạn bệnh lý

Nhổ răng sâu để đánh viêm nhiễm lan rộng

Dù điều trị bằng bất kỳ phương pháp nào cũng cần có sự phối hợp của bệnh nhân trong việc chăm sóc răng miệng hàng ngày. Để ngăn ngừa sâu răng sưng má tái phát thì bạn cần có thói quen chải răng đúng cách, kết hợp thêm chỉ nha khoa và nước súc miệng để vệ sinh răng miệng hiệu quả hơn. Bạn cũng nên thay đổi chế độ ăn uống hàng ngày, kiểm soát lượng đồ ăn nhiều đường và bổ sung thêm các thực phẩm giàu canxi để răng chắc khỏe hơn.

Video liên quan

Chủ Đề