Đau nhói ngực bên trái là bệnh gì năm 2024

TTO - Thông thường khi đau ngực trái người ta nghĩ đến bệnh tim mạch. Tuy nhiên, không phải là đau ngực trái là chỉ có bệnh tim mạch, ThS.BS Phan Thái Hảo, giảng viên Bộ môn Nội tổng quát, trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, cho biết.

Theo y văn người ta ghi nhận có nhiều nguyên nhân gây đau ngực trái trong số các bệnh nhân đi khám bệnh:

- Bệnh tiêu hóa chiếm tỉ lệ 42% [trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày - tá tràng, viêm tụy cấp, viêm túi mật cấp];

- Bệnh tim thiếu máu cục bộ 31% [nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực không ổn định];

- Đau thành ngực chiếm tỉ lệ 28%;

- Các bệnh khác: viêm màng ngoài tim chiếm tỉ lệ 4%; viêm phổi-màng phổi 2%; thuyên tắc phổi 2%; ung thư phổi 1%; phình động mạch chủ ngực 1%; hẹp van động mạch chủ 1%, bệnh zona 1%.

Và đây cũng là một trong ba nguyên nhân khiến bệnh nhân đi khám bệnh nhiều nhất sau đau bụng và đau lưng.

Tuy nhiên bác sĩ Hảo cũng cho biết thêm khi có biểu hiện đau như vậy nhưng có nhiều người vẫn phớt lờ.

Bà Nguyễn Thị Ngọc [50 tuổi] than đau ngực trái khi đang làm việc, nghỉ ngơi một chút thấy bớt đau nên cứ nghĩ là do làm việc nhiều nên bị đau cơ thôi rồi không đi khám.

Nhưng sau đó bà nhập viện vì nhồi máu cơ tim cấp. Khi bác sĩ hỏi tình trạng bệnh mới biết bà đã có biểu hiện đau ngực này trước đó mấy tháng rồi mà chủ quan không đi khám.

“Cũng có nhiều bệnh nhân hoặc là không có thời gian đi khám bệnh hoặc là khám sợ ra nhiều bệnh nên cứ sống chung với các cơn đau, đến khi không chịu đựng được nữa người thân đưa đi cấp cứu mới phát hiện ra bệnh”- bác sĩ Hảo nói.

Đau ngực trái có nhiều nguyên nhân gây ra nhưng chia làm 2 nhóm chính: nguyên nhân phổ biến là các bệnh đường tiêu hóa; và nguyên nhân không phổ biến nhưng nguy hiểm đe dọa tính mạng là nhồi máu cơ tim; thuyên tắc phổi; phình bóc tách động mạch chủ ngực; tràn khí màng phổi.

Tùy theo đặc điểm của cơn đau ngực người ta chia đau ngực thành 3 loại:

- Đau ngực do bệnh mạch vành [đau ngực trái hay vùng sau xương ức, đau kiểu thắt nghẹt, bóp nghẹt, lan lên vai, cằm, xảy ra khi gắng sức và giảm khi nghỉ ngơi] nguyên nhân do nhồi máu, thiếu máu cơ tim;

- Đau ngực do tim mà không phải bệnh mạch vành như: phình bóc tách động mạch chủ ngực, viêm màng ngoài tim, hẹp van động mạch chủ;

- Đau ngực không phải do tim như bệnh phổi: viêm phổi, thuyên tắc phổi, tràn dịch, tràn khí màng phổi, bệnh tiêu hóa: trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày-tá tràng, viêm tụy cấp, viêm túi mật...

Thông thường, theo độ tuổi nam >40 tuổi, nữ >50 tuổi thì khả năng bị bệnh mạch vành cao hơn nhóm tuổi còn lại nhất là những người có yếu tố nguy cơ của bệnh mạch vành như: tăng huyết áp, đái tháo đường, hút thuốc lá, rối loạn lipid máu, tiền sử gia đình có bệnh tim mạch sớm thì khả năng bị bệnh mạch vành cao hơn những người khác.

Người ta chia mức độ đau theo thang điểm 10. 1/10-3/10 là đau nhẹ; 4/10-6/10 là đau trung bình và 7/10-10/10 là đau nặng. Mức độ đau không dùng để chia ra nguyên nhân gây đau ngực, mà dùng để đánh giá và theo dõi điều trị cơn đau ngực.

Chính vì vậy, các bác sĩ vẫn thường khuyến cáo hãy lắng nghe cơ thể, khi có những dấu hiệu nào bất thường và thường xuyên xảy ra hãy đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám và chẩn đoán bệnh kịp thời. Dù một phần nhỏ đau ngực trái có thể do yếu tố tâm lý, nhưng dù vậy, sức khỏe tâm lý cũng cần được chăm sóc để không biến chuyển thành những bệnh lý thể chất khác.

Trong số những bệnh nhân đến khám thì có nhiều nguyên nhân gây đau tức ngực bên trái như bệnh tim chiếm tỷ lệ cao nhất đến các bệnh đau thành ngực và cuối cùng là các bệnh về phổi, hẹp van động mạch chủ chiếm tỷ lệ ít nhất.

Nguyên nhân gây đau tức ngực bên trái

Nguyên nhân liên quan đến tim

Nhồi máu cơ tim: Khi tim không được cung cấp máu đầy đủ sẽ gây tổn thương và làm chết một số tế bào cơ tim. Cơn đau dữ dội và có thể lan ra lưng hoặc cánh tay trái, kèm theo vã mồ hôi, khó thở và buồn nôn.

Đau thắt ngực: Tình trạng cơn đau tức do các động mạch bị tắc nghẽn ảnh hưởng lượng máu đến tim. Điều này thường thấy trong bệnh động mạch vành và có triệu chứng tương tự bệnh đau tim. Nó không gây tổn thương vĩnh viễn nhưng có thể làm tăng nguy cơ đau tim.Trong trường hợp này, cơn đau ở bên trái của ngực có thể trở nên trầm trọng hơn khi tập thể dục hay thường xuyên căng thẳng.

Viêm màng ngoài tim: Là tình trạng màng bao quanh tim bị viêm. Nó gây ra cơn đau nhói ở dưới xương ức và bên trái của ngực. Một số triệu chứng của tình trạng này là mệt mỏi, ho, phù chân, nhịp tim nhanh, khó thở, sốt nhẹ.

Cơ tim phì đại: Là cơ tim dày lên bất thường, gây khó thở, đau ngực trái khi hoạt động mạnh.

Hở van hai lá: Van tim không đóng lại đúng cách, gây đau ngực kèm theo chóng mặt và đánh trống ngực.

Viêm cơ tim: Tình trạng viêm cơ tim gây đau ngực trái kèm theo khó thở. Bóc tách động mạch vành. Nếu một động mạch đến tim bị vỡ nó có thể gây ra cơn đau ngực dữ dội lan ra sau lưng, cổ và bụng.

///cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nguyen_nhan_dau_tuc_nguc_ben_trai_va_cach_giam_dau_va_phong_ngua_1_082b5d018e.jpeg] Các cục máu đông, xơ vữa làm tắc động mạch, máu không đưa đến tim kịp thời gây các bệnh về tim mạch dẫn đến đau tức ngực trái

Nguyên nhân liên quan đến phổi

  • Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính [COPD] và hen suyễn có thể gây đau ngực kèm theo thở khò khè và khó thở.
  • Nhiễm trùng ngực, áp xe phổi hay viêm phổi có thể gây đau ngực, sốt và ớn lạnh, đôi khi kèm theo ho đờm.
  • Viêm màng phổi có thể gây đau ngực dữ dội khi bạn ho hoặc thở.
  • Thuyên tắc phổi là có những cục máu đông trong phổi gây đau ngực và khó thở.
  • Tăng áp động mạch phổi cũng gây đau ngực trái.

Nguyên nhân khác

  • Các vấn đề về tiêu hóa như đầy bụng, khó tiêu, bệnh túi mật, viêm niêm mạc thực quản hoặc viêm dạ dày, loét dạ dày, tá tràng, thoát vị đĩa đệm, bệnh tuyến tụy có thể gây đau ngực trái, đau ngực xảy ra sau khi ăn hoặc nằm.
  • Chấn thương xương và cơ, co cứng cơ bên trái, gãy xương sườn trái cũng gây đau ngực bên trái. Cơn đau ngực xuất hiện khi vận động hoặc hoạt động quá sức có thể được cải thiện khi nghỉ ngơi.
  • Chấn thương dây thần kinh, căng cơ chèn ép dây thần kinh, đôi khi có thể gây đau ngực bên trái.
  • Căng thẳng cũng có thể được coi là một yếu tố góp phần đau vùng ngực trái có thể xuất hiện khi kích động hay hưng phấn đột ngột.

Giảm đau đau tức ngực trái?

Nhiều người bỏ qua các triệu chứng đau tức ngực khó thở bên trái mà không biết mình mắc bệnh tim. Khi phát hiện ra thì bệnh đã phát triển sang giai đoạn nặng, thậm chí là chuyển sang giai đoạn cuối của bệnh. Nhưng sự tiến bộ của y học hiện đại nếu được nhận biết và điều trị sớm, người bệnh hoàn toàn có thể ngăn chặn sự tiến triển của bệnh và có cuộc sống bình thường.

Trong một số trường hợp, cơn đau thắt ngực bên trái xuất hiện do gắng sức làm việc hoặc xúc động mạnh thì các triệu chứng có thể biến mất ngay sau khi người bệnh nghỉ ngơi đầy đủ. Nhưng ở người bệnh mạch vành khi xuất hiện các cơn đau tức ngực có xu hướng lan rộng kèm theo biểu hiện khó thở, choáng váng, buồn nôn, cần làm theo các bước sau:

  • Ngừng các hoạt động đang thực hiện, ngồi hay nằm để nghỉ ngơi.
  • Sử dụng thuốc trị đau ngực dạng xịt hoặc ngậm dưới lưỡi theo liều lượng và hướng dẫn của bác sĩ, tuyệt đối không được tự mua dùng thuốc.
  • Nếu nhận thấy cơn đau không những không thuyên giảm mà có dấu hiệu tăng thêm thì nên đưa bệnh nhân đến bệnh viện để kiểm tra tránh những hậu quả nghiêm trọng về sau.

///cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nguyen_nhan_dau_tuc_nguc_ben_trai_va_cach_giam_dau_va_phong_ngua_2_e2e3bd941e.jpeg] Nếu các triệu chứng đau tức ngực ngày càng dữ dội kèm theo dấu hiệu bất thường cần đến gặp bác sĩ ngay lập tức

Biện pháp phòng ngừa đau ngực trái

Hình thành thói quen làm việc, nghỉ ngơi khoa học

Người bệnh có thể kiểm soát cơn đau tức ngực trái bằng cách duy trì thói quen sinh hoạt khoa học, lành mạnh cụ thể như:

  • Bỏ hoặc hạn chế uống bia rượu, chất kích thích, thuốc lá.
  • Tránh làm việc quá sức, căng thẳng kéo dài tâm trạng, không thức khuya.
  • Tích cực hoạt động thể thao ít nhất ba lần một tuần, mỗi lần khoảng 30 phút, tránh vận động nhiều gây kiệt sức.

///cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nguyen_nhan_dau_tuc_nguc_ben_trai_va_cach_giam_dau_va_phong_ngua_3_6b7ac0ea32.png] Cân bằng giữa làm việc, nghỉ ngơi khoa học cũng là cách phòng ngừa đau ngực bên trái

Chế độ dinh dưỡng

  • Không dùng nhiều thức ăn chứa dầu mỡ, chất béo. Đặc biệt bệnh nhân tức ngực và khó thở do bệnh tim mạch, cao huyết áp nên hạn chế ăn mặn, không nên ăn nhiều đường và tinh bột.
  • Tăng cường bổ sung các loại rau lá xanh như bắp cải, súp lơ, rau bina,... trong chế độ ăn hàng ngày.
  • Bạn nên ăn nhiều trái cây tươi, các loại ngũ cốc và hạt như hạnh nhân, hạt hướng dương, hạt bí ngô, quả óc chó,...

Đau tức ngực bên trái có thể là dấu hiệu cảnh báo một bệnh lý nguy hiểm về tim mạch, thậm chí là dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh nhồi máu cơ tim, bệnh đường tiêu hóa, viêm cơ,… Nếu bạn gặp phải dấu hiệu đau nhói, tức ngực trái dai dẳng thì nên đến bệnh viện để được khám, tìm nguyên nhân và có hướng điều trị phù hợp, kịp thời.

Chủ Đề